intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 8: Thao tác lập luận so sánh

Chia sẻ: Vũ Quang Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

367
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 tuần 8: Thao tác lập luận so sánh để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 11 tuần 8: Thao tác lập luận so sánh được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 11 tuần 8: Thao tác lập luận so sánh

THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH 

A. MỤC TIÊU        

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được các đặc điểm và vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.

2.Về kĩ năng: 

- Biết cách so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

- Bước đầu vận dụng thao tác so sánh để viết một đoạn văn, bài vă nghị luận.

3. Về thái độ: Ý thức học tập, rèn luyện

B. PHƯƠNG PHÁP: 

- Thực hành

- Đọc sáng tạo.

- Trao đổi, thảo luận kết hợp với gợi tìm gợi mở.

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV:  Đọc tài liệu, thiết kế giáo án

2. HS: Đọc sgk, thử làm trước các bài tập.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giúp hs tìm hiểu mục đíc, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.

GV yêu cầu học sinh đọc VD.

- Xác định đối tượng so sánh và đối tượng được so sánh.

- Phân tích điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.

- Phân tích mục đích so sánh.

 

 

 

Từ vd trên, em hãy rút ra mục đích và yêu cầu so sánh?

 

Hoạt động 2: Giúp hs tìm hiểu cách lập luận so sánh

Học sinh đọc vd 2.

 

- NT đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào?

- Căn cứ để so sánh quan niệm soi đường trên là gì?

- Mục đích so sánh?

Gv cho hs trao đổi trả lời

 

 

 

Từ ví dụ trên rút ra cách so sánh?

 

 

Hoạt động 3: Giúp hs luyện tập

Đọc đoạn trích sau:

 Như nước đại việt ta từ trước.

……

 Song hào kiệt đời nào cũng có.

 

Tác giả đã so sánh Bắc với Nam về những mặt nào?

 Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?

  Sức thuyết phục của đoạn thơ?

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

 1. Xét vd:

- Đối tượng được so sánh: Văn chiêu hồn.

- Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều

- Điểm giống nhau: Đều bàn về con người.

- Điểm khác nhau: CPN, CONK, TK đều bàn về con người ở cõi sống.VCH bàn về con người ở cõi chết

- Mục đích so sánh: làm rõ và vững chắc  cho luận điểm “yêu người là một truyền thống cũ…”. Nếu chỉ dừng lại ở việc đưa ra luận điểm  thì chưa  rõ ràng chưa có sức thuyết phục.Qua một loạt so sánh ta thấy đoạn văn cụ thể hơn, sinh động hơn.

2. Ghi nhớ: Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh là làm sáng tỏ, làm vững chắc hơn luận điểm của người viết.

II.CÁCH LẬP LUẬN SO SÁNH

1. Xét vd.

 - Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau:

         + Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống của nhân dân sẻ được nâng cao.

         + Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.

- Căn cứ để so sánh: dựa vào sự phát triển tính cách của nhân vật chị Dậu

-  Mục đích của so sánh là chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật quan niệm của NTT-> Theo NT giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn các tác phẩm cùng thời.

2. Cách so sánh.

- Đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, cần nêu rõ quan niệm ý kiến của người nói (viết)

III. LUYỆN TẬP

- NT đã khẳng định nước Đại Việt có văn hoá, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt… như nước Trung Quốc.

- NT đã nhấn mạnh sự khác nhau giữa Đại Việt và Trung Quốc.

Văn hoá từ lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục khác….-> Chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập tự chủ. Ý đồ xâm lược hoàn toàn trái đạo lí. Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục.

Tài liệu.vn mời quý thầy cô đăng nhập để tải toàn bộ giáo án cùng với nhiều tài liệu khác có liên quan đến bài học để tham khảo, soạn giáo án bài Thao tác lập luận so sánh. Ngoài ra, để thuận tiện hơn trong quá trình soạn giáo án, quý thầy cô có thể tham khảo thêm một số tài liệu dưới đây:

Và để chuẩn bị giáo án bài tiếp theo được tốt hơn, quý thầy cô có thể tham khảo thêm bài giảng Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945. Chúc quý thầy cô có thêm nhiều giáo án để tham khảo và xây dưng thêm nhiều giáo án mới sáng tạo hơn nữa.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0