intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Chia sẻ: Trần Đức Việt | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

716
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

  1. Tiết 87: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH I/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh: - Tiếp tục bổ sung kiến thức và kỹ năng làm bài văn thuyết minh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG: 1. Kiến thức: - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm và cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh. 2. Kỹ năng: a. Kĩ năng chuyên môn: - Quan sát danh lam thắng cảnh. - Đọc tài liệu, tra cứu, thu thập, ghi chép nh ững tri th ức khách quan v ề đ ối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
  2. - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu c ầu: bi ết vi ết m ột bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. b. Kĩ năng sống: - Kĩ năng giao tiếp: trình bày ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách tạo lập bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: thu thập, xử lí thông tin ph ục vụ cho vi ệc tạo l ập bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh. - Kĩ năng tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin: thu thập, x ử lí thông tin t ừ các nguồn khác nhau: sách báo, Internet, tham quan trực tiếp,.. 3. Thái độ: - Ý thức khi viết văn thuyết minh - Giáo dục tư duy khoa học trong quá trình làm một bài văn, trình bày cảm nghĩ cá nhân theo nguyên tắc tiếng Việt. III/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. IV/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Khởi động 1. Ổn định lớp: Ts:18.
  3. Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thuyết minh một phương pháp ( cách làm ) cần phải làm những gì? ? HS đọc bài tập làm ở nhà -> Nhận xét, bổ sung . 3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Tiết này chúng ta tìm hiểu về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 2 : Nghiên cứu bài mẫu: I/ Giới thiệu một danh lam thắng cảnh : 1/ Ví dụ : - KTDHTC: Đọc hợp tác ( phân tích ngữ liệu SGK và trả lời câu hỏi. ) Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn . -> Tự nhận thức, giao tiếp, lắng nghe tích cực, tư duy sáng tạo. 2/ Nhận xét :
  4. ? HS đọc VB “ Hồ Hoàn Kiếm và đền - Bài viết cung cấp những kiến thức Ngọc Sơn” . về lịch sử, văn hoá, địa lí,… ? Bài viết giới thiệu về thắng cảnh nào - Muốn có những tri thức ấy thì người ở Hà Nội ? viết phải đọc sách, tra cứu, hỏi han,… ( Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ) - Bài viết có bố cục 3 phần: ? Vì sao bài viết lại giới thiệu về 2 đối + Mở bài . tượng này ? ( Vì đây là 2 đối tượng gần nhau, giữa hồ Hoàn Kiếm có đền Ngọc + Thân bài . Sơn ) + Kết bài . ? Bài viết cung cấp cho em những kiến thức gì? ? Muốn biết những tri thức ấy thì người viết phải làm thế nào ? ? Bài viết cần được sắp xếp thep bố cục, thứ tự ra sao ? ? Theo em, bài viết có thiếu sót gì trong bố cục? ( Thiếu phần mở bài: Giới thiệu chung về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn ). ? Hãy viết phần mở bài cho VB này ? - HS thảo luận nhóm (3 phút): 1 bàn / - Nội dung bài viết cần kết hợp với nhóm. miêu tả, bình luận .
  5. -> Cử đại diện trả lời -> Nhận xét, bổ sung . ( VD: Những ai đến Hà Nội không thể không đến hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, một thắng cảnh đẹp nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội . Đã từ lâu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trở thành biểu tượng của Hà Nội… ? Theo em, phần nội dung của bài TM trên đã đầy đủ chưa, còn thiếu sót những gì ? ( Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của - Lời văn cần chính xác và biểu cảm . hồ, vị trí của tháp Rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh. Thỉnh thoảng rùa nổi lên …Do => Ghi nhớ : sgk / 34 . vậy nội dung bài viết còn khô khan ) ? Khi TM về một danh lam thắng cảnh thì lời văn cần phải như thế nào ? - GV tổng kết các ý và gọi HS đọc phần ghi nhớ : sgk/ 34. * Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện II/ Luyện tập : tập .
  6. * Bài 1 : - HS đọc bài tập 1 / sgk . - Mở bài: Giới thiệu khái quát về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn . - KTDHTC: Khăn trải bàn. - Thân bài: Giới thiệu xuất xứ của hồ, -> Giải quyết vấn đề, hợp tác, lắng tên hồ, độ rộng, hẹp, vị trí của tháp nghe tích cực, thương lượng, giao rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tiếp, quản lí thời gian, ra quyết miêu tả quang cảnh xung quanh, cây định. cối, màu nước, thỉnh thoảng có rùa nổi lên,… - Kết bài: Vị trí của hồ Hoàn Kiếm và -> Cử đại diện trả lời ý kiến chung. đền Ngọc Sơn trong lòng người Hà Nội, tình cảm của người Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với 2 thắng cảnh này . * Bài 2 : Nên sắp xếp theo thứ tự như sau : ? Nêu yêu cầu bài tập 2 . - Từ xa thấy hồ rộng, có tháp rùa, giữa hồ có đền Ngọc Sơn . - HS làm vào phiếu học tập của mình . - Đến gần: Cổng đền có tháp Bút, cầu - GV thu chấm 5 em . Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn ; Hồ - Gọi 2 -> 3 em trình bày . bao bọc xung quanh đền ; Xung quanh hồ có nhiều cây to,... -> Nhận xét, bổ sung .
  7. 4. Củng cố: - KTDHTC: Trình bày một phút -> Giao tiếp, tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, qu ản lý thời gian, t ư duy phân tích, tìm hiểu kiến thức. ? Thế nào là thuyết minh một danh lam thắng cảnh ? 5. Dặn dò: - KTDHTC: Giao nhiệm vụ -> Tìm kiếm hỗ trợ, tư duy sáng tạo, hợp tác, quản lí thời gian. a. Học bài: - Học bài, nắm vững kiến thức về cách trình bày bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. + Hoàn thành tất cả các bài tập + Tập sưu tầm thêm nhiều kiến thức về các danh lam thắng cảnh : Biển Hồ ( hồ Tơnưng) b. Soạn bài: - Chuẩn bị bài mới : Ôn tập về văn bản thuyết minh. + Xem lại tất cả các kiến thức về văn bản thuyết minh đã học từ học kì I
  8. + vận dụng những kiến thức đó để giải các bài tập trong SGK. + I/- Các em về nhà ôn lại tất cả lý thuy ết d ựa vào 4 câu h ỏi SGK/35 tập 2 (xem lại các bài trước) . + II/- Chuẩn bị bài tập 1,2 cho thật tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0