Giáo án Sinh học 12 bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
lượt xem 49
download
Đây là những giáo án trình bày nội dung về quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể dành cho các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo. Từ những kiến thức được nêu trong giáo án, học sinh sẽ hiểu được các khái niệm cũng như quá trình hình thành quần thể sinh vật. Từ đó nắm được đặc điểm và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể như quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh. Các giáo án sẽ là nguồn tài liệu sinh động nhất miêu tả về quần thể sinh vật giúp học sinh nhận biết và nâng cao kiến thức về quần thể sinh vật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Sinh học 12 bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 Bài 36: QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định rõ dấu hiệu bản chất của khái niệm quần thể, trên cơ sở đó phát biểu chính xác định nghĩa quần thể và lấy được ví dụ minh họa. - Phân biệt được quần thể và các tập hợp ngẫu nhiên các cá thể. - Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. - Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng liên hệ. 3. Thái độ: Giải thích và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn sản xuất ở gia đình hoặc địa phương. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu đa phương tiện - Các PHT Xem phim 2: Sự quần tụ của quần thể chim cánh cụt ; Quan sát tranh 2, tranh 3, tranh 4 : Hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng sau:
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa 1. Nhóm cây bạch đàn Các cây dựa vào nhau nên chống được gió bão 2. Các cây thông nhựa rễ liền nhau 3. 4. 5. … Đáp án PHT: Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ Ý nghĩa 1. Nhóm cây bạch đàn Các cây dựa vào nhau nên chống được gió bão 2. Các cây thông nhựa rễ liền nhau Hút dưỡng chất tốt hơn, sinh trưởng nhanh ,chịu hạn và chịu gió tốt hơn . 3. Bồ nông xếp thành hàng bắt cá Bắt được nhiều cá hơn bồ nông di kiếm ăn riêng rẽ 4. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn Tiêu diệt được con mồi có kích thước lớn hơn. 5. Chim cánh cụt tụ tập thành nhóm Bảo vệ nhau trong thời tiết lạnh giá và gió bấc … - Các file ảnh tĩnh + Tranh 1: Một số quần thể sinh vật. + Tranh 2: Sơ đồ về một quần thể sinh vật. + Tranh 3: Các cây thông nhựa rễ liền nhau. + Tranh 4: Bồ nông xếp thành hàng bắt cá.
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 + Tranh 5: Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn. - Các file ảnh động + Phim 1: Quần thể chim cánh cụt. + Phim 2: Sự quần tụ của quần thể chim cánh cụt. + Phim 3: Cạnh tranh của quần thể linh cẩu. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU - PPTQ kết hợp vấn đáp tìm tòi - PP tổ chức hoạt động nhóm IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Kiểm tra bài cũ (5 phút) : Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ đó ? 2.Giảng bài mới: Đặt vấn đề: STH cá thể nghiên cứu mối quan hệ giữa cá thể SV với MT. Nhưng trong thực tế các SV không tồn tại riêng lẻ, các SV cùng loài có xu hướng quần tụ bên nhau trong một khu vực sống nhất định tạo thành một QTSV(Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về quần thể (tranh 1)). Vậy, QTSV là gì? QTSV có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản nào phân biệt quần thể với cá thể và tập hợp ngẫu nhiên các cá thể. Mối tương tác giữa QTSV với MT đã ảnh hưởng như thế nào đối với quần thể và ngược lại? bài mới: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Hoạt động 1 Tên hoạt động : Tìm hiểu khái niệm về quần thể và quá trình hình thành quần thể trong tự nhiên Mục tiêu:
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 - Xác định rõ dấu hiệu bản chất của khái niệm quần thể, trên cơ sở đó phát biểu chính xác định nghĩa quần thể và lấy được ví dụ minh họa. - Phân biệt được quần thể và các tập hợp ngẫu nhiên các cá thể. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. - Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng liên hệ. Thời gian : 15 phút Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - Chiếu phim 1. GV yêu cầu học sinh trả lời - Xem phim kết hợp kiến thức trong SGK I. Khái niệm về quần thể câu hỏi sau: Có những tiêu chuẩn nào để trả lời : 1. Khái niệm một nhóm cá thể được gọi là một quần thể +Một nhóm cá thể cùng loài hoặc dưới sinh vật? loài. + Cùng sống trong một không gian xác định. + Tại một thời điểm nhất định. +Có khả năng giao phối sinh ra con cái. - GV tạo tình huống lần lượt bằng 2 câu hỏi sau: Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là quần thể không? - Tình huống này khiến học sinh hụt hẫng vì nếu một nhóm cá thể có đủ các tiêu chuẩn trên sẽ được gọi là quần thể, nhưng
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 học sinh sẽ không đủ lập luận để thừa nhận hay phản bác, tạo ra sự gay cấn trong nhận thức và xuất hiện nhu cầu buộc phải giải quyết , GV có thể tiếp tục làm rõ vấn đề bằng câu hỏi sau: Một nhóm cá thể có đủ những tiêu chuẩn trên, nhưng tại sao không được gọi là một quần thể? - GV hướng dẫn HS tìm tòi xác định điều kiện cần và đủ (phân biệt dấu hiệu chung và dấu hiệu bản chất ) của khái niệm QTSV bằng việc so sánh 2 sơ đồ về một quần thể sinh vật. - Chiếu tranh 1 và yêu cầu HS thảo luận - Thảo luận nhóm đại diện nhóm trả lời: nhóm lần lược trả lời các câu hỏi : 1. Trong hai sơ đồ trên, sơ đồ nào là + Câu1: Sơ đồ B là quần thể sinh vật, vì quần thể sinh vật? Vì sao? nó thể hiện sự thích nghi của nhóm cá thể đó với môi trường sống của nó. 2. Dấu hiệu nào giúp phân biệt quần thể + Câu 2: Sự thích nghi với môi trường với tập hợp ngẫu nhiên các cá thể ? sống là dấu hiệu bản chất giúp phân biệt quần thể với tập hợp ngẫu nhiên các cá thể cùng loài.
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 3. Thế nào là quần thể sinh vật? - Quần thể là tập hợp 1 nhóm cá thể cùng loài ,cùng sống trong một không gian xác định (sinh cảnh), vào thời điểm nhất định nhờ chọn lọc tự nhiên mà cá thể tự thiết lập được mối quan hệ với nhau và với môi trường để hình thành các dấu hiệu đặc - GV cho HS vận dụng khái niệm quần thể - Vận dụng kiến thức khái niệm quần thể trưng có liên quan mật thiết với nhau. sinh vật phân tích một số ví dụ: đã biết ở trên để phân tích các ví dụ. + Trại gà công nghiệp; đàn bò sữa ở nông trường Ba Vì có phải là quần thể không? Phân biệt quần thể tự nhiên và quần thể nhân tạo? + Khi mới nhập nội các giống vật nuôi , cây trồng … thì thời điểm ban đầu đã có thể gọi là quần thể chưa? Vì sao? Cho ví dụ? 2. Quá trình hình thành: Trãi qua các giai - Trong tự nhiên quần thể được hình thành - Nghiên cứu thông tin SGK trả lời: đoạn chủ yếu: như thế nào? + Một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. + Những cá thể không thể thích nghi được với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu diệt hoặc
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 phải di cư đi nơi khác. + Những cá thể còn lại thích nghi dần với môi trường sống và gắn bó với nhau qua các mối quan hệ sinh thái hình thành quần thể. Hoạt động 2 Tên hoạt động : Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Mục tiêu: - Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy ví dụ minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. - Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng liên hệ. - Giải thích và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn sản xuất ở gia đình hoặc địa phương. Thời gian : 20 phút Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung - Chiếu tranh 3, tranh 4, tranh 5 và phim 2: - Xem phim, quan sát hình kết hợp II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể yêu cầu học sinh hoàn thành PHT số 2(câu nghiên cứu thông tin SGK độc lập suy lệnh trong SGK) trong thời gian 2 phút nghĩ hoàn thành PHT số 2 - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả. - Trình bày kết quả, học sinh khác nhận xét, bổ sung. ( Đáp án PHT số 2) - Thế nào là quan hệ hỗ trợ? 1. Quan hệ hỗ trợ: quan hệ giữa các cá
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như: lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản ... -Ví dụ: + Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn + Các cây thông nhựa rễ liền nhau - Tại sao sinh vật có xu hướng sống bầy đàn? - Sống quần tụ sinh vật có lợi. -Ý nghĩa: - GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm khách quan - Đáp án C + Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định gợi mở: + Khai thác tối ưu nguồn sống MT Điều nào sau đây không đúng với quan hệ hỗ + Tăng khả năng sống sót và sinh sản trợ trong quần thể? thể hiện qua hiệu quả nhóm A. Đảm bảo các cá thể thích nghi tốt với điều kiện môi trường. B. Khai thác được nhiều nguồn sống trong môi trường. C. Làm cho mật độ cá thể trong quần thể không thay đổi. D. Phát triển khả năng sống của quần thể - Chiếu phim 3: Cạnh tranh của quần thể linh - Xem phim, độc lập suy nghĩ trả lời 2. Quan hệ cạnh tranh cẩu. Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi sau: lần lượt câu hỏi - Cạnh tranh cùng loài chủ yếu là cạnh tranh + Nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các về nơi ở, thức ăn, tranh giành cá thể cái. Sự
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 cá thể trong quần thể? Hậu quả? cạnh tranh này được biểu hiện ở tập tính + Quan hệ cạnh tranh có ý nghĩa gì đối với chiếm giữ lãnh thổ và ăn thịt tiêu diệt lẫn quần thể? nhau. - Kết quả của sự cạnh tranh cùng loài là làm phân hóa ổ sinh thái, một số cá thể phải tách ra khỏi quần thể( nhóm, đàn). - Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và - Tại sao cạnh tranh cùng loài về lí thuyết là - Vì các cá thể có ổ sinh thái trùng nhau phát triển của quần thể. rất khốc liệt? Trong thực tế như thế nào? hoàn toàn. Song thực tế ít xảy ra vì số lượng quần thể thường nằm dưới ngưỡng mà môi trường có thể chịu đựng được và các cá thể cùng loài bao giờ cũng có tiềm ẩn phân li ổ sinh thái. - Trong sản xuất con người đã vận dụng mối - Điều chỉnh mật độ cây trồng vật nuôi quan hệ cạnh tranh này như thế nào ? cho phù hợp, để đảm bảo hiệu quả sản xuất. V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (Thời gian : 5 phút )
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 Câu hỏi: Trong các biểu hiện sau đây I. Các cây thông nối liền rễ nhau II. Cá mập con khi mới nở sử dụng trứng cá chưa nở làm thức ăn. III. Chó rừng cùng kiếm ăn chung trong đàn IV. Hai cá đực nhỏ ký sinh trên cá cái. V. Sư tử cùng nhau tiêu diệt Trâu rừng VI. Bồ nông kiếm được nhiều cá khi đi cùng nhau. VII. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. VIII. Vào mùa sinh sản, các con đực đánh nhau giành con cái. Câu 1: Biểu hiện nào là của quan hệ hỗ trợ A. I, II, III, IV B. I, III, V, VI C. IV, VI, VII D. II, IV, V Câu 2: Biểu hiện nào là của quan hệ cạnh tranh A. I, IV, V B. II, III, IV C. III, IV, V D. II, IV, VII, VIII Đáp án : Câu 1: A ; Câu 2: D VI. DẶN DÒ
- Giáo án sinh học 12 tiết 36 – bài 36 - Trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc trước bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
14 p | 674 | 66
-
Giáo án Sinh học 12 bài 8: Quy luật Menden - Quy luật phân li
4 p | 544 | 51
-
Giáo án Sinh học 12 bài 11
4 p | 579 | 50
-
Giáo án Sinh học 12 bài 10
4 p | 401 | 39
-
Giáo án Sinh học 12 bài 13
3 p | 459 | 37
-
Giáo án Sinh học 12 bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
5 p | 1058 | 37
-
Giáo án Sinh học 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
9 p | 691 | 36
-
Giáo án Sinh học 12 bài 17 (tiếp theo)
4 p | 370 | 35
-
Giáo án Sinh học 12 bài 15: Bài tập chương I và chương II
3 p | 495 | 35
-
Giáo án Sinh học 12 bài 2: Phiên mã và dịch mã
5 p | 848 | 34
-
Giáo án Sinh học 12 bài 3: Điều hoà hoạt động gen
4 p | 572 | 34
-
Giáo án Sinh học 12 bài 9
4 p | 534 | 33
-
Giáo án Sinh học 12 bài 4: Đột biến gen
5 p | 755 | 33
-
Giáo án Sinh học 12 bài 12
4 p | 492 | 32
-
Giáo án Sinh học 12 bài 16
4 p | 405 | 32
-
Giáo án Sinh học 12 bài 7: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
4 p | 455 | 26
-
Giáo án Sinh học 12 bài 14
3 p | 326 | 21
-
Giáo án Sinh học 12 - Bài 28: Trọng tâm kiến thức ôn tập
5 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn