intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học 12 bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

Chia sẻ: Nguyễn Toan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

367
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gồm các tài liệu tổng hợp một số kiến thức về chu trình sinh địa hóa và sinh quyển giúp học sinh biết được những khái niệm cơ bản về chu trình vật chất. Từ đó, nêu khái quát được các chu trình sinh địa hóa như: chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình nước. Bên cạnh đó, bài học còn giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức về sinh quyển và các dạng sinh quyển trên Trái Đất. Từ đó, giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Hy vọng các bài giáo án là nguồn tài liệu tham khảo để dạy và học tốt nhất cho quý thầy cô.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học 12 bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển

  1. Giáo án tại sinh 12 CB Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hóa. - Nêu được nội dung chu trình cacbon, nitơ, nước. - Nêu được khái niệm sinh quyển , các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận. - Phát triển kỹ năng hợp tác nhóm. 3. Thái độ - Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu đa phương tiện - PHT : Quan sát tranh 2 và đoạn phim mô phỏng 1: Chu trình sinh địa hóa cacbon. Thảo luận nhóm 2 phút hoàn thành PHT : CO2 trong không khí Hợp chất Hợp chất C Hợp chất C C trong trong SVTT trong SVTT … SVPG SVSX bậc 1 bậc 2 Chết Chết Chết Hợp chất C trong xác SV
  2. Giáo án tại sinh 12 CB 1. Hãy viết số thứ tự các mũi tên chỉ : - Con đường Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào QX? .Tên quá trình này? - Cacbon trao đổi trong QX? - Các con đường hoàn trả Cacbon vào môi trường vô cơ? .Tên quá trình này? 2. Có phải tất cả lượng C của QXSV được trao đổi liên tục theo vòng toàn hoàn kín hay không? - Đáp án PHT : (9) Câu 1: CO2 trong không khí (1) (6) (7) (8) (5) Hợp chất Hợp chất C Hợp chất C (4) C trong (2) trong SVTT (3) trong SVTT … SVPG SVSX bậc 1 bậc 2 Chết Chết Chết Hợp chất C trong xác SV Hợp chất C trong các chất lắng đọng - Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần xã: Khí cacbonic trong khí quyển được thực vật hấp thụ, thông qua quá trình quang hợp tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ có cacbon. - Cacbon trao đổi trong quần xã: trong QX, hợp chất Cacbon trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn (trên cạn và dưới nước).
  3. Giáo án tại sinh 12 CB - Cacbon trở lại môi trường vô cơ qua các con đường: + Hô hấp của động – thực vật + Phân giải của vi sinh vật. + Sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp. Câu 2: Không phải tất cả lượng cacbon của QX được trao đổi liên tục theo vòng toàn hoàn kín mà có một phần lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửu… - Các file ảnh tĩnh + Tranh 1. Sơ đồ tổng quát về chu trình trao đổi vật chất trong tư nhiên. + Tranh 2. Chu trình cacbon . + Tranh 3. Sơ đồ chu trình cacbon. + Tranh 4. Chu trình nitơ. + Tranh 5. Chu trình tuần hoàn nước trong tư nhiên. + Tranh 6. Sơ đồ chu trình cacbon. + Tranh 7. Sơ đồ chu trình nitơ + Tranh 8. Khu sinh học trên cạn phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn của các vùng trên trái đất. + Tranh 9. Một số khu sinh học của Việt Nam. - Các file ảnh động + Phim 1: Chu trình sinh địa hóa cacbon. + Phim 2: Chu trình sinh địa hóa nito. + Phim 3: Chu trình sinh địa hóa nước. + Phim 4: Rừng nhiệt đới.
  4. Giáo án tại sinh 12 CB III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU - PPTQ kết hợp vấn đáp tìm tòi - PP tổ chức hoạt động nhóm IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: (Thời gian :5 phút ) Câu 1: Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh họa về 2 loại chuỗi thức ăn? Câu 2: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Quan sát một tháp sinh khối, có thể phân biệt được những thông tin nào sau đây? A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn. B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc. D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã. 2.Giảng bài mới: Hoạt động 1 Tên hoạt động : Tìm hiểu khái quát chu trình sinh địa hóa trên trái đất Mục tiêu : - Nêu khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hóa. - Giải thích một cách khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hóa. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, suy luận. Thời gian :5 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
  5. Giáo án tại sinh 12 CB - Chiếu tranh 1 và yêu cầu HS : - Quan sát tranh kết hợp kiến thức I. Trao đổi chất qua chu trình sinh đia hóa + Quan sát tranh 1, trả lời câu lênh: SGK muc I, kiến thức đã học ở bài - Trao đổi vật chất trong nội bộ quần xã: Theo chiều mũi tên, hãy giải thích 42, 43 trả lời câu hỏi. + SVSX quang tổng hợp nên chất hữu cơ từ chất vô cơ một cách khái quát sự trao đổi vật của môi trường. chất trong quần xã và chu trình sinh + Sự trao đổi vất chất giữa các SV trong QX được thực địa hóa? hiện thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Vật chất được vận chuyển từ SVTT bậc 1, bậc 2 tới bậc cao nhất. + Khi SVchết xác của chúng bị phân giải thành chất vô cơ, SV trong QX sử dụng một phần chất vô cơ tích lũy trong môi trường vô sinh trong chu trình vật chất tiếp theo. + Thế nào là chu trình sinh địa hóa? - Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất vô cơ trong tự nhiên, theo đường từ môi trường ngoài truyền vào - Kết luận : Thông qua các chuỗi cơ thể SV, rồi từ cơ thể SV truyền trở lại môi trường. Một thức ăn, vật chất vận động từ môi phần vật chất của chu trình sinh địa hóa không tham gia trường đi vào quần xã sinh vật rồi lại vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường thoát khỏi quần xã sinh vật ra môi trường để tạo nên những chu trình khép kín. Vật chất được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. Hoạt động 2 Tên hoạt động : Tìm hiểu chu trình sinh địa hóa của một số chất : Cacbon, nitơ, nước
  6. Giáo án tại sinh 12 CB Mục tiêu : - Nêu được nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng hoạt động nhóm. - Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Thời gian : 20 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Chiếu phim 1, tranh 2 yêu cầu HS: - Xem phim, thảo luận nhóm cử đại diện nhóm trình II. Một số chu trình sinh địa hóa Quan sát tranh và đoạn phim mô bày. Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung ý kiến hoàn 1. Chu trình cacbon phỏng1: Chu trình sinh địa hóa thiện PHT : - Cacbon đi từ môi trường vô cơ vào quần cacbon. Thảo luận nhóm 2 phút hoàn (Đáp án PHT- Tranh 3) xã: Khí cacbonic trong khí quyển được thành PHT? - Hàm lượng CO2 trong khí quyển ngày một gia tăng thực vật hấp thụ, thông qua quá trình - Tại sao hiện nay hàm lượng CO2 là do: quang hợp tổng hợp nên các hợp chất hữu trong khí quyển lại gia tăng? + Hoạt động công nghiệp đốt cháy nhiên liệu, giao cơ có cacbon. thông vận tải …thải vào khí quyển lượng lớn CO2. - Cacbon trao đổi trong quần xã: trong QX, + Trong khi đó rừng và các rạn san hô ngày càng bị hợp chất Cacbon trao đổi thông qua chuỗi hủy hoại và thu hẹp… và lưới thức ăn (trên cạn và dưới nước). - Sự gia tăng hàm lượng CO2 gây ra - Sự gia tăng hàm lượng CO2 gây nên hiệu ứng nhà - Cacbon trở lại môi trường vô cơ qua các những hậu quả nào cho nhân loại? kính, làm cho trái đất ngày một nóng lên gây nhiều con đường : Cách hạn chế? thiên tai trên trái đất; Hạn chế sử dụng các nguyên + Hô hấp của động – thực vật liệu hóa thạch trong công nghiệp và giao thông vận + Phân giải của vi sinh vật. tải; trồng cây gây rừng để góp phần cân bằng lượng + Sự đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp
  7. Giáo án tại sinh 12 CB khí CO2 trong khí quyển. Lưu ý: Không phải tất cả lượng cacbon của QX được trao đổi liên tục theo vòng toàn hoàn kín mà có một phần lắng đọng trong môi trường đất, nước hình thành nên nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu lửu… - Chiếu phim 2, tranh 4 yêu cầu HS : - Quan sát phim độc lập suy nghĩ trả lời: 2. Chu trình nitơ Quan sát tranh đoạn phim mô phỏng + Hình thành nitơ trong tự nhiên: Khí quyển là nơi - Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng amon và sau , hãy mô tả ngắn gọn sự trao đổi dự trữ chính nitơ. Đạm tồn tại trong đất dưới dạng nitrat. Các muối trên được hình thành nitơ trong tự nhiên? amôn ( NH4+), đạm amôn biến đổi thành đạm nitrit trong tự nhiên bằng các con đường vật lý, (NO2-)(dưới sự hoạt động của vi khuẩn nitrit), tiếp hóa học, sinh hoc. sau đó đạm nitrit biến đổi thành đạm nitrat (NO3-) - Nitơ trở lại môi trường thông qua hoạt (dưới sự hoạt động của vi khuẩn nitrat). động của vi khuẩn phản nitrat hóa của trả  Vi khuẩn, nấm…phân giải protein trong xác sinh lại một lượng nitơ phân tử cho đất , nước vật thành các hợp chất đạm. và khí quyển.  Một số vi khuẩn sống trong môi trường, cộng sinh rễ cây họ đậu, lá bèo hoa dâu…cố định nitơ trong đất ,nước thành đạm.  Con người sản xuất một lượng lớn phân đạm bón cho cây trồng. + Nitơ chuyển hóa trong QX: Thực vật hấp thụ nitơ
  8. Giáo án tại sinh 12 CB dưới dạng amon và nitrat. Nitơ trao đổi qua chuỗi và lưới thức ăn. Khi chết, protein được phân giải trả lại đạm cho môi trường. + Nitơ trở lại môi trường thông qua hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa của trả lại một lượng nitơ phân tử cho đất , nước và khí quyển. - Một phần hợp chất nitơ trầm tích trong đất ,nước. - Hãy nêu một số biện pháp sinh - Trồng cây họ đậu góp phần cải tạo đất; thả bèo hoa học làm tăng lượng đạm trong đất? dâu vào ruộng lúa làm tăng lượng đạm cho lúa; cung cấp cho đất các chế phẩm sinh học. 3. Chu trình nước - Chiếu phim 3 và tranh 5, yêu cầu - Xem phim, quan sát tranh độc lập suy nghĩ trả lời - Nước mưa rơi xuống trái đất chảy trên HS :Quan sát tranh và đoạn phim câu hỏi: mặt đất, một phần thấm xuống các mạch mô phỏng, hãy mô tả vòng tuần hoàn nước ngầm, phần lớn tích lũy trong đại nước trong tự nhiên? dương, sông , hồ,… - Hãy nêu các biện pháp bảo vệ - Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng  hạn chế - Nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng nguồn nước trên trái đất? dòng chảy trên mặt đất, qua đó lượng nước ngấm hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi xuống các mạch nước ngầm nâng cao hơn, đồng thời nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt hạn chế nhiều tác hại như lũ quét, xói mòn đất. Cây đất; bốc hơi nước từ đại dương, sông, hồ… xanh thoát hơi nước góp phần vào tuần hoàn nước của trái đất. ; Bảo vệ các nguồn nước sạch chống ô
  9. Giáo án tại sinh 12 CB nhiễm; Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, nguồn nước ngầm, 1 Sự đốt cháy E - Kết luận : Một chu trình sinh địa tránh cạn 2 Thức ăn cho SV dị dưỡng B hóa gồm có các phần :Tổng hợp các kiệt nguồn 3 Thức ăn cho SV tự dưỡng A chất; tuần hoàn vật chất trong tự nước. 4 Sự hô hấp và thối rữa C nhiên ;phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. - Củng cố: Bài tập 1: Chiếu tranh 6. Mỗi chữ cái A,B,C,D,E trong sơ đồ trên mang một ý nghĩa trong bảng dưới đây. Hãy xếp các chữ cái vào vị trí Bài tập 1: cho đúng: 1 Sự đốt cháy 2 Thức ăn cho SV dị dưỡng 3 Thức ăn cho SV tự dưỡng 4 Sự hô hấp và thối rữa 5 Sự chết và sức nén Bài tập 2: Chu trình nitơ cơ bản như sau: 1/ Cây xanh lấy nitơ từ đất, sử dụng
  10. Giáo án tại sinh 12 CB nitơ trong nitrat tạo ra protein để 5 Sự chết và sức nén D phát triển. 2/ Khi cây chết, SVPG biến protein thành các hợp chất. 3/ Động vật cũng ăn cây. 4/ Chất thải của động vật và xác của Bài tập 2: Đáp án tranh 7 chúng bị phân hủy thành các hợp chất. 5/ Vi khuẩn trong đất lại biến amoni thành nitrat. Hãy đánh số các quá trình trên vào các mũi tên trên sơ đồ (tranh 7) Hoạt động 3 Tên hoạt động : Tìm hiểu khái quát các khu sinh học (biôm) trong sinh quyển. Mục tiêu : - Nhớ được tên và đặc điểm chủ yếu của các biôm trên cạn, nước ngọt, nước biển và lấy ví dụ minh họa các khu sinh học đó. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích. - Xây dựng tình yêu thiên nhiên từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. Thời gian :10 phút Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Thế nào là sinh quyển? - Nghiên cứu SGK trả lời. III. Sinh quyển
  11. Giáo án tại sinh 12 CB - Sinh quyển nằm ở vị trí nào trên trái đất ? - Sinh quyển dày khoảng 20 km, bao - Sinh quyển là lớp vỏ của trái đất gồm toàn gồm lớp đất dày khoảng vài chục mét bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và (thạch quyển);lớp không khí cao 6-7 không khí của trái đất. km từ mặt đất lên cao (khí quyển) và lớp nước đại dương có độ sâu tới 10- 11 km (thủy quyển). - Con người đã tác động đến sinh quyển như - Con người đã tác động rất lớn đến thế nào? sinh quyển (khai thác tài nguyên, chặt Lưu ý: Sinh quyển không phải là toàn bộ khí phá rừng…) làm cho sinh quyển biến quyển, thủy quyển, thạch quyển hợp lại mà chỉ đổi sâu sắc. bao gồm những nơi có sinh vật sống trong các quyển đó. - GV giới thiệu: - Sinh quyển gồm nhiều khu sinh học (blôm), mỗi khu có đặc điểm về địa lý, khí hậu và thành phần sinh vật khác nhau bao gồm: + Các khu sinh học trên cạn: Đồng rêu hàn đới, rừng Taiga, thảo nguyên, hoang mạc và sa mạc, Savan, rừng mưa nhiệt đới… + Các khu sinh học nước ngọt: khu nước đứng (ao, hồ , đầm,..) và khu nước chảy(sông, suối). + Khu sinh học biển: Theo chiều thẳng đứng (
  12. Giáo án tại sinh 12 CB tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy) ; theo chiều - GV chiếu tranh 8. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ngang (vùng ven bờ, vùng khơi). Hãy nhận xét sự phân bố vùng theo vĩ độ, mức độ đa dạng về thành phần loài và mức độ khô hạn của các khu sinh học trên cạn - Hãy nêu một số ví dụ về các khu sinh học trên - Khu sinh học trên cạn: Vườn quốc cạn, khu sinh học dưới nước của Việt Nam? gia Cúc Phương, Tam Đảo, Nam Cát - Chiếu tranh 9 giới thiệu một số khu sinh học Tiên…;khu sinh học dưới nước: Khu của Việt Nam? bảo vệ Hòn Mun (Khánh hòa)… - Chiếu phim 4, thông qua đoạn phim GV dẫn dắt giáo dục tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Kết luận: Trong sinh quyển, sinh vật và những nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa, hình thành nên hệ thống của tự nhiên trên phạm vi toàn cầu. V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (Thời gian :5 phút) Câu 1: Chu trình vật chất là
  13. Giáo án tại sinh 12 CB A. sự trao đổi không ngừng của các chất hữu cơ giữa môi trường và các quần thể sinh vật. B. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và các quần thể sinh vật. C. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật. D. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và hệ sinh thái. Câu 2: Một chu trình sinh địa hóa gồm có các phần nào? A. Tổng hợp các chất, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. B. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. C. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải các chất hữu cơ. D. Tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước. Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là A. do thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu. B . do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. C. do đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng. D. do bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp. Câu 4: Nitrat trong tự nhiên được hình thành chủ yếu nhờ A . con đường hóa học, vật lí và sinh học. B. một số loài vi khuẩn C. con người sản xuất. D. sự phân hủy xác của các loài sinh vật. Câu 5: Trong chu trình sinh địa hóa, sinh vật được coi là cầu nối giữa môi trường và quần xã sinh vật là A . thực vật.
  14. Giáo án tại sinh 12 CB B. động vật ăn cỏ. C. động vật ăn thịt. D. vi sinh vật phân giải. VI. DẶN DÒ - Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK. - Tham khảo sách, mạng internet tìm hiểu thêm chu trình sinh địa hóa photpho. - Đọc trước bài 44. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2