intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án số 4: Bài Oxi - Hóa học 10 - GV.h.H.Hậu

Chia sẻ: Hoàng Hải Hậu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

91
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiến thức sau khi học xong bài này là học sinh phải nắm được cấu tạo của oxi, tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của oxi, các ứng dụng của oxi, nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án số 4: Bài Oxi - Hóa học 10 - GV.h.H.Hậu

  1. GIÁO ÁN SỐ 4 Tên bài dạy : Bài Oxi Tiết (theo chương trình): 62 Tại lớp : 10A3 Tiết: 3 Ngày : 11/03/2014 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Thảo Sinh viên giảng dạy: Hoàng Hải Hậu I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Học sinh biết: - Cấu tạo của oxi. - Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của oxi. - Các ứng dụng của khí oxi. - Các phương pháp điều chế khí oxi và sự tồn tại của khí oxi trong tự nhiên. Học sinh hiểu: - Ảnh hưởng của cấu tạo, độ âm điện và số oxi hóa đến tính chất hóa học của oxi. - Nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Học sinh vận dụng: - Viết phương trình minh họa các tính chất hóa học của oxi. 2. Về kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hóa học của oxi. - Viết các phương trình hóa học minh họa tính oxi hóa mạnh của oxi. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, nhanh nhẹn trong giờ học. II.Trọng tâm: - Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của oxi. - Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. III. Phương pháp giảng dạy: - Trực quan, nêu vấn đề. IV. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Dụng cụ: Bình tam giác có nút, ống nghiệm, giá sắt, đèn cồn, chậu thủy tinh, bông tẩm xút, ống dẫn khí, muôi thủy tinh. - Hóa chất: Fe, Mg, O2, C, S. 2. Chuẩn bị của học sinh: V. Tiến trình giảng dạy: 1. Ổn định lớp:( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Vào bài mới: (1 phút)
  2. - Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất, chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất. Như vậy để hiểu rỏ hơn các tính chất cũng như ứng dụng … của nguyên tố oxi thì hôm nay chúng ta sẽ vào học bài oxi. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động1: Vị trí và cấu tạo I. CẤU TẠO PHÂN TỬ OXI - HS viết cấu hình e của O? (Z=8) 2 2 4 - Biểu diễn sự phân bố các electron - O: 1s 2s 2p 8 vào các obitan. - Nhóm VIA, chu kì 2 trong bảng hệ - Nhận xét số electron độc thân. thống tuần hoàn. - Viết CTPT, CTCT của O2 - Có 2 e độc thân. - CTPT: O2 - CTCT: O=O II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ 1. Tính chất vật lí Hoạt động2: Tính chất vật lý - Oxi là chất khí không màu, không - Cho HS quan sát bình đựng oxi đã mùi, không vị. chuẩn bị sẵn kết hợp với SGK yêu cầu - Nặng hơn không khí: học sinh nêu tính chất vật lí của oxi. - Hóa lỏng ở -183oC, ít tan trong nước - Trình bài trạng thái tự nhiên của oxi. 2. Trạng thái tự nhiên. - Do oxi là sản phẩm của quá trình - Oxi là sản phẩm của quá trình quang quang hợp, quá trình này xảy ra chủ hợp. yếu ở cây xanh do đó chúng ta phải trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng, III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC hạn chế chặc phá rừng để đảm bảo - Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn lượng oxi trong không khí. - Có tính oxi hóa mạnh. Hoạt động3: Tính chất hóa học - Dựa vào cấu hình e và độ âm điện của oxi hãy so sánh với độ âm điện - Trong tất cả các dạng hợp chất, trừ của các nguyên tố khác? Hãy dự đoán hợp chất với flo và hợp chất peoxit oxi mức độ hoạt động của oxi. đều thể hiện số oxi hoá -2. 1. Tác dụng với kim loại - Oxi tác dụng với hầu hết kim loại ( trừ Au, Pt…). - Lam thí nghiêm, yêu cầu học sinh ̀ ̣ Ví dụ: quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH 0 0 +2 -2 ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố. 2Mg + O2 2MgO 0 0 +8\3 -2 3Fe + 2O2 Fe3O4 2. Tác dụng với phi kim - Oxi tác dụng hầu hết các phi kim( trừ
  3. halogen). - Làm TN: S tác dụng O2, yêu cầu học sinh quan sát và viết phương trình phản Ví dụ: ứng và yêu cầu hoc sinh xác định số 0 0 +4 -2 oxi hóa của các nguyên tố. C + O2 CO2 0 0 +4 -2 S + O2 SO2 3. Tác dụng với các hợp chất. Ví dụ1: +2 -2 0 +4 -2 - Yêu cầu hai HS viết phương trình oxi CO + O2 CO2 tác dụng với hợp chất vô cơ và hữu cơ Ví dụ2: và GV xác định số oxi hóa của hợp -2 0 +4 -2 chất hữu cơ cho học sịnh. C2H5OH + 3O2 2CO2 +3H2O => Ở nhiệt độ cao nhiệt hợp chất cháy trong oxi tạo ra oxit là hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực IV. ỨNG DỤNG ( SGK) Hoạt động 4: Ứng dụng - Quyết định sự sống của sinh vật - Yêu cầu HS kết hợp với SGK và từ - Trong đời sống và sản xuất oxi dùng thực tiễn nêu một số ứng dụng của làm nhiên liệu, hàn cắt kim loại, luyện oxi? thép, y khoa,… V. ĐIỀU CHẾ 1. Trong phòng thí nghiệm Hoạt động5: Điều chế - O2 điều chế bằng phản ứng phân 1. Trong PTN: hủy, những hợp chất giàu oxi và kém - Yêu cầu HS nêu nguyên tắc và đề bền với nhiệt như KMnO4, KClO3, xuất một số hợp chất có thể điều chế H2O2… oxi trong PTN. - Yêu cầu HS quan sát SGK cách điều chế oxi, và giải thích: - Vì sao lắp hơi chúc miệng ống nghiệm xuống. Giải thích? 2. Trong công nghiệp -Vì sao phải thu khí oxi bằng phương a. Từ không khí: pháp đẩy nước? - Sơ đồ trang 161. Lưu ý: có thể thu khí oxi bằng cách - Chưng cất phân đoạn không khí đẩy không khí. lỏng→ oxi( phương pháp vật lý) 2.Trong CN b. Từ nước: phương pháp hóa học - Giới thiệu một số phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp, phân tích sơ đồ sản xuất oxi từ không khí. Hướng 2H2O 2H2 + O2 dẫn HS viết PTPƯ. Giải:
  4. - Tại sao khi điện phân nước cần hòa Câu 1: C tan một ít H2SO4 và NaOH ? Câu 2: B Câu 3: B * Củng cố: Câu 1. Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4 . Sau phản ứng hoá học, ion O2- có cấu hình electron là A. 1s22s22p42p2 B. 1s22s22p43s2 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s2 Câu 2. Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây ? A. CaCO3 B. KClO3 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3 Câu 3. Khi nhiệt phân 24,5 gam KClO 3 theo phản ứng. Thể tích khí ôxi thu được (đktc) là: A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít D. 8,96 lít Câu 4. Bài tập 3/ 162 Sgk. VI. Dặn dò. - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập SGK 3, 4, 5. - Chuẩn bị bài mới. Phiếu học tập Câu 4. Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s22s22p4 . Sau phản ứng hoá học, ion O2- có cấu hình electron là A. 1s22s22p42p2 B. 1s22s22p43s2 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s2 Câu 5. Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân chất nào sau đây ? A. CaCO3 B. KClO3 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3 Câu 6. Khi nhiệt phân 24,5 gam KClO3 theo phản ứng. Thể tích khí oxi thu được (đktc) là: A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít D. 8,96 lít Giải Câu 4. Bài tập 3/ 162 Sgk.
  5. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY SINH VIÊN THỰC TẬP Cô Nguyễn Thị Thúy Thảo Hoàng Hải Hậu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2