intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Tiếng việt 5 tuần 1 bài: Cấu tạo bài văn tả cảnh

Chia sẻ: Mai Huỳnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

475
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sưu tập với những giáo án được biên soạn theo nội dung của bài học Cấu tạo của bài văn tả cảnh môn Tiếng việt lớp 4, hy vọng đó sẽ là những tài liệu hữu ích. Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo những tài liệu trên của chúng tôi để củng cố kiến thức, nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh. Từ đó giáo viên hướng dẫn các em biết phân tích bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận để các em biết vận dụng, phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Tiếng việt 5 tuần 1 bài: Cấu tạo bài văn tả cảnh

  1. Giáo án Tiếng việt 5 Tập làm văn CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu 1. Học sinh nắm được cấu tạo của bài văn tả cảnh, gồm 3 ph ần: mở bài, thân bài, kết luận. 2. Biết vận dụng, phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể. 3. Học sinh yêu thích quê hương đất nước II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ ghi sẵn: Trình tự miêu tả của hai bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa và Hoàng hôn trên sông Hương. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài (3phút) - Lên lớp 5 các em sẽ được học một thể loại - HS lắng nghe. văn mới đó là văn tả cảnh. Khi học văn tả cảnh các em sẽ rất thích thú vì đối tượng miêu tả cảnh là một không gian rộng lớn, cảnh vật thay đổi và biến chuyển theo thời gian. Trong cảnh đôi khi xuất hiện cả con người và loài vật. Do đó, khi học thể loại này các em sẽ biết quan sát đối tượng một cách bao quát, toàn diện. - GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở. 2. Phần Nhận xét(17phút) Bài tập 1 (10 phút) - Gọi một HS đọc toàn văn nội dung bài tập - Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc (đọc yêu cầu và văn bản Hoàng hôn trên thầm trong SGK. sông Hương). - Bài tập này có mấy yêu cầu là những yêu - Bài tập này có 2 yêu cầu là: cầu nào? + Đọc và tìm hiểu bài văn được chia
  2. làm mấy đoạn. + Xác định nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ và tìm hiểu nội dung bài: + Hoàng hôn là chỉ vào khoảng thời gian nào + Hoàng hôn là chỉ vào khoảng thời trong ngày? gian cuối buổi chiều khi mặt trời đang lặn, ánh sáng yếu ớt và tắt dần. +Trong SGK giải thích từ nhạy cảm và ảo + HS nhìn SGK trả lời. giác như thế nào? - GV giao nhiệm vụ: Bài văn Hoàng hôn - HS cả lớp đọc thầm, tự phân đoạn trên sông Hương là một bài văn tả cảnh đẹp bài văn, xác định nội dung từng đoạn của Huế gắn với dòng sông Hương vào một viết ra vở nháp. buổi hoàng hôn. Các em hãy đọc thầm lướt lại bài văn, tự phân từng đoạn của bài và xác định nội dung của từng đoạn. - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm đôi về kết - HS trao đổi với nhau về kết quả bài quả làm bài trên vở nháp. làm của mình. - Gọi HS các nhóm báo cáo kết quả. - HS lần lượt báo cáo kết quả. - GV cùng HS nhận xét, bổ sung chốt lại lời - Các HS khác nhận xét, bổ sung. giải đúng. Lời giải: + Đoạn 1: Từ đầu ... đến hàng ngày đã rất yên tĩnh này -> Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh. + Đoạn 2: Tiếp ... đến lá xanh của hai hàng cây ->Sự thay đổi của sắc màu sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc tối sẫm. + Đoạn 3: Tiếp ... đến khoảng khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt - > Hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc hoàng hôn. + Đoạn 4: Còn lại -> Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. - Nếu chia bài văn trên thành 3 - HS trả lời: đoạn thì đâu là mở bài, thân bài, + Đoạn 1 sẽ là mở bài vì đoạn 1 giới thiệu bao quát
  3. kết luận? Vì sao? về đặc điểm yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn. + Đoạn 2 và 3 sẽ là thân bài vì các đoạn này miêu tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương và con người lúc hoàng hôn. + Đoạn 4 sẽ là kết bài vì đoạn này kết thúc vi ệc miêu tả cảnh hoàng hôn trên sông Hương. Bài tập 2 (7 phút) - GV đưa ra trình tự hai bài văn - HS quan sát trình tự hai bài văn miêu tả tìm xem miêu tả được ghi sẵn trong thứ tự miêu tả có gì khác nhau. bảng phụ (như dưới đây). Yêu cầu HS quan sát và cho biết thứ tự miêu tả trong hai bài văn trên có gì khác nhau. Trình tự miêu tả Hoàng hôn trên sông Quang cảnh Hương làng mạc ngày mùa 1. Nêu đặc điểm chung của 1. Giới thiệu màu sắc Mở bài Huế lúc hoàng hôn (rất yên bao trùm cảnh làng quê tĩnh). ngày mùa – màu vàng. 2. Sự thay đổi của sắc màu 2. Tác giả tả các màu sông Hương từ lúc bắt đầu vàng rất khác nhau của Thân bài hoàng hôn đến lúc tối hẳn. cảnh, của vật ở làng quê ngày mùa. 3. Cảnh hoạt động của con người bên bờ sông Hương, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn 4. Sự thức dậy của Huế lúc 3. Thời tiết và con Kết luận hoàng hôn. người trong ngày mùa.
  4. - Thứ tự hai bài văn miêu tả có gì khác nhau? - Bài Hoàng hôn trên sông Hương miêu tả sự thay đổi của cảnh vật theo thời gian. Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh. - Cấu tạo của một bài văn tả cảnh gồm - Bài văn tả cảnh thường có ba phần. mấy phần là những phần nào? Nội dung 1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ mỗi phần nói về điều gì? tả. - GV ghi vắn tắt cấu tạo bài văn tả cảnh 2. Thân bài: Tả từng bộ phận của lên bảng. cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3. Kết bài: Nêu lên cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết. 3. Phần Ghi nhớ (5 phút) - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Hai đến ba HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. - Yêu cầu HS giải thích phần Ghi nhớ. - Một đến hai HS giải thích, sử dụng kết luận về cấu tạo và trình tự miêu tả của hai bài văn Hoàng hôn trên sông Hương và Quang cảnh làng mạc ngày mùa để minh hoạ. 4. Phần Luyện tập (10 phút) Bài tập 1 - Gọi một HS đọc to toàn bài. - Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Nhận xét cấu tạo của bài văn Nắng trưa. - Yêu cầu HS làm việc theo cá nhân. - HS làm việc cá nhân. - Gọi HS phát biểu: - HS phát biểu: + Đâu là mở bài của đoạn văn này? Mở bài + Nhiều HS trả lời: Câu văn đầu là mở làm nhiệm vụ gì? bài. Câu này nêu lên nhận xét chung về nắng trưa.
  5. + Thân bài gồm mấy đoạn nhỏ, mỗi đoạn + Nhiều HS trả lời: thân bài gồm 4 nói về điều gì? đoạn nhỏ như sau: * Đoạn 1 (Từ Buổi trưa từ trong nhà ... đến bốc lên mãi): Tả cảnh nắng trưa dữ dội. * Đoạn 2 (Từ Tiếng gì xa vắng ... đến hai mí mắt khép lại): Nắng trưa trong tiếng võng và câu hát ru em. * Đoạn 3 (Từ Con gà nào ... đến bóng duối cũng lặng im): Muôn vật trong nắng. * Đoạn 4 (Từ ấy thế mà ... đến cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa (cách miêu tả này làm nổi bật hình ảnh người mẹ chịu thương, chịu khó). + Đâu là đoạn kết bài, đoạn kết bài làm - Nhiều HS trả lời: Câu văn cảm thán nhiệm vụ gì? nói lên tấm lòng thương mẹ của tác giả, chính là kết bài mở rộng của bài văn. 5. Củng cố, dặn dò (5 phút) - Gọi HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ. - Hai đến ba HS nhắc lại. - GV nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. - Dặn HS về nhà học nội dung Ghi nhớ và - HS lắng nghe và về nhà thực hiện làm lại bài tập phần luyện tập vào vở. theo yêu cầu của GV.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2