Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Nhân một số thập phân với một số thập phân
lượt xem 10
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Nhân một số thập phân với một số thập phân để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Nhân một số thập phân với một số thập phân được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Nhân một số thập phân với một số thập phân
- NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I . MỤC TIÊU Giúp HS: Biết và vận dụng đúng quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU TG Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm theo dõi và nhận xét. của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài HS nghe 2.2. Hướng dẫn nhân một số thập phân với một số thập phân a) Ví dụ 1 * Hình thành phép tính nhân một số thập phân với một số thập phân - GV nêu bài toán ví dụ: Một mảnh - HS nghe và nêu lại bài toán vườn hình chữ nhật có chiều dài 6,4m; chiều rộng 4,8m. Tính diện tích mảnh vườn đó? - GV hỏi: Muốn tính diện tích của - HS : ta lấy chiều dài nhân với chiều mảnh vườn hình chữ nhật ta làm như rộng
- thế nào? - GV : Hãy đọc phép tính tính diện - HS nêu: 6,4 x 4,8 tích mảnh vườn hình chữ nhật? - GV nêu: Như vậy để tính được diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật chúng ta phải thực hiện phép tính 6,4 x 4,8. Đây là một phép nhân một số thập phân với một số thập phân * Đi tìm kết quả - GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết - HS trao đổi với nhau và thực hiện: quả của phép nhân 6,4m x 4,8m (gợi 6,4m = 64dm ý: Em hãy tìm cách đưa các số đo chiều rộng và chiều dài mảnh vườn 4,8m = 48dm hình chữ nhật về dạng số tự nhiên rồi 64 tính) x 48 512 256 3072 (dm2) 3072 dm2 = 30,72 m2 vậy 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2) - GV gọi HS trình bày cách tính của - 1 HS trình bày như trên, HS cả lớp mình theo dõi và bổ sung ý kiến - GV nghe HS trình bày và viết cách làm trên lên bảng như phần bài học trong SGK - GV hỏi: Vậy 6,4m nhân 4,8m bằng - HS : 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2) bao nhiêu mét vuông? - GV nêu: Trong bài toán trên để tính được 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2) các em phải đổi số đo 6,4m và 4,8m thành 64dm và 48dm để thực hiện phép tính với số tự nhiên, sau đó lại đổi kết quả
- 3072dm2 = 30,72m2. Làm như vậy không thuận tiện và rất mất thời gian nên người ta đã nghĩ ra cách đặt tính và thực hiện phép tính như sau: - GV trình bày cách đặt tính và thực hiện tính như SGK. Lưu ý viết 2 phép nhân 64 x 48 = 3072 và 6,4 x 4,8 = 30,72 ngang nhau để cho HS tiện so sánh, nhận xét - Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên: + 8 nhân 4 bằng 32, viết 2 nhớ 3 6,4 8 nhân 6 bằng 48, nhớ 3 là 51, viết 51 x 4,8 + 4 nhân 4 bằng 16, viết 6 nhớ 1 512 4 nhân 6 bằng 24, nhớ 1 là 25, viết 25 256 + Hạ 2 30,72 1 cộng 6 bằng 7 viết 7 (m2) 5 cộng 5 bằng 10, viết 0 nhớ 1 2 thêm 1 là 3, viết 3 - Đếm thấy phân thập phân của cả hai thừa số có hai chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số kể từ phải sang trái - Vậy 6,4 x 4,8 = 30,72 - GV : Em hãy so sánh tích 6,4 x 4,8 ở - HS : cách đặt tính cũng cho kết quả cả hai cách tính 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2 ) - GV yêu cầu HS thực hiện lại phép - HS cả lớp cùng thực hiện tính 6,4 x 4,8 = 30,72 theo cách đặt tính - GV yêu cầu HS so sánh 2 phép nhân - HS so sánh, sau đó 1 HS nêu trước 64 6,4 lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét x 48 x 4,8 + Giống nhau về đặt tính, thực hiện tính 512 và 512 + Khác nhau ở chỗ một phép tính có
- 256 256 dấu phẩy còn một phép tính không có 3072 30,72 Nêu điểm giống nhau và khác nhau ở 2 phép nhân này - GV : trong phép tính - HS : đếm thấy ở cả hai thừa số có 6,4 x 4,8 = 30,72 hai chữ số ở phần thập phân, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số từ chúng ta đã tách phần thập phân ở tích phải sang trái như thế nào? - GV : em có nhận xét gì về số các - HS nêu: các thừa số có tất cả bao chữ số ở phần thập phân của các thừa nhiêu chữ số ở phần thập phân thì tích số và của tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân - GV : dựa và cách thực hiện - 1 HS nêu như trong SGK. HS cả lớp 6,4 x 4,8 = 30,72 nghe và bổ sung ý kiến em hãy nêu cách thực hiện nhân một số thập phân với một số tự nhiên b) Ví dụ 2 - GV nêu yêu cầu ví dụ 2: đặt tính và - 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, tính 4,75 x 1,3 HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - HS nhận xét bạn tính đúng/sai. trên bảng - GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo tính của mình dõi và nhận xét 4,75 - Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên (có x 1,3 thể nêu rõ từng bước nhân như ở ví dụ 1) 1425 - Đếm thấy phần thập phân của cả hai thừa số có ba chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích ba chữ số kể từ phải sang trái 475 - Vậy 4,75 x 1,3 = 6,125
- 6,175 - GV nhận xét cách tính của HS 2.2. Ghi nhớ - GV hỏi: qua 2 ví dụ, bạn nào có thể - Một số HS nêu trước lớp, cả lớp theo nêu cách thực hiện phép nhân một số dõi và nhận xét thập phân với một số thập phân? - GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc luôn tại lớp 2.3. Luyện tập – thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS tự thực hiện các - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp phép nhân làm bài vào vở bài tập - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn - 1 HS nhận xét bài làm của bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính - GV yêu cầu HS nêu cách tách phần - 4 HS lần lượt nêu trước lớp, ví dụ: thập phân ở tích trong phép tính mình a) Đếm thấy ở hai thừa số có tất cả hai thực hiện chữ số ở phần thập phân, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số tính từ phải sang trái - GV nhận xét và cho điểm HS - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau Bài 2 a) – GV yêu cầu HS tự tính rồi điền - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp kết quả vào bảng số làm bài vào vở bài tập - GV gọi 1 HS kiểm tra kết quả tính - 1 HS kiểm tra, nếu bạn sai thì sửa lại của bạn trên bảng cho đúng - GV hướng dẫn HS nhận xét để nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
- các số thập phân: + Em hãy so sánh tích a x b và b x a + Hai tích a x b và b x a bằng nhau và khi a=2,36 và b=4,2 bằng 14,112 khi a=2,36 và b=4,2 + Em hãy so sánh tích a x b và b x a + Hai tích a x b và b x a bằng nhau và khi a=3,05 và b=2,7 bằng 8,253 khi a=3,05 và b=2,7 + Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá + Giá trị của biểu thức a x b và b x a trị của hai biểu thức a x b và b x a như luôn bằng nhau khi ta thay chữ bằng thế nào so với nhau? số + Như vậy ta có a x b = b x a + Em đã gặp trường hợp biểu thức + Khi học tính chát giao hoán của axb=bxa phép nhân các số tự nhiên ta cũng có khi học tính chất nào của phép nhân a x b = b x a các số tự nhiên + Vậy phép nhân các số thập phân có + Phép nhân các số thập phân cũng có tính chất giao hoán không? Hãy giải tính chất giao hoàn vì khi thay các thích ý kiến của em chữ a,b trong biểu thức a x b và b x a bằng cùng một bộ ta luôn có a x b = b xa + Hãy phát biểu tính chất giao hoán + Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích của phép nhân các số thập phân thì tích đó không thay đổi b) GV yêu cầu HS tự làm phần b - HS tự làm bài vào vở bài tập - GV chữa bài và hỏi: + Vì sao khi biết 4,34 x 3,6 = 15,624 + Vì khi đổi chỗ các thừa số của tích em có thể viết ngay kết quả tính 4,34 x 3,6 ta được tích 3,6 x 4,34 có 3,6 x 4,34 = 15,624 ? giá trị bằng tích ban đầu - GV hỏi tương tự với trường hợp còn lại Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài toán - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS
- cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK - GV yêu cầu HS tự làm bài - HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét - GV nhận xét và cho điểm HS 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau IV . RÚT KINH NGHIỆM : .................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 1: Khái niệm số thập phân
9 p | 981 | 109
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Cộng hai số thập phân
5 p | 873 | 81
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Trừ hai số thập phân
5 p | 531 | 68
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên
5 p | 472 | 59
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Tổng nhiều số thập phân
4 p | 401 | 51
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
5 p | 540 | 49
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 1: Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
4 p | 377 | 44
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 1: Số thập phân bằng nhau
4 p | 435 | 41
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
5 p | 295 | 38
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Chia một số thập phân cho một số thập phân
5 p | 289 | 30
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 1: Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
4 p | 285 | 27
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Chia một số thập phân cho 10,100,1000
4 p | 217 | 24
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Nhân một số thập phân với 10,100,1000
4 p | 211 | 22
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Giải toán về tỉ số phần trăm
8 p | 132 | 10
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Chia số tự nhiên cho STN mà thương tìm được là một STP
4 p | 151 | 9
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm
4 p | 151 | 5
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Giới thiệu máy tính bỏ túi
3 p | 96 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn