intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục là một hoạt động cơ bản

Chia sẻ: Đỗ Bình Luận | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

214
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giáo dục là một hoạt động cơ bản chứng minh cho các bạn thấy được rằng giáo dục là một hoạt động cơ bản thông qua việc trình bày về tổng quan chung của hoạt động giáo dục, nguyên nhân giáo dục là một hoạt động cơ bản và chức năng của giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục là một hoạt động cơ bản

  1. Câu 1: Giáo dục là một hoạt động cơ bản:    Con người là nấc thang cuối cùng của tiến hóa sinh giới. Ngoài sự thay đổi cấu trúc cơ thể như  mọi sinh vật khác trong quá trình cải tạo và thích ứng với môi trường con người còn lưu giữ lại  những kinh nghiệm hoạt động  gọi là kinh nghiệm xã hội – lịch sử. Chúng được khái quát thành  văn hóa nhân loại ở dạng văn hóa vật thể hoặc văn hóa phi vật thể. Việc tiếp thu các kinh  nghiệm xã hội lịch sử giúp con người giảm nhẹ điều kiện đồng thời tăng năng suất lao động và  nhờ đó mà mỗi người mới kế thừa được những giá trị của người đi trước, mới có được giá trị  bản chất người( con người trở thành Người) và con người phát triển ngang tầm thế hệ của nó Việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử từ các thế hệ trước cho thế hệ sau  lúc đầu mang tính tự phát sau dần trở thành hoạt động có ý thức của xã hội được gọi là hoạt  động giáo dục Theo quan điểm của UNESCO giáo dục là một hệ thống định hướng mà con người sáng  tạo ra, sử dụng để tác động đến chính bản thân mình để tạo ra con người thứ hai từ con người  thứ nhất Có thể định nghĩa giáo dục là quá trình xã hội hóa nhân cách được tổ chức một cách  chuyên biệt( có tổ chức, có mục  đính và được xã hội phân công, chuyên môn hóa) Bản chất giáo dục là một hiện tượng  xã hội đặc biệt là sự chuyển giao hệ thống kinh  nghiệm xã hội lịch sử của thế hệ trước( loài người) cho thế hệ sau( từng cá thể) một cách có  chủ đích, có ý thức đảm bảo thế hệ sau có được sự phát triển nhân cách thuận lợi và thích ứng  với yêu cầu cuộc sống và sự phát triển xã hội. Hoạt động cơ bản của xã hội là các hoạt động góp phần vào sự tồn tại và phát triển của  xã hội và nếu không có nó thì xã hội khồng tồn tại và phát triển được. Các hoạt động cơ bản của xã hội gồm:  + Hoạt động lao động sản xuất + Hoạt động nhận thức + Hoạt động văn hóa nghệ thuật + Hoạt động chính trị ­ Xã hội và đấu tranh giai cấp + Hoạt động giáo dục Giáo dục là một hoạt động xã hội cơ bản vì: ­  Bản chất giáo dục là truyền thụ và lĩnh hội kiến thức xã hội. Nhờ có giáo dục mà các  kiến thức, kinh nghiệm xã hội – lịch sử của thế hệ trước được giữ gìn và phát huy lưu truyền  cho thế hệ sau do đó mà xã hội con người phát triển đi lên. ­ Giáo dục có những tính chất sau:  + Giáo dục mang tính phổ biến và tính vĩnh hằng nó ra đời, tồn tại cùng với xã hội loài  người, ở đâu có xã hội loài người thì ở đó có giáo dục. +  Ra đời theo  nhu cầu phát triển của xã hội giáo dục phản ánh trình độ phát triển của xã  hội mặt khác giáo dục tác động tích cực vào sự phát triển của xã hội vì vậy giáo dục mang tính  lịch sử, ở mỗi giai đoạn lịch sử đều có một nề giáo dục đặc trưng riêng     + Tính giai cấp: Từ khi xã hội phân chia giai cấp thì giáo dục cũng mang tính giai cấp.   Giáo dục là một thiết chế xã hội được giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội độc chiếm thông qua  định hướng tư tưởng – chính trị và pháp luật đối với nội dung,, mục đích, phương pháp giáo dục  giai cấp nắm quyền sử dụng giáo dục như một công cụ chuyên chính nhằm duy trì quyền lợi của  mình nên nền giáo dục chính thống. Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó thì trong các tầng  lớp, giai cấp khác vẫn tồn tại những phương pháp, nội dung, mục đích giáo dục không chính  thống + Tính nhân loại và tính dân tộc: Giáo dục thể hiện thành tựu và xu thế phát triển ở mục  đích, nội dung, phương pháp là giá trị nhân loại. Mỗi cá nhân lĩnh hội những tinh hoa của nhân  loại để trở thành nhân cách. Mặt khác mỗi dân tộc đều có truyền thống lịch sử, văn hóa riêng nên  nền giáo dục mỗi nước đều có sắc thái riêng.
  2. Giáo dục có các chức năng quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển  của xã hội đó là: 1. Chức năng KT­SX: Giáo dục không là yếu tố của KT­SX, không trực tiếp làm ra của cải vật chất nhưng lại tác động  trực tiết đến hoạt động KT­SX của xã hội. Giáo dục đào tạo ra những con người lao động có tri thức, kỹ năng lao động đáp ứng các nhu cầu  của xã hội. Đồng thời tạo ra  những con người có khả năng sáng tạo ra công cụ lao động nhằm  nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế. Bản thân sự phát triển của giáo dục hình thành nên những nhu cầu sản xuất, nghề nghiệp phục  vụ cho nền giáo dục. Ví dụ nghề dạy học, nghề làm các cơ sở vật chất thiết bị giáo dục. Giáo dục góp phần phát triển nguồn nhân lực tái sản xuất mở rộng sức lao động vì sau mỗi giao  đoạn người lao động cứ già đi phải có thế hệ sau tiếp nối với trình độ phát triển đi lên mà việc  đào tạo đó thì con đường giáo dục là ngắn nhất. 2. Chức năng chính trị xã hội. Giáo dục chịu sự quy định của chính trị và hệ tư tưởng, xong bản thân giáo dục cũng có tác dụng  kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của xã hội, bằng sự tích hợp, lồng ghép hoặc các môn học cụ  thể hệ tư tưởng, đường lối chính sách được đưa vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học  thông qua việc tác động của nhà giáo dục mà hình thành những phẩm chất trong nhân cách con  người. Giáo dục trở thành một trong các con đường hiện thực hóa sức mạnh của chính trị và hệ  tư tưởng và con đường thuận lợi, hiệu quả và bền vững nhất. Ví dụ: Việc dạy học tư tưởng  Mac­Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo ra những lớp người Việt Nam vừa hồng vừa chuyên. Giáo dục cũng tác động mạnh mẽ đến cấu trúc xã hội làm thay đổi cấu trúc xã hội đặc biệt là  trình độ dân trí. Ví dụ: Năm 1945 ở Việt Nam 95% dân số là nông dân và mù chữ do ảnh hưởng của giáo dục mà  hôm nay 90% dân số phổ cập GDTH, tỷ lệ trí thức nâng cao hơn  3. Chức năng văn hóa – Khoa học Văn hóa – Khoa học và giáo dục là các hình thái khác nhau trong phạm trù hình thái ý thức xã hội.  Nó có quan hệ mật thiết chi phôi lẫn nhau. Các giá trị cơ bản của văn hóa, tri thức khoa học là nội dung, cấu trúc mục tiêu của giáo dục.  Ngược lại thông qua tác động có định hướng liên tục, giáo dục là con đường cơ bản, quan trọng  để bảo tồn, lưu giữ mở rộng các giá trị văn hóa. Chất lượng giáo dục có vai trò to lớn đối với quy mô và nhiều chỉ số phát triển kinh tế xã hội  quan trọng. Mục tiêu của giáo dục hướng đến là động lực phát triển cho xã hội. Qua việc phân tích trên ta  thấy rõ rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, ngành giáo dục là động lực phát triển  của xã hội, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy giáo dục là hoạt động cơ bản có tác động  đến sự tồn tại và phát triển của xã hội.  Liên hệ sư phạm: ­ Mỗi chế độ xã hội đều phải chú trọng đến phát triển giáo dục ­ Giáo dục phát triển đúng hướng có khả năng cải tạo xã hội vì vậy cần phải được tổ chức khoa  học hợp lý ­ Đổi mới giáo dục là tất yếu để dfáp ứng nhu cầu phát triển đồng thời góp phần vào phát triển  xã hội ­ bản thân nhà quản lí giáo dục cần nhận thức đúng vai trò của giáo dục để đề ra mục tiêu, quản  lý hoạt động giáo dục ở cơ quan minh sao cho có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển xã hội  ở đia phương nói riêng và xu thế chung của xã hội  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2