intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giáo dục học 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

96
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục học 2 là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông, giúp sinh viên có được hệ thống tri thức, kĩ năng cần thiết để tiến hành tốt các hoạt động dạy học và giáo dục trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Bài giảng được trình bày một cách hệ thống, ngắn gọn, rõ ràng các nội dung cơ bản về quá trình dạy học và giáo dục ở trường trung học phổ thông; sau mỗi chương có câu hỏi ôn tập, thảo luận, thực hành…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giáo dục học 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> (HỆ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT)<br /> <br /> BIÊN SOẠN: NGÔ THỊ KIM NGỌC<br /> <br /> (LƯU HÀNH NỘI BỘ)<br /> <br /> Quảng Ngãi, Năm 2017<br /> <br /> 0<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Giáo dục học 2 là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo giáo viên trung học<br /> phổ thông, giúp sinh viên có được hệ thống tri thức, kĩ năng cần thiết để tiến hành tốt<br /> các hoạt động dạy học và giáo dục trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.<br /> Tiếp nối bài giảng Giáo dục học 1, chúng tôi biên soạn bài giảng Giáo dục 2 gồm<br /> hai phần:<br /> Phần 1. Lí luận dạy học, trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về quá<br /> trình dạy học; các nguyên tắc dạy học; về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức<br /> quá trình dạy học trong nhà trường trung học phổ thông.<br /> Phần 2. Lí luận giáo dục, là hệ thống lí luận về tổ chức quá trình giáo dục (theo<br /> nghĩa hẹp) bao gồm những vấn đề cơ bản như: Bản chất, đặc điểm, qui luật của quá<br /> trình giáo dục; Nguyên tắc, phương pháp và nội dung giáo dục cho học sinh trung học<br /> phổ thông.<br /> Chúng tôi biên soạn trên cơ sở kế thừa chương trình Giáo dục học do Bộ Giáo<br /> dục và Đào tạo ban hành; đồng thời cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với xu thế phát<br /> triển của thời đại, đáp ứng phần nào yêu cầu của thực tiễn giáo dục các trường trung<br /> học phổ thông và nhu cầu học tập của các bạn sinh viên sư phạm.<br /> Bài giảng được trình bày một cách hệ thống, ngắn gọn, rõ ràng các nội dung cơ<br /> bản về quá trình dạy học và giáo dục ở trường trung học phổ thông; sau mỗi chương có<br /> câu hỏi ôn tập, thảo luận, thực hành… nhằm hỗ trợ sinh viên nắm bắt tri thức và luyện<br /> tập kĩ năng thực hành.<br /> Trong quá trình biên soạn, mặc dù chúng tôi đã cố gắng, song không thể tránh<br /> khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô và anh chị em sinh viên.<br /> <br /> 1<br /> <br /> PHẦN I. LÍ LUẬN DẠY HỌC<br /> CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC<br /> 1.1. Khái niệm về quá trình dạy học<br /> Dạy học là bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là con đường quan trọng nhất<br /> để thực hiện mục đích giáo dục toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ, đồng thời là phương<br /> thức để đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.<br /> Nói đến dạy học là nói đến hoạt động dạy và hoạt động học của thầy và trò trong<br /> nhà trường, với mục tiêu là giúp học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học, hình<br /> thành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo và thái độ tích cực đối với học tập và cuộc sống.<br /> Theo quan niệm trước đậy, dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên, nhiệm<br /> vụ chủ yếu là truyền đạt kiến thức cho học sinh, học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ và<br /> tái hiện; nhà trường chỉ chú ý đến hoạt động của giáo viên, đến phương pháp truyền đạt<br /> kiến thức một chiều mà ít quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh. Ngày nay,<br /> dưới ánh sáng của Lí luận dạy học và Tâm lí học sư phạm hiện đại, quan niệm dạy học<br /> là quá trình hoạt động tương tác giữa hai chủ thể: giáo viên (chủ thể của hoạt động dạy)<br /> và học sinh (chủ thể của hoạt động học). Hai hoạt động này phối hợp chặt chẽ với<br /> nhau, kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại.<br /> - Hoạt động dạy của giáo viên: Giáo viên là chủ thể, đóng vai trò là người lãnh<br /> đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của học sinh nhằm giúp học<br /> sinh tìm tòi, khám phá tri thức, qua đó thực hiện hiệu quả chức năng học của bản thân.<br /> Sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên thể hiện ở chỗ:<br /> + Đề ra mục tiêu, yêu cầu nhận thức - học tập cho học sinh.<br /> + Xây dựng kế hoạch hoạt động của mình và dự tính hoạt động tương ứng của<br /> học sinh.<br /> + Tổ chức thực hiện hoạt động dạy của mình với hoạt động nhận thức – học tập<br /> tương ứng của học sinh.<br /> <br /> 2<br /> <br /> + Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh.<br /> + Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, qua đó có biện pháp<br /> điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót của học sinh cũng như trong công tác giảng<br /> dạy của mình.<br /> - Hoạt động học của học sinh: Học sinh là đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời<br /> là chủ thể hoạt động tích cực, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát<br /> triển trí tuệ, năng lực nhận thức, phát triển nhân cách. Tính tích cực, chủ động nhận<br /> thức – học tập của học sinh thể hiện ở các mặt:<br /> + Tiếp nhận nhiệm vụ, kế hoạch học tập do giáo viên đề ra.<br /> + Tự lập kế hoạch hoặc cụ thể hóa các nhiệm vụ học tập của mình.<br /> + Tiến hành thực hiện các hành động, thao tác nhận thức – học tập nhằm giải<br /> quyết những nhiệm vụ học tập đã đặt ra.<br /> + Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình dưới tác động kiểm tra,<br /> đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân.<br /> + Phân tích kết quả nhận thức – học tập dưới tác động của giáo viên, qua đó cải<br /> tiến hoạt động học tập của bản thân.<br /> - Hoạt động dạy và hoạt động học luôn thống nhất biện chứng, gắn bó hữu cơ, bổ<br /> sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển để đạt đến mục tiêu dạy học, thiếu một trong hai hoạt<br /> động đó thì quá trình dạy học không diễn ra.<br /> <br />  Như vậy, quá trình dạy học là quá trình hoạt động thống nhất biện chứng giữa<br /> giáo viên và học sinh, trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức và điều khiển của giáo viên,<br /> học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của mình nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học.<br /> 1.2. Cấu trúc của quá trình dạy học<br /> Quá trình dạy học (QTDH) là một hệ thống toàn vẹn, bao gồm nhiều thành tố có<br /> mối quan hệ biện chứng với nhau.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1.2.1. Mục đích dạy học<br /> Mục đích dạy học là dự kiến về kết quả phải đạt được của quá trình dạy học, nó<br /> gắn với mục đích giáo dục nói chung, mục đích của từng bậc học nói riêng.<br /> Mục đích dạy học là điểm xuất phát trong quá trình dạy học, nó có chức năng<br /> định hướng, chi phối sự vận động của các nhân tố khác, đồng thời là tiêu chuẩn để<br /> đánh giá kết quả - chất lượng của quá trình dạy học.<br /> 1.2.2. Giáo viên và học sinh<br /> Giáo viên và học sinh là hai thành tố đặc biệt quan trọng, quyết định chất lượng<br /> của quá trình dạy học. Trong đó, giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo, định hướng, tổ<br /> chức, quản lí và điều khiển quá trình dạy học, học sinh là người giữ vai trò chủ động,<br /> tích cực và sáng tạo trong học tập, là người quyết định kết quả học tập.<br /> Nhà trường cần một đội ngũ giáo viên có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt,<br /> cần lực lượng học sinh có trình độ học lực cao, thái độ học tập nghiêm túc. “Dạy tốt,<br /> học tốt” là yêu cầu tối quan trọng để đảm bảo chất lượng dạy học của nhà trường.<br /> 1.2.3. Chương trình, nội dung dạy học<br /> Nội dung dạy học là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà người học cần lĩnh hội<br /> (gồm nhiều môn học được chọn lọc từ các lĩnh vực khoa học tương ứng). Nội dung<br /> chương trình được xây dựng phù học với mục đích dạy học và đặc điểm nhận thức của<br /> lứa tuổi học sinh. Nó tạo nên nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh.<br /> Như vậy, nội dung dạy học bị chi phối bởi mục đích dạy học và phục vụ trực tiếp<br /> cho việc thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học của nhà trường, nó quy định việc<br /> lựa chọn và vận dung phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học.<br /> 1.2.4. Phương pháp dạy học<br /> Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động dạy và học của giáo viên và học<br /> sinh, nó có chức năng xác định phương thức hoạt động dạy học theo nội dung nhất<br /> định nhằm thực hiện tốt mục đích dạy học, vì vậy phương pháp dạy học có vai trò rất<br /> lớn trong việc quyết định chất lượng dạy học.<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2