intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động và việc làm bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết dưới đây sau khi làm rõ khái niệm “thị trường lao động” và “việc làm bền vững”sẽ tập trung phân tích về các nhóm yếu tố cơ bản về mô hình hợp tác giữa GDNN và doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả đánh giá về những hạn chế trong hợp tác GDNN và doanh nghiệp hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy sự gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động và việc làm bền vững

  1. GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GẮN VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM BỀN VỮNG Hoàng Thị Minh Phương* Tóm tắt: Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) gắn với thị trường lao động và việc làm bền vững là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết dưới đây sau khi làm rõ khái niệm “thị trường lao động” và “việc làm bền vững”sẽ tập trung phân tích về các nhóm yếu tố cơ bản về mô hình hợp tác giữa GDNN và doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả đánh giá về những hạn chế trong hợp tác GDNN và doanh nghiệp hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy sự gắn kết giữa GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững. Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, thị trường lao động, việc làm bền vững, hợp tác doanh nghiệp 1. Đặt vấn đề Đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp (DN) là xu hướng tất yếu trong cơ chế thị trường. Việc gắn kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và DN. Ở nước ta hiện nay, mặc dù các cơ sở GDNN và DN đã nhận thức được lợi ích của việc hợp tác với nhau nhưng do vấn đề mới mẻ nên các bên còn lúng túng, chưa thực sự quyết tâm hợp tác. Hiện nay, chưa có một cơ chế đủ mạnh để ràng buộc các DN cung cấp cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực DN cần trong khoảng thời gian ngắn cũng như lâu dài, để các trường, các cơ sở GDNN căn cứ vào đó đào tạo đúng và trúng, tránh đào tạo dư thừa, mất cân đối. Qua đó, cơ quan quản lý nhà nước có thể dự báo nguồn nhân lực, những ngành nghề sẽ cần cho thị trường lao động trong tương lai… Câu chuyện kết nối cung - cầu trong đào tạo được nhắc đến nhiều nhưng vẫn khó thực hiện khi nơi đào tạo và nhà tuyển dụng chưa có tiếng nói chung về mặt chiến lược nhân lực. 2. Thị trường lao động và việc làm bền vững 2.1. Thị trường lao động Thị trường lao động (TTLĐ) là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có * Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 351
  2. sức lao động và một bên là người sử dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng. Về cơ bản TTLĐ cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật độc quyền… Đào tạo gắn với TTLĐ là đào tạo theo hướng cầu, thông tin của TTLĐ đưa ra về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động là căn cứ để các cơ sở GDNN tuyển sinh, phát triển chương trình, tổ chức đào tạo và cấp văn bằng chứng chỉ cũng như đổi mới quản trị đào tạo. 2.2. Việc làm bền vững Theo ILO, việc làm bền vững là cơ hội cho nam giới và nữ giới có được việc làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, bình đẳng, và nhân phẩm được tôn trọng. Theo Wikepedia thì việc làm bền vững là công việc tạo cơ hội cho cả nam và nữ được làm việc tự do, bình đẳng, an toàn và toàn vẹn nhân phẩm [8]. Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và Chiến lược phát triển việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đã chỉ ra các khía cạnh để nhận biết việc làm bền vững là: Cơ hội việc làm, làm việc trong điều kiện tự do, việc làm năng suất, bình đẳng trong công việc, an toàn tại nơi làm việc, bảo đảm nhân phẩm tại nơi làm việc. Các yếu tố cơ bản cấu thành việc làm bền vững bao gồm: - Các quyền của người lao động tại nơi làm việc: + Làm việc hiệu quả, làm việc với đúng trình độ cá nhân, bảo đảm nhân phẩm tại nơi làm việc; + Làm việc với các điều kiện chấp nhận được, bình đẳng, có cơ hội phát triển và hoàn thiện các kỹ năng cá nhân; + An toàn tại nơi làm việc hướng tới chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa các rủi ro; + Quyền tự do hiệp hội, xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, xóa bỏ sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp tại nơi làm việc. - Tạo việc làm và xúc tiến việc làm: Đây là một nội dung quan trọng trong việc làm bền vững, việc làm bền vững không chỉ tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội nói chung và người lao động nói riêng mà còn tạo ra việc làm mới và xúc tiến tạo việc làm. Tạo việc làm là đưa người lao động vào làm việc, tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. - Bảo trợ xã hội: Bảo trợ xã hội là một loạt các chính sách, chương trình công và tư được xã hội thực thi để đáp lại nhu cầu nảy sinh trong những tình huống 352
  3. khác nhau để cân bằng sự thiếu hụt hoặc suy giảm đáng kể của thu nhập từ công việc; Mục tiêu của bảo trợ xã hội là các đối tượng chính sách, nhóm yếu thế, trẻ em... thông qua việc cung cấp cho mọi người sự chăm sóc về sức khoẻ, nhà ở và các nhu cầu thiết yếu cơ bản khác. - Đối thoại xã hội: Đối thoại xã hội là công cụ để xây dựng sự đồng thuận và thực hiện các chính sách thông qua việc thúc đẩy sự tham gia và trao quyền cho các cá nhân tham gia và các tổ chức đại diện. Các cơ cấu đối thoại và quá trình đối thoại nếu thành công có khả năng giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng, tăng cường vai trò của quản lý của chính phủ, đảm bảo quan hệ lao động và xã hội hài hòa và ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế. 3. Mô hình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp để đào tạo gắn với thị trường lao động và việc làm bền vững 3.1. Các nhóm yếu tố cơ bản của mô hình hợp tác giữa GDNN và DN - Nhóm yếu tố lợi ích: Nhóm yếu tố này của mô hình được xác định trên cơ sở chia sẻ, gắn kết và hài hòa lợi ích giữa bên đào tạo nguồn nhân lực (các cơ sở GDNN) và bên sử dụng nguồn nhân lực (DN) đáp ứng nhu cầu của sản xuất. Đồng thời, góp phần tích cực vào lợi ích chung của quốc gia hướng vào tạo việc làm bền vững cho người lao động, giảm thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước. Theo đó, nội dung cơ bản của nhóm yếu tố lợi ích là xác định mục đích gắn kết nhằm đạt được lợi ích tối đa của cơ sở GDNN và lợi ích DN một cách hài hòa, “cả hai cùng thắng”; xác lập được DN hoặc nhiều DN đối tác (khách hàng) mục tiêu mà cơ sở GDNN cần hướng đến trong đào tạo để đem lại lợi ích cho cả 2 bên; tác động của mô hình gắn kết đến lợi ích xã hội (của người học và lợi ích chung của quốc gia). - Nhóm yếu tố quá trình: Đó là các yếu tố liên quan đến thiết kế mô hình với những hoạt động gắn kết cụ thể giữa cơ sở GDNN và DN để có thể hành động được nhằm đem lại lợi ích cho cơ sở GDNN, DN và xã hội về sản phẩm đào tạo có chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội, của DN. Theo đó, nội dung cơ bản của nhóm yếu tố quá trình bao gồm: Hình thành khung chiến lược gắn kết giữa cơ sở GDNN với DN trong đào tạo phù hợp với từng giai đoạn và tầm nhìn xa hơn nữa; xác định khung hoạt động của mô hình gắn kết tổng thể hoặc với các hình thức gắn kết cụ thể, riêng lẻ giữa trường cơ sở GDNN với DN trong đào tạo phù hợp với khả năng của trường và hướng tới đáp ứng nhu cầu của DN về nguồn nhân lực; xây dựng chính sách và cơ chế gắn kết giữa cơ sở GDNN với DN trong đào tạo. - Nhóm yếu tố bảo đảm (điều kiện): Đó là các yếu tố tạo môi trường đào tạo gần với môi trường làm việc của DN, chủ yếu liên quan đến các yếu tố bảo đảm chất lượng đầu ra đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của xã hội, của DN. Theo đó, nội dung cơ bản của nhóm yếu tố bảo đảm (điều kiện) là: chất lượng đội 353
  4. ngũ giảng viên, nhất là coi trọng việc giảng viên cơ sở GDNN đi thực tế tại DN để bổ sung, cập nhật kiến thức, công nghệ, nâng cao kỹ năng nghề, phương pháp giảng dạy (thực tế hóa giảng viên) và sử dụng giảng viên kiêm nhiệm từ thực tế của DN để sử dụng trong cơ sở GDNN; tăng cường mối tương tác giữa giảng viên và người sử dụng lao động được đào tạo...; thiết kế nội dung, chương trình, xây dựng giáo trình đào tạo bảo đảm chất lượng đầu ra của đào tạo phù hợp với yêu cầu của DN. 3.2. Tồn tại, hạn chế trong hợp tác giữa các cơ sở GDNN và DN - Về mặt nhận thức, cho đến nay chưa có sự thống nhất về khái niệm, cũng như nội hàm, cấu trúc mô hình gắn kết giữa đào tạo cơ sở GDNN và DN trong kinh tế thị trường; đồng thời cả cơ sở GDNN và DN cũng chưa có sự đồng điệu về tư duy, nhận thức đầy đủ, đúng, đồng thuận về nhu cầu gắn kết và hợp tác giữa các cơ sở GDNN và DN nên chưa thấy hết tính cấp thiết của sự gắn kết này. Hơn nữa, các hoạt động gắn kết vừa qua giữa cơ sở GDNN và DN thường có tính tự phát, thiếu bài bản. - Ở tầm vĩ mô, mặc dù đã có chủ trương tăng cường gắn kết giữa cơ sở GDNN và DN trong đào tạo, song Nhà nước chưa thể chế hóa mô hình gắn kết này thành cơ chế, chính sách rõ ràng và do đó cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nhằm tạo hành lang pháp lý để các cơ sở GDNN và DN thực thi trách nhiệm theo luật định dẫn đến hiện nay mối quan hệ này vẫn còn rất hạn chế “mạnh ai nấy làm”. - Vấn đề rất cốt yếu để cơ sở GDNN xây dựng và phát triển mô hình gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng của DN là phải trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải cho cơ sở GDNN, nhưng trên thực tế các cơ sở GDNN đang gặp phải những rào cản lớn liên quan đến quản lý vĩ mô, nhất là việc trao cho các cơ sở GDNN được tự chủ về đầu tư, tài chính, cơ cấu bộ máy và nhân sự, tiền lương, chương trình đào tạo... với nhiều khó khăn, vướng mắc. - Trong những năm qua đã xuất hiện một số mô hình gắn kết giữa cơ sở GDNN và DN khá hiệu quả, đem lại lợi ích cho sinh viên, cơ sở GDNN, DN và xã hội. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đánh giá rằng, việc gắn kết này đang có xu hướng trở thành trào lưu, mang tính hình thức và còn nặng về sự tài trợ, hỗ trợ của DN. Vấn đề quan trọng ở đây là chưa thiết lập được mối quan hệ tương tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, của DN. Trong đó, quan trọng nhất là cơ sở GDNN cũng chưa chủ động đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với nhu cầu việc làm của xã hội, nhu cầu sử dụng của DN, còn DN không chỉ thụ động trong việc hỗ trợ các trường để đưa sinh viên đến tham quan thực tế và thực tập, mà còn chưa tư vấn và đề xuất với các cơ sở GDNN trong việc định hướng chiến lược đào tạo trong nền kinh tế thị trường và đổi mới phương thức đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, của DN. 354
  5. 4. Một số giải pháp gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong đào tạo - Nâng cao nhận thức, quyết tâm của cả 2 phía, cả các cơ sở GDNN lẫn DN trong việc gắn kết và hợp tác với nhau trong đào tạo vì lợi ích của cả 2 bên, lợi ích của người học và lợi ích chung của xã hội. - Các cơ sở GDNN cần xây dựng chiến lược hành động cụ thể để định hướng và điều chỉnh hoạt động gắn kết giữa cơ sở GDNN và DN không trái với chính sách chung của Nhà nước, tạo hành lang, khung thể chế quản trị nhà trường gắn kết trên thực tế. Các chiến lược cần tập trung vào vấn đề bảo đảm chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các bên, thu hút đầu tư cơ sở vật chất, cơ chế động lực đối với giảng viên, với sinh viên... - Trong xu thế chuyển đổi cơ sở GDNN thành đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo (dịch vụ công hoặc dịch vụ xã hội), để thực hiện mô hình gắn kết giữa cơ sở GDNN với DN trong đào tạo, nhà trường cần tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu và triển khai, bao gồm cả gắn kết với DN trong đào tạo. Trong đó, thực hiện nguyên tắc chia sẻ, hài hòa lợi ích giữa các bên phù hợp với cơ chế thị trường trong đào tạo gắn kết với nhu cầu sử dụng của DN. - Về thiết chế tổ chức thực hiện mô hình gắn kết giữa cơ sở GDNN với DN trong đào tạo, các cơ sở GDNN cần thiết lập bộ phận chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình gắn kết này thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ sở GDNN và DN cụ thể. Thiết lập được mối quan hệ gắn kết với mạng lưới các DN phù hợp với sở trường của trường mình (cùng ngành nghề). Các cơ sở GDNN cũng có thể nghiên cứu thành lập tổ chức dịch vụ đào tạo gắn với nhu cầu của DN (marketing đào tạo, PR thương hiệu nhà trường, thông tin thị trường lao động, tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm...). - Tiếp tục triển khai cơ chế 3 bên: Nhà nước - Cơ sở GDNN - DN thông qua chương trình hợp tác giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; hợp tác với các hiệp hội DN, tập đoàn, DN lớn, có sử dụng nhiều nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt là những lĩnh vực thiếu nhân lực (công nghệ thông tin, du lịch,…); Tăng cường vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội các DN vừa và nhỏ, các hiệp hội nghề nghiệp... trong việc tham gia hoạch định chính sách, tham gia xây dựng các chuẩn; khuyến khích sự tham gia và giám sát của các hiệp hội nghề nghiệp trong các hoạt động GDNN. Hình thành bộ phận điều phối hoạt động DN, đơn vị sử dụng lao động gắn kết với GDNN ở các cấp với sự tham gia của đại diện cơ quan QLNN, đại diện DN, đơn vị sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp và đại diện cơ sở GDNN. Ban điều phối có trách nhiệm điều phối, hướng dẫn gắn kết hoạt động đào tạo 355
  6. giữa DN với cơ sở GDNN ở các cấp trung ương và địa phương phù hợp với định hướng phát triển chung; tư vấn, tham gia việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển GDNN trên cơ sở lấy ý kiến tham vấn của các DN, người lao động. - Hoàn thiện chính sách, pháp luật về sự tham gia của DN, đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động GDNN. + Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với DN, đơn vị sử dụng lao động, các hiệp hội nghề nghiệp tham gia GDNN trên cơ sở lợi ích và trách nhiệm xã hội của DN, đơn vị sử dụng lao động. Ban hành các chính sách đối với các cơ sở GDNN trong DN, đơn vị sử dụng lao động nhất là các cơ sở GDNN trong các DN cổ phần hóa đảm bảo sự bình đẳng giữa cơ sở GDNN trong DN và cơ sở GDNN công lập. Miễn thuế các hoạt động đào tạo do DN, đơn vị sử dụng lao động thực hiện đối với người lao động của chính DN hoặc cho xã hội. Có chính sách để DN, đơn vị sử dụng lao động được tham gia đào tạo GDNN theo đặt hàng của Nhà nước; liên kết đào tạo với các cơ sở GDNN; được tham gia vào tất cả các công đoạn của quá trình đào tạo như xây dựng danh mục ngành, nghề đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo; tham gia đào tạo tại cơ sở GDNN; đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. + Quy định về cơ chế cung cấp thông tin hai chiều về nhu cầu đào tạo, sử dụng và tuyển dụng lao độngcủa DN, đơn vị sử dụng lao động theo ngành, nghề, trình độ đào tạo cho cơ quan quản lý nhà nước về GDNN; thông tin phản hồi về chất lượng lao động đã qua đào tạo của các cơ sở GDNN; đồng thời thu nhận thông tin từ cơ sở GDNN về quy mô đào tạo, ngành, nghề đang đào tạo. + Nghiên cứu áp dụng một số mô hình hợp tác đào tạo giữa cơ sở GDNN và DN, đơn vị sử dụng lao động thành công trên thế giới đối với một số ngành/nghề; xây dựng mô hình công tư trong lĩnh vực GDNN; đẩy mạnh các hoạt động đào tạo GDNN tại DN, đơn vị sử dụng lao động để nâng cao kỹ năng nghề người lao động, thực hiện đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động khi DN thay đổi công nghệ. 5. Kết luận Việt Nam hiện nay vẫn còn trong quá trình chuyển từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường, đặc biệt là GDNN chuyển biến chưa theo kịp với những biến đổi trong kinh tế. Trong bối cảnh đó, quan hệ GDNN và các DN vẫn còn mang tính sơ khai và rất cần được xây dựng và hỗ trợ, vì mục tiêu cuối cùng - thông qua lợi ích của cả hai bên - là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và phát triển năng lực con người. Việt Nam đang có những nỗ lực ở tầm hệ thống để phát triển mối quan hệ giữa GDNN và các DN, nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và những đòi hỏi của thị trường lao động. Tuy hỗ trợ của nhà nước là 356
  7. rất quan trọng, nhưng việc gắn kết đào tạo với nhu cầu DN chỉ thực sự thành công nếu lãnh đạo các bên thống nhất nhận thức, quyết tâm thực hiện; các bên đều có chiến lược phát triển rõ ràng; có bộ phận chuyên trách thực hiện; cơ sở GDNN được tự chủ cao và có sự hỗ trợ cần thiết cả về cơ chế chính sách và tài chính, đất đai của Chính phủ, địa phương./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Azagra-Caro, J. M. (2007). “What Type of Faculty Member Interacts with what Type of Firm? Some Reasons for the Delocalisation of University-Industry Interaction”. Technovation 27 (11), pp. 704-715. 2. Carayol, N. (2003). “Objectives” Agreements and Matching in Science–Industry Collaborations. 3. Nguyễn Thị Hải Vân. (2008). Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và Chiến lược phát triển việc làm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. 4. Overseas Development institutes. (2007). Rural employment andmigration in search of decend work. 5. Viện Khoa học lao động xã hội. (2010). Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2009/10; 6. UNESCO. (1998). Học để cùng chung sống trong hòa bình và hòa hợp. 7. Reassembling the Pieces of the Puzzle “Research Policy” 32(6) pp. 887-908; 8. Http://en.wikipedia.org/wiki/Decent_work Wikipedia. 9. Http://www.ilo.org. 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1