SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA<br />
<br />
TRẦN MAI HƯƠNG<br />
<br />
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN<br />
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 2<br />
<br />
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI LIỆU<br />
TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC PHÁP LUẬT<br />
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
<br />
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)<br />
<br />
THANH HÓA - 2013<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Nội dung<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Trang<br />
2<br />
<br />
Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT<br />
<br />
3<br />
<br />
1. Khái niệm giáo dục pháp luật<br />
<br />
5<br />
<br />
2. Bản chất của pháp luật<br />
<br />
6<br />
<br />
3. Hệ thống pháp luật Việt Nam<br />
<br />
7<br />
<br />
Bài 2: MỘT SỐ KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN<br />
NỘI DUNG DẠY HỌC MÔN DGCD Ở TRƯỜNG THCS<br />
Bài 3: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH<br />
CỰC PBGDPL CHO HỌC SINH TRONG MÔN GDCD Ở THCS<br />
BÀI 4: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN<br />
GDCD THCS<br />
I. SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC MÔN GIÁO<br />
DỤC CÔNG DÂN THCS<br />
<br />
8<br />
<br />
19<br />
<br />
24<br />
<br />
25<br />
<br />
II. SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT ĐỂ DẠY HỌC MÔN<br />
GDCD THCS<br />
BÀI 5: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUYỀN TRẺ EM<br />
<br />
38<br />
<br />
BÀI 6: MỘT SỐ CÂU HỎI, TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT<br />
<br />
44<br />
<br />
1<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
<br />
Chương trình bồi dưỡng giáo viên phần địa phương do Bộ GD&ĐT đang<br />
triển khai xây dựng theo quan điểm và định hướng đổi mới công tác bồi dưỡng giáo<br />
viên. Quan điểm và định hướng này đặt yêu cầu phải biên soạn được chương trình<br />
bồi dưỡng thường xuyên thiết thực đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp của mỗi<br />
giáo viên và từng cơ sở giáo dục. Yêu cầu này tất yếu dẫn đến sự lựa chọn kiểu<br />
chương trình bồi dưỡng mềm dẻo linh hoạt, tạo khả năng thích ứng cao cho các giáo<br />
viên, giúp họ có thể đạt mục tiêu của chương trình bồi dưỡng theo nhịp độ riêng của<br />
bản thân.<br />
Thực tế hiện nay, ở nhiều trường THCS chưa coi trọng việc khai thác và sử<br />
dụng các thiết bị dạy học, việc áp dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế, hiệu quả<br />
chưa cao. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đối với GV<br />
GDCD chưa được quan tâm đúng mức nên còn gây khó khăn cho việc nâng cao<br />
chất lượng hiệu quả môn GDCD, đặc biệt là trong giảng dạy và phổ biến giáo dục<br />
pháp luật…<br />
Để đáp ứng công tác bồi dưỡng giáo viên của các địa phương, các tác giả đã<br />
biên soạn một số bài trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên môn GDCD,<br />
nhằm mục đích giới thiệu kịp thời phương pháp tiếp cận tài liệu bồi dưỡng thường<br />
xuyên mới.<br />
Với ý nghĩa đó, chương trình bồi dưỡng "giáo dục pháp luật và vấn đề khai<br />
thác, sử dụng tài liệu trong giảng dạy giáo dục pháp luật ở trường THCS" nhằm<br />
cung cấp thêm những kiến thức và kỹ năng cơ bản để giáo viên được luyện tập, có<br />
thêm kinh nghiệm xây dựng và tổ chức các hoạt động giảng dạy bộ môn. Tài liệu<br />
bồi dưỡng chu kỳ này viết theo hình thức đổi mới phù hợp với việc tự học, tự bồi<br />
dưỡng của giáo viên.<br />
Nhóm tác giả mong muốn nhận được những góp ý quý báu của đội ngũ giáo<br />
viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng của<br />
nội dung chương trình bồi dưỡng.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
NHÓM TÁC GIẢ<br />
2<br />
<br />
Bài 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT<br />
Thời gian: 6 giờ<br />
I. Mục tiêu<br />
1. Kiến thức<br />
- Nắm vững được một số khái niệm cơ bản về pháp luật và giáo dục pháp luật.<br />
- Hiểu được bản chất của pháp luật, các thuộc tính cơ bản của pháp luật.<br />
- Nhận thức được một số đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam.<br />
2. Kỹ năng<br />
- Biết phân biệt các hành vi thực hiện đúng pháp luật và các hành vi vi phạm<br />
pháp luật.<br />
- Giải thích được vì sao pháp luật mang tính xã hội.<br />
- Phân biệt được tính dân tộc, tính mở của pháp luật<br />
3. Thái độ<br />
- Có thái độ tự giác thực hiện đúng các quy định của pháp luật<br />
- Có thái độ tích cực trong việc tố giác các hành vi vi phạm pháp luật.<br />
II. Tài liệu và điều kiện hỗ trợ học tập<br />
- Phiếu học tập<br />
- Thông tin hỗ trợ<br />
- Tranh ảnh minh họa, băng hình<br />
- Các văn bản<br />
III. Nội dung<br />
Nội dung chính:<br />
* Khái niệm giáo dục pháp luật<br />
* Chức năng<br />
* Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục pháp luật trong trường THCS<br />
hiện nay.<br />
1. Khái niệm giáo dục pháp luật<br />
- Pháp luật: Là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây<br />
dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước, nhằm điều chỉnh<br />
các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội<br />
- Pháp lí: Lẽ phải theo pháp luật.<br />
3<br />
<br />
Ví dụ: Về mặt pháp lí, tài sản của vợ chồng do thu nhập mà có trong thời kì hôn<br />
nhân là tài sản chung; tính pháp lí của hợp đồng thuê nhà là ở chỗ nó được kí kết<br />
bằng văn bản; cơ sở pháp lí của vận chuyển hàng hóa là hợp đồng;...<br />
- Pháp quyền: Pháp luật (theo nghĩa rộng), thiên về tính hệ thống, bản chất theo<br />
góc độ khái quát triết học. ((nên làm rõ hơn)<br />
* Tầm quan trọng của việc phổ biến GDPL trong môn GDCD THCS:<br />
Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, XD Nhà nước pháp quyền<br />
XHCN & hội nhập quốc tế công tác PBGDPL của ngành GD cần được tăng cường<br />
thường xuyên, liên tục ở tầm cao hơn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực<br />
của đất nước. Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã và đang trở thành một<br />
trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể quần<br />
chúng, các tổ chức chính trị xã hội và được xã hội ngày càng quan tâm. Làm tốt<br />
công tác PBGDPL là góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách,<br />
rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường, tạo nếp sống,<br />
hành động “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".<br />
- PBGDPL trong nhà trường bao gồm hai lĩnh vực: phổ biến pháp luật và<br />
giáo dục pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể<br />
gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là<br />
một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của<br />
hệ thống giáo dục quốc dân<br />
Nói cách khác, giáo dục pháp luật là một hoạt động tự thân, thường xuyên của<br />
ngành giáo dục khác một số ngành khác. Giáo dục pháp luật trong nhà trường thực<br />
hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong chương trình<br />
giáo dục chính khóa qua các môn học như giáo dục công dân (trong các trường phổ<br />
thông) hoặc được lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan như môn đạo<br />
đức, tìm hiểu tự nhiên xã hội, sinh học, lịch sử,…<br />
2. Bản chất của pháp luật<br />
2.1. Bản chất giai cấp của pháp luật<br />
Pháp luật là một hiện tượng chính trị - xã hội cơ bản và rất phức tạp. Pháp<br />
luật vừa có tính giai cấp sâu sắc vừa có giá trị xã hội to lớn.<br />
Pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Pháp luật<br />
4<br />
<br />