intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Chia sẻ: Nguyễn Trung Phần | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1.213
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm 938, dân tộc Việt Nam khôi phục nền độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựng nhà nước phong kiến. Nền giáo dục phong kiến do nhà nước chỉ đạo được hình thành và phát triển qua 10 thế kỷ, cơ bản là giống nhau về cơ cấu, nội dung, cách tổ chức việc dạy và học, thi hành chế độ khoa cử. Các triều đại thường chú trọng việc xây dựng một trường đại học ở kinh đô, đặt các giáo chức ở các phủ, lộ để trông coi việc học hành. Tại các trường lớp tư gia, do các ông...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  1. . Giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Năm 938, dân tộc Việt Nam khôi phục nền độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựng nhà nước phong kiến. Nền giáo dục phong kiến do nhà nước chỉ đạo được hình thành và phát triển qua 10 thế kỷ, cơ bản là giống nhau về cơ cấu, nội dung, cách tổ chức việc dạy và học, thi hành chế độ khoa cử. Các triều đại thường chú trọng việc xây dựng một trường đại học ở kinh đô, đặt các giáo chức ở các phủ, lộ để trông coi việc học hành. Tại các trường lớp tư gia, do các ông đồ ngồi dạy trẻ. Các ông đồ được người dân tôn kính, quý trọng bởi họ là những nhà Nho, bậc hưi quan, các nhà khoa bảng. Nội dung dạy và học từ lớp tư gia đến các trường lớp ở lộ, phủ, kinh đô đều lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm sách giáo khoa. Các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn tổ chức các khoa thi (thi hương, thi hội, thi đình hay thi tiến sĩ) về cơ bản là giống nhau. Từ năm 1075, nhà Lý mở khoa thi Minh Kinh đầu tiên, đến năm 1919, nhà Nguyễn tổ chức khoa thi cuối cùng. Chế độ khoa cử của nền giáo dục phong kiến Việt Nam trải qua 844 năm với trên 180 khoá thi và hơn 2900 người đỗ từ tiến sĩ đến trạng nguyên. Trải qua nghìn năm lịch sử, nền giáo dục phong kiến Việt Nam đã đào tạo nhiều thế hệ tri thức tinh hoa của dân tộc, đồng thời cung cấp lực lượng chủ yếu cho hệ thống quan chức quản lý nhà nước và xã hội. Nền giáo dục ấy đã đào tạo nên nhiều nhà bác học, nhà văn, nhà viết sử, nhà giáo, thầy thuốc có danh tiếng cùng những thế hệ tri thức giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng, vun đắp nền văn hiến Việt Nam. Một nền giáo dục phong kiến coi trọng luân lý, lễ nghĩa, góp phần cơ bản xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Tuy nhiên, ý thức tồn cổ của Nho giáo đã cản trở những tư tưởng cải cách, kìm hãm sự phát triển của xã hội; phương pháp học khuôn sáo, giáo điều, nặng về tầm c hương trích cú, lý thuyết suông, chạy theo hư danh...là những hạn chế của nền giáo dục phong kiến Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX, thực dân pháp xâm chiếm nước ta. Nền giáo dục phong kiến Việt Nam bị thay đổi toàn bộ, chữ Hán thay bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Từ nội dung chương trình sách giáo khoa đến cách học, cách dạy, cách tổ chức các kỳ thi thay đổi, hệ thống các trường từ sơ cấp, tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học phổ thông đến các trường chuyên nghiệp, đại học dần dần được hình thành, thay thế các trường lớp cả nền giáo dục phong kiến. Thực dân Pháp coi nền giáo dục phong kiến là công cụ quan trọng để chinh phục thuộc địa. Chúng mở các trường nhằm đào tạo một số công chức cho bộ máy cai trị, các cơ sở kinh doanh...Số trường học ít và số người đi học ngày càng ít hơn. Trong khoảng từ năm 1931 đến năm 1940, cứ 100 người dân chưa được 3 người đi học và hầu hết là học bậc tiểu học và vỡ lòng, trên 3 vạn dân mới có một sinh viên (cao đẳng, đại học). Mặc dù đã thực hiện một số chính sách giáo dục nô dịch với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhưng thực dân Pháp vẫn không đạt được kết quảmong muốn. Phần lớn những người Việt Nam được Pháp đào tạo vẫn có ý thức dân tộc, một số không nhỏ có tinh thần yêu nư ớc chống Pháp, trở thành chiến sĩ cách mạng và đảng viên cộng sản. Từ khi Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp, giáo dục được coi là bộ phận của Cách mạng Việt Nam. Hội truyền bá Quốc ngữ thành lập năm 1938, Ðề cương Văn hoá Việt Nam ra đời năm 1943 là những mốc quan trọng trong đấu tranh của Ðảng trên lĩnh vực văn hoá, giáo dục. Tư tưởng dân tộc, khoa học đại chúng là những nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục Cách mạng Việt Nam. 2. Giáo dục Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. a.Giai đoạn xây dựng nền giáo dục dân tộc và dân chủ. Giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc (1945- 1954).
  2. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, nền giáo dục mới được hình thành trên cơ sở tiếp quản và cải tổ nền giáo dục Pháp thuộc. Nền giáo dục mới dược tiến hành trên 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng với mục tiêu cao cả là: "Tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng?, đề cao tinh thần khoa học, học tập và giảng dạy bằng tiếng Việt từ các trường phổ thông đến đại học. Trong phiên họp đầu tiên sau ngày 2- 9- 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động chiến dịch chống nạn mù chữ trong cả nước. Các lớp học bình dân được mở ở khắp nơi. Sau một năm, cả nước có gần 75.000 lớp học bình dân, trên 95.000 giáo viên và 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ. Từ tháng 9/1945, cả nước cùng khai giảng năm học mới. Nhân ngày khai trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho học sinh, trong đó Người chỉ rõ: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là một phần lớn ở công học tập của các em." Khi thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Các trường học ở thành phố di chuyển về nông thôn và các khu an toàn. Phong trào xoá mù chữ vẫn được duy trì. Ðến năm 1950, cả nước có trên 10 triệu người được xoá mù chữ và đã có 10 tỉnh, 80 huyện, 1424 xã, 7248 thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn xoán nạn mù chữ. Năm 1950, Trung ương Ðảng và Chính phủ quyết địng tiến hành cải cách giáo dục: Nền giáo dục của dân, do dân, vì dân được thiết kế trên 3 nguyên tắc: Dân tộc, khoa học, đại chúng?. Phương châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Ðến năm học 1953- 1954, ở vùng giải phóng đã có 3673 trường cấp I, 397 trường cấp II, 34 trường cấp III, 5 trường trung học chuyên nghiệp và 4 trường đại học. b.Giai đoạn giáo dục phục vụ sự nghiệp xây dựng XHCN ở miền Bắc và thống nhất đất nước (1954- 1975). Sau năm 1954, nền giáo dục dân chủ nhân dân được xây dựng trong kháng chiến chuyển hướng mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai ở miền Bắc là bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng nền giáo dục XHCN. Hệ thống giáo dục mới này được tiến hành không chỉ ở giáo dục phổ thông, mà còn ở giáo dục đại học và chuyên nghiệp. Nội dung giáo dục mới mang tính chất toàn diện trên bốn mặt: đức, trí, thể, mỹ. Phương châm giáo dục là "liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống xã hội". Do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các trường học và các cơ sở giáo dục vừa tiến hành sơ tán, vừa tiếp tục duy trì việc dạy và học ở tất cả các lớp học, các ngành học. Có thể nói, ngành giáo dục của nước ta trong thời kỳ này đã giữ vững được quy mô, chất lượng giáo dục và đạt được nhiều kỳ tích lớn. c.Giai đoạn xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất trong cả nước và đổi mới giáo dục Việt Nam. Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục là xây dựng một nền thống nhất theo định hướng XHCN. Giáo dục miền Nam, được sự hỗ trợ sức người, sức của từ miền Bắc, nhanh chóng khôi phục và hoạt động trở lại hoạt động bình thường. Ðến năm 1976, việc đào tạo sau đại học được triển khai, đến năm 1980 đã có 42 trường đại học và viện nghiên cứu khoa học được quyết định là cơ sở sau đại học. Tháng 1/1979, cuộc cách mạng lần thứ ba được triển khai. Hệ thống giáo dục mười hai năm được thiết kế thống nhất trong toàn quốc. Các bộ sách giáo khoa mới theo tinh thần và nội dung cải cách được thực hiện mỗi năm một lớp, bắt đầu từ năm học 1981- 1982. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp ở trung ương và địa phương được cải cách, từ mục tiêu đào tạo đến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy.
  3. Tuy nhiên, những khó khăn của nền kinh tế- xã hội nói chung và bản thân ngành giáo dục nói riêng đa tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của ngành, làm cho hệ thống giáo dục ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục đã xây dựng và triển khai chương trình phát triển giáo dục 3 năm (1987- 1990). Sau 3 năm đổi mới, ngành giáo dục đã dần tháo gỡ khó khăn, khắc phục tình trạng yếu kém và thu được những kết quả đáng khích lệ. Năm 1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học. Trước đó, Nhà nước đã quyết định phổ cập giáo dục tiểu học và xoa mù chữ là chương trình mục tiêu quốc gia, đặt mục tiêu đến năm 2000, tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đều đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ tư (khoá VII) đã đề ra Nghị quyết về "tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo". Nghị quyết nêu lên 4 quan điểm chỉ đạophát triển giáo dục - đào tạo trong đó nhấn mạnh giáo dục và đào tạo cùng với kho học công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Tháng 12- 1996, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Ðảng khoá VIII tiếp tục ra Nghị quyết chuyên đề về giáo dục đào tạo. Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua luật Giáo dục, tháng 12 - 1998. Trong những năm cuối thập kỷ XX, Giáo dục - Ðào tạo Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Quy mô giáo dục - đào tạo tăng nhanh. Tính đến tháng 8 ?1999, có hơn 93,7% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ, 85% tỉnh, thành và 90% quận, huyện đạt chuẩn quốc gia vè xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Nhiều tỉnh đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở. Giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số đã có những chuyển biến tích cực. Trên 100 trường dân tộc nội trú đã được xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc theo học. Ðội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi Olimpic quốc tế đem lại niềm tự hoà cho dân tộc Việt Nam. Hơn 25 năm qua, năm nào học sinh Việt Nam cũng mang về cho đất nước nhiều huy chương và nhiều giải cao trong các kỳ thi Olimpic về toán, vật lý, hoa học, sinh học, tin học, ngoại ngữ. Hơn nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam nhân dân Việt Nam đã xây dựng một nền giáo dục XHCN, có tính nhân dân, tính dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Ðây là cơ sở cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (Saigonnet)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2