intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

55
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Nối tiếp phần 1, phần 2 của "Giáo trình Bài giảng Nguyên lý kế toán" trình bày tính giá các đối tượng kế toán; chứng từ kế toán và kiểm kê tài sản; kế toán các quá trình kinh doanh chủ yếu trong doanh nghiệp; sổ kế toán và hình thức kế toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bài giảng Nguyên lý kế toán: Phần 2

  1. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN MỤC TIÊU: Sau khi nghiên cứu chương 4, người học hiểu được: - Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán. - Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá. - Các loại giá sử dụng trong kế toán. - Nguyên tắc căn bản và các yêu cầu trong tính giá. - Nguyên tắc và kỹ thuật tính giá một số đối tượng kế toán. 4.1. Khái niệm, yêu cầu và sự cần thiết phải tính giá 4.1.1. Khái niệm và yêu cầu a) Khái niệm Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo giá trị để biểu hiện các đối tượng kế toán phù hợp với các nguyên tắc kế toán cũng như các quy định cụ thể do nhà nước ban hành. b) Yêu cầu Tính giá cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Chính xác: Toàn bộ chi phí hình thành nên tài sản của đơn vị phải được ghi chép tính toán chính xác theo từng loại. - Thống nhất: Việc áp dụng phương pháp tính toán, xác định giá trị tài sản cùng loại giữa các đơn vị khác nhau phải như nhau. - Nhất quán: Phương pháp tính toán, xác định giá tài sản giữa các kỳ kế toán phải ổn định. 4.1.2. Sự cần thiết phải tính giá Do hình thái vật chất biểu hiện đa dạng nên muốn tổng hợp tình hình tài sản, tình hình chi phí sản xuất kinh doanh cũng như xác định kết quả hoat động cần thiết phải biểu hiện tất cả các đối tượng khác nhau về hình thái giá trị thông qua thước đo tiền tệ - thước đo mà thông qua đó kế toán thực hiện được chức năng cơ bản là cung cấp thông tin về tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. Để biểu hiện hình thái giá trị của các đối tượng kế toán khác nhau kế toán phải sử dụng phương pháp tính giá. Việc tính giá phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước ban hành và nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu chân thực. 4.2. Nguyên tắc tính giá 4.2.1. Nguyên tắc - Xác định đối tượng tính giá phù hợp. - Phân loại chi phí hợp lý.
  2. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán - Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp. 4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính giá - Ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi. - Yêu cầu quản lý trong nội bộ của doanh nghiệp. 4.3. Tính giá một số đối tượng kế toán 4.3.1. Tính giá hàng tồn kho Hàng tồn kho ở các doanh nghiệp có nhiều loại tùy theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Phạm vi đề cập trong phần này là: Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa trong kho. - Khi nhập kho: Được xác định tùy theo từng nguồn nhập như sau:  Mua ngoài: Trong đó: - Thuế không hoàn lại bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phần thuế GTGT phải nộp khi mua vật liệu (đối với doanh nghiệp không thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ. - Chi phí liên quan bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, phân loại, bảo hiểm, … vật liệu từ nơi mua về đến doanh nghiệp; công tác phí của nhân viên thu mua; chi phí thuê kho bãi, tiền phạt, tiền bồi thường; chi phí của bộ phận thu mua độc lập; số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có). - Các khoản ghi giảm bao gồm giảm giá vật liệu (do khoản tiền được người bán giảm trừ do hàng kém chất lượng, sai qui cách), chiết khấu thương mại (khoản tiền người mua được hưởng khi mua hàng số lượng lớn), hàng mua trả lại (giá trị hàng đã mua trả lại cho người bán). Ví dụ: Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ nhập kho, giá mua chưa thuế là 20 triệu đồng, VAT 5%. - Thuế giá trị gia tăng tính theo 1 trong 2 phương pháp: + Theo phương pháp khấu trừ: giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào là giá mua chưa có thuế. Giá nhập kho công cụ dụng cụ: 20 triệu đồng. VAT được khấu trừ: 1 triệu đồng. Tổng giá thanh toán: 21 triệu đồng. + Theo phương pháp trực tiếp: giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào là giá mua đã có thuế Giá nhập kho công cụ dụng cụ: 21 triệu đồng. Trang 79
  3. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán Tổng giá thanh toán: 21 triệu đồng.  Tự sản xuất, gia công chế biến: Chi phí phát sinh trong kỳ bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để làm ra thành phẩm. Ví dụ: Công ty sản xuất A có tài liệu sau: (đvt: đồng) - Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng: 300.000 - Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng: 1. Xuất nguyên vật liệu cho trực tiếp sản xuất: 7.000.000 2. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất: 3.000.000, nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất: 2.000.000 3. Chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng sản xuất là 3.000.000 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài tại phân xưởng là 2.200.000 5. Phế liệu thu hồi: 500.000 6. Số sản phẩm hoàn thành trong tháng 700sp; số dở dang cuối tháng 300sp với giá trị 200.000. Yêu cầu: Tính giá thành đơn vị của sản phẩm. Chi phí phát sinh trong kỳ = 7.000.000 + 3.000.000 + 2.000.000 + 3.000.000 + 2.200.000 = 17.200.000 Tổng giá thành sản phẩm = 300.000 + 17.200.000 – 200.000 - 500.000 = 16.800.000 Giá thành đơn vị sản phẩm = 16.800.000/700 = 24.000đ/sp  Trường hợp đi vay, mượn tạm thời vật liệu, công cụ dụng cụ của đơn vị khác: Giá thực tế = Giá thị trường - Khi xuất kho: Tùy vào đặc điểm của hàng tồn kho để quản lý doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp: - Phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp kiểm kê định kỳ. Để tính giá xuất kho doanh nghiệp có thể sử dụng một trong ba phương pháp: + Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, giá thực tế được tính theo cách: trực tiếp xuất ra sử dụng vật tư, hàng hóa nào thì tính theo giá thực tế vật tư, hàng hóa đó khi nhập. + Phương pháp bình quân gia quyền: Giá bình quân = Tổng giá trị hàng trong kho/ Tổng số lượng Giá trị hàng xuất kho = Giá bình quân x Số lượng hàng xuất Giá trị hàng tồn kho = Giá bình quân x Số lượng hàng tồn Trang 80
  4. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán  Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (bình quân một lần): Giá thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho x Giá đơn vị bình quân  Phương pháp bình quân liên hoàn: Theo phương pháp này, cách tính giống phương pháp bình quân cả kỳ tuy nhiên đơn giá bình quân được tính sau mỗi lần xuất kho. + Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, giả định hàng tồn kho được nhập kho trước thì được xuất trước. Việc sử dụng phương pháp nào là do doanh nghiệp quyết định nhưng phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán. Trong bài giảng này chỉ đề cập đến cách tính giá xuất kho cho doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Ví dụ: Một doanh nghiệp có các số liệu về biến động hàng hoá trong kỳ như sau (đơn vị: ngàn đồng): 1/1: Tồn kho đầu kỳ: 100 SP, trị giá 10.000/SP 10/1: Nhập 50 SP, trị giá 6.000/SP 15/1: Nhập 30 SP, trị giá 2.700/SP 17/1: Xuất 100 SP (50 thuộc tồn kho đầu kỳ, 50 thuộc lần nhập 10/1) 20/1: Nhập 50 SP, trị giá 5.000/SP Yêu cầu: Hãy tính giá vốn hàng bán. 1. Phương pháp thực tế đính danh: Giá vốn hàng bán = 50 x 10.000 + 50 x 6.000 = 800.000 2. Phương pháp bình quân gia quyền: - Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: (100 x 10.000) + (50 x 6.000 + 30 x 2.700 + 50 x 5.000) Giá vốn hàng bán = 100 x 100 + 50 + 30 + 50 = 709.130 - Phương pháp bình quân liên hoàn: (100 x 10.000) + (50 x 6.000 + 30 x 2.700) Giá vốn hàng bán = 100 x 100 + 50 + 30 = 767.222 - Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Giá vốn hàng bán = 100 x 10.000 = 1.000.000 Trang 81
  5. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán 4.3.2. Tính giá tài sản cố định a) Nguyên giá Được tính theo lượng giá trị của tài sản cố định ở thời điểm bắt đầu đưa vào sử dụng được gọi là giá ban đầu hay nguyên giá. Nguyên giá của tài sản cố định đươc xác định theo giá gốc, hiện giá, giá tri hơp lý, … tùy theo cách tài sản cố định được tạo ra. Nguyên giá của tài sản cố định trong một số trường hợp cụ thể như sau: - Nguyên giá của tài sản cố định mua ngoài bao gồm: giá mua và các chi phí liên quan để đưa tài sản vào sử dụng (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử, phí kho hàng, bến bãi, thuế trước bạ, phí hoa hồng, môi giới). - Nguyên giá của tài sản cố định xây dựng mới là giá thành xây dựng thực tế và giá trị quyết toán công trình. - Nguyên giá của tài sản cố định được cấp phát được tính theo giá ghi sổ của cấp trên. - Nguyên giá của tài sản cố định do các đơn vị, cá nhân góp vốn liên doanh tính theo giá đánh giá lại của hội đồng định giá. Chỉ được thay đổi nguyên giá của tài sản cố định trong các trường hợp: - Đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của nhà nước. - Xây lắp trang bị thêm cho tài sản cố định. - Thay đổi bộ phận của tài sản cố định làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng. - Cải tiến bộ phận của tài sản cố định làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra. - Áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước. - Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của tài sản cố định. b) Khấu hao tài sản cố định Ngoài việc tính giá trị ban đầu của tài sản cố định, còn phải phản ánh giá trị hao mòn của tài sản cố định trên cơ sở đó tính ra giá trị còn lại của tài sản cố định: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế Các phương pháp tính khấu hao bao gồm: - Phương phá khấu hao đều (Khấu hao theo đường thẳng): Theo phương pháp này, khấu hao tài sản cố định được tính đều và cố định cho mỗi kỳ kế toán. Công thức tính: Nguyên giá tài sản cố định Mức khấu hao năm = Số năm khấu hao - Phương pháp khấu hao theo mức độ hoạt động của tài sản cố định: Trang 82
  6. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán Được tính theo sản lượng hoặc ca máy, số giờ máy trong thời gian sử dụng tài sản cố định. Công thức tính: Nguyên giá x SLSX hay số ca máy, số giờ máy trong năm (quý, tháng) Mức khấu hao năm ( quý, tháng) = SLSX hay số ca máy, số giờ máy ước tính trong thời gian sử dụng TSCĐ - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Mức khấu hao được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) khấu hao cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định: Công thức tính: Mức khấu hao = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao cố định 1 Tỷ lệ khấu hao cố định = x Hệ số điều chỉnh x 100% Thời gian khấu hao Trang 83
  7. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 1. Sự cần thiết phải tính giá các đối tượng kế toán? 2. Tại sao khi tính giá kế toán phải đảm bảo tính tin cậy? 3. Tại sao khi tính giá kế toán phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động liên tục? 4. Để đảm bảo tính tin cậy trong tính giá kế toán phải tuân thủ những nguyên tắc chủ yếu nào? 5. Hãy nêu thành phần chủ yếu của giá gốc đối với nguyên vật liệu mua ngoài? 6. Hãy nêu thành phần chủ yếu của giá gốc đối với tài sản cố định mua ngoài? 7. Giá gốc của tài sản có điểm gì khác biệt so với giá trị thuần? Trang 84
  8. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán BÀI TẬP CHƯƠNG 4 PHẦN 1 – CÂU HỎI ĐÚNG SAI Hãy lựa chọn câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Mua TSCĐ hữu hình, giá mua chưa thuế 20.000.000, thuế GTGT khấu trừ 10% chi phí lắt đặt 1.000.000, nguyên giá TSCĐ là 20 Triệu. a. Đúng b. Sai Câu 2: Được cấp một số TSCĐ hữu hình đã sử dụng, số liệu được cung cấp như sau: - Nguyên giá 30 triệu - Giá trị hao mòn 2 triệu. - Giá trị còn lại 28 triệu. - Chi phí vật chuyển (do doanh nghiệp chịu) 1 triệu. - Nguyên giá của TSCĐ khi doanh nghiệp nhận về được xác định là 29 triệu. a. Đúng b. Sai Câu 3: Mua vật liệu nhập kho, giá trị mua chưa thuế là 1.000.000đ, Thuế GTGT khấu trừ là 10%, chi phí vận chuyển là 50.000đ giá gốc vật liệu mua vào là 1.150.000đ a. Đúng b. Sai Câu 4: Tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo giá trị để biểu hiện các đối tượng kế toán. a. Đúng b. Sai Câu 5: Phương pháp thực tế đích danh giả định hàng tồn kho được nhập kho trước thì được xuất trước. a. Đúng b. Sai Câu 6: Theo phương pháp bình quân gia quyền: Giá bình quân = Tổng giá trị hàng trong kho/ Tổng số lượng a. Đúng b. Sai Câu 7: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua một TSCĐ: giá mua 20.000.000, thuế GTGT 2.000.000, tiền vận chuyển lắp đặt 1.000.000, thuế GTGT 100.000, thuế nhập khẩu phải nộp là: 2.000.000. vậy nguyên giá của TSCĐ là 23.100.000. a. Đúng Trang 85
  9. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán b. Sai Câu 8: Mua TSCĐ hữu hình, giá mua chưa thuế 20.000.000, thuế GTGT khấu trừ 10% chi phí lắt đặt 1.000.000, nguyên giá TSCĐ là 20.000.00. a. Đúng b. Sai Câu 9: Giá thực tế bằng giá thị trường trong trường hợp đi vay, mượn tạm thời vật liệu, công cụ dụng cụ của đơn vị khác. a. Đúng b. Sai Câu 10: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế. a. Đúng b. Sai PHẦN 2 – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Dữ liệu sử dụng cho các câu hỏi 1 và 2: Tài liệu về nguyên vật liệu A tại công ty X trong tháng như sau: Tồn đầu kỳ: 10.000 kg, đơn giá 20.000 đ/kg Ngày 25: mua nhập kho 15.000 kg, đơn giá mua 22.000 đ/kg Ngày 28: xuất kho 20.000 kg cho trực tiếp sản xuất. Câu 1: Nếu công ty tính giá hàng xuất kho theo phương pháp FIFO thì giá trị 20.000 kg xuất kho ngày 28 là: a. 330 triệu đồng. b. 420 triệu đồng. c. 400 triệu đồng. d. 430 triệu đồng. Câu 2: Nếu công ty tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ thì giá trị 20.000 kg xuất kho ngày 28 là: a. 424 triệu đồng. b. 420 triệu đồng. c. 400 triệu đồng. d. 430 triệu đồng. Câu 3: Một dây chuyền sản xuất có giá trên thị trường là 835 triệu đồng, thiết bị này được doanh nghiệp X mua với giá là 800 triệu đồng, doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền Trang 86
  10. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán mặt 550 triệu đồng và còn nợ người bán 250 triệu đồng. Dây chuyền này được doanh nghiệp ghi nhận giá trị là: a. 835 triệu đồng. b. 250 triệu đồng. c. 550 triệu đồng. d. 800 triệu đồng. Câu 4: Công ty X mua lô hàng gồm 20 chiếc tivi LG, đơn giá mua trên hóa đơn là 7 triệu đồng (Công ty đã thanh toán toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng), chi phí vận chuyển của lô hàng là 1 triệu đồng. Người bán cho công ty hưởng chiết khấu thanh toán là 1,4 triệu đồng. Kế toán ghi nhận giá trị của lô hàng này là: a. 140 triệu đồng. b. 141 triệu đồng. c. 138,6 triệu đồng. d. 139,6 triệu đồng. Câu 5: Chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp được hưởng khi mua hàng sẽ làm: a. Giảm giá trị hàng mua. b. Giá trị hàng mua không thay đổi. c. Tăng giá trị hàng mua. d. Tất cả đều sai. Câu 6: Công ty X mua lô hàng gồm 20 chiếc tivi LG, đơn giá mua trên hóa đơn là 7 triệu đồng (Công ty đã thanh toán toàn bộ bằng tiền gửi ngân hàng), chi phí vận chuyển của lô hàng là 1 triệu đồng. Người bán cho công ty hưởng chiết khấu thương mại là 1,4 triệu đồng. Kế toán ghi nhận giá trị của lô hàng này là: a. 140 triệu đồng. b. 141 triệu đồng. c. 138,6 triệu đồng. d. 139,6 triệu đồng. Câu 7: Doanh nghiệp X mua một ôtô phục vụ sản xuất kinh doanh, giá mua chưa thuế là 546 triệu đồng, VAT 10% là 54,6 triệu đồng. Chi phí chạy thử là 5 triệu đồng. Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Kế toán ghi nhận nguyên giá ôtô này: a. 551 triệu đồng. b. 600,6 triệu đồng. c. 605,6 triệu đồng. d. 546 triệu đồng. Trang 87
  11. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán Câu 8: Doanh nghiệp nhập khẩu một thiết bị văn phòng, số tiền phải trả cho người bán nước ngoài là 10.000USD, thuế nhập khẩu 50%, thuế VAT 10%, tỷ giá 19.000đ/USD. Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Kế toán ghi nhận nguyên giá thiết bị này: a. 285 triệu đồng. b. 313,5 triệu đồng. c. 304 triệu đồng. d. Tất cả đều sai. Câu 9: Doanh nghiệp mua một số vật liệu nhập kho có giá mua chưa thuế là 5.500.000đ, thuế GTGT khấu trừ 10%, chi phí vận chuyển 100.000đ. Trị giá thực tế vật liệu nhập kho là: a. 5.500.000đ b. 5.600.000đ c. 5.100.000đ d. 6.150.000đ Câu 10: Có các số liệu: - Vật liệu tồn kho 10kg, đơn giá 10.000đ/kg - Mua nhập kho 10kg, giá mua chưa thuế là: 10.000đ/kg, thuế GTGT khấu trừ 10%, chi phí vận chuyền 500đ/kg. Xuất kho 15kg theo phương pháp FIFO, giá xuất kho là: a. 150.000đ b. 152.000đ c. 155.000đ d. 157.000đ PHẦN 3 – BÀI TẬP Bài 1: Tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại Tường Hưng, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, có các số liệu liên quan đến tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu trong tháng 09/20xx như sau: 1. Tồn kho đầu kỳ: 2.000kg, đơn giá 20.000 đồng/kg. Gồm hai hóa đơn: Hóa đơn 1: 1.500kg, đơn giá 20.000 đồng/kg; hóa đơn 2: 500kg, đơn giá 20.000 đồng/kg. 2. Nhập kho trong tháng 9/20xx : - Ngày 07/09: Nhập kho 8.000kg, đơn giá 21.000 đồng/kg. Trang 88
  12. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán Gồm hai hóa đơn: hóa đơn 1: 7.500 kg, đơn giá 21.000 đồng/kg; hóa đơn 2: 500 kg, đơn giá 21.000 đồng/kg. - Ngày 18/09: Nhập kho 12.000kg, đơn giá 22.000 đồng/kg. Gồm 2 hóa đơn: Hóa đơn 1: 10.000kg, đơn giá 22.000 đồng/kg; hóa đơn 2: 2.000kg, đơn giá 22.000 đồng/kg. - Ngày 25/09: nhập kho theo hóa đơn là 11.000 kg, đơn giá 25.000 đồng/kg. 3. Xuất kho trong kỳ : - Ngày 12/09: 9.000kg - Ngày 28/09: 10.000kg. Yêu cầu: Xác định trị giá vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp: - Phương pháp thực tế đích danh (hóa đơn 1 xuất hết mới đến hóa đơn 2). - Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO). - Phương pháp đơn giá bình quân  Tính 1 lần vào cuối tháng.  Tính cho từng lần xuất ra (ĐGBQ liên hoàn) Bài 2: Tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại Viễn Đông có các dữ kiện được kế toán ghi nhận trong các tài liệu sau: Tài liệu 1: Có số dư đầu kỳ trên các tài khoản: Tài khoản 152 : 20.000.000 đồng Tài khoản 153 : 20.000.000 đồng Tài liệu 2: Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Mua nguyên vật liệu nhập kho, tiền chưa trả người bán 110.000.000 đồng, trong đó bao gồm thuế GTGT 10%. 2. Mua vật liệu nhập kho trị giá 165.000.000 đồng, bao gồm 10% thuế GTGT, thanh toán cho người bán 50% bằng tiền mặt, nợ lại 50%. 3. Mua công cụ dụng cụ nhập kho trị giá 120.000.000 đồng, thuế GTGT là 5%, trả người bán bằng tiền gửi ngân hàng (chuyển séc), chi phí vận chuyển về kho trả bằng tiền mặt 10.000.000 đồng, thuế GTGT 5%. 4. Xuất kho nguyên liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm trị giá 80.000.000 đồng. 5. Xuất công cụ, dụng cụ dùng ở phân xưởng sản xuất, trị giá 50.000.000 đồng. 6. Xuất kho nguyên vật liệu 20.000.000 đồng dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm. 7. Xuất kho công cụ - dụng cụ trị giá 30.000.000 đồng dùng ở văn phòng. Công cụ này thuộc loại phân bổ 2 lần. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Tìm số dư cuối kỳ (tồn kho cuối kỳ) của tài khoản 152, 153. Bài 3: Tại một doanh nghiệp có các tài liệu về tình hình nhập, xuất vật liệu như sau:  Vật liệu tồn kho đầu tháng 100kg, đơn giá 10.000đ/kg. Trang 89
  13. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán  Tình hình phát sinh trong tháng - Ngày 02 nhập kho 200kg, giá mua ghi trên hóa đơn 9.600đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ 300.000đ. - Ngày 04 xuất kho 280kg để dùng cho hoạt động sản xuất. - Ngày 08 nhập kho 500kg giá mua ghi trên hóa đơn 9.400đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ 300.000đ. Khoản giảm giá mà bên bán cho hưởng với số liệu này 200.000đ. - Ngày 10 nhập kho 200kg, đơn giá nhập 10.200đ/kg. - Ngày 12 xuất kho 600kg vật liệu để sử dụng cho các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp. Yêu cầu: Xác định trị giá vật liệu xuất kho theo phương pháp FIFO, đơn giá bình quân liên hoàn và đơn giá bình quân tính 1 lần vào cuối kỳ. Bài 4: Tại một doanh nghiệp trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Mua một dây chuyền sản xuất có giá ghi trên hóa đơn là 660.000.000đ, bao gồm thuế 10% GTGT thanh toán bằng chuyển khoản. TSCĐ này sử dụng ở bộ phận sản xuất, thời gian sử dụng hữu ích 10 năm. 2. Mua thiết bị chế biến dùng cho phân xưởng sản xuất, tỷ lệ khấu hao 10%/năm, giá mua chưa thuế GTGT 10% là 1.180.000.000đ, chưa thanh toán cho người bán. Các chi phí liên quan đến quá trình lắp đặt chạy thử được tập hợp lại như sau: - Nguyên vật liệu xuất dùng 4.000.000 đồng. - Giải chi tạm ứng liên quan đến TSCĐ là 2.000.000đ. - Các chi phí khác thanh toán bằng tiền mặt 3.000.000đ. - Dịch vụ thuê ngoài chưa thanh toán 3.000.000đ. - Trả tiền thuê chuyên gia bằng tiền gửi ngân hàng 8.000.000đ. 3. Trang bị một thiết bị làm lạnh ở phân xưởng sản xuất có giá mua chưa thuế 1.920.000.000đ, thuế GTGT 10% thanh toán cho người bán 50% bằng chuyển khoản. Chi phí phát sinh liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt chạy thử 4.200.000đ do người bán thanh toán. Thời gian sử dụng hữu ích là 20 năm. 4. Nhận một dây chuyền công nghệ sử dụng ở phân xưởng sản xuất có nguyên giá 730.000.000đ, đã hao mòn 120.000.000đ, được bên liên doanh đánh giá lại 600.000.000đ, có tỷ lệ khấu hao 10%/năm. 5. Mua một xe tải nhẹ phục vụ cho sản xuất giá mua chưa thuế ghi trên hóa đơn 840.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho khách hàng. Biết rằng thời gian sử dụng hữu ích là 10 năm. 6. Trích khấu hao bộ phận sản xuất trong kỳ 35.000.000đ. Yêu cầu: Tính toán, hạch toán các nghiệp vụ trên. Bài 5: Trang 90
  14. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán Giả sử ở một doanh nghiệp sản xuất, trong tháng 8/2011, có số liệu về vật liệu chính N: - Tồn kho đầu thàng: 300kg; đơn giá 40.000đ/kg. - Phát sinh trong tháng: 1. Ngày 4/8, mua ngoài nhập kho 700kg. Giá mua là 38.000đ/kg, chưa thanh toán tiền cho người bán; chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền mặt: 1.050.000đ. 2. Ngày 9/8, xuất dùng cho sản xuất sản phẩm: 800kg. 3. Ngày 11/8, mua ngoài nhập kho: 1.000kg, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Giá mua ghi trên hóa đơn là 39.200đ/kg. Chi phí thu mua là 1.600.000đ được nhân viên thu mua chi bằng tiền tạm ứng; khoản giảm giá được bên bán chi lại bằng tiền mặt là 400.000đ. 4. Ngày 16/8, nhập kho 200kg mua bằng tiền mặt, giá mua 40.500đ. 5. Ngày 20/8, xuất dùng cho sản xuất sản phẩm: 700kg. 6. Ngày 24/8, xuất dùng cho phục vụ, quản lý SX: 400kg. 7. Ngày 25/8, nhập kho 500kg, giá mua 40.000đ/kg, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chi bằng tiền mặt: 500.000đ. 8. Ngày 29/8, xuất bán: 300kg. Yêu cầu: 1. Tính giá thực tế vật liệu chính N xuất kho theo từng phương pháp: Nhập trước – Xuất trước; giá bình quân sau mỗi lần nhập và giá bình quân cuối tháng. 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài 6: Có tình hình tài sản cố định tại 1 doanh nghiệp sản xuất và thương mại Á Châu trong tháng 2/20xx phát sinh như sau: 1. Dây chuyền công nghệ nhập về làm gia tăng tài sản cố định trong tháng là 400.000.000 đồng, tỷ lệ trích khấu hao 12%/năm. 2. Mua một hệ thống làm lạnh làm gia tăng tài sản cố định trong tháng là 600.000.000 đồng, tỷ lệ trích khấu hao 10%/năm. 3. TSCĐ giảm trong tháng là 600.000.000 đồng, tỷ lệ trích khấu hao 18%/năm. Yêu cầu: Tính số khấu hao của tháng 2/20xx, biết rằng số trích khấu hao trong tháng 1/20xx là 120.000.000 đồng. Bài 7: Có tài liệu về loại vật liệu A như sau: Tồn kho đầu tháng 04/20xx: - Vật liệu chính 500kg x 30.000đ/kg - Vật liệu phụ 200kg x 10.000đ/kg. Các nghiệp vụ nhập xuất trong tháng: - Ngày 05/04 nhập kho 1.000kg VL chính và 300kg VL phụ, giá mua là 27.000đ/kg VL chính, 9.500đ/kg VL phụ. Chi phí vận chuyển bốc dỡ 3.000.000đ, tính cho VL chính 2.500.000đ, VL phụ 500.000đ. - Ngày 08/04 nhập kho 500kg VL chính, giá mua 27.500đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 750.000đ. Trang 91
  15. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán - Ngày 12/04 xuất kho vật liệu để sản xuất sản phẩm: vật liệu chính 1.400kg, vật liệu phụ 350kg. Yêu cầu: Xác định trị giá vật liệu xuất dùng theo phương pháp đơn giá bình quân. Bài 8: Tại đơn vị kế toán X tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất thuế GTGT 10%. Trong tháng 4/N thu mua vật liệu M để phục vụ sản xuất. Có các tài liệu sau liên quan đến việc mua hàng: - Số tiền ghi trên hóa đơn (đã bao gồm thuế GTGT) : 154 triệu đồng. - Chi phí vận chuyển (chưa có thuế GTGT) : 4,5 triệu đồng. - Tiền lương, chi phí khấu hao của bộ phận thu mua độc lập : 340.000 đồng - Khối lượng vật liệu thu mua : 2.000kg. - Định mức hao hụt : 0,6kg. Yêu cầu: Tính tổng giá và đơn giá nguyên vật liệu M mua trong tháng 4/N trong các trường hợp sau: - Khối lượng vật liệu M thực nhập 2.000kg. - Khối lượng vật liệu M thực nhập 1.990kg. Bài 9: Tài liệu về nguyên vật liệu A tại doanh nghiệp trong tháng 3/N như sau: 1. Nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng: 2.000kg, đơn giá 60.000đ/kg 2. Biến động trong tháng: - Mua nguyên vật liệu nhập kho, số lượng 1.500kg, đơn giá 62.000đ/kg, đã trả bằng tiền mặt. - Xuất kho 2.300kg cho trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Xuất kho 200kg cho nhu cầu quản lý phân xưởng. - Mua nguyên vật liệu nhập kho, số lượng 1.600kg, đơn giá 65.000đ/kg, chưa thanh toán cho người bán. - Xuất kho 1.000kg cho trực tiếp sản xuất sản phẩm. Yêu cầu: 1. Tính giá trị nhập kho, xuất kho trong các trường hợp sau: - Doanh nghiệp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp FIFO. - Doanh nghiệp tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền (bình quân liên hoàn và bình quân cả kỳ dự trữ). 2. Định khoản trong trường hợp doanh nghiệp tính giá hàng xuất kho theo phương pháp FIFO. Bài 10: Tài liệu về nguyên vật liệu B tại một doanh nghiệp trong tháng 3/N như sau: 1. Số dư đầu tháng: TK 152: 1.020.000đ (nguyên vật liệu B: 200 lít x 5.100đ/lít) Trang 92
  16. Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán 2. Tình hình phát sinh trong tháng: - Ngày 5, nhập kho nguyên vật liệu B 400 lít, giá mua chưa thuế GTGT 5.300đ/lít, chưa trả tiền. Chi phí vận chuyển 40.000đ trả bằng tiền mặt. - Ngày 8, xuất kho nguyên vật liệu B 300 lít cho trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Ngày 18, nhập kho nguyên vật liệu B 300 lít, giá mua chưa thuế GTGT 5.500đ/lít, doanh nghiệp đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. - Ngày 20, xuất kho nguyên vật liệu B 500 lít cho trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Ngày 24, nhập kho nguyên vật liệu B 100 lít, giá mua chưa thuế GTGT 5.300đ/lít, chưa trả tiền. Chi phí vận chuyển 25.000đ trả bằng tiền mặt. - Ngày 26, xuất kho nguyên vật liệu B 50 lít cho quản lý phân xưởng. Yêu cầu: 1. Tính giá trị xuất kho và còn tồn cuối kỳ theo phương pháp FIFO, bình quân liên hoàn và bình quân cả kỳ dự trữ. 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Biết rằng: Vật liệu B chịu thuế GTGT 10%. Trang 93
  17. Chương 5: Chứng từ kế toán và kiểm kê tài sản CHƯƠNG 5: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ TÀI SẢN MỤC TIÊU: Sau khi nghiên cứu chương 5, người học hiểu được: - Chứng từ là gì? Các nội dung cần có của chứng từ theo luật kế toán. - Vai trò của chứng từ đối với kế toán và đơn vị kế toán. - Phân biệt các loại chứng từ, mục đích của việc phân loại. - Quy trình lập, xử lý và luân chuyển chứng từ. - Tại sao phải tiến hành kiểm kê, các phương pháp kiểm kê. - Vai trò của kiểm kê. - Vai trò của kế toán trong kiểm kê. 5.1. Chứng từ kế toán 5.1.1. Khái niệm Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ để ghi sổ kế toán (Điều 4 – Luật kế toán). Chứng từ kế toán điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định theo luật kế toán và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin băng từ, đĩa từ, các lọai thẻ kế toán (Điều 18 – Luật kế toán). Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. 5.1.2. Ý nghĩa - Chứng từ là căn cứ duy nhất để ghi sổ kế toán, xác định tính hợp lý, hợp pháp của nghiệp vụ. - Tính chất pháp lý của chứng từ kế toán: + Là căn cứ kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế. + Là căn cứ pháp lý của các số liệu. + Là căn cứ xác định trách nhiệm liên quan đến nghiệp vụ kinh tế. + Là căn cứ để thực hiện và kiểm tra tình hình nộp thuế. + Là căn cứ để cơ quan tư pháp giải quyết các khiếu nại, khiếu tố. 5.1.3. Nội dung chứng từ - Chứng từ kế toán vừa là căn cứ pháp lý, vừa là phương tiện ghi nhận thông tin do đó bất kỳ chứng từ kế toán nào cũng phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu là những yếu tố bắt buộc và sự vắng mặt của những yếu tố chủ yếu sẽ làm cho chứng từ trở nên không đầy đủ và không đáng tin cậy được quy định của luật kế toán như sau: + Tên và số hiệu của chứng từ.
  18. Chương 5: Chứng từ kế toán và kiểm kê tài sản + Ngày, tháng, năm lập chứng từ. + Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ. + Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ. + Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. + Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế. + Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan ... - Ngoài những nội dung chủ yếu chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ là những nội dung bổ sung bao gồm những yếu tố không bắt buộc có tác dụng làm rõ hơn thông tin phản ánh trên chứng từ: + Định khoản. + Hình thức thanh toán. + Thời gian thanh toán. … 5.1.4. Phân loại chứng từ Chứng từ kế toán có nhiều loại và tùy theo tiêu thức phân loại mà có thể được phân thành các nhóm khác nhau: a) Phân loại theo trình tự lập chứng từ - Chứng từ ban đầu (còn gọi là chứng từ gốc): là chứng từ được lập trực tiếp ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc vừa hoàn thành như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng, ủy nhiệm chi, … Chứng từ ban đầu là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán, quản lý và kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính. - Chứng từ tổng hợp: là chứng từ dùng để tổng hợp số liệu từ các chứng từ gốc cùng loại nhằm giảm bớt khối lượng ghi chép trên sổ kế toán như: chứng từ ghi sổ, bảng tổng hợp chứng từ gốc, bảng kê nộp séc, … Đặc điểm của chứng từ tổng hợp là chỉ có giá trị pháp lý khi có chứng từ ban đầu kèm theo. Cách phân loại này giúp cho kế toán viên tăng cường sử dụng chứng từ tổng hợp để giảm bớt số lần ghi sổ kế toán. Mặt khác, xác định được tầm quan trọng của từng loại chứng từ mà có cách sử dụng và bảo quản thích hợp. b) Phân loại theo địa điểm lập chứng từ - Chứng từ nội bộ: là chứng từ được lập trong phạm vi đơn vị kế toán. Một bộ phận chứng từ nội bộ chỉ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế, giải quyết những quan hệ trong nội bộ đơn vị như: bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất vật tư cho sản xuất, … Một bộ phận khác liên quan đến các nghiệp vụ xảy ra trong đơn vị nhưng để giải quyết các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài như: hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, giấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng, … - Chứng từ bên ngoài: là những chứng từ phản ánh về các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đơn vị kế toán nhưng được lập ra từ đơn vị khác như: hóa đơn bán hàng (liên 2), hóa đơn giá trị gia tăng (liên 2), … Phân chia chứng từ nội bộ và chứng từ bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra và xử lý các nghiệp vụ trong kế toán. Trang 95
  19. Chương 5: Chứng từ kế toán và kiểm kê tài sản c) Phân loại theo hình thức của chứng từ - Chứng từ giấy: là chứng từ phản ánh nội dung các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành bằng giấy tờ. - Chứng từ điện tử: là chứng từ kế toán mà các nội dung của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hóa mà không có sự thay đổi nội dung của chứng từ trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như: băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. d) Phân loại theo nội dung nghiệp vụ kinh tế - Chứng từ bán hàng: - Chứng từ tiền mặt. - Chứng từ tài sản cố định … e) Các cách phân loại khác như: theo công dụng của chứng từ, theo quy định của nhà nước, … 5.1.5. Trình tự xử lý và luân chuyển chứng từ a) Lập chứng từ - Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. - Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số. - Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ. - Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó. - Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng. b) Kiểm tra chứng từ: - Kế toán trưởng và kế toán viên kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám đốc. Trang 96
  20. Chương 5: Chứng từ kế toán và kiểm kê tài sản - Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan. - Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. - Kiểm tra việc chấp hành hệ thống kiểm soát nội bộ. - Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (Không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...) đồng thời báo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. c) Hoàn chỉnh chứng từ: - Sau khi kiểm tra kế toán viên thực hiện việc tính giá trên chứng từ, sắp xếp chứng từ kế toán và định khoản để hoàn thiện chứng từ. - Các chứng từ kế toán đã được kiểm tra và hoàn chỉnh sẽ là căn cứ để ghi sổ kế toán. d) Luân chuyển chứng từ: - Tổ chức luân chuyển giữa các bộ phận có liên quan trong đơn vị - Tổ chức luân chuyển trong nội bộ phòng kế toán. e) Lưu trữ và bảo quản chứng từ: - Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ. - Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. - Tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu, bị mất hoặc, bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận. - Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán. - Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. - Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây: + Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Trang 97
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2