intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang

Chia sẻ: Cuchoami2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

35
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực với mục tiêu giúp các bạn có thể củng cố kiến thức lý thuyết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống truyền lực; Phân tích đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày đúng phương pháp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống truyền lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) Mô đun: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG 9+ Ban hành kèm theo Quyết định số:202 /QĐ-CĐKG ngày 15 tháng 11 năm 2021 Của hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiên Giang Kiên Giang, năm 2021
  2. i TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu nầy thuộc loại Giáo trình, nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU -MÔ ĐUN “Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực” là Mô đun thực hành trong chương trình đào tạo bậc Cao Đẳng 9+ thuộc chuyên ngành Công nghệ ô tô của Trường Cao Đẳng Kiên Giang. -MÔ ĐUN “Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực” trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cơ bản về hệ thống truyền lực trên ô tô. Giáo trình đào tạo được cấu trúc thành 04 bài. -Nội dung của các bài thể hiện 2 phần cơ bản: + Phần lý thuyết: Đã được học xong phần cấu tạo Ôtô. Tuy nhiên, Trong nội dung của MÔ ĐUN “Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực” sẽ trình bày cụ thể hơn kết cấu và nguyên lý hoạt động của bộ phận, chi tiết trong hệ thống truyền lực. + Phần thực hành thể hiện đầy đủ phần tháo lắp, hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và xử lý hư hỏng của từng bộ phận, chi tiết trong hệ thống truyền lực. -Đây là MÔ ĐUN thực hành, được tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau để hoàn chỉnh giáo trình áp dụng giảng dạy thực tế tại trường. -Trong quá trình giảng dạy, tác giả sẽ tiếp tục cập nhật, điều chỉnh để giáo trình giảng dạy ngày càng hoàn thiện hơn. -Cảm ơn quý đồng nghiệp đã quan tâm, đóng góp nhiều ý kiến chuyên môn để tác giả hoàn thành giáo trình này. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp trong tương lai. Chân thành cảm ơn. Kiên Giang, năm 2021
  3. ii MỤC LỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... i Bài 1: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA LY HỢP ..................................................... 2 2. Cấu tạo và nguyên lý họat động của bộ ly hợp một đĩa .................................... 5 3. Cơ cấu điều khiển ly hợp .................................................................................. 6 4. Kiểm tra bên ngoài trước khi tháo ly hợp ......................................................... 9 5. Qui trình tháo lắp kiểm tra ly hợp ................................................................... 10 6. Qui trình tháo lắp xy lanh chính của ly hợp .................................................... 13 7. Những hư hỏng và sửa chữa ly hợp ................................................................ 17 8. Qui trình xả gió ly hợp .................................................................................... 19 Bài 2: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỘP SỐ .................................................. 20 1. Cấu tạo tổng quát hộp số ................................................................................. 20 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số .................................................... 22 3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số phụ (hộp số phân phối) ............. 30 4. Qui trình tháo lắp hộp số chính ....................................................................... 31 5. Những hiện tượng nguyên nhân hư hỏng và phương pháp khắc phục hư hỏng của hộp số chính .................................................................................................. 33 6. Những hiện tượng nguyên nhân hư hỏng và phương pháp khắc phục hư hỏng của hộp số phụ (tương tự như hộp số chính)....................................................... 35 7. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa hộp số ....................................... 35 Bài 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA CAR ĐĂNG ........................................... 41 1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các đăng khác tốc ..................................... 41 2. Cấu tạo nguyên lý hoạt động các đăng đồng tốc............................................. 46 3. Qui trình tháo lắp carđăng khác tốc ................................................................ 47 4. Những hư hỏng và sửa chữa carđăng .............................................................. 48 5. Qui trình tháo lắp carđăng đồng tốc ................................................................ 49 Bài 4: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA CẦU CHỦ ĐỘNG................................... 52 1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cầu chủ động ......................................... 52 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bộ vi sai ....................................................... 53 3. Bán trục ........................................................................................................... 58 4. Qui trình tháo, lắp cầu chủ động ..................................................................... 60 5. Kiểm tra- bảo dưỡng sửa chữa cầu chủ động .................................................. 63 6. Chuẩn đoán những hư hỏng cầu chủ động sau ............................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................................................. 66
  4. 1 GIÁO TRÌNH MÔĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực Mã mô đun: M 15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Là mô đun chuyên ngành Cơ khí động lực bậc Cao Đẳng 9+. Được bố trí sau khi học xong các môn học đại cương; các môn học/mô đun kỹ thuật cơ sở; cấu tạo ôtô; mô đun bảo dưỡng- sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và các chi tiết cố định; Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống phân phối khí - bôi trơn và hệ thống làm mát; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống đánh lửa và nhiên liệu động cơ xăng; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống phun xăng điện tử; Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống điện ô tô. - Tính chất: Là môn học thực hành, thuộc mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu của mô đun - Về kiến thức + Củng cố kiến thức lý thuyết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống truyền lực + Phân tích đúng các hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày đúng phương pháp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng các bộ phận trong hệ thống truyền lực. - Về kỹ Năng + Biết rõ qui trình và hình thành kỹ năng thao tác tháo lắp và các bước kiểm tra khắc phục hư hỏng của các bộ phận trong hệ thống truyền lực đúng Qui trình, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. + Thành thạo trong việc sử dụng các dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm. + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thực hiện công việc. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Thực hiện công việc độc lập theo nhiệm vụ đã xác định và chịu trách nhiệm một phần hoạt động của nhóm + Đánh giá được kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm kết quả công việc của nhóm Nội dung của mô đun:
  5. 2 Bài 1: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA LY HỢP Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp bảo dưỡng sửa chữa ly hợp Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng - Củng cố kiến thức lý thuyết về kết cấu và hoạt động các loại ly hợp thông dụng hiện đang bố trí trên ô tô - Trình bày được qui trình tháo lắp và tháo lắp đúng YCKT - Phân tích được các hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, trình bày các giải pháp khắc phục và biện pháp bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật - Bảo dưỡng- sửa chữa được bộ ly hợp đúng kỹ thuật - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị Nội dung chính: 1. Cấu tạo tổng quát bộ ly hợp Hình 1.1 Cấu tạo tổng quát bộ ly hợp 1.1. Bánh đà Bánh đà được bắt chặt với trục khuỷu nhờ các bulong định tâm, trên bề mặt được gia công nhẵn làm mặt tựa của ly hợp. Đồng thời có các chốt định tâm bảo đảm đồng tâm giữa bánh đà và võ. Bánh đà được làm bằng thép, đôi khi được làm bằng gang có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và giải nhiệt tốt 1.2. Đĩa ma sát
  6. 3 Hình 1.2 Cấu tạo đĩa ma sát 1.Lò xo giảm chấn 2.Tấm ma sát 3.Đinh tán 4.Moayơ có rãnh then hoa -Đĩa bao gồm một moayơ có rãnh then hoa và một tấm kim loại phẳng hình tròn được phủ vật liệu ma sát -Rãnh then hoa nằm giữa trung tâm đĩa ma sát và ăn khớp với răng then hoa trên trục sơ cấp. Làm trục sơ cấp và đĩa ma sát quay. Tuy nhiên đĩa ma sát này được tự do trượt về phía trước hay phía sau trên trục trục sơ cấp -Các lò xo trên đĩa masát gọi là lò xo chống rung hay giảm chấn. Khi ly hợp đóng, mâm ép sẽ ép chặt đĩa masát với bánh đà đang quay, lò xo bị nén và giảm chấn khi đĩa bắt đầu quay cùng bánh đà -Giữa hai bề mặt ma sát còn các lò xo đệm bề mặt bằng phẳng, nó có mãng gợn sóng hay uốn cong. Lò xo này cho phép tấm vật liệu sát uốn cong về phía trong và yếu đi trong khi ly hợp bắt đầu đóng. Gọi là đóng êm dịu 1.3. Mâm ép ly hợp Chế tạo bằng vật liệu chịu tải. Mâm ép phải được chuyển động tịnh tiến theo chiều trục. Có ba loại: kiểu lò xo cuộn – kiểu lò xo lá – kiểu bán ly tâm 1.4. Kiểu lò xo cuộn -Sử dụng những lò xo cuộn nhỏ tương tự như lò xo supap. Bề mặt mâm ép là một vòng tròn lớn đĩa ma sát tiếp xúc vào, thường được cấu tạo bằng sắt và kim loại. Bề mặt sau của mâm ép là bề mặt có các lò xo và đòn bẩy được gắn với cần lỳ hợp. Trong suốt quá trình hoạt động, mâm ép duy chuyển về phía trước và phía sau bên trong vỏ ly hợp -Cần đẩy được lắp bên trong mâm ép, được nâng lên và dịch chuyển bề mặt mâm ép ra xa so với bánh đà. Các cuộn lò xo hình elip nhỏ gắn vòng quanh mâm ép, cần đẩy giữ chúng từ vị trí lò xo về vị trí làm việc
  7. 4 Hình 1.3 Cấu tạo bộ ly hợp kiểu lò xo cuộn Vỏ bao mâm ép bao bọc các lò xo, cần đẩy và bề mặt mâm ép. Nó được chia thành nhiều lỗ vì giữa các bộ phận mâm ép liên kết bộ phận lại với nhau. Các lỗ nằm quanh cạnh ngoài của nắp thì dùng để bắt chặt mâm ép và bánh đà 1.5. Kiểu lò xo lá (lò xo mặt trời) Hình 1.4 Cấu tạo bộ ly hợp kiểu lò xo lá 1.6. Nguyên lý hoạt động -Đĩa ép mặt trời hoạt động khi trung tâm của đĩa được đẩy vào động cơ, thì cạnh ngoài của nó đi ngược lại phía động cơ. Điều này sẽ tách đĩa ly hợp và đĩa ép trượt ra xa so với bánh đà. Khi trung tâm của lò xo được nhả ra thì lò xo sẽ trở lại trạng thái bình thường. Lúc đó cạnh ngoài của đĩa ép mặt trời sẽ đẩy bề mặt mâm ép vào trong đĩa ly hợp 1.7. Khớp ngắt ly hợp
  8. 5 Hình 1.5 Cấu tạo khớp ngắt ly hợp 1.8. Ổ bi đỡ Ổ bi đỡ hoặc ống lót định hướng đặt ở cuối đầu trục khuỷu. Nâng đỡ cuối trục sơ cấp hộp số. Thường ống lót được làm bằng đồng cứng, có thể thay thế ổ bi đũa hoặc bạc đạn cầu 1.9. Vỏ bảo vệ ly hợp Vỏ bảo vệ ly hợp được bắt chặt ở phía sau động cơ gồm một bộ ly hợp, vỏ hộp có thể làm bằng nhôm, Magie hay gang. Ở phía sau vỏ được bắt chặt với hộp số tay bằng các bulong 2. Cấu tạo và nguyên lý họat động của bộ ly hợp một đĩa 2.1. Cấu tạo ly hợp ma sát 1 đĩa Hình 1.6 Cấu tạo ly hợp ma sát 1 đĩa 2.2. Nguyên lý hoạt động -Khi đạp pedal ly hợp, sức đẩy cơ khí của bộ phận ly hợp hoặc các bộ phận đòn bẩy đẩy lên càng đẩy ly hợp. Càng đẩy di chuyển bạc đạn chà đến giữa các mâm ép, bề mặt mâm ép bị đẩy ra khỏi đĩa ly hợp tách rời đĩa ma sát ra khỏi bánh đà. -Do đó trục khuỷu động cơ quay mà không làm quay đĩa ly hợp. Moment không truyền đến các bánh xe chủ động
  9. 6 -Khi pedal ly hợp được nhả ra, sức ép các lò xo ở bên trong mâm ép đẩy về phía trong đĩa ly hợp. Làm khóa chặt bánh đà, đĩa ma sát, mâm ép lại với nhau. Động cơ quay, làm quay trục sơ cấp hộp số. Moment truyền từ hộp số đến các bánh xe chủ động. 2.3. Ly hợp ma sát nhiều đĩa Khi cần truyền moment quay với một lực lớn đòi hỏi kích thước bố trí nhỏ gọn người ta thường dùng ly hợp nhiều đĩa ma sát, trên ôtô tải thường gặp ly hợp hai đĩa ma sát. Nguyên lý hoạt động tương tự như ly hợp ma sát 1 đĩa 3. Cơ cấu điều khiển ly hợp Bộ ly hợp các loại trên ôtô được điều khiển ngắt truyền động giữa động cơ và hộp số nhờ vào bộ cơ cấu dẫn động ngắt ly hợp. Có 5 loại cơ cấu dẫn động cho công tác ngắt ly hợp - Cơ cấu dẫn động cơ khí - Cơ cấu dẫn động thủy lực - Cơ cấu dẫn động cơ khí trợ lực khí nén - Cơ cấu dẫn động thủy lực có trợ lực áp thấp - Cơ cấu dẫn động thủy lực có trợ lực khí nén 3.1. Cơ cấu điều khiển cơ khí Hình 1.7 Cơ cấu điều khiển cơ khí Thường sử dụng trên những ôtô du lịch và xe có công suất thấp. Không tiện lợi cho những ôtô tải nặng nhất là các trường hợp được bố trí xa người lái
  10. 7 -Khi đạp pedal thì cần đẩy tác dụng lên ống dẫn hướng, ống dẫn hướng sẽ đi ngược lại so với chuyển động của pedal. Dầu của ống chuyển hướng sẽ nối với các cần nhả ly hợp, cần nhả ly hợp này sẽ tác dụng và tỳ lên bạc đạn chà kéo mâm ép ra xa làm cho đĩa ly hợp tách khỏi bề mặt bánh đà. Khi nhấc chân lên khỏi pedal. Lò xo hoàn lực sẽ kéo pedal trở về vị trí ban đầu làm cho các bộ phận sau đó trở về vị trí cũ và mâm ép sẽ ép đĩa ly hợp trở lại bánh đà. Ly hợp được kết nối lại 3.2. Cơ cấu dẫn động cơ khí sử dụng cáp -Cơ cấu điều khiển ly hợp bằng cáp cấu tạo gồm một sợi cáp dây bằng thép và bên ngoài được bọc bởi một vỏ bao dùng để truyền chuyển động của pedal đến càng tách ly hợp -Khi người tài xế đạp lên pedal, ly hợp nhả ra, tách rời đĩa ma sát với bánh đà. Khi pedal được buông ra thì lò xo hoàn lực được gắn ở pedal trở về vị trí ban dầu và sợi cáp cũng bị kéo trở lại, lúc này càng ly hợp sẽ nhả ra dẫn đến ly hợp đóng lại Hình 1.8 Cơ cấu dẫn động cơ khí sử dụng cáp 3.3. Cơ cấu điều khiển thủy lực 3.3.1. Cấu tạo
  11. 8 Hình 1.9 Cơ cấu điều khiển thuỷ lực Xilanh chính cung cấp áp suất thủy lực cho hệ thống. Gồm một piston 1 gắn vào xilanh chính, piston có cuppen bằng cao su ở hai đầu. Cuppen làm kín giữa piston và thành xilanh. Một bình chứa dầu được gắn ở bên trên xilanh chính dùng để chứa dầu thắng. Đường ống cấu tạo bằng kim loại bên ngoài bọc cao su. Xilanh phụ gồm một bộ piston bên trong xilanh và một đòn nối với càng ly hợp Hình 1.10 Sơ đồ cơ cấu điều khiển thuỷ lực 3.3.2. Nguyên lý hoạt động -Khi ấn pedal xuống, hệ thống sẽ đẩy piston trong xilanh chính, dòng dầu chảy vào đường ống và đến xilanh con, áp lực hình thành trong xilanh con đẩy piston và đòn nối tác động lên càng mở ly hợp làm tách ly hợp -Khi pedal được buông, một lò xo trên pedal kéo pedal trở về vị trí ban đầu, các lò xo bên trong hai xilanh sẽ đẩy piston về vị trí ban đầu, dầu chạy ngược về bình 3.3.3. Cơ cấu điều khiển ly hợp bằng thủy lực có trợ lực khí nén Hệ thống này có cơ cấu điều khiển giống như cơ cấu điều khiển bằng thủy lực. Nhưng trên xylanh phụ của hệ thống trang bị bộ trợ lực khí nén
  12. 9 4. Kiểm tra bên ngoài trước khi tháo ly hợp TT Bước công việc Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Kiểm tra, bổ sung dầu dầu -Quan sát bằng - Mức dầu trong trong bình chứa) mắt thường khoảng MIN đến MAX 2 Kiểm tra rò rỉ dầu Quan sát bằng Thay thế những chi mắt thường tiết bị chảy dầu (phớt) 3 Kiểm tra chiều cao chân côn Thước thẳng - Chiều cao chân côn tính từ sàn xe: (139-149)mm 4 Điều chỉnh chiều cao chân Clê Hãm chặt đai ốc khi côn nếu cần. điều chỉnh xong. 5 Kiểm tra hành trình tự do Thước thẳng 5 – 15 mm của chân côn
  13. 10 6 Điều chỉnh hành trình tự do Clê Hãm chặt đai ốc khi nếu cần điều chỉnh xong. 5. Qui trình tháo lắp kiểm tra ly hợp 5.1. Qui trình tháo TT Bước công việc Dụng cụ Hình ảnh minh họa YCKT A Tháo từ trên xe: 1 - Tháo các chi tiết - Cờ lê, - Chú ý lắp liên quan bên ngoài khẩu… ghép các hộp số chi tiết - Tránh mất mát chi tiết 2 - Tháo các bulong - Cờ lê - Nới đều bắt mặt lắp ghép - Khẩu 17 các bu lông giữa hộp số và theo trình động cơ tự chéo nhau. 3 - Tách mặt lắp - Vít dẹp - Lưu ý vấn ghép giữa hộp số - Con đội… đề an toàn và động cơ, lấy hộp số ra ngoài
  14. 11 4 Tháo đĩa ép và đĩa - Bút dạ - Lấy dấu ma sát ra khỏi bánh quang hoặc trước khi đà: đột dấu. tháo. - Lấy dấu vị trí lắp ghép của bộ ly hợp với báng đà 5 - Tháo các bulong - Khẩu 12. - Nới đều bộ ly hợp ra khỏi - Cần hãm. các bu lông bánh đà (gồm: Bố Bánh đà. theo trình ly hợp, đĩa ép, vỏ - Tay tự chéo bộ ly hợp) nhau. - Tránh rơi rớt các chi tiết 6 Tháo vòng bi cắt ly - Dùng tay, - Không hợp (Ổ bi T). vít dẹp làm vênh phe chặn vòng bi. 5.2. Qui trình lắp -Được thực hiện ngược lại Qui trình tháo -Dùng trục định tâm đĩa ma sát của bộ ly hợp -Đúng vị trí lắp ghép giữa bộ ly hợp và bánh đà -Siết bulong đều, đối xứng 5.3. Kiểm tra chi tiết 1 Kiểm tra tình Quan sát - Không trạng bề mặt làm bằng mắt chai cứng, việc của bánh đà. thường. nứt, vỡ. 2 Kiểm tra độ - Đồng - Độ không
  15. 12 không phẳng của hò xo phẳng phải bề mặt bánh đà. - khẩu 17. nhỏ hơn 0,2mm. 3 Kiểm tra tình Quan sát - Bề mặt trạng làm việc bằng mắt đĩa không của đĩa ma sát. thường. bị láng, bị cháy và bị nứt vỡ. Các lò xo, đinh tán và các rãnh then không bị lỏng, nứt 4 Kiểm tra độ mòn - Thước - Khoảng của đĩa ma sát. cặp. cách từ đầu đinh tán đến bề mặt đĩa phải lớn hơn 0,5mm. 5 Kiểm tra tình trạng Quan sát -Phải nhẵn, bề mặt làm việc bằng mắt không trầy của đĩa ép. thường. xước thành gờ, không nứt vỡ .
  16. 13 6 Kiểm tra độ - Thước - Độ không không phẳng bề thẳng. phẳng phải mặt làm việc của - Căn lá. nhỏ hơn đĩa ép. 0,2mm. 7 Kiểm tra lò xo Quan sát - Không màng và nắp ly bằng mắt nứt, vỡ, hợp. thường. cong vênh, mòn và lỏng các đai ốc 8 Kiểm tra ổ bi T Quay bạc Không bị đạn bằng dính, tay không có tiếng kêu bất thường. 6. Qui trình tháo lắp xy lanh chính của ly hợp 6.1. Cấu tạo cơ cấu điều khiển ly hợp Hình 1.11 Cấu tạo cơ cấu điều khiển ly hợp
  17. 14 6.2. Cấu tạo xy lanh chính Hình 1.12 Cấu tạo xy lanh chính 6.3. Qui trình tháo xy lanh chính ly hợp TT Bước công việc Hình ảnh minh họa Dụng cụ YCKT I Tháo xy lanh chính từ trên xe: 1 Tháo ống dẫn Cờ lê hoặc - Tránh dầu: khẩu xoắn ống dẫn dầu - Tránh hư hỏng đầu lục giác - Dùng bình hứng dầu 2 Tháo 2 bulong và kéo xylanh ra - Nới đều bulong
  18. 15 3 Lấy xylanh ra Tay - Tránh rơi khỏi xe rớt Tháo xylanh ra II chi tiết 1 Kéo cao su chắn Tay - Tránh làm bụi cùng với cần rách cao su đẩy 2 Tháo phe gài Tay, Kềm - Tay giữ piston mở phe, tránh phe gài văng mất hoặc trúng mắt 3 Tháo piston Khí nén hoặc - Tránh gỗ, dầu văng piston thắng trúng vào người, tránh hư hỏng piston 4 Lấy piston, lò Tay - Để vào xo, cupen, van 1 khay chiều (nếu có) ra - Tránh rơi khỏi xylanh rớt 5 Vệ sinh sạch sẽ Nước, khí - Sạch sẽ, các chi tiết nén tránh trầy xước piston 6.4. Qui trình lắp xy lanh chính ly hợp -Lắp theo thứ tự ngược với qui trình tháo -Bôi dầu thắng lên piston và lòng xylanh chính ly hợp 6.5. Kiểm tra, sửa chữa
  19. 16 6.5.1. Kiểm tra xy lanh -Kiểm tra lòng xy lanh phải được nhẵn bóng, không có vết cạo, rỗ, xước. Nếu không thay mới, sửa chữa -Độ côn cho phép: 0.05mm. Nếu không như tiêu chuẩn thì thay mới 6.5.2. Kiểm tra piston -Piston phải nhẵn bóng, không có vết cào xước -Piston không được mòn quá 0.05 đến 0.07mm so với đường kính tiêu chuẩn -Khe hở giữa piston và xy lanh cho phép tới: 0.025 đến 0.03mm 6.5.3. Kiểm tra lò xo hồi vị Các lò xo hồi vị không được có vết rỗ trên mặt ngoài của dây lò xo và phải đủ tiêu chuẩn về lực đàn hồi, độ giảm cho phép 10% trị số nguyên thủy. 6.5.4. Kiểm tra cúpen Để kiểm tra cúpen ta làm như sau -Rửa sạch lòng xy lanh -Bôi một lớp mỡ mỏng dầu phanh vào lòng xy lanh đưa cúpen vào lòng xy lanh -Dùng ngón tay dẩy nhẹ cúpen vào, làm cho cúpen chuyển động trong lòng xy lanh -Nếu di chuyển được cúpen còn sử dụng nếu đẩy mạnh mà cúpen không di chuyển được thì cúpen đã bị giãn nở, mất tác dụng cho sự làm việc vì vậy phải thay mới 6.5.5. Hiệu chỉnh bàn đạp ly hợp -Muốn hiệu chỉnh độ cao của pedal ly hợp ta phải hiệu chỉnh hành trình ty đẩy bàn đạp ly hợp -Sự điều chình này phải đảm bảo đủ áp lực dầu cho bàn đạp, độ cao của pedal phải cao hết tầm, nếu độ cao không đủ thì phải điều chỉnh ở cây đẩy xy lanh ta nới lỏng các đai ốc và xoay đi để phần ren của nó được đi vào hay đi ra để có độ cao thích hợp, sau đó siết chặt đai ốc và kiểm tra pedal 6.5.6. Hiệu chỉnh khe hở bạc đạn chà -Việc hiệu chỉnh này được tiến hành ở xylanh con để tạo khe hở giữa bạc đạn chà và càng mở ly hợp. Được tiến hành như sau Kiểm tra độ cao của ly hợp -Nới lỏng đai ồc trên cây đẩy xylanh con và tháo chốt ra -Đẩy càng ly hợp về phía trước cho đều khi bạc đạn chà bắt đầu tiếp xúc với đòn mở ly hợp -Đẩy cây đẩy piston xylanh con đến vị trí mở sau đó lắp chốt lại trên càng mở ly hợp, phải chú ý bạc đạn chà bắt đầu ép lên các đòn mở, khoá chốt, kiểm tra sự vận hành của toàn bộ hệ thống -Kiểm tra lại mức dầu trên bình chứa để trong quá trình điều chỉnh không có ảnh hưởng sự lẫn lộn của bọt khí trong hệ thống
  20. 17 7. Những hư hỏng và sửa chữa ly hợp Hư hỏng Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa -Điều chỉnh sai chiều dài cây -Chỉnh lại. đẩy gắp vòng bi buýt tê. 1.Bị trượt -Lò xo mâm ép bị gãy. -Thay mới. trong lúc nối -Đĩa ly hợp bị mòn ma sát. -Tán bố lại, thay đĩa mới. khớp ly hợp. -Ba cần bẩy bị cong. -Chữa lại, không được kẹt. -Đĩa ly hợp bị dính dầu mỡ. -Rửa sạch hay thay mới. -Chỉnh sai 3 cần bẩy. -Chỉnh lại. -Mặt bố đĩa ly hợp bị dính dầu -Thay mới đĩa ly hợp. 2. Bị rung, mỡ hoặc lỏng đinh tán. không êm khi -Chiều cao 3 cần bẩy không -Chỉnh lại. nối khớp ly thống nhất. hợp. -Đĩa ly hợp bị kẹt trên trục sơ -Bôi trơn, sửa chữa. cấp hộp số. -Mặt bố đĩa ly hợp, các lò xo -Thay mới các chi tiết mâm ép bị vỡ. hỏng. -Khoảng hành trình tự do của -Chỉnh lại. bàn đạp ly hợp không đúng. 3. Ly hợp -Đĩa ly hợp hoặc mâm ép bị -Thay mới các chi tiết không cắt cong, vênh. hỏng. hoàn toàn -Các mặt bố ma sát ly hợp bị -Tán đinh lại. được. long đinh tán. -Chiều cao 3 cần bẩy không -Chỉnh lại. thống nhất. -Moayơ ly hợp kẹt trên trục sơ -Sửa chữa, bôi trơn. cấp hộp số. -Moayơ then hoa quá mòn lỏng -Thay chi tiết mới đã mòn trên trục sơ cấp hộp số. khuyết. 4. Bộ ly hợp -Các lò xo giảm dao động xoắn -Thay mới đĩa ly hợp. bị khua ở vị của đĩa ly hợp bị yếu hoặc gãy. trí nối khớp. -Động cơ và hộp số không ngay -Định tâm và chỉnh lại. tâm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2