intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng và vận hành máy nâng (Nghề: Vận hành cần cầu trục - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng và vận hành máy nâng (Nghề: Vận hành cần cầu trục - Trung cấp) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Giới thiệu chung về máy nâng; Bảo dưỡng máy nâng; Di chuyển máy nâng; Điều khiển máy nâng không tải; Điều khiển máy nâng có tải; Xếp dỡ hành hóa bằng máy nâng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng và vận hành máy nâng (Nghề: Vận hành cần cầu trục - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH MÁY NÂNG NGHỀ:VẬN HÀNH CẦN, CẦU TRỤC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu về qui mô, chất lượng và tiến độ thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, yêu cầu xây dựng cầu đường sân bay bến cảng, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, sản xuất để phát triển đất nước chúng ta đã áp dụng nhiều công nghệ, và thiết bị mới tiên tiến của các nước trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu học tập cho học viên của nhà trường, qui mô chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác thi công, khai thác kỹ thuật máy thi công. Trường cao đẳng Cơ Giới Ninh Bình biên soạn nội dung giáo trình Bảo dưỡng và vận hành máy nâng. Sách cung cấp những khái niệm cơ bản về máy, thiết bị nâng, lựa chọn và khai thác máy, sử dụng, bảo dưỡng và vận hành máy nâng an toàn hiệu quả. Quá trình biên soạn mặc dù cố gắng nhưng không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi chân thành cảm ơn và mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, các nhà chuyên môn, bạn đọc, để cuốn sách ngày càng hoàn thiện. 2
  4. MỤC LỤC Tuyên bố bản quyền 1 Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Bài 1. Giới thiệu chung về máy nâng 4 Bài 2. Bảo dưỡng máy nâng 25 Bài 3. Di chuyển máy nâng. 31 Bài 4. Điều khiển máy nâng không tải. 37 Bài 5. Điều khiển máy nâng có tải. 39 Bài 6. Xếp dỡ hành hóa bằng máy nâng 41 3
  5. 4
  6. BÀI 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY NÂNG HÀNG 1. Giới thiệu chung 1.1. Công dụng Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại máy nâng hàng có kích cỡ hình dạng khác nhau. Máy nâng hàng là một trong những phương tiện chính để cơ giới hóa xếp, dỡ hàng ( bao, kiện, hàng rời…) trong kho bãi, nhà máy, bến cảng…. 1.2. Sơ đồ chung Hình.1.1. Cấu tạo xe nâng 1. Càng nâng (lưỡi nâng); 2. Giá đỡ càng nâng; 3. Khung nâng; 4. Xy lanh nâng hạ; 5. Xy lanh nghiêng khung; 6. Bánh xe; 7. Đối trọng; 8.Khung cabin; 9. Bánh lái; 1.3.Phân loại Phân loại theo nguồn động lực thì máy nâng có hai loại chính: - Loại dùng nguồn động lực là ắc qui; - Loại dùng nguồn động lực là động cơ đốt trong (động cơ xăng, động cơ diezen) 1.4. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng a. Máy nâng hàng chạy bằng điện ác quy + Ưu điểm: 5
  7. - Có thể làm việc trong một môi trường rộng lớn; - Tiết kiệm được chi phí nhiên liệu do sử dụng điện rẻ hơn; - Hầu như không có tiếng ồn và khí thải, thích hợp với các công ty sản xuất thực phẩm; - Dễ bảo dưỡng. + Nhược điểm: - Thời gian sử dụng ngắn, thông thường xe nâng chỉ phù hợp sử dụng cho ca làm việc 8h/ngày. Nếu cần sử dụng hơn thời gian cần phải có bình sạc dự phòng cũng như hệ thống pa – lăng để thay thế bình điện; - Trong hầu hết các trường hợp, nếu môi trường làm việc có độ dốc cao, xe nâng thường xuyên bị hư hỏng và đồng thời tuổi thọ bình điện giảm đáng kể. b. Máy nâng hàng chạy bằng động cơ diezel + Ưu điểm: - Phổ biến, dễ sử dụng; - Thời gian làm việc được lâu, có thể làm việc liên tục 3 ca mà không làm giảm hiệu suất công việc; - Có thể làm việc trong nhiều điều kiện về môi trường, phạm vi làm việc rộng. + Nhược điểm: - Tiếng ồn động cơ và lượng khí thải thoát ra nhiều; - Xoay và trở trong phạm vi hẹp yếu, thông thường 1 chiếc xe dầu 2,5 tấn cần 1 khoảng 3,985m để có thể quay ngang 900 với pallet hàng kích thước 1000*1100 mm. c. Máy nâng hàng chạy bằng động cơ xăng + Ưu điểm : - Giảm đáng kể tiếng ồn và lượng khí thải so với xe dầu cùng loại - Thời gian làm việc được lâu, có thể làm việc liên tục được 3 ca mà không làm giảm hiệu suất công việc, môi trường làm việc đa dạng - Phổ biến, dễ sửa chữa như xe dầu + Nhược điểm: - Tiếng ồn động cơ; - Lượng khí thải ra nhiều - Nhiên liệu sử dụng đắt d. Các thông số cơ bản của máy nâng hàng Là các thông tin thể hiện các tính chất của các chi tiết trên xe nâng hạ như hình dáng,kích thước... gồm các thông số được thể hiện qua bảng sau: 6
  8. 7
  9. Hình 1.2. Các thông số cơ bản của máy nâng hàng 2. Các bộ phận chính máy nâng 2.1. Động cơ a. Động cơ điện Động cơ AC là một trong những động cơ hoạt động với dòng điện xoay chiều, có tải trọng lớn, được sử dụng phổ biến trên các loại xe nâng hàng hiện nay. Trên thị trường, đây là dòng điện được nhiều người lựa chọn để lắp đặt. Hình1.3. Động cơ điện xoay chiều AC trên máy nâng 8
  10. * Cấu tạo Động cơ AC thường có cấu tạo cơ bản từ 2 phần, đó là Roto và Stato. + Rotor là từ trường có thể tạo ra các mô-men xoắn do dòng điện xoay chiều cung cấp. Đây là từ trường có thể tạo ra bởi các nam châm vĩnh cửu. Khi hoạt động nó cũng chỉ cần 1 nguồn để cấp điện. + Stator có cuộn dây cảm ứng để giúp dòng điện xoay chiều AC đi qua. Dưới tác động đó, nó tạo ra phần từ trường quay và một Rotor bên trong. Từ trường này được gắn vào trục đầu ra, giúp cho từ trường thứ thứ hai quay. Động cơ AC xoay chiều trên xe nâng hàng hiện nay thường có các thiết kế liên quan mật thiết đối với các cầu trúc của nó. Do đó, một catalog về động cơ hoàn chỉnh có thể giúp cho quý khách hàng có được một thiết bị phù hợp nhất với mình trong suốt quá trình sử dụng. * Phân loại động cơ điện AC Động cơ AC khi hoạt động được phân thành 2 loại. Đó là: + Động cơ 3 pha: Đây là máy phát điện hoạt động và sử dụng dòng điện xoay chiều 3 pha. Trong một số dây chuyền sản xuất lớn, các ngành công nghiệp nặng, người ta thường sử dụng nó để nâng cao năng suất làm việc. + Động cơ 1 pha: Là loại động cơ có công suất nhỏ, có thể ứng dụng trong những quy mô sản xuất hạn hẹp. Trong khi đó, cấu tạo của nó cũng rất đơn giản, nhỏ gọn,… nên chỉ cần một nguồn điện có 2 dây để hoạt động. * Công suất Động cơ AC có công suất làm việc lên đến 80W. Với mức công suất này, nó có thể giúp cho các thiết bị xe nâng hàng tiết kiệm khoảng thời gian và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Trong các điều kiện môi trường làm việc nặng nhọc thì đây là một trong những dòng điện được sử dụng nhiều nhất. * Khả năng vận hành Những chiếc xe nâng điện sử dụng động cơ xoay chiều AC có kết cấu bền vững, nên khả năng chịu tải, vận hành của nó rất tốt vì nhờ có cơ chế bảo vệ. Hơn thế, khả năng điều khiển và tốc độ của nó có thể quay một cách linh động. Khi vận hành sẽ giúp cho xe nâng hàng có được hiệu quả tốt nhất. b. Động cơ đốt trong * Khái niệm về động cơ đốt trong Động cơ đốt trong là một loại động cơ nhiệt, trong đó quá trình đốt cháy nhiên liệu và quá trình giãn nở sinh công đều được thực hiện ngay bên trong xi lanh của động cơ. * Phân loại động cơ đốt trong + Phân loại theo nhiên liệu tiêu thụ: động cơ xăng, động cơ Diezel và động cơ gas hay còn gọi động cơ chạy khí. 9
  11. + Phân loại theo cách đốt cháy nhiên liệu trong buồng cháy: đốt cưỡng bức bằng tia lửa điện như trong động cơ xăng và động cơ chạy bằng khí, động cơ đốt do tự cháy như ở động cơ Diezel. + Phân loại theo số xilanh: động cơ 1 xilanh và động cơ nhiều xilanh. + Phân loại theo cách bố trí xilanh: động cơ một hàng xilanh, động cơ hai hàng xilanh hình chữ V, động cơ xilanh xếp hình sao. a c b Hình 1.4. a - động cơ một hàng xilanh; b - động cơ 2 hàng xilanh hình chữ V; c - động cơ xilanh xếp thành hình sao + Phân loại theo chuyển động của piston: động cơ piston chuyển động tịnh tiến hay gọi ngắn gọn là động cơ piston và động cơ piston quay hay còn gọi là động cơ rôto như động cơ Walkel. + Phân loại theo số hành trình của piston: động cơ 2 kỳ, động cơ 4 kỳ. + Phân loại theo điều kiện nạp: động cơ tăng áp và động cơ không tăng áp. * Cấu tạo chung của động cơ đốt trong Động cơ đốt trong bao gồm các cơ cấu và các hệ thống sau: + Các cơ cấu: Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có sự liên kết tạo thành phục vụ một nhiệm vụ nào đó của động cơ. Trên động cơ đốt trong gồm các cơ cấu sau - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền - Cơ cấu phân phối khí + Các hệ thống: Hệ thống là tập hợp các bộ phận tạo thành, mỗi bộ phận có một nhiệm vụ riêng biệt. Khi hợp thành hệ thống chúng đảm bảo cho một nhiệm vụ nào đó của động cơ. Trên động cơ đốt trong gồm các hệ thống sau: 10
  12. - Hệ thống bôi trơn - Hệ thống làm mát - Hệ thống cung cấp nhiên liệu - Hệ thống khởi động - Hệ thống đánh lửa (Động cơ xăng). 2.2. Hệ thống truyền lực 2.1. Ly hợp a. Sơ đồ cấu tạo Hình 1.5. Cấu tạo bộ ly hợp ma sát kép 1. Bánh đà; 2. Lò xo đĩa bị động; 3. Đĩa ép trung gian; 4. Đĩa bị động; 5. Đĩa ép 6. Bulông hạn chế; 7. Lò xo ép 8. Vỏ ly hợp 9. Bạc mở; 10. Trục ly hợp; 11. Bàn đạp ly hợp; 12. Lò xo hồi vị; 13. Thanh kéo; 14. Càng mở; 15. Bi tỳ; 16. Đòn mở 17. Lò xo giảm chấn; b) Nguyên tắc hoạt động: - Trạng thái đóng: Người lái không tác dụng vào bàn đạp các lò xo ép 7 luôn ép đĩa ép 5 ép chặt toàn bộ các đĩa ma sát 4 và đĩa trung gian 3 với bánh đà tạo thành một khối mômen được truyền từ động cơ tới trục ly hợp. - Trạng thái mở: Khi người lái tác dụng vào bàn đạp 11 đòn kéo 13 kéo càng mở 14 đẩy bạc mở 9 dịch chuyển sang trái bi tỳ 15 sẽ ép lên đầu đòn mở lò xo 7 bị nén lại đĩa ép dịch chuyển sang phải tạo khe hở giữa các đĩa bị động với các đĩa ép trục ly hợp được quay tự do ngắt đường truyền mômen từ động cơ tới trục ly hợp. 2.2. Hộp số và trục truyền động a. Tác dụng 11
  13. Thay đổi mô men xoắn từ động cơ truyền đến cầu chủ động và giúp cho xe có thể chuyển động tiến hoạc lùi. b. Cấu tạo 2 3 I. Trục sơ cấp 1 II. Trục Thứ cấp I III. Trục trung gian 7 4 6 1. Phần tử bị động ma sát (Số lùi) II 2. Phần tử chủ động ma sát điều khiển III 3. Phần tử bị động ma sát (Số tiến) 4. Bánh răng thứ cấp tiến 5 5. Bánh răng trung gian Sơ đồ cấu tạo nguyên lý làm việc hộp số 6. Bánh răng quả rứa 7. Bánh răng trục thứ cấp lùi Trục I,II,III của hộp số được gối và quay trơn trên các ổ bi ở vỏ hộp số. Trên trục sơ cấp I có lắp phần chủ động của thiết bị tỷ lệ 2 bên trong có các đĩa chủ động, Phần bị động thiết bị (tỷ lệ Số lùi) và Phần bị động thiết bị (tỷ lệ Số tiến) 3 được lắp quay trơn trên trục. Các đĩa ma sát của phần bị động tiến và lùi được xếp xen kẽ với các đĩa chủ động trên phần chủ động thiết bị tỷ lệ 2. Bánh răng thứ cấp tiến 4 được lắp chặt trên trục thứ cấp II và luôn ăn khớp với bánh răng của phần bị động thiết bị (tỷ lệ Số tiến) và bánh răng trên trục trung gian III. Bánh răng trục thứ cấp lùi 7 được lắp quay trơn trên trục và luôn ăn khớp với bánh răng của phần bị động thiết bị (tỷ lệ Số lùi) và bánh răng trên trục trung gian, đầu ra của truc trung gian có lắp Bánh răng quả rứa 6. Bánh răng trung gian 5 được lắp chặt trên trục trung gian III và luôn ăn khớp với bánh răng thứ cấp tiến và lùi. c. Nguyên lý làm việc Khi cần số ở vị trí trung gian mô men quay của động cơ truyền qua bộ ly hợp đến trục sơ cấp I làm trục I quay kéo theo Phần chủ động thiết bị tỷ lệ 2 quay. 12
  14. Khi cần số ở vị trí tiến, Phần chủ động thiết bị tỷ lệ 2 và Phần bị động thiết bị (tỷ lệ Số tiến) 3 được đóng lúc này mô men quay của động cơ được truyền qua ly hợp đến trục sơ cấp và được chuyền như sau: I →2→3→4→II→6. Bánh răng 6 quay thông qua cầu chủ động làm xe đi tiến. Khi cần số ở vị trí lùi: Phần chủ động thiết bị tỷ lệ 2 và Phần bị động thiết bị (tỷ lệ Số lùi) 1 được đóng lúc này mô men quay của động cơ được truyền qua ly hợp đến trục sơ cấp và được chuyền như sau: I→2→1→7→5→III→5→4→II→6. Bánh răng 6 quay thông qua cầu chủ động làm xe đi lùi. 2.3. Truyền lực chính 2.3.1. Cầu chủ động a. Tác dụng - Truyền và thay đổi mô men quay của động cơ qua hộp số đến các bánh xe chủ động - Làm giá đỡ để bắt một số các cụm chi tiết như khung nâng, phanh hãm và đỡ một phần trọng lượng của thân xe. b. Cấu tạo 1. Bánh răng vành chậu 2. Bánh răng quả dứa 3. Bánh răng chủ động 4. Bánh răng bị động 5,9. Ổ bi 6. Trục bánh răng quả dứa 7. Bộ vi sai 8. Bán trục 10. Vỏ cầu Sơ đồ cấu tạo cầu chủ động Đây là truyền lực chính hai cấp, bánh răng côn xoắn. Truyền lực chính bao gồm bánh răng chủ động 2 (còn gọi là bánh răng quả dứa) và bánh răng bị động 1 (còn gọi là bánh răng vành chậu). Bánh răng chủ động của truyền lực chính được chế tạo liền trục và gối trên vỏ bằng các ổ đỡ. Bánh răng bị động thường được ghép với vỏ bộ vi sai và cũng được gối trên vỏ bằng hai ổ đỡ. Vỏ bộ vi sai (được ghép với bánh răng bị động bằng các bulông) có các lỗ để đặt trục của các bánh răng 13
  15. hành tinh. Trục của bánh răng hành tinh có thể là dạng đơn, dạng ba trạc hoặc chữ thập tuỳ theo số lượng bánh răng hành tinh của bộ vi sai là hai, ba hoặc bốn. Hai bánh răng mặt trời (bánh răng bán trục) được lắp đặt để có thể quay tương đối trong vỏ vi sai. Hai bánh răng mặt trời ăn khớp thường xuyên với các bánh răng hành tinh. Ở giữa của hai bánh răng mặt trời là lỗ có then hoa để ăn khớp với then hoa của hai bán trục. c. Nguyên lý làm việc - Khi xe nâng chuyển động thẳng Mômen từ trục các đăng truyền tới trục chủ động sang bánh răng bị động của truyền lực chính đến vỏ bộ vi sai. Khi xe nâng chuyển động thẳng trên đường bằng phẳng, sức cản ở hai bánh xe chủ động là như nhau bán kính lăn của hai bánh xe chủ động là như nhau. Khi này các bánh răng hành tinh không quay quanh trục của nó mà chỉ đóng vai trò như một vấu truyền để truyền mômen từ vỏ vi sai đến hai bánh răng mặt trời ở hai phía với cùng mômen và số vòng quay như nhau đến hai bánh xe chủ động. - Khi xe nâng quay vòng Giả sử xe nâng đang chuyển động quay vòng sang phải, lúc này tốc độ góc của hai bánh xe là khác nhau. Bánh xe bên trái nằm xa tâm quay vòng nên có tốc độ góc lớn hơn bánh xe bên phải nằm gần tâm quay vòng. Thông qua bán trục làm hai bánh răng mặt trời ở phía trái và phía phải cũng có tốc độ góc khác nhau. Trong trường hợp cụ thể này bánh răng mặt trời bên trái quay nhanh hơn bánh răng mặt trời bên phải. Lúc này các bánh răng vệ tinh vừa quay theo vỏ bộ vi sai vừa quay quanh trục của nó bảo đảm cho hai bánh răng mặt trời quay với tốc độ góc khác nhau phù hợp với tốc độ quay khác nhau của các bánh xe chủ động. 2.3. Hệ thống lái 2.3.1. Công dụng Giúp cho xe chuyển hướng chuyển động hoạc giữ cho xe chuyển động ổn đinh theo hướng mà người lái đã định. 2.3.2. Hệ thống lái cơ khí a. Sơ đồ nguyên lý hệ thồng lái cơ khí 14
  16. Hình 1.6. Hệ thống lái cơ học loại trục vít – bánh vít 1-Vô lăng hay vàn tay lái, 2-Trục lái, 3-Trục vít, 4-Bánh vít dạng hình quạt, 5-Đòn quay đứng, 6-Thanh kéo dọc,7-Đòn quay ngang, 8-Mặt bích, 9-Thanh nối, 10-Thanh ngang, 11-Cầu trước hay dầm đỡ, 12-Trục ( trụ ) đứng, 13-Trục hay ngỗng trục của bánh xe dẫn hướng Hệ thống lái cơ học loại trục vít- bánh vít ,dạng bánh răng hình quạt , gồm có vành tay lái hay vô lăng 1 cố định với trục lái 2 . Trục lái được lồng hay đặt trong ống lái và nối với cơ cấu lái hay bộ truyền lực chính, loại trục vít 3 và bánh vít, dạng bánh răng hình quạt 4. Trục của bánh răng hình quạt cố định với đòn quay đứng 5 , thanh kéo dọc 6 nối bản lề với đòn quay đứng 5 và đòn quay ngang 7 . Mặt bích 8 và trục hay ngỗng trục của bánh xe dẫn hướng 13 quay xung quanh trục đứng 12, đồng thời nối cố định với thanh nối 9, thanh ngang 10 và dầm đỡ hay cầu trước 11. b. Nguyên lý làm việc Khi thay đổi hướng chuyển động của ôtô, giả sử quay vòng sang bên phải, người lái phải quay vô lăng hay vành tay lái 1 theo chiều kim đồng hồ,qua cơ cấu lái (trục vít 3 và bánh răng hình quạt 4), đòn quay 5, thanh kéo dọc 6, đòn quay ngang 7, làm cho mặt bích 8 và trục của bánh xe 13 ở bên trái quay quanh trục đứng 12 theo chiều quay của vô lăng,đồng thời qua thanh nối 9 và thanh ngang hay 15
  17. đòn đẩy 10, làm cho mặt bích và trục của bánh xe dẫn hướng bên phải cũng theo chiều quay của vô lăng 2.3.3. Hệ thống lái trợ lực bằng thuỷ lực của máy nâng +. Sơ đồ cấu tạo hệ thống lái thuỷ lực Hình 1.7. Sơ đồ cấu tạo hệ thông lái thuỷ lực 1- Vô lăng và trục vô lăng lái; 2- Bơm thuỷ lực; 3- Van giảm áp; 4- Van quay điều khiển lái; 5- Xilanh điều khiển; 6- Cầu dẫn hướng + Nguyên lý làm việc Khi động cơ làm việc bơm dầu 2 làm việc hút dầu từ bình chứa đẩy tới van xoay điều khiển lái 4. khi người lái chưa tác động vào vô lăng điều khiển 1 dầu không được cung cấp đến xi lanh điều khiển 5 theo đờng ông trở lại bình. Khi người lái tác động vào vô lăng đánh lái lúc này van quay điều khiển lái 4 mở đường dầu đến ngăn tương ứng với chiều đánh lái cúa xi lanh 5 điều khiển các bánh xe quay phải hoặc quay sang bên trái. 16
  18. 2.4. Hệ thống phanh 2.4.1. Cộng dụng, phân loại, yêu cầu Dùng để giảm tốc độ của xe, phanh các bánh xe chủ động giúp cho xe có thể dừng ngang dốc. Hình 1.8. Sơ đồ cấu tạo nguyên lý làm việc hệ thống phanh dầu 1- Bàn đạp phanh; 2- Xi lanh chính; 3- Đường ống; 4- Xi lanh công tác; 5- Má phanh Khi người lái tác dụng vào bàn đạp phanh 1 thông qua thanh đẩy làm pit tong xi lanh chính di chuyển nén dầu trong xi lanh tạo áp suất lớn theo đường ống 3 tới haixi lanh công tác 4 ở bánh xe. Do áp lực dâu lớn tháng lực căng của lò xo đẩy hai pit tông của xi lanh cong tác dịch chuyển về hai phía làm má phanh áp sát vào tang trống, chuyển động quay của bánh xe bị hãm lại. Khi thôi tác dụng vào bàn đạp phanh, lò xo hồi vị kéo hai má phanh trở về vị trí cũ, pittong trở về vị trí ban đầu ép dầu từ xi lanh công tác 4 theo ống dẫn trở về xi lanh chính, bánh xe lại quay được bình thường. 2.4.2. Xi lanh chính a. Cấu tạo 17
  19. 4 5 Trên Xi lanh 1 có lắp bình chứa 3 2 dầu. trong xi lanh có lắp pittong, 1 pittong có thể di trượt trong lòng xi lanh. Một đầu của pittong được tì vào lò xo ở trong lòng xi lanh đầu kia tì vào thanh đẩy của bàn đạp phanh, trên pittong có phớt làm kín và phớt gạt dấu. Cửa vào và cửa bủ thông từ bình dầu Hình 1.9. Xi lanh chính (Tổng phanh) vào xi lanh, đường dầu ra của xi lanh được nối tới xi lanh công tác 1- Thanh đẩy; 2- Xi lanh; 3- Pittong; 4- Bình dầu; 5- Lò xo b. Nguyên lý làm việc Khi không đạp phanh: Cupben của pit tong số 3 nằm giữa cửa vào và cửa bù làm cho xi lanh và bình dầu thông nhau. Khi đạp phanh: Pit tông số 3 dịch chuyển sang phải, cupen của nó bịt kín cửa bù, không cho dầu từ bình vào cửa bù. Pit tông bị đẩy tiếp, nó làm tăng áp suất dầu trong xilanh. Áp suất này tác dụng lên các xi lanh bánh xe. Khi nhả bàn đạp phanh: Lúc nayd, áp suất dầu từ các xi lanh bánh xe tác dụng ngược lại, đồng thời dưới tác dụng của lực lò xo hồi vị số 5 sẽ đẩy các pit tông sang trái Tuy nhiên, do dầu ở các xi lanh bánh xe không hồi về xi lanh chính ngay lập tức, do đó dầu từ bình sẽ điền vào xi lanh chính qua các lỗ. Khi các pit tông trở về trạng thái ban đầu, áp lực dầu trong xi lanh sẽ đẩy dầu hồi về bình chứa thông qua các cửa bù. Kết quả, áp suất dầu trong xi lanh giảm xuống. 2.4.3. Xi lanh công tác Xi lanh công tác được bắt ở bánh xe chủ động cùng với má phanh và tang trống phanh và được cấu tạo như hình bên dưới. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0