intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bệnh gan do rượu

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

256
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm gan do rượu là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến xơ gan, tuy vậy, ở trường các thầy cô ít khi nhấn mạnh hẳn về nó. Nhân tiện có 2 câu hỏi về vấn đề này, mình post luôn một bài tóm tắt để tìm hiểu sâu hơn một chút về bệnh lý này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bệnh gan do rượu

  1. Bệnh gan do rượu Viêm gan do rượu là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến xơ gan, tuy vậy, ở trường các thầy cô ít khi nhấn mạnh hẳn về nó. Nhân tiện có 2 câu hỏi về vấn đề này, mình post luôn một bài tóm tắt để tìm hiểu sâu hơn một chút về bệnh lý này. 1. Đại cương: - Bệnh gan do rượu (Alcoholic liver diseases) bao gồm 3 thể bệnh tồn tại riêng biệt hay lồng vào nhau: Gan nhiễm mỡ (Fatty liver), viêm gan do rượu (Alcoholic hepatitis) và xơ gan do rượu (Alcoholic cirrhosis). - Tuy là độc chất trên gan, nhưng chỉ 10 – 20% người nghiện rượu có tổn thương gan quan trọng [1]. Tuy nhiên, cũng đừng vì thế mà chủ quan! - Tính lượng rượu tiêu thụ: Bằng số đơn vị/tuần. - 1 đơn vị tương đương 7g ethanol, 30 mL rượu mạnh, 240 mL bia 3.5 – 4 %. Uống khoảng 30 – 40 đơn vị rượu/ tuần có thể dẫn đến xơ gan ở 3 – 8% người nhiện rượu trong vòng 12 năm. [2] - Gan nhiễm mỡ là tổn thương thường được thấy nhất: 90% người nghiện rượu. - Phụ nữ nhạy cảm hơn nam giới vì chuyển hóa rượu kém hơn!! - Viêm gan siêu vi B, C, chế độ dinh dưỡng… cũng ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh.
  2. 2. Chẩn đoán: 2.1. Lâm sàng: 2.1.1. Gan nhiễm mỡ: - Bệnh nhân thường không có triệu chứng. - Gan to, bất thường nhẹ men gan. - Có thể hồi phục nếu kiêng rượu, không tiến triển đến xơ gan. 2.1.2. Viêm gan do rượu (vấn đề cần quan tâm trong câu hỏi): - Lâm sàng có thể biến đổi từ im lặng cho đến suy gan nặng và tử vong. - Triệu chứng: Vàng da, gan to, đau bụng hạ sườn phải (có thể có đề kháng thành bụng!) và các triệu chứng không đặc hiệu: Sốt, chán ăn, nôn ói, sụt cân… - Trường hợp nặng: Báng bụng, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê gan. - Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ nặng của lâm sàng và quá trình cai rượu. Tỉ lệ tử vong trong các trường hợp nặng có thể đến 50% !! 2.1.3. Xơ gan: - Lâm sàng cũng biến đổi từ im lặng cho đến xơ gan mất bù với hội chứng suy tế
  3. bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa rõ. - Tiên lượng phụ thuộc vào mức độ mất bù và chế độ cai rượu. 2.2. Cận lâm sàng: - Giả tắc mật: Bilirubin tăng cao (có thể > 10 mg/dL)với Bili trực tiếp chiếm ưu thế, Phosphatase kiềm tăng cao. - Tăng nhẹ men gan: AST < 300 U/L, ALT < 150 U/L (thường AST sẽ gấp đôi ALT). WBC có thể tăng đến 20.000/uL. - TQ kéo dài trong những trường hợp nặng. - Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết gan: TB gan phù nề và hoại tử, thể Mallory (hyaline rượu), xơ hóa khoảng cửa. - Các hậu quả chuyển hóa khác của rượu: Toan chuyển hóa, nhiễm ceton acid, tăng acid uric máu, hạ đượng huyết, hạ Mg máu, hạ Phosphate máu… - Tiên lượng kém khi: Suy thận, Bili máu toàn phần tăng cao > 8 mg/dl, TQ kéo dài không đáp ứng Vit K. - Chỉ số DF (Discriminant function) = 4.6 x (TQ bệnh nhân – TQ chứng) + Bili máu toàn phần. Nếu DF trên 32 =.> Tiên lượng xấu. 3. Điều trị:
  4. - Cai rượu. - Chế độ ăn 2000 – 3000 kcal với 1g/kg protein (ít hơn nếu có hôn mê gan). - Multivitamin hàng ngày, Vit B1 100 mg, acid folic 1 mg. - Điều chỉnh các rối loạn điện giải: Kali, Magne, Phosphate. - Truyền hồng cầu lắng, huyết tương tươi nếu cần. - Theo dõi đường huyết. - Prednisone 40 mg hoặc Prednisolone 32 mg uống mỗi ngày trong 1 tháng cho bệnh nhân có DF trên 32 hoặc hôn mê gan (khi không có xuất huyết tiêu hóa, suy thận và nhiễm trùng). - Pentoxifylline 400 mg uống 3 lần.ngày: Thuốc kháng phosphodiesterase không chọn lọc với tác dụng kháng viêm cho các bệnh nhân có DF trên 32. - Ghép gan: Cho bệnh nhân bệnh gan giai đoạn cuối hoặc xơ gan đã cai rượu > 6 tháng. Hình minh họa: Hình 1: Thể Mallory bắt màu hồng
  5. Pentoxifylline 400 mg
  6. TLTK: 1. Washington Manual of Medical Therapeutics 32 ed. 2. Harrison's Manual of Internal Medicine, 16 ed. 3. Bệnh học nội khoa - ĐHYD TPHCM, 1998.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2