GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 8
lượt xem 45
download
Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh rất ngắn (1 - 3 tuần) vì vậy, sau khi tiêm huyết thanh 10 ngày cần phải tiêm vacxin để tạo miễn dịch chủ động, lâu dài. Liều lƣợng huyết thanh tiêm phòng bằng nửa liều chữa bệnh mỗi lần. Tiêm dƣới da. Nói chung không nên tiêm huyết thanh và vacxin tƣơng ứng cùng một lúc, vào một chỗ trên cơ thể. Chỉ tiêm vacxin từ 8 -10 ngày sau khi tiêm huyết thanh. Khi dùng huyết thanh cũng nhƣ dùng vacxin cần phải đảm bảo vô trùng, phải kiểm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 8
- 152 Thời gian miễn dịch do tiêm kháng huyết thanh rất ngắn (1 - 3 tuần) vì vậy, sau khi tiêm huyết thanh 10 ngày cần phải tiêm vacxin để tạo miễn dịch chủ động, lâu dài. Liều lƣợng huyết thanh tiêm phòng bằng nửa liều chữa bệnh mỗi lần. Tiêm dƣới da. Nói chung không nên tiêm huyết thanh và vacxin tƣơng ứng cùng một lúc, vào một chỗ trên cơ thể. Chỉ tiêm vacxin từ 8 -10 ngày sau khi tiêm huyết thanh. Khi dùng huyết thanh cũng nhƣ dùng vacxin cần phải đảm bảo vô trùng, phải kiểm tra phẩm chất huyết thanh trƣớc khi dùng và đề phòng các phản ứng có thể xảy ra. Huyết thanh cần đƣợc bảo quản ở nơi râm mát và tối. Khi có dịch biện pháp đối với động vật thụ cảm phải khẩn trƣơng, huy động mọi nguồn lực của xã hội vào công tác ngăn chặn lan truyền cảm nhiễm, khống chế dịch. Cần kiểm kê nhanh để nắm đƣợc số đầu gia súc, gia cầm trong ổ dịch. Qua đó tiến hành phân loại sức khỏe, nhất là của những động vật mẫn cảm (gia súc, gia cầm dễ mắc bệnh), nhờ đó mà phát hiện đƣợc con bệnh hoặc con nghi lây nhiễm. Đàn gia súc phải đƣợc quản lý chắc chắn để tránh tình trạng lạm sát hoặc bán chạy góp phần làm lây lan mầm bệnh. Trong khi kiểm kê tránh tập trung đàn gia súc để tránh lây lan. Biện pháp thứ hai là phải tiêm chống dịch trong ổ dịch và các vùng xung quanh. Xung quanh ổ dịch là khu vực bị uy hiếp (khu vực nguy cơ dịch, vành đai nguy cơ dịch). Ngoài khu vực nguy cơ dịch là khu vực an toàn, mầm bệnh khó có điều kiện lây lan tới trong thời gian trƣớc mắt. Ở cả ba khu vực đó đều cần tiêm vacxin (hoặc kháng huyết thanh trước rồi tiêm vacxin sau một số ngày) cho gia súc còn khỏe để tạo ngay một vành đai miễn dịch ngăn chặn dịch lây lan. Biện pháp tiêm vacxi n trong các khu vực này, nhất là đối với các vacxin virut nhƣợc độc, vừa giúp phát hiện nhanh động vật nung bệnh vừa có tác dụng dập tắt dịch trong thời gian ngắn. Đối với những con vật nghi nung bệnh ở trong ổ dịch có thể tiêm kháng huyết thanh cùng một lúc với vacxin để tạo miễn dịch nhanh chóng nhƣng phải tiêm ở hai nơi khác nhau trên cơ thể và chỉ ứng dụng đối với vacxin chết (pha chất bổ trợ). Đối với động vật khác loài nhƣng mẫn cảm với bệnh cũng cần tiêm vacxin. Bên cạnh đó cần phải thực hiện các biện pháp điều trị bệnh tích cực bằng những chất kháng sinh thích hợp và các biện pháp khác có tác dụng điều trị cũng nhƣ thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan nhƣ giết
- 153 hủy hay giết mổ bắt buộc, thực hiện kiểm dịch, tuân thủ các biện pháp vệ sinh thú y và thực hiện tiêu độc ngăn mầm bệnh phát tán sang khu vực chung quanh ổ dịch. 4.2. Vacxin và tiêm vacxin phòng bệnh truyền nhiễm a. Các loại vacxin Vacxin là chế phẩm sinh học đƣợc chế từ vi sinh vật đã bị giết chết (vacxin chết, vacxin vô hoạt) hoặc bị giảm độc (vacxin nhƣợc độc). - Vacxin nhƣợc độc là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn hoặc virut đã đƣợc làm yếu đi đến mức không nguy hiểm cho cơ thể nhƣng vẫn gây miễn dịch tốt, hoặc là từ những chủng vi sinh vật vốn có tính gây bệnh thấp đối với động vật đƣợc tuyển chọn từ tự nhiên. Ngƣời ta có thể làm giảm độc vi khuẩn hoặc virut bằng nhiều cách nuôi cấy trong điều kiện bất lợi (nuôi vi khuẩn nhiệt thán ở nhiệt độ 42 °C hoặc trong môi trƣờng CO2, nuôi vi khuẩn lao trong môi trƣờng có mật bò), có thể làm khô (vacxin dại Pasteur), để cho vi khuẩn già đi (vacxin tụ huyết trùng của Pasteur), tiếp đời liên tục qua một loại động vật không cảm thụ tự nhiên (vacxin nhƣợc độc dịch tả trâu bò qua thỏ hoặc qua lợn, vacxin nhƣợc độc dịch tả lợn qua thỏ hoặc qua bê), tiếp đời qua thai trứng (vacxin Newcastle, vacxin dịch tả vịt, vacxin đậu gà). Một số vacxin đƣợc chế từ các chủng mầm bệnh nhƣợc độc tự nhiên (vacxin Newcastle V4 chịu nhiệt, vacxin bệnh Marek). - Vacxin vô hoạt là chế phẩm sinh học từ vi khuẩn, virut mầm bệnh đã bị giết chết bằng các tác nhân vật lý nhƣ tia cực tím, các chất hóa học nhƣ axit phenic, formol, crystal violet,... (Vacxin ung khí thán cũng nhƣ các vacxin tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn,... thƣờng dùng trƣớc đây là những vacxin vô hoạt bằng formol pha chất bổ trợ là keo phèn). - Giải độc tố (toxoid): độc tố của vi khuẩn đã đƣợc giải độc bằng một số hóa chất nhất định (thƣờng là formol hoặc phenol). Giải độc tố uốn ván, chẳng hạn, là chế phẩm sinh học hữu hiệu và an toàn đối với ngƣời và động vật. Giải độc tố mất độc tính nhƣng còn tính sinh miễn dịch. Khác với vacxin gây miễn dịch các bệnh do vi khuẩn, giải độc tố chỉ gây miễn dịch với độc tố của vi khuẩn. Các loại vacxin vô hoạt và giải độc tố thƣờng an toàn và ít gây phản ứng phụ. Tuy nhiên, cần phải dùng với liều tiêm khá lớn do trong vacxin phải có chất bổ trợ để duy trì kháng nguyên kéo dài trong cơ thể nên việc sử dụng gặp nhiều phiền toái và chất bổ trợ cũng có thể gây kích
- 154 thích dẫn đến những phản ứng phụ bất lợi. Sau khi tiêm trung bình từ 2 - 3 tuần lễ thì cơ thể mới có miễn dịch. Độ dài miễn dịch thƣờng ngắn (3 - 6 tháng) vì vậy có loại phải tiêm nhiều lần trong năm. - Vacxin hóa học hấp thụ (vacxin kháng nguyên) là vacxin đƣợc chế bằng cách dùng kháng nguyên chiết xuất từ vi khuẩn ra (vi khuẩn đã loại hết tạp chất) rồi cho hấp phụ trên hóa chất nhƣ allumini phosphat, calci phosphat. Loại vacxin này chủ yếu để gây miễn dịch với nhiều bệnh trong cùng một thời gian nhất định. - Các vacxin nhƣợc độc đƣợc chế từ vi khuẩn và virut có độc lực thấp, gây miễn dịch tốt hơn vacxin vô hoạt. Vacxin virut nhƣợc độc thƣờng gây miễn dịch sớm (3 - 4 ngày sau khi tiêm, do hiện tƣợng cản nhiễm hay can thiệp cảm nhiễm), thời gian miễn dịch tƣơng đối dài. Nhƣng những loại vacxin này khi dùng dễ gây phản ứng, đòi hỏi nhiệt độ bảo quản thấp, có thể lây bệnh không điển hình hoặc làm trỗi dậy các bệnh khác sau khi tiêm. - Vacxin tái tổ hợp là những vacxin đƣợc chế bằng cách tách gen chịu trách nhiệm mã hóa kháng nguyên thiết yếu nào đó rồi đƣa di nạp vào cơ thể khác dễ nuôi cấy, chế tạo, bảo quản và cũng ít độc hơn (virut vacxin đậu, trực khuẩn đại tràng, tằm hoặc thậm chí thực vật cho rau và quả,...) để sản xuất đồng loạt sinh vật biểu hiện tính trạng mới là sản sinh kháng nguyên do gen của mầm bệnh ngoại lai chi phối. Những thí nghiệm qua đƣờng miệng (nhữ mồi thịt cho cáo, chồn,...) về ứng dụng vacxin virut dại tái tổ hợp trong virut vaccinia (vacxin đậu mùa) để khống chế bệnh dại ở châu Âu đã cho kết quả rất khích lệ: làm giảm số trƣờng hợp động vật nông nghiệp bị dại quanh vùng thử nghiệm. Ngoài các loại vacxin trên, còn có loại vacxin cƣờng độc (hiện nay không còn dùng nữa) chế từ vi khuẩn hay virut độc lực cao, gây miễn dịch mạnh nhƣng dùng nguy hiểm vì có thể gây bệnh và phát dịch. Vật đƣợc tiêm sẽ chứa và gieo rắc mầm bệnh sống ra môi trƣờng. b. Nguyên tắc chung dùng vacxin Đối tượng tiêm vacxin: Dùng vacxin chủ yếu là phòng bệnh. Sau khi tiêm vacxin một thời gian nhất định động vật mới có miễn dịch. Cần chú ý các trƣờng hợp sau. Ở nơi có ổ dịch cũ, do nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa nên hàng năm cần phải tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trƣớc mùa phát bệnh. Ở nơi bệnh đang phát thì đối với động vật đã mắc bệnh cấm không đƣợc tiêm vacxin ngay mà phải dùng kháng huyết
- 155 thanh hoặc kháng sinh thích hợp điều trị. Đối với động vật còn khỏe nhƣng dễ bị lây nhiễm (do tiếp xúc với con bệnh) có thể tiêm kháng huyết thanh cùng một lúc với vacxin (nhƣng ở vị trí khác nhau trên cơ thể). Đối với động vật khỏe mạnh hoặc ở động vật khu vực xung quanh ổ dịch thì tiêm ngay vacxin để tạo vành đai miễn dịch. Đối với động vật khác loài nhƣng có cảm thụ với bệnh cũng có thể cần tiêm vacxin phòng bệnh đó. Động vật đƣợc tiêm nói chung phải khỏe mạnh. Không tiêm vacxin cho những con đang nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con mới thiến chƣa lành vết thiến, những con có nhiều ký sinh trùng. Cũng không nên tiêm vacxin virut nhƣợc độc cho động vật cái đang có chửa ở thời kỳ thai sớm (1/3 kỳ thai đầu tiên). Súc vật sau khi tiêm cần đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc tốt, trâu bò cày kéo cần đƣợc nghỉ ngơi. Phải tiêm phòng liên tục (tiêm nhắc lại) do sau một thời gian kháng thể đƣợc tạo ra bởi sự cảm ứng của vacxin thƣờng suy giảm đến mức hết hiệu lực và phải tiêm đạt tỷ lệ cao cho động vật thuộc diện phải tiêm để tạo miễn dịch tập đoàn bền vững. Chỗ tiêm phải sát trùng, dụng cụ tiêm phải tiêu độc. Liều lƣợng tiêm phải đúng theo sự chỉ dẫn của nơi chế tạo. Đường tiêm vacxin: vacxin thƣờng đƣợc tiêm dƣới da, nhất là các loại có chất bổ trợ, và tiêm với liều lƣợng lớn (vacxin formol keo phèn tụ huyết trùng, lợn đóng dấu,...). Có loại phải tiêm đúng dƣới da để tránh phản ứng (vacxin nhƣợc độc nhiệt thán). Các vacxin nhƣợc độc (dịch tả trâu bò, dịch tả lợn qua thỏ) tiêm liều lƣợng nhỏ thì có thể tiêm dƣới da hoặc bắp thịt. Một số vacxin có thể dùng cho uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi, chủng vào dƣới da, xát vào da, bơm vào không khí cho gia cầm hít (khí dung). Không tiêm vacxin vào mạch máu. Bảo quản vacxin: Vacxin phải đƣợc bảo quản tốt, ở trạng thái chuẩn bị tiêm cần để ở chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp (20 - 25 °C). Vacxin nhƣợc độc chế từ virut trong quá trình tích trữ và vận chuyển phải bảo quản ở nhiệt độ thấp (−15 °C), nhƣng nếu ở trạng thái đông khô thì chỉ đƣợc bảo quản lạnh (1 - 4 °C). Trƣớc khi dùng phải kiểm tra phẩm chất thuốc, phải hủy bỏ vacxin quá hạn dùng, vacxin mất phẩm chất. Khi dùng các loại vacxin nhƣợc độc, nhất là các loại có nha bào tránh làm vƣơng vãi vacxin. c. Phản ứng sau khi tiêm vacxin Súc vật có thể bị phản ứng do chất phụ trong vacxin, do tiêm vào cơ thể đang nung bệnh, tiêm sâu vào bắp thịt. Tiêm vacxin còn có thể làm
- 156 tái phát các quá trình bệnh lý sẵn có trong cơ thể (bệnh lao), do làm những mầm bệnh có sẵn trong cơ thể trỗi dậy gây bệnh (tụ huyết trùng) gây ra những bệnh theo cơ chế dị ứng (viêm thận, viêm não). Tính phản ứng của động vật quá mạnh cũng gây nên phản ứng khi tiêm. Cần biết rõ nguyên nhân gây phản ứng để đề phòng hoặc can thiệp khi xảy ra. d. Kế hoạch tiêm phòng vacxin Kế hoạch tiêm phòng đƣợc đề ra từ nhiệm vụ chính trị và kinh tế của địa phƣơng, dựa vào kế hoạch phát triển chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, đặc điểm về địa hình địa lý, phong tục tập quán của địa phƣơng. Ngoài ra, còn phải dựa vào trình độ tổ chức lãnh đạo, lực lƣợng cán bộ, dụng cụ phƣơng tiện của địa phƣơng và khả năng thuốc tiêm phòng có thể cung cấp cho địa phƣơng. Kế hoạch tiêm phòng phải định rõ: - Các bệnh cần tiêm phòng: Phải dựa vào kế hoạch của Nhà nƣớc kết hợp với tình hình dịch bệnh của địa phƣơng và các vùng lân cận mà quyết định các bệnh cần tiêm phòng. - Các vùng cần tiêm phòng: Phải dựa vào đặc điểm địa phƣơng kết hợp với tính chất của bệnh mà quyết định vùng tiêm phòng cụ thể cho từng loại bệnh. Nói chung, cần phải tiêm ở những vùng có ổ dịch cũ, những vùng hàng năm bị dịch đe dọa, những vùng ở hai bên đƣờng giao thông trọng yếu, quanh các chợ, các xí nghiệp chế biến thú sản, vùng biên giới,... Các trại chăn nuôi tập trung phải đƣợc tiêm phòng triệt để. - Tỷ lệ tiêm phòng: Tùy theo tính chất của từng bệnh, mức độ uy hiếp của bệnh đó, tùy theo vùng, tùy loại động vật nuôi, tùy theo phƣơng hƣớng và nhiệm vụ phát triển loại động vật nuôi mà quyết định cụ thể tỷ lệ tiêm phòng. Nói chung phải đạt tỷ lệ thấp nhất là 80%. Ở các vùng bị dịch uy hiếp phải đạt tỷ lệ từ 90 - 95%. - Lịch tiêm phòng: Lịch tiêm phòng đƣợc xây dựng dựa vào mùa phát bệnh của từng bệnh (tiêm phòng nhiệt thán trƣớc mùa mƣa ở vùng đồng bằng và trƣớc mùa hanh khô ở miền núi) và thời gian cho miễn dịch của vacxin (ví dụ, vacxin dịch tả lợn cho miễn dịch một năm, nên chỉ cần tiêm mỗi năm một lần nhƣng phải tiêm thƣờng xuyên, tiêm bổ sung cho những đầu gia súc mới sinh). Có khi phải dựa vào tính chất của vacxin nếu vacxin đòi hỏi phải dùng vào thời tiết thích hợp.
- 157 Nói chung đối với động vật nông nghiệp, nên tiêm phòng trƣớc mùa phát bệnh độ một tháng, tránh lúc gia súc phải làm việc mệt nhọc hoặc thiếu thức ăn. Ngoài đợt tiêm chính, trong năm cần có những đợt tiêm bổ sung. - Kế hoạch về nguyên liệu, dụng cụ phƣơng tiện dùng cho tiêm phòng: Căn cứ vào số đợt tiêm phòng, diện tiêm, số lƣợng động vật, loại bệnh tiêm mà dự trù số lƣợng vacxin hay kháng huyết thanh, hóa chất, dụng cụ,... - Kế hoạch cán bộ: Phải có kế hoạch về số ngƣời phục vụ tiêm phòng, phụ chế thuốc, theo dõi động vật sau khi tiêm. e. Tổ chức tiêm phòng Công tác tiêm phòng cần làm nhanh, gọn trong một thời gian nhất định để tạo miễn dịch cùng một lúc cho đàn gia súc, gia cầm (tạo miễn dịch quần thể). Đồng thời phải dựa vào các đợt tiêm phòng để bồi dƣỡng, củng cố lực lƣợng cán bộ chuyên môn và tăng cƣờng cơ sở vật chất cho địa phƣơng. Phải kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân. Muốn đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên cần chú ý các điểm sau đây: - Chuẩn bị tốt: Phải có kế hoạch cụ thể, kế hoạch phải đƣợc thông qua cấp ủy và chính quyền địa phƣơng để biến thành kế hoạch của chính quyền địa phƣơng. Kế hoạch đó phải đƣợc phổ biến rộng rãi, tuyên truyền mục đích tiêm, vận động quần chúng hƣởng ứng và giúp đỡ khi tiêm phòng. Phải chuẩn bị tốt về tƣ tƣởng, kỹ thuật và phƣơng pháp công tác. - Tổ chức tốt: Phải có sự phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho cá nhân và nhóm cụ thể, chỉ đạo và theo dõi tốt việc thực hiện kế hoạch. Phải nắm tình hình chuẩn bị, theo dõi khi đang tiêm, sau khi tiêm, giải quyết các khó khăn, bồi dƣỡng nghiệp vụ, cung ứng thêm vacxin khi cần. Phải có kế hoạch sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và kỹ thuật. - Tiến hành tốt: Những ngƣời tham gia đợt tiêm phòng phải có tinh thần trách nhiệm cao, tôn trọng và thực hiện đứng kỹ thuật tiêm phòng, tích cực vận động quần chúng,... bảo đảm thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng đã đề ra. Tiêm phòng là biện pháp quan trọng để tạo miễn dịch cho động vật. Nhƣng chỉ có tiêm phòng thì chƣa đủ, mà còn phải thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh. Vì vậy, ngoài biện pháp tích cực tiêm phòng, chúng ta không
- 158 đƣợc quên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh thú y, trong đó quần chúng rộng rãi tích cực hƣởng ứng thực hiện. Điều kiện xã hội ta cho phép thực hiện biện pháp đó và chỉ thực hiện tốt biện pháp đó mới xây dựng đƣợc cơ sở vững chắc cho nhiệm vụ khống chế và thanh toán dịch ở nƣớc ta. 5. Quản lý tình hình dịch bệnh động vật 5.1. Kiểm dịch Kiểm dịch là thực hiện những biện pháp kỹ thuật và hành chính đối với gia súc, gia cầm, các loại động vật khác và sản phẩm động vật khi xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển chúng trong nƣớc nhằm ngăn ngừa bệnh lây lan và đảm bảo an toàn cho ngƣời. Trong tình hình động vật còn có thể xâm nhập từ nƣớc ngoài vào nƣớc ta và ngƣợc lại, việc trao đổi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác giữa nƣớc ta với nhiều nƣớc khác ngày càng đƣợc tăng cƣờng, công tác kiểm dịch ngày càng phải đƣợc thực hiện chặt chẽ. Công tác kiểm dịch gồm kiểm dịch đối ngoại (kiểm dịch xuất nhập khẩu) và kiểm dịch nội địa. Kiểm dịch xuất nhập khẩu: nhằm ngăn chặn dịch từ nƣớc ngoài vào hoặc từ trong nƣớc ra, thực hiện ở các cửa khẩu, hải cảng, sân bay đối với tất cả các loại động vật, thú sản (da, lông, sừng, xƣơng,...). Chỉ đƣợc nhập những gia súc, gia cầm, thú sản chƣa chế biến có giấy chứng nhận kiểm dịch của nƣớc xuất hàng và đã đƣợc cơ quan kiểm dịch của ta kiểm tra xác định không mắc bệnh hoặc ô nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm. Khi cần thiết phải khẩn trƣơng dùng mọi phƣơng pháp để xác định bệnh. Khi xác định có bệnh truyền nhiễm thì các động vật hoặc thú sản đều không đƣợc nhập, phải hủy bỏ tại chỗ hoặc trả lại nƣớc xuất. Nếu đã cho lên bờ thì phải xử lý tùy theo từng loại bệnh, nhƣng phải bao vây cách ly nghiêm ngặt tại chỗ. Có khi cấm nhập những động vật và thú sản từ những nƣớc đang có dịch bệnh nguy hiểm. Những động vật và thú sản xuất khẩu cũng phải đƣợc kiểm dịch và có giấy chứng nhận của cơ quan kiểm dịch. Cán bộ kiểm dịch phải xem xét giấy tờ cần thiết, kiểm tra tình hình gia súc, gia cầm và động vật khác cũng nhƣ tình trạng vệ sinh an toàn của mẫu lấy ngẫu nhiên từ sản phẩm động vật, khi xuất hoặc khi nhập, phải ngăn nhập động vật khi có dịch hoặc có triệu chứng nghi dịch và các động vật tuy đã đƣợc tiêm phòng nhƣng chƣa đủ thời gian miễn dịch, các sản phẩm động vật có dấu hiệu ô nhiễm mầm
- 159 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, và phải ngăn xuất động vật và sản phẩm động vật không đúng tiêu chuẩn quy định. Kiểm dịch nội địa: chủ yếu đối với gia súc, gia cầm vận chuyển thành đàn hoặc chuyến (xe, tàu,...) từ tỉnh này sang tỉnh khác ở trong nƣớc. Cán bộ kiểm dịch phải xem xét giấy tờ cần thiết, trƣớc hết là giấy kiểm dịch gốc của cơ quan thú y nơi động vật đã xuất phát, chứng nhận động vật xuất xứ từ vùng an toàn dịch, đã đƣợc tiêm phòng, phải không cho vận chuyển động vật mắc bệnh truyền nhiễm. Khi đã phát hiện có dịch thì cán bộ kiểm dịch phải đình chỉ ngay việc vận chuyển, giữ lại ở bãi nhà ga, bến tàu gần nhất hoặc bãi chăn thả của trạm kiểm dịch và thực hiện ngay các biện pháp phòng chống dịch. Trong khi vận chuyển phải đi theo đúng tuyến đƣờng quy định, tiến hành ở những ga, bến nhất định, không cho tiếp xúc với động vật ở các vùng phải đi qua, không mua thêm, không bán bớt, không đƣợc mổ thịt động vật vận chuyển khi không có ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nƣớc về thú y (Chi cục thú y) của địa phƣơng quản lý trạm kiểm dịch. Các phƣơng tiện phải đƣợc kiểm tra về mặt vệ sinh, phải kín để không làm rơi vãi phân, nƣớc tiểu dọc đƣờng. Vận chuyển xong phải tiêu độc các phƣơng tiện vận chuyển. 5.2. Kiểm tra vệ sinh thú y Biện pháp kiểm tra vệ sinh thú y phải đƣợc thực hiện trong chăn nuôi, cách ly, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, bảo quản, lƣu thông và tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật tƣơi sống chỉ đối với các đối tƣợng có trong Danh mục đối tƣợng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản ban hành, do chỉ những ngƣời có thẻ kiểm dịch viên thú y thực hiện, theo đúng thẩm quyền và trình tự thủ tục nhất định. Nội dung kiểm tra vệ sinh thú y là kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh thú y do Bộ Khoa học và công nghệ ban hành đối với các đối tƣợng kiểm tra vệ sinh thú y khác nhau do Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Thủy sản ban hành. Mọi tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, sản phẩm động vật phải chấp hành các quy định về kiểm tra vệ sinh thú y. Thực hiện những biện pháp này không những nhằm để phòng dịch bệnh động vật mà còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ sức khỏe cho con ngƣời.
- 160 Biện pháp này đƣợc thực hiện chủ yếu ở những nơi tập trung động vật nhƣ trại chăn nuôi tập trung, chợ, trạm thu mua, nơi triển lãm động vật, lò giết mổ, lò thuộc da và các nơi chế biến thú sản. Ở những nơi này gia súc gia cầm, thú sản thƣờng xuyên đƣợc đƣa đến rồi đƣa đi chính là điều kiện làm dịch lây lan nếu không thực hiện tốt kiểm soát vệ sinh thú y. Trâu bò đƣa đến chợ phải đƣợc xem xét giấy tờ và kiểm tra sức khỏe. Cán bộ kiểm soát vệ sinh thú y khi phát hiện có dịch hay nghi có dịch thì không cho gia súc, gia cầm vào chợ, phải cách ly ngay. Ở các cơ sở chế biến thú sản, phải kiểm soát nguồn thu mua, phƣơng pháp bảo quản nguyên liệu và cách tiêu thụ sản phẩm. Ở lò giết mổ phải khám sống động vật trƣớc khi mổ và khám ngay sản phẩm sau khi mổ xong. Thịt tƣơi, sữa tƣơi và các sản phẩm động vật khác chƣa chế biến hoặc đã chế biến đƣa bán ra thị trƣờng cũng phải đƣợc kiểm soát. 5.3. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật Vùng an toàn dịch là một địa bàn rộng hay hẹp mà ở đó yêu cầu không để xảy ra một hay nhiều bệnh truyền nhiễm của gia súc, gia cầm; là nơi đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh thú y do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh bắt buộc, kiểm dịch động vật, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi, sản xuất con giống, cơ sở giết mổ, sơ chế động vật và sản phẩm động vật. Xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch là cơ sở để tiến tới thanh toán dịch trong cả nƣớc. Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi động vật phải đăng ký xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, mọi ngƣời có hoạt động chăn nuôi và hoạt động liên quan vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phải chấp hành các quy định của pháp luật về thú y đối với đối tƣợng này. Để xây dựng vùng an toàn dịch, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y, quy trình chăn nuôi đều phải thực hiện ở mức độ cao, trên cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục ý thức vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân, xây dựng các biện pháp kỹ thuật thành chế độ, thành tiêu chuẩn kỹ thuật, thành kết ƣớc. Các biện pháp pháp chế chỉ có thể thực hiện một cách triệt để khi đã biến thành một phong trào quần chúng rộng rãi và kèm theo những cơ sở vật chất kỹ thuật về chăn nuôi thú y. Việc xây dựng khu an toàn dịch có thể tiến hành theo các bƣớc sau:
- 161 -Điều tra nắm tình hình mọi mặt ở vùng đó nhƣ tƣ tƣởng nhận thức, phong tục tập quán, tình hình lãnh đạo, phong trào chăn nuôi, tình hình dịch bệnh,... -Qua điều tra dự kiến kế hoạch nên giải quyết những bệnh dịch nào, trong thời gian bao lâu bằng những biện pháp gì. Dự kiến đó cần đƣợc thông qua lãnh đạo địa phƣơng và thành lập ban chỉ đạo công tác. -Tổ chức học tập trong cán bộ và nhân dân về ý nghĩa của phòng chống dịch bệnh có liên hệ kiểm dịch và nhận thức về việc làm, nêu các biện pháp kỹ thuật, chế độ, nội quy để mọi ngƣời cùng bàn bạc. -Phát động phong trào quần chúng thực hiện các biện pháp đã đề ra. Trong công tác này, phải gây đƣợc phong trào quần chúng rộng rãi, có kế hoạch sơ kết từng kỳ, có khen thƣởng kịp thời. Phải đôn đốc kiểm tra thƣờng xuyên, phát hiện điển hình tốt, xây dựng bồi dƣỡng và phát huy những điển hình đó làm hạt nhân cho phong trào, sau đó thông qua phong trào bồi dƣỡng và nâng cao ý thức vệ sinh phòng trừ dịch bệnh, nâng cao sự hiểu biết khoa học cho quần chúng, đồng thời bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ chuyên môn, xây dựng và củng cố cơ sở vật chất cho địa phƣơng. 5.4. Xây dựng mạng lƣới thú y Mọi biện pháp phòng và chống dịch bệnh động vật chỉ có thể thực hiện một cách triệt để khi có một hệ thống cán bộ thú y và một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tới cơ sở. Điều 3 Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh thú y 2004 quy định hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về chuyên ngành thú y từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Quy định mới này có nhiều thay đổi so với Nghị định 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y 1993. Cần lƣu ý rằng, sau đó, do sáp nhập Bộ Thủy sản với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Quản lý chất lƣợng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản sáp nhập vào Cục Thú y. Vì vậy Cục Thú y đảm trách cả các chức năng của Cục Quản lý chất lƣợng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản cũ. Ở trung ƣơng Cục thú y là cơ quan quản lý nhà nƣớc về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và Cục Quản lý chất lƣợng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản là cơ quan quản lý nhà nƣớc về thú y thuộc Bộ Thủy sản. Cục Thú y có nhiệm vụ giúp Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về thú y trong phạm vi cả nƣớc. Hiện tại, thuộc Cục Thú y có các trung tâm thú y vùng và các trạm kiểm dịch động
- 162 vật cửa khẩu thuộc Cục thú y. Các Trung tâm thú y vùng là các cơ quan trực thuộc Cục thú y quản lý công tác thú y trong khu vực đƣợc phân công, thực hiện chẩn đoán, phòng chống dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu và giúp Cục thú y kiểm tra đôn đốc về công tác thú y tại địa bàn đƣợc phân công. Các trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật xuất nhập khẩu. Ở địa phƣơng, các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ƣơng có hai cơ quan quản lý nhà nƣớc về thú y cấp tỉnh là Chi cục thú y tỉnh/thành giúp UBND tỉnh/thành quản lý nhà nƣớc về thú y ở cấp tỉnh và có nhiệm vụ chẩn đoán, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc động vật lƣu thông tiêu dùng trong nƣớc, quản lý thuốc thú y. Hiện tại, thuộc Chi cục thú y ở các đầu mối giao thông có các trạm kiểm dịch động vật và các Trạm thú y cấp huyện. Các trạm kiểm dịch động vật có nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lƣu thông, vận chuyển trong nƣớc. Trạm kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Chi cục thú y làm nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lƣu thông trao đổi giữa hai tỉnh biên giới của Việt Nam và của nƣớc giáp Việt Nam. Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có cơ quan quản lý nhà nƣớc về thú y cấp huyện (Trạm thú y) thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thú y theo phân công của Chi cục thú y và có trách nhiệm giúp UBND huyện và cấp tƣơng đƣơng về công tác thú y trong phạm vi quản lý của mình. Ở xã, phƣờng và thị trấn (cấp xã) có nhân viên thú y đƣợc nhận phụ cấp công tác theo quy định của UBND cấp tỉnh lấy từ ngân sách của địa phƣơng. Các cơ sở chăn nuôi tập trung phải có cán bộ chuyên môn về thú y để thực hiện công tác thú y của cơ sở và chịu sự hƣớng dẫn về chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nƣớc về thú y có thẩm quyền. 5.5. Điều tra tình hình dịch bệnh Ngƣời cán bộ thú y làm công tác phòng dịch trong một vùng tƣơng đối rộng (một huyện hay một tỉnh) cần phải thƣờng xuyên nắm đƣợc tình hình dịch bệnh ở vùng đó để có cơ sở đề ra các biện pháp phòng dịch cụ thể. Phải nắm đƣợc vùng nào hay xảy ra dịch gì, xảy ra vào mùa nào, tính chất dịch ra sao, tình hình gia súc, gia cầm bệnh và chết, điều kiện chăn
- 163 nuôi, công tác vệ sinh phòng bệnh, biện pháp tiêm phòng và các yếu tố khác ảnh hƣởng đến việc phát sinh dịch. Để quản lý tốt tình hình dịch, phải điều tra dịch tễ ở trong vùng bằng cách thăm hỏi, dựa vào triệu chứng, bệnh tích và thu thập bệnh phẩm và thực hiện các phƣơng pháp chẩn đoán xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Qua điều tra dịch tễ học, có thể xác định quy luật dịch, nhờ đó mà xây dựng bản đồ dịch tễ của vùng, giúp việc chỉ đạo phòng dịch đƣợc thực hiện một cách chủ động và có hiệu quả. Công tác điều tra và quản lý dịch phải dựa vào một mạng lƣới cán bộ thú y có tổ chức tốt, hoạt động chặt chẽ và một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thích đáng thì mới có thể thực hiện đƣợc. 6. Vấn đề thanh toán bệnh truyền nhiễm Việc thanh toán bệnh truyền nhiễm nào đó ở một khu vực địa lý nhất định có thể thành công khi bài khử hết nguồn bệnh trong khu vực đồng thời cắt đứt hoàn toàn các con đƣờng truyền lây mầm bệnh vào khu vực đó. Nếu bệnh truyền nhiễm lây lan nhờ vector truyền lây thì có thể thành công nếu thanh toán đƣợc vector truyền lây. Việc thanh toán các bệnh truyền nhiễm trên lãnh thổ rộng có thể lập kế hoạch và thực thi bởi một tổ chức quốc gia hoặc đa quốc gia. Tuy nhiên các chƣơng trình thanh toán (eradication program) bệnh truyền nhiễm muốn thành công thƣờng phải hội đủ một số điều kiện nhất định. Dƣới đây là những điều kiện chủ yếu để đƣa ra sách lƣợc của kế hoạch thanh toán đối với bệnh truyền nhiễm. 1) Đề ra những đối sách hữu hiệu trên cơ sở nắm vững các đặc điểm dịch học của bệnh. Ví dụ, với trƣờng hợp của kế hoạch toàn cầu thanh toán bệnh đậu mùa thành công ở ngƣời thì bắt đầu từ các điểm quan trọng sau: loài ngƣời là động vật duy nhất mẫn cảm, chỉ cần tiêm vacxin đậu mùa (chủng đậu) cũng có hiệu quả phòng bệnh và các khu vực không có hệ thống làm lạnh cũng có thể thực thi chủng đậu. 2) Việc thanh toán có lợi ích hay không đối với vệ sinh động vật cũng nhƣ vệ sinh - sức khỏe cộng đồng, lợi ích kinh tế của việc thanh toán bệnh truyền nhiễm có lớn hơn kinh phí cần thiết chi cho việc thanh toán hay không. 3) Có phƣơng pháp chẩn đoán xác thực và thể chế thực thi chẩn đoán xác thực.
- 164 4) Pháp chế cƣỡng chế hạn chế vận chuyển và cƣỡng chế giết hủy hữu hiệu với chế độ bồi thƣờng thích đáng. 5) Sự nhận thức và hợp tác của ngƣời chăn nuôi và những ngƣời liên quan và việc giáo dục để có đƣợc điều đó. II. Luật pháp liên quan phòng dịch 1. Luật thú y quốc tế 1.1. Tóm lƣợc về tổ chức Thú y thế giới Tổ chức Thú y thế giới (OIE: Office Internationale des Enzooties - Văn phòng quốc tế về dịch động vật) là tổ chức liên Chính phủ, đƣợc thành lập theo thỏa thuận quốc tế ngày 25/01/1924. Tính đến thời điểm tháng 5/2004 đã có 167 nƣớc thành viên. Tổ chức Thú y thế giới có nhiệm vụ: - Thu thập và truyền đạt thông tin kịp thời để đảm bảo sự rõ ràng về tình hình dịch bệnh động vật và bệnh truyền lây giữa ngƣời và động vật trên phạm vi toàn cầu. - Thu thập, phân tích và phổ biến các thông tin khoa học về thú y cho các nƣớc thành viên. - Giúp đỡ chuyên gia và kỹ thuật, thúc đẩy tăng cƣờng sự đoàn kết hợp tác quốc tế trong công tác khống chế thanh toán dịch bệnh động vật. - Đảm bảo an toàn đối với việc buôn bán quốc tế về động vật, sản phẩm động vật theo các quy định của Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng dịch và kiểm dịch động thực vật (SPS) của WTO thông qua việc ban hành kiểm soát thực hiện các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh thú y quốc tế. - Tƣ vấn giúp đỡ nhằm tăng cƣờng khung pháp lý và nguồn lực của ngành thú y các nƣớc thành viên. - Khuyến cáo các hoạt động nhằm tăng cƣờng việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc động vật và chăm sóc sức khỏe động vật dựa trên cơ sở khoa học.
- 165 1.2. Luật Thú y quốc tế * Luật Thú y quốc tế do Ủy ban luật pháp và Ủy ban Khoa học kỹ thuật của OIE soạn thảo đƣợc thông qua và bổ sung tại cuộc họp chung các nƣớc thành viên hàng năm. Bộ luật bao gồm: - Bộ luật Thú y quốc tế đối với động vật trên cạn (động vật có vú, chim, ong,...). - Bộ luật Thú y quốc tế về thủy sản. - Cẩm nang tiêu chuẩn về chẩn đoán bệnh động vật (trên cạn và dƣới nƣớc), về kiểm tra các chế phẩm sinh học, vacxin. * Cấu trúc về Bộ luật đối với động vật trên cạn gồm: - Các chƣơng quy định chung. - Các chƣơng đặc biệt về các bệnh thuộc Bảng A (gồm 15 loại bệnh là: lở mồm long móng, viêm miệng mụn nƣớc, mụn nƣớc ở lợn, dịch tả trâu bò, dịch tả loài nhai lại nhỏ, viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm bò, viêm da nổi cục truyền nhiễm, sốt thung lũng Rift, lƣỡi xanh, đậu dê cừu, dịch tả ngựa châu Phi, dịch tả lợn châu Phi, dịch tả lợn, cúm gia cầm chủng độc lực cao, Newcastle). - Các bệnh thuộc Bảng B (gồm 66 bệnh, trong đó có nhiệt thán, bệnh dại, bò điên, viêm não Nhật Bản,...). * Cấu trúc Bộ luật Thú y quốc tế về thủy sản gồm: - Các chƣơng về quy định chung. - Các bệnh cá (ví dụ, infectious pancreatic necrosis), thân mềm (ví dụ, bonamiasis) và giáp xác (ví dụ, đốm trắng trên tôm). * Cẩm nang về kỹ thuật chẩn đoán bệnh, kiểm nghiệm vacxin thú y, chế phẩm sinh học bao gồm quy định các phƣơng pháp chẩn đoán xét nghiệm bệnh, kiểm nghiệm vacxin, chế phẩm sinh học, các loại kháng nguyên, kháng thể, kít sử dụng. * Các phụ lục kèm theo Bộ luật Thú y quốc tế bao gồm: - Phụ lục về chăm sóc sức khỏe động vật. - Phụ lục về khoanh vùng. - Phụ lục về vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật. - Phụ lục về các mẫu giấy chứng nhận thú y quốc tế.
- 166 2. Luật pháp về thú y của Nhà nước Việt Nam Trong hơn 50 năm qua, kể từ ngày chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 125/SL năm 1950 về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, Nhà nƣớc ta đã ban hành trên 30 văn bản pháp quy về thú y nhƣ Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm năm 1963, Điều lệ kiểm dịch động vật năm 1981,... gần đây là Pháp lệnh Thú y năm 1993 và hiện nay là Pháp lệnh Thú y năm 2004 và Nghị định liên quan. Những văn bản này đã đóng góp tích cực trong công tác thú y, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh và mở rộng quan hệ thƣơng mại quốc tế đối với động vật, sản phẩm động vật. Sau đây là những văn bản pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh: * Sắc lệnh 125/SL ngày 11/7/1950 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa gồm những nội dung sau: - Khi có dịch bệnh truyền nhiễm gia súc phát sinh thì các cấp Ủy ban kháng chiến hành chính, chuyên môn, bộ đội, nhân dân địa phƣơng phải thi hành luật lệ bài trừ. - Ngƣời nào không chấp hành có thể bị truy tố trƣớc tòa án và bị phạt tiền. * Nghị định 111/CP ngày 23/7/1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ phòng và chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm: - Mục đích: đề phòng và ngăn ngừa các bệnh dịch và bệnh truyền nhiễm lây lan từ nơi này sang nơi khác. - Công tác phòng chống dịch bao gồm: xây dựng chuồng trại theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh thú y; thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng và chống dịch, bệnh cho gia súc, gia cầm. - Xử lý khi có dịch: gia súc bệnh phải cách ly, những súc vật chết vì bệnh truyền nhiễm phải chôn ở địa điểm riêng. - Khi có bệnh truyền nhiễm nhƣ bệnh dại, dịch tả lợn, tụ huyết trùng, nhiệt thán,... xảy ra phải công bố dịch. - Các biện pháp phải thực hiện khi công bố dịch: cấm đƣa ra vào vùng có dịch những gia súc, gia cầm dễ nhiễm, cấm ngƣời không có phận sự vào nơi có súc vật ốm, đặt trạm gác, cắm biển hiệu vùng có dịch.
- 167 * Nghị định số 23/HĐBT ngày 10/3/1981 ban hành Điều lệ kiểm dịch động vật: - Kiểm dịch động vật là một trong những công tác của phòng chống dịch bệnh, giúp cho việc kiểm soát ngặn chặn dịch bệnh lây lan trong các loài động vật, lƣu chuyển từ vùng này sang vùng khác. - Mục đích: phát hiện đối tƣợng của kiểm dịch là những bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng của động vật đã có hoặc chƣa có ở Việt Nam hoặc thuộc diện kiểm dịch quốc tế. * Nghị định 111/HĐBT ngày 6/2/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng ban hành Điều lệ kiểm soát sát sinh gia súc, gia cầm: - Mục đích: kịp thời phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan qua khâu giết mổ. - Khi phát hiện gia súc, gia cầm đƣa đến lò sát sinh bị nhiễm hoặc nghi bị nhiễm bệnh thì phải áp dụng các biện pháp tích cực và chủ động nhằm ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh lây lan. - Kèm theo các hành vi nhƣ: giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm không qua kiểm soát của cơ quan thú y; thịt bán ở ngoài thị trƣờng không có dấu kiểm soát sát sinh đóng trên thân thịt có thể bị xử phạt 5 - 10% tang vật. * Pháp lệnh Thú y công bố ngày 15/2/1993, trong đó nội dung công tác phòng chống dịch bệnh bao gồm: - Bảo đảm vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật. - Phải xây dựng các quy định, tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi. - Thực hiện biện pháp phòng bệnh, chẩn đoán xác định bệnh, khống chế, tiêu diệt dịch bệnh. - Các biện pháp phòng bệnh gồm: tiêm phòng bắt buộc đối với từng loài động vật, khử trùng tiêu độc. - Chẩn đoán xác định bệnh gồm: chẩn đoán định kỳ, chẩn đoán gia súc bệnh, nghi ngờ bệnh.
- 168 - Khống chế xây dựng và thực hiện các chƣơng trình khống chế, giám sát dịch tễ với các bệnh nguy hiểm nhƣ lở mồm long móng, nhiệt thán,... bằng các chƣơng trình dài hạn, ngắn hạn. * Điều lệ phòng chống dịch bệnh động vật ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y, trong đó nội dung phòng chống dịch bệnh cho động vật bao gồm: - Quy định về vệ sinh thú y trong chăn nuôi đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, số lƣợng nhiều, về môi trƣờng nuôi, chăn thả, chuồng, nơi chứa phân, xử lý độn chuồng,... - Khai báo khi có động vật ốm chết; thức ăn chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. - Nguồn sản phẩm động vật dùng làm thức ăn chăn nuôi, nƣớc uống. - Quy định khu vực cách ly, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; vệ sinh, tiêu độc đối với phƣơng tiện, dụng cụ liên quan đến động vật, sản phẩm động vật. * Pháp lệnh Thú y công bố ngày 12/5/2004: - Bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi đối với chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn chăn nuôi, nƣớc sử dụng trong chăn nuôi. - Chăm sóc sức khỏe động vật, thực hiện tiêm phòng chữa bệnh hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật. - Xây dựng vùng và cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, chƣơng trình khống chế, thanh toán bệnh động vật; giám sát dịch bệnh. - Xử lý dịch bệnh động vật; khai báo dịch bệnh, chẩn đoán xác định bệnh, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. * Nghị định 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Pháp lệnh Thú y 2004 trong đó các Quy định công tác phòng chống dịch bao gồm: - Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi động vật tập trung, hộ gia đình cá nhân.
- 169 - Quy định vệ sinh thú y đối với thức ăn, nƣớc dùng trong chăn nuôi, bãi chăn thả, chất thải động vật, trong mua bán động vật, sản phẩm động vật. - Xây dựng, quản lý vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. - Trách nhiệm của chủ vật nuôi, tổ chức, cá nhân chăn nuôi động vật và các cấp quản lý nhà nƣớc trong việc phòng bệnh cho động vật. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4 1. Chẩn đoán là gì? Đặc điểm chẩn đoán bệnh truyền nhiễm? 2. Các bƣớc trong hẩn đoán bệnh nguyên học? 3. Kiểm nghiệm thể bệnh nguyên có khác phân lập và đồng định bệnh nguyên? 4. Phân lập và đồng định vi khuẩn mầm bệnh? 5. Phân lập và đồng định virut mầm bệnh? 6. Mục đích của phƣơng pháp huyết thanh học? Phƣơng pháp huyết thanh học trong kiểm nghiệm thể bệnh nguyên và đồng định mầm bệnh có gì khác nhau? 7. Phản ứng kết tủa? 8. Phản ứng ngƣng kết? 9. Phản ứng cố định bổ thể? 10. Phản ứng HI (ngăn trở ngƣng kết hồng cầu)? 11. Các phƣơng pháp kháng thể đánh dấu? 12. Phản ứng quá mẫn muộn? 13. Các phƣơng pháp lai phân tử (hybridization)? 14. Nguyên lý và ứng dụng PCR? 15. Các chỉ tiêu của nghiên cứu dịch (tễ) học mô tả? 16. Các phƣơng pháp nghiên cứu dịch tễ học phân tích?
- 170 CHƢƠNG 5 ĐIỀU TRỊ BỆNH TRUYỀN NHIỄM Điều trị (chữa) bệnh truyền nhiễm là một biện pháp tích cực vì có tác dụng bao vây tiêu diệt nguồn bệnh (mỗi súc vật bệnh đƣợc coi là một nguồn bệnh) đồng thời làm con vật hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn không trở thành con vật mang trùng nên hạn chế dịch lây lan. Chữa bệnh kịp thời là một yêu cầu cấp bách của sản xuất làm giảm thiệt hại về kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. Việc hạn chế tác hại tiến tới tiêu diệt bệnh dịch phải trên cơ sở kết hợp công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Chữa bệnh cũng chính là một phƣơng pháp phòng bệnh dịch. Phòng bệnh là tích cực, là chủ động, chữa bệnh có phần nào bị động nhƣng có ý nghĩa tích cực, là vì chữa cho con bệnh cũng tức là phòng cho con khỏe, nên không thể tách rời phòng và chữa bệnh. Vậy chữa bệnh là rất cần thiết, phải kịp thời và kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh. Chữa bệnh truyền nhiễm cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Chữa toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị: hộ lý, dinh dƣỡng và dùng thuốc gồm các thuốc tác động tiêu diệt mầm bệnh (chất kháng sinh đối với vi khuẩn, interferon,... đối với virut) lẫn những thuốc tăng cƣờng cơ năng của cơ thể (vitamin, máu, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt,...). - Chữa sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh tức xác định đúng tính mẫn cảm của mầm bệnh, đồng thời phải tính đến khả năng xâm nhập tổ chức ổ bệnh khi chọn những thuốc trong số các thuốc có hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế bệnh lây lan. - Diệt căn bệnh là chủ yếu, kết hợp chữa triệu chứng. - Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cƣờng sức đề kháng của cơ thể. Làm cho cơ thể tự chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. Một số thuốc tuy tiêu diệt đƣợc mầm bệnh nhƣng ít nhiều có hại cho cơ thể nên ta phải chú ý ảnh hƣởng của thuốc đến cơ thể. - Với động vật đƣợc chăn nuôi vì mục đích kinh tế khi chữa bệnh động vật cần chú ý đến tiên lƣợng bệnh cần điều trị để bảo đảm hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi. Cho nên chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức cày kéo và khả năng cho sản phẩm. Nếu
- 171 chữa kéo dài, tốn kém vƣợt quá giá trị gia súc thì không nên chữa (giết mổ tuân theo các quy định tránh làm lây lan mầm bệnh). - Những bệnh rất nguy hiểm cho ngƣời mà không có thuốc chữa đặc hiệu, hoặc những bệnh phát triển thành thể mãn tính khó điều trị thì không nên chữa. Khi đó giết hủy hoặc giết mổ lấy thịt (những bệnh súc mà thịt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm) là những giải pháp cần lựa chọn. - Động vật nuôi nhốt tập trung thƣờng phát bệnh đồng loạt gây thiệt hại lớn do sự xâm nhập mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng trại với khả năng cao, những động vật này lại có tính đề kháng bệnh thấp, nhiều trƣờng hợp bệnh vi khuẩn và nguyên trùng chƣa có vacxin phòng bệnh, khi một bộ phận động vật phát bệnh thì phần còn lại của quần thể cũng thƣờng đồng thời cảm nhiễm và ủ bệnh nên không thể chỉ áp dụng biện pháp điều trị cá thể. Trong trƣờng hợp bệnh truyền nhiễm xuất hiện thƣờng nên bổ sung thuốc vào thức ăn và nƣớc uống cho cả đàn để "trừ khử căn bệnh". Hơn nữa, trong trại chăn nuôi tập trung thƣờng sẵn có mầm bệnh hoặc mầm bệnh xâm nhập vào theo động vật mới nhập trại cho nên rất nhiều khả năng động vật bị cảm nhiễm trong thời kỳ nuôi dƣỡng. Chẳng hạn, bệnh hô hấp do Mycoplasma và Bordetella, bệnh tiêu hóa do Serpulina (Treponema) hyodysenteriae và E. coli ở lợn, bệnh hô hấp do Mycoplasma và Haemophilus, bệnh tiêu hóa do E. coli và Coccidia ở gà,... Để phòng cũng nhƣ để điều trị các bệnh này khi xuất hiện bệnh, trong những thời kỳ nuôi dƣỡng nhất định cần vận dụng phƣơng pháp bổ sung một số thuốc hữu hiệu nhất đối với các loại mầm bệnh là vi khuẩn và nguyên trùng. Cần áp dụng đồng thời nhiều phƣơng pháp chữa bệnh. Bên cạnh các phƣơng pháp chữa bệnh bằng thuốc, hộ lý là một nhiệm vụ chữa bệnh rất quan trọng, vì tạo điều kiện cho bệnh chóng khỏi, hạn chế biến chứng, hạn chế lây lan. Nội dung hộ lý gồm: cho gia súc bệnh nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng, mát, sạch sẽ, yên tĩnh), theo dõi nhiệt độ, nhịp tim, hô hấp, phân, nƣớc tiểu, phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để đối phó kịp thời, cho ăn uống tốt và phù hợp với tính chất bệnh, khi cần giúp cho gia súc ăn, trở mình,... I. Liệu pháp miễn dịch Trong số các liệu pháp miễn dịch có liệu pháp huyết thanh, liệu pháp gamma-globulin miễn dịch và liệu pháp vacxin. Trong đó liệu pháp vacxin có thể áp dụng trong điều trị một số bệnh mãn tính do nhiễm khuẩn ký sinh nội bào và là phƣơng pháp điều trị đƣợc áp dụng rất hạn chế. Có
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn Thủy Sinh Thực Vật
24 p | 420 | 154
-
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 1
22 p | 813 | 136
-
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 2
22 p | 275 | 80
-
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 3
22 p | 219 | 70
-
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 5
22 p | 191 | 59
-
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 10
14 p | 225 | 57
-
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 7
22 p | 236 | 54
-
Giáo trình Dịch tễ học: Phần 1 - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
53 p | 283 | 50
-
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 6
22 p | 175 | 46
-
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 9
0 p | 192 | 43
-
Bài giảng bệnh truyền nhiễm - Pemphigoid part 1
5 p | 205 | 39
-
Thuốc điều trị và vacxin sử dụng trong thú y part 10
15 p | 146 | 30
-
Giáo trình Bệnh học trẻ em (In lần thứ năm): Phần 2
82 p | 17 | 4
-
Giáo trình Bệnh học trẻ em (In lần thứ tư): Phần 2
69 p | 41 | 3
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 3 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng nội (Ngành: Điều dưỡng liên thông - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
134 p | 1 | 1
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn