intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị trồng lúa cạn - MĐ01: Trồng lúa cạn

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

108
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuẩn bị trồng lúa cạn là một trong những mô đun trong chương trình dạy nghề trồng cây lúa cạn trình độ sơ cấp. Mô đun này đề cập đến vấn đề Chuẩn bị trồng cây lúa cạn. Mô đun hướng dẫn cho người học nghề làm được các công việc để chuẩn bị trồng lúa cạn. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị trồng lúa cạn - MĐ01: Trồng lúa cạn

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ TRỒNG LÚA CẠN MÃ SỐ: 01 NGHỀ: TRỒNG LÚA CẠN Trình độ sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong khuôn khổ Chương trình Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thực hiện nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao tại Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB ngày 20/6/20112, Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng lúa cạn với nòng cốt là Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ đã hoàn thành việc xây dựng , biên soạn chương trình và giáo trình dạy nghề Trồng lúa cạn để sử dụng làm tài liệu dạy nghề trồng lúa cạn cho nông dân trong cả nước. Giáo trình Mô đun Chuẩn bị trồng cây lúa cạn này là một trong bốn cuốn giáo trình dạy nghề chính thức của nghề Trồng lúa cạn đwọc biên soạn nói trên. Trên quan điểm dạy nghề nâng cao năng lực thực hành cho học viên là chủ yếu, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khoá học phải có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản trong công việc chuẩn bị trồng cây lúa cạn. Chúng tôi đã lựa chọn nội dung đào tạo phù hợp với đối tượng học, bao gồm các kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ nghề nghiệp thiết yếu nhằm đáp ứng cao nhất mục tiêu dạy nghề. Vì vậy trong giáo trình, chúng tôi cố gắng hướng dẫn tỷ mỉ các thao tác thực hiện công việc. Khối lượng kiến thức lý thuyết được đưa vào giáo trình có mức độ và sát với thực tiễn sản xuất vừa đủ để người học hiểu được các giải pháp kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện các công việc chuẩn bị trồng cây lúa cạn. Kết cấu mô đun gồm 5 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành trong công việc chuẩn bị trồng cây lúa cạn. Để hoàn thiện cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn hiệu quả của Vụ Tổ chức cán bộ-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục dạy nghề- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng như sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, các cơ sở sản xuất lúa cạn, các nông dân sản xuất lúa giỏi, thầy, cô giáo các trường thuộc Bộ đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành bộ chương trình, giáo trình này. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng để giảng dạy cho học viên về công việc chuẩn bị trồng cây lúa cạn. Thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình Trồng lúa cạn, dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng lúa cạn để chương trình, giáo trình
  4. 4 được điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho nông dân trong thời kỳ đổi mới. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Nguyễn Thị Quỳnh Liên (chủ biên) 2. Nguyễn Thị Sâm 3. Ngô Thị Hồng Ngát 4. Nguyễn Văn Khang.
  5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Tuyên bố bản quyền ......................................................................................... 2 Lời giới thiệu.................................................................................................... 3 Mục lục ............................................................................................................ 5 Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt ............................................................ 8 Mô đun: Chuẩn bị trồng lúa cạn ......................................................................10 Bài 1: Bài mở đầu............................................................................................11 1.Tìm hiểu nguồn gốc và phân loại lúa cạn......................................................11 1.1. Nguồn gốc cây lúa ...................................................................................11 1.2. Phân loại...................................................................................................10 2. Giá trị cây lúa cạn.......................................................................................10 2.1. Giá trị dinh dưỡng ....................................................................................10 2.1.1. Tinh bột .................................................................................................10 2.1.2. Protein ...................................................................................................11 2.1.3. Chất béo ................................................................................................11 2.1.4. Vitamin .................................................................................................12 2.2. Giá trị sử dụng ..........................................................................................11 2.2.1. Cung cấp lương thực .............................................................................11 2.2.2. Chăn nuôi ..............................................................................................12 2.2.3. Chế biến ................................................................................................12 2.3. Giá trị kinh tế ...........................................................................................13 3.Tình hình sản xuất lúa cạn trên Thế giới và Việt Nam ..................................14 3.1. Tình hình sản xuất lúa cạn trên Thế giới ...................................................14 3.2. Tình hình sản xuất lúa cạn ở Việt Nam .....................................................14 Bài 2: Đặc điểm cây lúa cạn ............................................................................16 1. Đặc điểm thực vật học .................................................................................16 1.1. Rễ .............................................................................................................16 1.1.1 Rễ mầm ..................................................................................................17
  6. 6 1.1.2. Rễ phụ ...................................................................................................17 1.2. Thân, nhánh ..............................................................................................18 1.2.1. Thân ......................................................................................................18 1.2.2. Nhánh ....................................................................................................18 1.3. Lá .............................................................................................................20 1.4. Bông .........................................................................................................23 1.5. Hoa ...........................................................................................................24 1.6. Thóc và gạo ..............................................................................................24 1.6.1. Thóc ......................................................................................................27 1.6.2. Gạo ........................................................................................................27 2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa .....................................27 2.1. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng .............................................................27 2.1.1. Giai đoạn nẩy mầm và cây con ..............................................................27 2.1.2. Giai đoạn đẻ nhánh ................................................................................29 2.2. Giai đoạn phát triển (sinh trưởng sinh thực) .............................................31 2.2.1. Giai đoạn làm đòng ...............................................................................31 2.2.2. Giai đoạn trổ bông .................................................................................32 2.2.3. Giai đoạn chín ......................................................................................34 Bài 3: Yêu cầu ngoại cảnh với cây lúa .............................................................36 1. Nước ...........................................................................................................36 2. Nhiệt độ.......................................................................................................37 3. Ánh sáng .....................................................................................................38 4. Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và các yếu tố cấu thành NS ..............39 4.1.Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa . .....................................................39 4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất .................................................................39 Bài 4: Xác định mùa vụ, giống lúa cạn ............................................................42 1. Căn cứ để lập kế hoạch trồng lúa cạn ..........................................................42 1.1 Tìm hiểu thông tin về sản phẩm .................................................................42 1.2 Tìm hiểu thông tin về chính sách. ..............................................................42 1.3.Tìm hiểu về các rủi do khi trồng lúa cạn. ...................................................43
  7. 7 1.4 Các yếu tố tác đông đến quá trình sản suất. ...............................................44 1.5. Lập kế hoạch trồng lúa cạn. ......................................................................44 2. Các vụ trồng lúa cạn . ..................................................................................45 2.1 Vụ độc canh. .............................................................................................45 2.1.1. Thời tiết. ...............................................................................................45 2.1.2. Đất đai . .................................................................................................45 2.1.3. Ưu, nhược điểm. ....................................................................................45 2.1.4. Giống trồng. ..........................................................................................45 2.2. Vụ luân canh ............................................................................................46 2.2.1. Thời tiết .................................................................................................46 2.2.2. Đất đai ...................................................................................................46 2.2.3. Ưu, nhược điểm .....................................................................................46 2.2.4.Giống trồng ............................................................................................46 2.3. Vụ trồng xen canh ....................................................................................47 2.3.1.Thời tiết ..................................................................................................47 2.3.2 Đất đai ....................................................................................................47 2.3.3. Ưu, nhược điểm .....................................................................................47 2.3.4. Giống trồng ...........................................................................................47 3. Giống điển hình ...........................................................................................47 3.1. Giống địa phương .....................................................................................47 3.1.1 Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................47 3.1.2. Đặc tính chống chịu ...............................................................................48 3.1.3. Năng suất...............................................................................................48 3.1.4. Một số giống cụ thể: ..............................................................................48 3.2. Giống cải tiến ...........................................................................................52 3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................52 3.2.2. Đặc tính chống chịu ...............................................................................52 3.2.3. Năng suất...............................................................................................52 3.2.4 Một số giống điển hình. ..........................................................................54 Bài 5: Chuẩn bị đất trồng: ...............................................................................56
  8. 8 1. Yêu cầu đất trồng lúa cạn ............................................................................56 1.1 Yêu cầu về độ cao- địa hình ......................................................................56 1.2. yêu cầu về lý, hóa tính ..............................................................................57 1.3. Thành phần cơ giới đất .............................................................................57 2. Một số loại đất trồng lúa cạn phổ biến .........................................................60 2.1. Đất cạn hoàn toàn .....................................................................................60 2.2. Đất có tích tụ nước sau mưa .....................................................................60 2.3. Đất triền ...................................................................................................60 2.4. Ruộng nà ..................................................................................................61 3. Vệ sinh đồng ruộng .....................................................................................62 3.1. Phát quang. ...............................................................................................62 3.2. thu rọn tàn dư thực vật. .............................................................................68 4. Cày, xới đất .................................................................................................69 4.1. Chuẩn bị máy, công cụ làm đất. ................................................................69 4.2.Cày, xới, cuốc đất.. ....................................................................................71 5. Phân lô, rạch hàng. ......................................................................................72 5.1. Đánh dấu vị trí rạch hàng, hố. ...................................................................72 5.2. Chuẩn bị dụng cụ rạch hàng, hố.. ..............................................................74 5.3. Rạch hàng... ..............................................................................................74 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .........................................................75 I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun ......................................................................75 II. Mục tiêu của mô đun ..................................................................................75 III. Nội dung chính của mô đun .......................................................................76 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập..........................................................77 V. Tài liệu tham khảo .....................................................................................81
  9. 9 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT MĐ: Mô đun LT: lý thuyết TH: thực hành KT: kiểm tra
  10. 10 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ TRỒNG CÂY LÚA CẠN Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu về mô đun Mô đun “Chuẩn bị trồng cây lúa cạn” là một trong những mô đun trong chương trình dạy nghề trồng cây lúa cạn trình độ sơ cấp. Mô đun này đề cập đến vấn đề Chuẩn bị trồng cây lúa cạn. Từng bài trong mô đun hướng dẫn cho người học nghề làm được các công việc để chuẩn bị trồng lúa cạn như tìm hiểu về tình hình trồng lúa cạn và đặc điểm của cây lúa cạn; Xác định thời vụ trồng cây lúa cạn; Lập kế hoạch trồng lúa; Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị và vật tư, lúa giống và nhân công để trồng lúa cạn. Đồng thời cũng là những kiến thức cần thiết để làm cơ sở học các mô đun Trồng và chăm sóc cây lúa cạn; phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại và thu hoạch, bảo quản, sử dụng lúa. Mô đun “Chuẩn bị trồng cây lúa cạn” có tổng số 80 giờ, bao gồm 12 giờ lí thuyết, 60 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra (6 giờ kiểm tra kết thúc bài học, 2 giờ kiểm tra kết thúc mô đun).
  11. 11 Bài 1: Bài mở đầu Mã bài: MĐ 01-01 Mục tiêu - Biết được giá trị kinh tế và tình hình sản xuất lúa gạo; - Hiểu được đăc điểm của cây lúa - Nêu được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa - Phân biệt được các bộ phận của cây lúa cạn. - Biết được nhu cầu về với điều kiện ngoại cảnh… của cây lúa cạn qua từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển. A. Nội dung 1. Nguồn gốc và phân loại cây lúa 1.1. Nguồn gốc Cây lúa (Oryza sativa L) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á vì nó được thuần hoá từ lúa dại ở ba trung tâm đầu tiên vùng Đông Nam Á: Assam (Ấn Độ), biên giới Thái Lan – Myanmarr, Trung du Tây Bắc Việt Nam. Theo tài liệu của Trung Quốc thì khoảng năm 2800 – 2700 TCN, ở Trung Quốc đã có nghề trồng lúa. Markey và De Candolle, Roievich cho rằng nguồn gốc cây lúa trồng là ở Miền Nam Việt Nam và Campuchia. Gutschin cho rằng cái nôi của nghề trồng lúa là ở chân dãy Himalaya đổ xuống các vùng đồng bằng Bengale, Assam, Thái Lan vì ở vùng này có nhiều loại lúa hoang dại và các giống lúa trồng phong phú. Tuy có nhiều các tài liệu khác nhau, các khảo cổ đã chứng minh nguồn gốc khác nhau của cây lúa nhưng đa số các tài liệu đều cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, có thể thuộc nhiều quốc gia khác nhau, sau đó do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cây lúa đã lan rộng ra các vùng khác nhau. Lúa thuộc ngành thực vật có hoa (Angios Permes), lớp một lá mầm (Mono Cotyledones), bộ hòa thảo có hoa (Graminales), họ hòa thảo (Graminae), lúa trồng thuộc chi Oryza (có 24 hoặc 48 nhiễm sắc thể), có 23 loài phân bố khắp thế giới trong đó có hai loài lúa trồng. Loài Oryza sativa L. trồng phổ biến trên thế giới và phần lớn tập trung ở Châu Á bao gồm ba loài phụ: Japonica phân bố ở những nơi có vĩ độ cao (Bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên), chịu rét cao, ít chịu sâu bệnh. Indica ( được trồng ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Mianma), có
  12. 12 đặc điểm hạt dài, thân cao, mềm dễ đổ, chịu sâu bệnh, năng xuất thấp, mẫn cảm với ánh sáng. Javanica có đặc điểm trung gian, hạt dài, dày và rộng hơn hạt của Indica, chỉ được trồng ở vài nơi thuộc Indonesia. Loài Oryza Gluberrima S. được trồng với một diện tích nhỏ thuộc Tây Phi. Sự tiến hóa của cây lúa gắn liền với sự tiến hóa của loài người đặc biệt ở châu Á. 1.2. Phân loại Theo điều kiện sinh thái, cây lúa chia làm hai loại, lúa cạn và lúa nước. Lúa cạn, được trồng vào mùa mưa trên đất cao, đất thoát nước tự nhiên, trên những chân ruộng không đắp bờ hoặc không có bờ và không có nước dự trữ trên bề mặt. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thì lúa cạn do lúa nước biến đổi thành và những giống lúa này có khả năng trồng được ở những vùng khô hạn, vẫn có khả năng sinh trưởng phát triển bình thường trên ruộng có nước. Đây là một đặc tính nông học đặc biệt của lúa cạn, khác với cây trồng khác. Hiện nay có thể chia lúa cạn thành hai nhóm: Nhóm lúa cạn cổ truyền, bao gồm những giống lúa cạn địa phương, thích nghi cao và tồn tại lâu đời, tính chống chịu cao, tuy nhiên giống lúa này có hạn chế là năng suất thấp. Nhóm lúa cạn cải tiến hay lúa cạn chịu hạn. Loại này được phân bố trên những nương bằng, chân đồi thấp cố độ dốc dưới 150. Đây là những giống lúa cạn mới lai tạo, có khả năng chịu hạn trong những giai đoạn sinh trưởng nhất định, chịu thâm canh và cho năng suất cao. Năng xuất lúa cạn địa phương thấp, trung bình đạt 15 tạ/ha, nhưng cây lúa cạn có vai trò giải quyết lương thực tại chỗ cho nhân dân và góp phần ổn định đời sống một bộ phận cư dân, kinh tế xã hội ở các địa phương khó khăn ở vùng núi, vùng sâu biên giới. 2. Giá trị của lúa gạo 2.1. Giá trị dinh dưỡng Giá trị dinh dưỡng: Trong gạo có các chất dinh dưỡng như: Tinh bột; Protein; Lipit; Vitamin đặc biệt là một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6, PP… Từ những dinh dưỡng có trong hạt gạo, nên đã từ lâu gạo được coi là nguồn thực phẩm và dược phẩm có giá trị và được tổ chức dinh dưỡng Quốc tế gọi: «Hạt gạo là hạt của sự sống ». 2.1.1. Tinh bột Tinh bột chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần vật chất khô trong hạt lúa, chiếm 62,4 – 82,51%, nó là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Tinh bột được cấu tạo bởi amylose và amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng có nhiều ở gạo tẻ, độ
  13. 13 dẻo thấp. Amylopectin có cấu tạo mạch nhánh có nhiều ở gạo nếp tạo nên độ dẻo đặc trưng ở cơm. Hình 1.1.1. Tinh bột gạo 2.1.2. Protein Protein trong hạt lúa chiếm từ 5,5 - 10,0% khối lượng khô của hạt. Khoảng 80% protein là glutelin, 18 – 20% là prolalin, 2 – 8% là globulin, abumin chiếm 5%. Trong lúa nước hàm lượng protein chiếm từ 5,50 – 10,77%, các giống lúa cạn thì hàm lượng cao hơn từ 8,00 – 11,62%. Hàm lượng protein trong hạt lúa không cao nhưng là protein dễ tiêu hoá và hấp thu với người và vật nuôi . Trong hạt lúa protein có 17 loại axit amin trong đó có các axit amin không thay thế là : valine, lơxin, isolơxin, metionin, phenylalanin, lizin, threonin. 2.1.3 Lipid Lipit chủ yếu tập trung ở vỏ gạo. Nếu ở gạo xay có hàm lượng lipit là 2,02% khối lượng khô thì gạo xát lượng lipit chỉ còn 0,52%. Hàm lượng lipit liên quan đến chất lượng trên hai phương diện là giá trị dinh dưỡng và giá trị bảo quản. Hàm lượng lipit càng cao thì bảo quản càng phức tạp. Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn 0,52%. 2.1.4. Vitamin Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như B1, B2, B6, PP v.v. Lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt (trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%). Bảng 1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy hạt khác
  14. 14 Hàm lượng Tinh bột Protein Lipid Xenlulose Tro Nước Loại hạt Lúa 62,4 7,9 2,2 9,9 5,7 11,9 Lúa mì 63,8 16,8 2,0 2,0 1,8 13,6 Ngô 69,2 10,6 4,3 2,0 1,4 12,5 Cao lương 71,7 12,7 3,2 1,5 1,6 9,9 Kª 59,0 11,3 3,8 8,9 3,6 13,0 ( Nguồn: vaas.org.vn/images/caylua/01/02_giatridinhduong.htm) 2.2. Giá trị sử dụng Trên thế giới khoảng 40% dân số coi lúa gạo là cây lương thực chính, tới 25% dân số sử dụng lúa gạo trên 1/3 khẩu phần ăn hàng ngày. Ở Việt Nam 100% dân số sử dụng gạo làm lương thực chính. Trong lúa gạo chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như tinh bột (62,5%), protein (7-10%), lipit (1-3%), xenlulo (10,9%), nước 11%. Ngoài ra gạo còn chứa một số chất khoáng và vitamin nhóm B, các axit amin thiết yếu như lizin, triptophan, threonin. Chất lượng gạo thay đổi theo thành phần axit amin, điều này phụ thuộc vào từng giống. Do thành phần các chất dinh dưỡng tương đối ổn định và cân đối nên lúa gạo đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: - Lúa gạo được chế biến thành trên 200 món ăn khác nhau. - Lúa gạo là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, sản xuất bánh kẹo, sản xuất rượu bia… Hình 1.1.2. Gạo cung cấp lương thực
  15. 15 Hình 1.1.4. Bánh dày Hình 1.1.5. Bánh chưng Hình 1.1.6. Bánh cuốn làm từ lúa gạo. Hình 1.1.7. Rượu gạo nguyên chất Sản phẩm phụ của cây lúa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tấm được dùng để sản xuất rượu, cồn axeton, phấn viết mịn… Cám được dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất các vitamin nhóm B, chế tạo sơn cao cấp, làm nguyên liệu chế tạo xà phòng… Vỏ trấu để sản xuất nấm, làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn phân hữu cơ, làm chất đốt… Rơm rạ dùng cho công nhiệp sản xuất giấy, catông xây dựng, đồ gỗ gia dụng. Gạo là mặt hàng xuất khẩu làm tăng thu nhập quốc dân, góp phần ổn định an ninh lương thực nhân loại.
  16. 16 Hình 1.1.8. Rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi Hình 1.1.9. Rơm rạ dùng để trồng nấm Hình 1.1.10. Tác dụng cải tạo đất của rơm rạ 2.3. Giá trị kinh tế Trên thế giới theo cơ cấu sản xuất lương thực, lúa gạo chiếm 26,5%. Lúa gạo đứng thứ nhất trong các cây lương thực với tổng sản lượng là 650 triệu tấn/năm 2008. Lúa đóng vai trò rất quan trọng với an ninh lương thực và liên hệ đến tình trạng nghèo khó trên thế giới. Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Đặc biệt trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong công tác chọn tạo giống và canh tác thì năng xuất và chất lượng lúa gạo không ngừng tăng lên.
  17. 17 - Lúa gạo còn là hàng hóa để trao đổi, nghề trồng lúa chủ yếu tận dụng công lao động trong gia đình là chính. - Chi phí đầu tư nghề trồng lúa thấp so với trồng một số cây lương thực khác như: ngô, đậu. 3. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Mặc dù bị ảnh hưởng hiện tượng Niña ở nhiều nơi châu Á như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và bão ở Philippines từ tháng 8 năm 2011 nhưng sản lượng lúa toàn cầu đã vượt lên mức kỷ lục nhờ vụ mùa phát triển trong điều kiện khí hậu thuận hòa sau đó. Tổ chức FAO đã đánh giá năm 2011 sản lượng lúa đạt đến 721 triệu tấn hay 481 triệu tấn gạo, tăng 3% hay 24 triệu tấn so với 2010. Phần lớn sự gia tăng này do sản xuất thuận lợi tại Ấn Độ, Ai Cập, Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam vượt trội hơn số lượng thất thu từ Indonesia, Madagascar, Pakistan, Philippines và Thái Lan. Sự gia tăng còn do diện tích trồng lúa thế giới đạt 164,6 triệu ha hay tăng 2,2% và năng suất bình quân cũng tăng nhẹ lên mức 4,38 tấn/ha tức tăng 0,8% trong hơn 1 năm vừa qua. Châu Á sản xuất 651 triệu tấn lúa (435 triệu tấn gạo) hay tăng 2,9% so với 2010 dù có nhiều trận bão lớn xảy ra ở Philippines và lũ lụt nặng nề kéo dài ở Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Sự gia tăng lớn này chủ lực do Ấn Độ và Trung Quốc, với sự tham gia ở mức độ thấp hơn từ Bangladesh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pakistan và Việt Nam. Riêng Việt Nam, Chính phủ tính toán sản xuất lúa đạt đến 42 triệu tấn lúa hay tăng 1 triệu tấn so với 2010, do diện tích trồng lúa thêm 200.000 ha đưa tổng số lên 7,7 triệu ha, năng suất đạt đến 5,5 tấn/ha. Năm 2011, Ấn Độ thu hoạch 154,5 triệu tấn lúa hay tăng 11 triệu tấn so với năm 2010 nhờ mùa mưa thuận lợi, ngoại trừ vài tỉnh ở Tây Nam có hạn hán. Trung Quốc sản xuất đến 203 triệu tấn lúa hay tăng 3%, đạt được mục tiêu tự túc trong suốt thập niên qua. Thái Lan bị ngập lụt nặng ở cánh đồng trung tâm làm thiệt hại 1,6 triệu ha tương đương 4 triệu tấn lúa, sản xuất năm 2011 khoảng 32,2 triệu tấn lúa, thấp hơn 7% so với năm 2010 (34,5 triệu tấn). Hậu quả này làm ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu gạo năm 2012 của Thái Lan. Châu Phi sản xuất lúa 26 triệu tấn lúa (17 triệu tấn gạo), cao hơn 3% năm 2010 dù mưa bất thường, do được mùa ở Ai Cập, một nước sản xuất lúa tưới tiêu lớn trong vùng và tăng sản xuất ở Benin, Ghana, Mali, Nigeria, Sierra Leone thuộc Tây Phi Châu. Trong khi Đông Phi Châu như Tazania, Zambia, Madagascar và Nam Phi Châu có tình trạng ngược lại do mưa ít, ngoại trừ Malawi và Mozambique nhờ đầu tư nhiều cho hệ thống tưới tiêu. Ba nước sản xuất lúa gạo nhiều nhất ở châu Phi là Ai Cập, Nigeria và Madagascar, chiếm đến 55% tổng sản lượng lúa. Sản xuất lúa ở Ai Cập tăng từ 5,2 triệu tấn trong 2010 lên 5,8 triệu tấn trong 2011
  18. 18 và Nigeria từ 4,2 lên 4,3 triệu tấn; trong khi Madagascar giảm từ 4,8 xuống 4,3 triệu tấn trong cùng thời kỳ. Nam Mỹ và Caribbean phục hồi sản xuất lúa đạt đến 29,6 triệu tấn lúa hay 19,8 triệu tấn gạo so với sút giảm 12% so với năm trước đó, do được mùa và giá gạo cao từ các nước Argentina, Brazil, Columbia, Guyana, Paraguay, Uruguay và Venezuela. Trong khi đó Mexico và Ecuador bị khô hạn, Honduras, Nicaragua và El Salvador bị ngập lụt. Bazil là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất của châu Mỹ (chủ yếu lúa cạn) đạt đến 13,6 triệu tấn so với 11,7 triệu tấn 2010 nhờ khí hậu tốt. Sản xuất lúa của nước này chiếm đến 45% tổng sản lượng toàn vùng. Hoa Kỳ sản xuất lúa gần 8,5 triệu tấn, giảm 21% so với 2010 (11 triệu tấn) do khí hậu không thuận lợi và diện tích trồng thu hẹp. Đó là mức sản xuất thấp nhất kể từ 1998 của Hoa Kỳ. Sản xuất lúa Úc Châu đạt 800.000 tấn, gấp 4 lần so với 2010 (0,2 triệu tấn) nhờ cung cấp đầy đủ nước tưới. Sản xuất lúa ở châu Âu tăng thêm 0,2 triệu tấn, đạt đến 4,6 triệu tấn nhờ cải thiện năng suất, đặc biệt ở nước Ý và Liên bang Nga được mùa, nhưng giảm thu hoạch ở Pháp và Tây Ban Nha. Theo Tổ chức FAO dự báo, viễn cảnh sản xuất lúa gạo thế giới năm 2012 khá sáng sủa, có thể tăng khoảng 2,4% để đạt 738 triệu tấn lúa; nhưng giao dịch gạo thế giới sẽ giảm bớt 1% ở mức 33,8 triệu tấn gạo, do Thái Lan giảm số lượng xuất khẩu 20% và một số nước khác cùng có khuynh hướng này. Sự thay đổi chính sách lúa gạo của Thái Lan và Ấn Độ sẽ làm cho thị trường lúa gạo thế giới năm tới không được ổn định. Ấn Độ và Pakistan sẽ thay thế phần lớn số lượng xuất khẩu sút giảm của Thái Lan. Bên cạnh cây lúa nước, cây lúa cạn chiếm tỉ lệ đáng kể chiếm khoảng 14-18% sản lượng gạo trên Thế giới. Tuy diện tích không lớn, song nó đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được đối với nhân dân vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Diện tích trồng lúa cạn phân bố chủ yếu tập trung ở châu Á , châu Mỹ La Tinh, châu Phi. Trong từng khu vực diện tích gieo trồng lúa cạn cũng khác nhau. Những nước trồng nhiều là Ấn Độ, Bzazil, Indonesia, Banglades…Về tỷ lệ diện tích lúa cạn so với lúa nước ở từng vùng cũng rất khác nhau, có những nước trồng 94% diện tích lúa cạn như Liberia, Bzazil (76%). Ở châu Á tỷ lệ này thấp hơn: Philippin (11,3%), Indonesia (21%), Malaixia (5%). 3.2. Ở Việt Nam Việt Nam là một nước nông nghiệp, có tập quán canh tác lúa nước lâu đời. Cây lúa là sản phẩm chính của nền nông nghiệp, nó không những góp phần bảo đảm đời sống cho nhân dân, mà còn góp một phần rất lớn vào giá trị xuất khẩu thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Nhờ có các chính sách đổi mới và áp dụng khoa học kỹ thuật mà sản lượng lúa gạo đã tăng hàng năm.
  19. 19 Nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời cao và đất đai phù hợp cho trồng lúa nên Việt Nam có thể trồng nhiều vụ lúa trong năm và với nhiều giống khác nhau. Cùng với việc áp dụng các biện pháp chọn, tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu tốt nên sản lượng lúa gạo nước ta không ngừng tăng lên, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu đem ngoại tệ về cho đất nước. Ở Việt Nam tính về diện tích, lúa cạn chỉ chiếm một phần rất ít ỏi, chưa tới 200.000 ha. Sản lượng cả năm chỉ có 240 - 250 nghìn tấn, nghĩa là năng suất chung chỉ trên 1 tấn/ha cho cả 2 vụ. Thực tế, năng suất trung bình thường dưới 1 tấn/ha, chỉ khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi và ở một số ít diện tích đất còn tốt, năng suất mới lên đến 2 - 3 tấn/ha. Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều giống lúa đã chứng tỏ phát triển tốt cả trong các điều kiện nông nghiệp nghèo hoặc đầu tư thâm canh, cho năng suất đến 3 - 4 tấn/ha, có những giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống địa phương đến 1 tháng, chịu hạn và chống cỏ dại, cho năng suất cao hơn từ 0,5 - 1,5 tấn/ha, thậm chí gấp 2 - 3 lần. Có giống lúa cho năng suất đến 4,7 tấn/ha - một năng suất rất "đáng nể" kể cả so với lúa nước. Nhiều giống lúa được trồng thử nghiệm trong điều kiện tiết kiệm nước cũng cho năng suất cao, có thể trồng không chỉ ở đất dốc mà còn tận dụng được các chân ruộng 1 vụ ở đồng bằng. Những giống lúa cạn cho năng suất cao này chứng tỏ ưu thế rõ rệt về suất đầu tư so với lúa nước: Ở những vùng đất dốc cao, đầu tư ban đầu cho 1 ha lúa nước có thể tốn đến 120 triệu đồng/ha (trong khi ở vùng thấp chỉ hết khoảng 20 triệu đồng). B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi: Câu 1: Nêu tóm tắt nguồn gốc của cây lúa cạn? Câu 2: Cho biết giá trị sử dụng của cây lúa cạn? Câu 3: Cho biết diện tích trồng lúa cạn ở Việt Nam? C. Ghi nhớ - Nguồn gốc lúa cạn. - Vai trò của cây lúa.
  20. 20 Bài 2: Đặc điểm của cây lúa cạn Mã bài: MĐ 01-02 Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm thực vật học của cây lúa cạn - Liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của cây lúa cạn. - Nhận biết được các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa cạn. A. Nội dung 1. Đặc điểm hình thái Thời gian sinh trưởng của cây lúa kể từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch gồm 3 thời kỳ. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, thời kỳ sinh trưởng sinh thực, thời kì hình thành hạt và chín (IRRI 1991). Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: cây lúa hình thành nhánh, lá và một phần thân, cần có sự cân đối giữa sinh trưởng nhánh và sinh trưởng lá sao cho số nhánh mới sinh ra đều có khả năng tạo ra được số lá vốn có của giống. Yếu tố này rất quan trọng vì nó tạo ra số nhánh hữu hiệu tạo năng xuất cho cây. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Cây lúa hình thành hoa, tập hợp hoa thành bông lúa, thời tiết thuận lợi thì số hoa của bông lúa sẽ hình thành tối đa tạo điều kiện để có nhiều hạt trên bông. Thời kỳ chín, ở các hoa lúa được thụ tinh xảy ra quá trình tích lũy tinh bột và sự phát triển hoàn thiện của phôi (nếu dinh dưỡng đủ, thời tiết tốt, không sâu bệnh) – sự hình thành hạt chắc – sản phẩm chủ yếu của cây lúa sẽ cao. Thời gian sinh trưởng của đa số các giống lúa cạn giao động từ 3,5 đến 5 tháng. Đặc điểm hình thái của cây lúa gồm 3 phần chính: rễ, thân, lá,bông và hoa lúa 1.1. Rễ lúa Rễ lúa gồm 3 loại chính (rễ mầm, rễ phụ, rễ bất định), rễ mầm hình thành từ rễ phôi tồn tại 5 - 7 ngày sau đó rụng đi, rễ phụ hình thành từ các đốt trên của thân lúa phát triển nhanh thành bộ rễ chùm và làm nhiệm vụ chính trong hút chất dinh dưỡng phục vụ cho đời sống của cây lúa, rễ bất định là loại rễ phụ hình thành từ các đốt phía trên cao của thân, một phần chúng tham gia vào hút chất dinh dưỡng. Số lượng rễ, số lông rễ, độ lớn của rễ phụ thuộc vào từng giống, những giống lúa cạn có số lượng rễ, độ lớn, độ dài và đặc biệt có độ dày của vỏ rễ lớn hơn nhiều
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1