Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 7
lượt xem 41
download
Chương 7 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi = nhu cầu dinh dưỡng duy trì + nhu cầu dinh dưỡng sản xuất 7. 1. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI DUY TRÌ 7.1.1. Khái niệm Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi duy trì là nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho một đầu gia súc trong một ngày đêm trong trạng thái nghỉ ngơi, không làm việc
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 7
- Chương 7 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi = nhu cầu dinh dưỡng duy trì + nhu cầu dinh dưỡng sản xuất 7. 1. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI DUY TRÌ 7.1.1. Khái niệm Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi duy trì là nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho một đầu gia súc trong một ngày đêm trong trạng thái nghỉ ngơi, không làm việc, không lãng giảm trọng lượng, không chửa đẻ không tiết sữa... Lượng thức ăn hằng ngày để đảm bảo trạng thái duy trì gọi là khẩu phần duy trì. Người ta quy định điều kiện của trạng thái duy trì như sau: - Hoạt động của con vật phải giảm đến mức thấp nhất, tiêu hao năng lượng ít nhất. - Con vật không cho các sản phẩm, không tăng, giảm trọng lượng, không nuôi thai, không làm việc, không tiết sữa hay đẻ trứng. Trạng thái thể chất không thay đổi, luôn ở trạng thái cân bằng, con vật có thể đi lại nhẹ nhàng. Điều kiện trạng thái trao đổi cơ bản: Con vật phải nghỉ ngơi hoàn toàn, không đi lại, không có thức ăn trong đường tiêu hoá. Không mất nhiệt năng để duy trì thân nhiệt, điều kiện nhiệt độ thích hợp là 250C. Trong thí nghiệm. vật nuôi dạ dày đơn phải nhịn ăn từ 12 giờ, động vật nhai lại nhịn ăn trước 24-48 giờ. 7.1.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng duy trì 7.1.2.1 Nhu cầu nhiệt năng Có thể xác định nhu cầu nhiệt năng duy trì bằng cách cho vật nuôi sống trong điều kiện duy trì, ăn các khẩu phần khác nhau. Khẩu phần nào không làm tăng hay giảm trọng lượng gọi là khẩu phần duy trì giá trị năng lượng của khẩu phần đó là giá trị năng lượng duy trì. Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác vì con vật không giảm khối lượng chưa hẳn là đã không tiêu hao dinh dưỡng tích luỹ trong cơ thể vì lipit và protit của cơ thể giảm đi nhưng nước lại đi vào tổ chức thay thế một phần trình trường đã mất. Nhiều tác giả đề nghị căn cứ vào nhu cầu năng lượng cho chuyển hoá cơ bản để xác định nhu cầu năng lượng duy trì (thí nghiệm trao đổi hô hấp). - Khi cơ thể sử dụng gluxit như glucoz. ta có phản ứng sau: 143
- Như vậy: Khi đốt 1 phân tử gam (180gr) glucoz sẽ tiêu thụ 6 đơn vị thể tích khí O2 sản sinh ra 6 đơn vị thể tích khí CO2 và giải phóng ra 674 kcalo năng lượng và QR = 1. Tỷ khối của O2 = 1,34 gr/l. Vậy, 1 phân tử gam khí O2 = 32/1,34 = 22,4 lít. Do đó, 1 lít khí O2 dùng để ôxy hoá glucozơ sẽ giải phóng năng lượng bằng: CT là hệ số nhiệt của khí O2 (lượng nhiệt sinh ra tính bằng kcalo khi tiêu thụ 1 lít khí O2). - Khi cơ thể sử dụng lipit. ví dụ: Triobin ta có phản ứng: Tương tự, khi sử dụng Protit người ta tính được QR = 0,8 CT = 4,6 kcalo/11ít O2 Một số nhà khoa học đề nghị căn cứ vào thể trọng của con vật để tính nhu cầu nhiệt năng trao đổi cơ bản rồi từ đó tính ra nhu cầu nhiệt năng duy trì. Nếu gọi B là nhiệt năng dùng vào trao đổi cơ bản và A là diện tích bề mặt cơ thể, mà B tỷ lệ với A. Nên ta có B = k.A(1); k là hãng số tỷ lệ Diện tích bề mặt lại tỷ lệ với thể trọng (W), nên ta có thể biểu diễn mối tương amin này bằng công thức: A = k1.wc(2); kì và c là hằng số tỷ lệ thay A vào biểu thức ( 1 ) ta có: B = k.ki.wc Thay k.kì= K la có: B = K.wc Khảo sát những động vật có vú trưởng thành có tầm vóc khác nhau (chuột, thỏ, chó, ngựa, cừu, lợn và bò), Brody đã tìm ra hăng số tỷ lệ K > 0,5 và c = 0,75, gia cầm sau này tìm được c = 0,64. Vì vậy ở động vật có vú trưởng thành, nhiệt năng trao đổi cơ bản B = > 0,5.W0.75. Từ biểu thức trên: ta tìm ra nhiệt năng trao đổi cơ bản của con vật có thể trọng 500kg, 250kg, 50kg, tương ứng là 6500 kcalo, 3980 kcalo, 1226 kcalo. Để tính toán, người ta đà rút ra một tỷ lệ sau: Nếu khối lượng con vật A bằng 1/2 khối lượng con vật B thì nhiệt năng dùng trao đổi cơ bản của con vật A = 0,6 nhiệt năng của con vật B. 144
- Ví dụ: Con vật nặng 500kg có nhiệt năng trao đổi cơ bản là 6500 kcalo thì con vật nặng 250kg có nhiệt năng trao đổi sẽ là: 6500 kcalo × 0,6 = 3900 kcalo Để tính nhu cầu duy trì. Brody đề nghị tăng gấp đôi nhiệt năng trao đổi cơ bản. Nhiệt năng này cung cấp cho con vật tính theo nhiệt năng tiêu hoá. 7.1.2.2. Nhu cầu protit duy trì Trong điều kiện duy trì, con vật cần phải được cung cấp protit để bổ sung cho protit bị phân huỷ trong tế bào và để cấu tạo men, kích tố kháng thể. vitamin... nhằm đảm bảo cho con vật trao đổi chất bình thường. Muốn xác định nhu cầu protit duy trì cần phải căn cứ vào nhu cầu protit trao đổi cơ bản. Nhơ (N) dùng trao đổi cơ bản bằng N bài xuất ra ở nước tiểu (N nội sinh). SMuts nghiên cứu trên những con vật khác nhau (từ chuột thỏ, đến lợn) đã thấy rằng tỷ lệ N nội sinh và nhiệt sản xuất ra trong trao đổi cơ bản không thay đổi. Cứ 1kcalo dùng vào trao đổi cơ bản có 2mg N nội sinh. Trên cơ sở này, SMuls đã đưa ra công thức lính protit dùng vào trao đổi cơ bản như sau: P = 0,88. w0,73 trong đó: P: protit trao đổi cơ bản. w: thể trọng con vật; 0,88 và 0,73 là hằng số tỷ lệ. Nhu cầu Protit duy trì đối với gia cầm: Các kết cả nghiên cứu cho biết ở gia cầm N nội sinh mất đi hằng ngày khoảng 250 mg/1kg thể trọng (tương ứng với 250 × 6,25 =1600 mg Prolit) tức là là khối lượng cơ thể cần 0,0016gr Protit. Hiệu xuất lợi dụng Protit ở gia cầm đẻ trứng là 55% ở gia cầm nuôi thịt là 64 %. Vậy, nhu cầu Protit hằng ngày để duy trì ở gia cầm đẻ trứng là: 7.1.2.3. Nhu cầu duy trì đối với các chất dinh dưỡng khác 7.1.2.3.l. Khoáng Đối với chuột, thỏ, lợn và người thì nghiên cứu của Mìtchell đã kết luận: Can xi nội sinh mất đi không đổi và bằng 0,125mg/1 kcalo năng lượng trao đổi cơ bản còn phôtpho thì băng 1/2 lượng canxi nội sinh, dựa trên kết quả này, các tác giả người Anh đã xác định nhu cầu duy trì về Ca và P của các loài gia súc khác nhau là: 0,25 - 0,3% tổng TDN (tổng các chất dinh dưỡng tiêu hoá được). Nhu cầu duy trì Nacl= 0,5TDN. Với đại gia súc, các nhà khoa học Liên Xô đề nghị dùng tiêu chuẩn duy trì sau: Cứ 100kg thể trọng cung cấp 2-7 g Ca, l,3-3g P và 5g Nacl. Các chất khoáng khác như: Fe, Cu. Co, I. Zn...cũng rất cần thiết chở vật nuôi duy trì để đảm bảo cho con vật trao đổi chất bình thường. 145
- 7.1.2.3.2. Nhu cầu vitamin duy trì Nhu cầu vitamin phụ thuộc vào thành phần khẩu phần và chức năng trao đổi của từng loại vitamin. Trong khẩu phần ít lipit thì số lượng các vitamin trong khẩu phần duy trì như sau (theo đề nghị của Mitchell): tiamin 1,1; riboflavin: 1,4; pindoxin 3,2; axit pHntotenic 4,8... (mg/kg thức ăn). Các loại ăn tạp (lợn) và ăn thịt cần axit folic: 0- 2mg và cyancobalamin 10-20 µg cho 1kg chất khô thức ăn. Vitamin A cần 6500-8500 uil100kg thể trọng, nếu là caroten phải cung cấp gấp 2-3 lần trên. Đối với gia súc nhai lại không cần bổ xung vitamin nhóm B do vi sinh vật dạ cỏ có thể tự tổng hợp được các vitamin này để cung cấp cho cơ thể. 7.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng duy trì 7.1.3.1. Thể trọng con vật Những vật nuôi cùng loài, cùng giống nhưng thể trọng khác nhau có nhu cầu duy trì khác nhau. Con vật càng lớn thì nhu cầu duy trì càng nhiều nhưng nếu tính trên một đơn vị khối lượng thì con vật càng nhỏ thì nhu cầu duy trung thể trọng càng cao. Bảng 7.1. Lượng nhiệt tạo ra trong một ngày (kcalo) Loài vật nuôi Thể trọng (kg) Lượng nhiệt tạo ra / 1kgP Ngựa 44 1 11,3 Lơn 128 19,0 chó 15 51,5 Thỏ 2,3 75,1 7.1.3.2. Trạng thái hoạt động cơ Trong trạng thái duy trì, mặc dù vật nuôi hoạt động rất ít nhưng ngay cả lúc không hoạt động con vật vẫn có nhu cầu dinh dưỡng nhất định và phụ thuộc vào trạng thái cơ. Ví dụ: vật nuôi đúng 1/2 thời gian, nằm 1/2 thời gian thì tiêu hao năng lượng so với con vật đứng toàn bộ sẽ giảm được 15 % năng lượng. Điều này rất có ý nghĩa trong chăn nuôi ở giai đoạn vỗ béo. 7.1.3.3. Giống,ltoại hình và giới tính của vật nuôi Phẩm giống khác nhau, loại hình sản xuất khác nhau, giới tính vật nuôi khác nhau thì nhu cầu duy trì cũng khác nhau. Nghiên cứu cho thấy bò đực giống thịt vỗ béo tiêu hao năng lượng/1kg thể trọng thấp hơn 15% so với bò giống sữa. Ngựa đua tiêu hao nhiệt năng hơn ngựa keo là 37% mặc dù ngựa kẻo vạm vỡ hơn. Cùng phẩm giống và loại hình thì con đực tiêu hao năng lượng cao hơn so với con cái do hoạt động trao đổi chất mạnh hơn. 7.1.3.4. Các điều kiện ngoại cảnh khác Các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió và điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau đều ảnh hưởng đến nhu cầu duy trì của vật nuôi. Gia súc sống trong 146
- mùa xuân trao đổi chất mạnh hơn mùa đông nên nhu cầu duy trì cao hơn. Nhưng mùa đông, con vật lại phải toả nhiệt để duy trì thân nhiệt nên tiêu hao nhiều năng lượng Vì vậy cần để vật nuôi ở nhiệt độ tới hạn khi tiến hành thí nghiệm (trâu bò: 150C. chó: 15-200C, thỏ: 1 5-260C... ). 7.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI SẢN XUẤT 7.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi sinh trưởng 7.2.1.1. Một sô đặc điểm sinh trưởng vật nuôi Sự trao đổi chất diễn ra khá mạnh, đồng hoá luôn luôn mạnh hơn dị hoá và được thể hiện ở sự tăng khối lượng cơ thể, tăng kích thước các chiều. Không những tổ chức cơ thể, số lượng và chất lượng tế bào có sự tăng lên rõ rệt mà các cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết. thần kinh và sinh dục... đều có sự phát triển ở mức độ khác nhau. Các bộ phận của cơ thể phát triển không đồng đều. Sự tích luỹ các chất đinh dưỡng trong cơ thể không giống nhau. Trong quá trình sinh trưởng, xương được phát triển đầu liên rồi đến các tổ chức cơ và cuối cùng là mô mỡ, chờ; kỳ phôi thai, sơ sinh đến trưởng thành tăng khá nhanh. Sau đó chậm lại và khi đạt khối lượng trưởng thành thì tăng rất chậm, sau đó ngừng hắn. Khi vật nuôi đang lớn thì khối lượng, kích thước các cơ quan, bộ phận của cơ thể cũng không tăng lên một cách đều đun mà tăng với các mức độ khác nhau. Nói chung, sự tích luỹ lipit và năng lượng tăng lên theo lứa tuổi. Còn tích luỹ protit, khoáng và nước giảm dần theo độ tuổi. Quá trình sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào mức độ dinh dưỡng. Nếu mức độ dinh dưỡng cao, hợp lý thì vật nuôi lớn nhanh đạt khối lượng tối đa trong thời gian ngắn. Nếu mức dinh dưỡng thấp, không hợp lý thì vật nuôi còi cọc, hậm lớn và phải mất một thời gian dài mới đạt khối lượng tối đa. Quá trình sinh trưởng còn chịu sự chi phối của hormon sinh trưởng tuyến yên. Hormon sinh trưởng làm tăng quá trình đồng hoá. kích thích sự phát triển của cơ mà xương. Ngoài ra. còn có hormon thyroxín của tuyến giáp trạng cũng tham gia quá trình sinh trưởng. Nếu nhược năng tuyến giáp, con vật sinh trưởng chậm lại. Nếu ưu năng thì con vật sẽ sinh hưởng quá mức, các hormon có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi chất, ôxy hoá ở mô bào và tăng quá trình sinh năng lượng trong cơ thể. Ứng dụng vào thực tế nuôi dưỡng: - Cần phải tăng cường nuôi dưỡng tốt khi chưa tới điểm ngoặt sinh trưởng: trâu bò 18 tháng tuổi, lợn 6-8 tháng tuổi. - Không kéo dài thời gian nuôi đối với vật nuôi lấy thịt. - Thiến hoạn dung kỳ, hạn chế sự tiêu hao năng lượng không cần thiết. - Chú ý huấn luyện định hướng cho vật nuôi từ khi còn non. 7.2.1.2. Nhu cầu vê các chất dinh dưỡng 7.2.2.1. Nhu cầu protit 147
- Vật nuôi đang lớn thì sự sinh trưởng về cơ và xương là chủ yếu, do vậy nhu cầu Protit trong khẩu phần là rất lớn. Qua phân tích thành phần hoá học của thịt động vật đang bú sữa người ta thấy: nước chiếm 72-80% chất hữu cơ 20-26%, muối vô cơ 1- 1.5%. Trong chất hữu cơ thì chủ yếu là Protit khoảng 16,5-20,9%. Do đó việc xác định nhu cầu và cung cấp Protit cho vật nuôi sinh trưởng là rất cần thiết. Trong dịch ép của cơ có 2 loại: Loại chứa N và loại không chứa N. Loại chứa N gồm: crealin. creatin pholphat, axít amin. lexitin, phun...Loại không chứa N gồm axit lactic, glycogtn, mỡ trung tính. Các loại muối khoáng trong cơ có nhiều Ca, Na, P, K... - Quy luật trao đổi protit Giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng do tấc độ sinh trưởng nhanh, quá trình trao đổi protit diễn ra mạnh. cơ thể có khả năng tích luỹ nhiều protit. Khi tuổi của vật nuôi càng tăng lên thì tốc độ sinh trưởng, sự trao đổi và sự tích luỹ Protit cũng giảm dần. Dưới đây là các kết quả thí nghiệm về tích luỹ Protit. Bảng 7.2. Lượng Protừ tích luỹ hằng ngày của bò thí nghiệm (%) STT Ngày tuổi 8 12 44 65 100 160 270 480 Lượng Protit tích luỹ 400 300 240 160 120 80 50 9 gr/100kg thể trọng Bảng 7.3. Sự tích luỹ Prolit của lợn thí nghiệm (%) TT Tháng tuổi 3 4 5 6 7 8 10 1 Thể trọng 30 40 60 80 100 120 150 2 Tỷ lệ Protit 14-16 14-16 10-14 10-12 8-10 6-8 5-6 tích luỹ Với gia súc non, kết quả thí nghiệm cho thấy có sự liên hệ mật thiết giữa: Cường độ sinh trưởng của con với hàm lượng Protit có trong sữa mẹ, cường độ sinh trưởng của con càng cao khi hàm lượng Protit trong sữa mẹ càng cao. Mollgrard nhận thấy cường độ sinh trưởng không phải là sự tăng lên về thể trọng mà là sự tăng lên về protit. Mollgrard đà dùng công thức sau đây để nói lên mối quan hệ giữa tăng protit và tuổi của bò: Trong đó: P: Lượng protit tăng lên hằng ngày của 1000kg thể trọng bò A: Ngày tuổi của bò. 148
- Bảng 7.4. Quan hệ giữa Protit trong sữa mẹ và số ngày để trọng lượng sơ sinh tăng gấp đôi Loài động vật Khối lượng khi Hàm lượng Protit Số ngày để trọng trưởng thành (kg) trong sữa mẹ (%) lượng sơ sinh tăng gấp đôi Người 75 1,2 180 Ngựa 600 1,1 60 Bò 500 3,3 47 Dê 50 5,0 20 Lợn 80 7,5 14 Chó 15 9,7 8 Thỏ 3 15,5 6 - Một quy luật khác là theo sự tăng lên của lứa tuổi, lượng Protit tích luỹ so với lượng Protit ăn vào cũng giảm dần. Bảng 7.5. Tỷ lệ lợi dụng protit qua tác tháng tuổi (%) Tháng tuổi 1 3 6 9 12 24 Protit tích luỹ cơ thể so 50-70 20-55 15-40 5-20 5-20 15 với Protit ăn vào Soxhlet đã thí nghiệm trên bê bú sữa thấy rằng lượng Protit tích luỹ trong cơ thể lên tới 72%. Ở thí nghiệm trên bê sinhh trưởng cho thấy kết quả sau đây: + Thí nghiệm của Wohlbier (lúc ): Tuần 1: 9%. Tuần 2: 84,3%. Tuần 3: 74,7%. Tuần 4: 67,7%. + Thí nghiệm của Wellmann (%): Tuần 6-7: 63%. Tuần 8-9: 54%. Tuần l0-13: 43%. Qua các kết quả thí nghiệm cho thấy: Các tuần tuổi sinh trưởng lượng Protit tích luỹ rất cao, sau đó giảm đi rõ rệt. Vì vậy, cần phải cho vật nuôi đang sinh trưởng ăn đi lượng Protit theo nhu cầu quy định. Nhu cầu Protit thô: lợn cai nữa 24%, lợn 30-50 kg: 16-18%, lợn 50kg đến xuất chuồng: l3-14%, gà bóc trứng đến 8 tuần tuổi: 20-22% Protit, gà 8-18 tuần tuổi: 16% - 149
- 18%, gà mái và gà giống: 15%. Bê dưới 200kg: 275g Protit/ngày, bê 250kg cần 300g Protit tiêu hoá trên ngày. Bò 300kg cần 325g Protit tiêu hoá /ngày. 7.2.1.2.2.Nhu cầu chất khoáng của vật nuôi sinh trưởng Quan hệ giữa sinh trưởng của xương với nhu cầu cung cấp Ca, P và vitamin D: - Sự sinh trưởng của xương có quan hệ tới việc cung cấp Ca. P và vitamin D. Trong thời kỳ sinh trưởng, nếu cung cấp đủ, vật nuôi sẽ sinh trưởng bình thường; nếu cung cấp không đủ, sẽ làm cho xương mềm, xốp và dễ gẫy. Trong xương gia súc non, tác dụng kết tủa và hoà tan thường xuyên xảy ra. Dạng Ca, P kết tủa chủ yếu là CaCO3 Ca3(PO4)2. Thí nghiệm trên chó cho thấy: Bình thường, xương đùi chó có 44,9% Ca, nhưng khi bị bệnh mềm xương thì chỉ còn 17,7%. Trong xương của người có Ca: %, P: 17% Thí nghiệm cho biết nếu vitamin D được cung cấp đầy đủ thì tỷ lệ hấp thụ Ca, P có thể lên tới 50-80% nhưng nếu thiếu thì chỉ hấp thụ 20%. Gia súc non trong thời kỳ sinh trưởng không những phải cung cấp đầy đủ Ca. P mà còn phải ở tỷ lệ thích hợp mới đảm bảo sinh trưởng phát dục bình thường. Giai đoạn non, tỷ lệ Ca/P = 1,5-2/1. Giai đoạn trưởng thành. tỷ lệ Ca/P là 1,2/1. Ví dụ: Bê nghé 2-4 tháng tuổi cần 15-20 gr Ca và 10-15 gr P mỗi ngày, 6- 12 tháng tuổi cần 25-30gr Ca và 15-20gr P mỗi ngày. Với lợn: Ca chiếm 0,4-0,5%, p chiếm 0,3-0,4% trong chất khô của khẩu phần. - Sự trao đổi Ca, P của vật nuôi đang sinh trưởng cũng mang tính quy luật Thí nghiệm chứng minh rằng thời kỳ đầu sinh trưởng, Ca và P tích luỹ khá nhiều, giai đoạn sau thì sự tích luỹ Ca và P giảm dần. Kết quả thí nghiệm trên bê thể hiện ở báng sau: Bảng 7.6. Tự tích luỹ Ca, P của bê qua các tháng tuổi/100kg trọng lượng Tháng tuổi 1 3 5 8 18 Ca tích luỹ (gr) 20 14 10 5 3 P tích luỹ (gr) 12 7 6 3 1.5 Tỷ lệ sử dụng Ca % 88 58 47 30 22 Tỷ lệ sử dụng p % 70 56 44 31 24 Thí nghiệm trên cừu và chó cũng thấy kết quả tương tự. - Sự hấp thụ Ca. P phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tháng tuổi, khẩu phần. loại thức ăn bô sung. Nếu bổ sung quá nhiều CaCO3 cũng ảnh hưởng không tốt tới sự trao đổi Ca và P. 150
- Bảng 7.7. Thí nghiệm của Zaitsechek và Weiser Tỷ lệ % Ca so với Lượng Ca, P tích luỹ trọng lượng thức ăn CaO P2O5 1.90 76.0 91.0 4.28 12.4 15.7 Sự tích luỹ Ca và P trong cơ thể giảm đi khi hàm lượng Ca tăng lên trong khẩu phần. Do đó, lượng CaCO3 không nên quá 2% khẩu phần. Sự trao đổi khoáng còn phụ thuộc vào những phản ứng của thức ăn toan tính hay kiềm tính ở trong khẩu phần. Khẩu phần hơi kiềm một chút sẽ có tác dụng tốt, gia súc dễ hấp thụ chất khoáng hơn và duy trì mức độ bình thường của chất khoáng trong máu và mô cơ. Người ta thấy cứ tăng 1 kg trọng lượng của gia súc non thì lượng khoáng tích luỹ lại bằng trọng lượng chất khoáng của 1kg trọng lượng gia súc lớn. Đối với bò. cừu non thì 1kg tăng trọng tích luỹ khoảng 12- 16 gr Ca và 7-9gr P. Đối với lợn khoảng 7gr Ca và 4 gr P. Đây là khoáng tích luỹ nhưng thực tế phải cung cấp tăng hơn nhiều vì sự hấp thụ chất khoáng trong khẩu phần thường thấp. Những tháng đầu sau khi đẻ: gia súc non hấp thụ Ca. P trong sữa khoảng 90%, nhưng đến khi ăn thức ăn thô chỉ hấp thụ 30-40%. Vì vậy, thực tế nuôi dưỡng lượng khoáng cung cấp trong khẩu phần phải nhiều hơn nhu cầu của gia súc. 7.2.1.2.3. Quan hệ của dinh dưỡng và sự phát triển của cơ quan nội tạng. Gia súc trong thời kỳ sinh trưởng, sự phát triển cơ quan nội tạng có sự khác nhau. Một trong những nguyên nhân là mức độ nuôi dưỡng. Người ta làm thí nghiệm dùng thức ăn tinh và sữa để nuôi bê tới 5 tháng tuổi, xác định thể trọng, sự phát triển dạ cỏ, dạ múi khế và ruột già, ruột non cho kết quả sau: 151
- http://cnty.rumenasia.org, TL tham khao, P.V. Hai Bảng 7.8. So sánh sự phát triển dung tích dạ cỏ và dạ múi khê, ruột non và ruột già ở bê qua các tháng tuổi. Tháng Thể Dung Dung Tỷ lệ dạ Chiều Chiều Tỷ lệ tuổi của trọng tích dạ tích dạ múi dài ruột dài ruột ruột bê múi khế cỏ (kg) khế/dạ non (m) già (m) non/ruột (kg) cỏ già Sơ sinh 41,5 1,3 0,73 1/0,58 16 2,0 7,8/1 15 ngày 41,7 3,8 1,80 1/0,4 20,6 2,7 7,5/1 tuổi 30 ngày 65,7 4,9 4,50 1/0,9 21,5 3,5 6/1 tuổi 5 tháng 230,5 20,5 65,0 1/3,1 26,7 10,0 2,6/1 tuổi Số lần 5,56 16,4 89,5 5,4 1,67 5,05 gấp của 5 tháng so với sơ sinh Qua bảng trên cho thấy ở 5 tháng tuổi, dung tích dạ múi khế táng gấp 16,4 lần sơ sinh nhưng dung tích dạ cỏ gấp 89,5 lần sơ sinh. Chiều dài ruột non tăng 1,67 lần nhưng ruột già tăng 5,05 lần so với sơ sinh. Trâu, bò, là gia súc nhai lại, thức ăn chủ yếu là thức ăn thô xanh có nhiều chất xơ. Trước kỳ cai sữa, tăng cường sinh trưởng phát dục của dạ cỏ, ruột già tạo điều kiện cho việc tiêu hoá chất xơ trong thức ăn thô xanh. Sau này đó là đặc tính di truyền của chúng, hiểu biết điều này giúp chúng ta có biện pháp nuôi dưỡng phù hợp để kích thích và tăng cường phát dục của dạ cỏ và ruột già bằng biện pháp bổ sung thức ăn sớm, tập cho bê nghé ăn thức ăn thô, xanh thì tỷ lệ dạ tô ong, lá sách và dạ cỏ so với dạ múi khế là 7,8/1. Trong khi lô thí nghiệm cho ăn thức ăn tinh nhiều thì tỷ lệ này chỉ tăng dung tích dạ cỏ là chủ yếu. Kết quả thí nghiệm trên lợn cũng cho thấy lô cho ăn nhiều thức ăn thô xanh, chiều dài ruột già tăng nhanh hơn ruột non và ngược lại. Lô cho ăn nhiều thức ăn tinh thì ruột non tăng nhanh hơn ruột già. Lượng protit nuôi khác nhau cũng ảnh hưởng khác nhau tới sinh trưởng của cơ quan nội tạng. Thí nghiệm trên lợn, người ta thấy lô thí nghiệm dược ăn nhiều thức ăn protit cho thấy các cơ quan như gan. thận, tim, phổi, cơ bắp... đều phát triển hơn lô đối chứng. Trong khi đó ở lô đối chứng thì dạ dày phát triển hơn. 152
- 7.2.1.2. Nhu cầu vê vitamin Vật nuôi đang sinh trưởng cần đầy đủ các loại vitamin nhưng quan trọng nhất là vitamin A, D và vitamin nhóm B. Tuỳ theo từng loài vật và lứa tuổi khác nhau mà nhu cầu các loại vitamin khác nhau. 7.2.1.2.5. Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của gia súc sơ sinh - Nhu cầu về sữa: Trong thời kỳ phôi thai gia súc sơ sinh sống hoàn toàn dựa vào cơ thể mẹ. Giai đoạn sơ sinh, con vật phải sống trong điều kiện hoàn toàn mới, thần kinh con vật chưa phát triển ổn định, cơ quan tiêu hoá phát triển yếu chưa hoàn thiện. Sức đề kháng kém nên lúc này thức ăn lý tưởng nhất của gia súc non là sữa mẹ. Sữa mẹ là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, tỷ lệ tiêu hoá gần như hoàn toàn và phù hợp với chức năng sinh lý tiêu hoá, nhu cầu sinh trưởng của con vật. Đặc biệt sữa đầu có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, nhiều kháng thể làm tăng sức để kháng của con vật và có tác dụng tẩy nhẹ đường tiêu hoá. Với bê nghé cần cung cấp sữa trong 6 tháng đầu với lợn con thì từ 45-60 ngày tuổi mới được cai sữa. - Quan hệ giữa bổ sung thức ăn với sinh trưởng của gia súc non. Qua thực tiễn cho thấy bất kì loại gia súc non nào cũng cần phải bổ sung thêm thức ăn mới đám bảo sinh trưởng nhanh vì: + Sự tăng lên về sản lượng sữa của con mẹ không thoả mãn được nhu cầu cho sự sinh trưởng của gia súc non ngày càng tăng lên. + Bổ sung thức ăn sớm còn nhằm bổ sung thêm một số chất khoáng và vitamin trong sữa mẹ không đủ. Ví dụ: ở lợn khi tới 3 tuần tuổi, thể trọng tăng gấp 5 lần, 8 tuần tuổi tăng gấp 8- 10 lần so với sơ sinh, mỗi ngày cần 7mg Fe trong sữa mẹ. Thực tế chỉ cung cấp được 1 mở, do đó lợn con cần phải cung cấp thêm Fe ngay từ tuần tuổi đầu tiên (Becker. 1959). Theo Winzenried (1965) thì lợn con bú mẹ cần nguyên tố vi lượng này. Chúng đòi hỏi tới 27 mà Fe/1kg tăng trọng. Trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp được 10- 15% nhu cẩu. Do đó, lợn con dễ bị thiếu máu trầm trọng. Theo Symoens ( 1967) đã tính toán rằng lợn con ở lứa tuổi 1-3 tuần có nhu cầu về sắt là 114 mô, nhưng chúng chỉ nhận được từ mẹ 24 mà, vì vậy còn phải bổ sung 90 mà từ bên ngoài. Ngoài ra, các chất khoáng như Co, Cu, Mg, Zn cần phải được bổ sung thêm. + Bổ sung thức ăn sớm còn tập cho gia súc non thích nghi với thức ăn mới để khi cai sữa không gây xáo trộn về nuôi dưỡng, đồng thời có tác dụng kích thích bộ máy tiêu hoá phát triển có lợi cho việc tiêu hoá và hấp thụ các thức ăn sau này. 7.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc sinh sản Sinh sản là một chức năng rất quan trọng của động vật nhằm bảo tồn và phát triển nòi giống. Nếu một nhân tố nào gây ảnh hưởng xấu tới sinh sản sẽ gây tôn thất rất lớn đối với ngành chăn nuôi nói riêng và với nền kinh tế quốc dân nói chung. Sinh sản là một quá trình sinh học phức tạp của cơ thể, một trong những nguyên nhân ảnh 153
- hướng tới sinh sản của gia súc là vấn đề dinh dưỡng. Vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sán nhằm nâng cao khả năng sinh sán của gia súc là điều có ý nghĩa lớn trong việc phát triển chăn nuôi. 7.2.2.1. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh sản của đực giống Khả năng phối giống của đực giống thể hiện ở hai mặt: - Có tính hăng để đảm bảo sự giao phối và xuất tinh. Có phẩm chất tinh dịch tốt để đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao, nâng cao sức sống và sức sản xuất ở đời con. 7.2.2.1.1. Quan hệ dinh dưỡng và tính năng Điều hoà chức năng sinh dục của vật nuôi được thực hiện theo cơ chế thần kinh- thể dịch với sự tham gia chủ yếu của vỏ não, vùng dưới đồi tuyến yên là tinh hoàn. Testosteron là hormon do tính hoàn tết ra gây biểu hiện sinh dục thứ cấp và hoạt động tính dục dưới sự điều tiết của tuyến yên thông qua hormon. Hoạt động của tuyến yên liên quan mật thiết đến dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Nếu vật nuôi ăn không đủ chất dinh dưỡng như Prolit, khoáng, vitamin... thì sự hoạt động của tuyến yên giảm, hormon tiết ra ít dần làm tính hăng giảm. Ngược lại, nếu ăn đủ chất linh dưỡng, vật nuôi sẽ có phản xạ tính dục mạnh mẽ, tính hăng cao, thời gian giao phối kéo dài. 7.2.2.1.2. Quan hệ dinh dưỡng với phẩm chất tinh dịch Phẩm chất tinh dịch được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, mật độ tinh trùng trong 1ml tinh dịch, hoạt lực, sức kháng, sức sống của tinh trùng cao, tỷ lệ kỳ hình thấp. Phẩm chất tinh dịch liên quan chặt chẽ đến dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Dinh dưỡng thông qua hoạt động của tuyến yên đã ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng của tinh hoàn. Ví dụ: kích tố FSH kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. Nếu FSH tiết ra ít thì phẩm chất tinh dịch kém, số lượng tinh trùng giảm, hoạt lực tinh trùng yếu... Dinh dưỡng đầy đủ thì cơ thể sẽ phát triển cân đối, khoẻ mạnh, thần kinh vững vàng và hưng phấn. Các chất dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp nhất đến phẩm chất tinh dịch là Protit với đầy đủ các axit amin không thay thế, các chất khoáng đa và vi lượng, các loại vitamin A. D, E và nhóm B. Một số nghiên cứu khác cho biết ở bò đực, cừu, lợn, thỏ và chuột đực bị thiếu ăn, hoạt động của tuyến sinh dục phụ cũng bị ảnh hưởng xấu hàm lượng fructoz do những tuyến này tiết ra bị giảm đi làm sức sống của tinh trùng giảm. Thức ăn nuôi bê thiếu vitamin A làm tinh hoàn bị teo, mất tính hăng, không nhảy cái được. Những triệu chứng này thường xảy ra trước những triệu chứng khác như bại liệt, quáng gà. Vitamin C cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến phẩm chất tinh dịch. Ở những bê đực có khả năng sinh dục cao cho thấy trong 100ml tinh dịch có 3-8mg vitamin C, nhưng những con có khả năng sinh dục kém chỉ có 2mg vitamin C/100ml tinh dịch. Nếu tiêm vitamin C cho con vật có khả năng sinh dục kém thì phẩm chất tinh dịch tăng lên rõ rệt, tinh dịch loãng trở nên đặc, sức sống và hoạt lực tinh trùng tăng. Trong các chất 154
- khoáng, ngoài Ca, P, Na, Cl, Fe, Cu, Co,. I2 thì Zn và Mn có ảnh hưởng rất rõ rệt đến phẩm chất tinh dịch. Bò đực nếu thiếu Mn thì mật độ và sức sống tinh trùng giảm, thiếu Zn thì sự sản sinh tinh trùng không bình thường. 7.2.2.2. Quan hệ giữa dinh dưỡng với khả năng sinh sản của gia súc cái giống Dinh dưỡng là yếu tổ quan trọng nhất liên quan mật thiết đến sự thành thục, khả năng thụ thai, sự phát triển của bào thai cũng như khả năng tiết sữa nuôi con của vật nuôi cái giống. - Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến động dục và khả năng thụ thai. Sự thành thục về tính được thể hiện bảng hiện tượng động dục. Sự động dục là do tuyến yên và vùng dưới đồi chi phối. Khi khẩu phần ăn thiếu Protit hoặc một loại axit amin nào đó thì hoạt động của tuyến yên giảm, hormon folliculo stimulin (Fsll) tiết ra ít do vậy không đủ kích thích buồng trứng phát dục, vì vậy động dục không bình thường hoặc mất đi. Đối với lợn nái và bò cái sau khi tách con, thời gian động dục trở lại dài hay ngắn là phụ thuộc vào sức khoẻ của con mẹ và chế độ dinh dưỡng. Động dục mang tính chu kỳ là do sự khống chế của hệ thần kinh trung ương qua phương thức phản xạ thần kinh - thể dịch. Nếu thức ăn thiếu Protit hoặc không cân đối về axit amin không thay thế, chu kỳ động dục và rụng trứng không có quy luật nhất là khi thiếu lyzin. Khi thiếu Protit, khoáng và vitamin thì chu kỳ tính sẽ kéo dài, bao noãn thành thục chậm, thậm chí bị teo lại làm tỷ lệ thụ thai thấp. - Ảnh hưởng của dinh dưỡng với vật nuôi mang thai: Vật nuôi thai có sự thay đổi về trao đổi chất và khối lượng trung bình trong thời kỳ mang thai, cường độ trao đổi chất của con mẹ tăng lên từ 20%-40%. Khối lượng cơ thể tăng lên 20-25% do sự phát triển của bào thai, của tử cung và tuyến vú cũng như sự tích luỹ chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ. Tốc độ phát triển của bào thai tăng lên rất nhanh ở 1/3 thời gian chửa cuối. Ví dụ: Thai lợn ngoại 28 ngày nặng l,5gr, 50 ngày nặng 50gr, 70 ngày nặng 220gr, 90 ngày nặng 400 -600gr, 114 ngày nặng 1000-1300gr. Khi mang thai, cường độ trao đổi chất của con mẹ tăng lên rõ rệt, đồng hoá mạnh hơn dị hoá, quá trình tích luỹ Protit và khoáng tăng mạnh vào thời gian chửa cuối, nhu cầu tích luỹ của con mẹ gấp 1,5-2 lần bào thai. 7.2.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc có thai - Nhu cầu nhiệt năng: Mitchell đã khảo sát nhiệt năng tích luỹ hằng ngày của lợn con có chửa cho kết quả sau: 155
- Bảng 7.9. Nhiệt năng tích luỹ hằng ngày của lợn nái chửa (kcalo) Tuần chửa 2 4 6 8 10 12 14 16 Nhiệt năng tích luỹ (kcalo) 6 21 45 76 115 160 213 273 Tỷ lệ tích luỹ so với tuần 2 8 17 28 42 59 78 100 cuối Đối với các loài gia súc khác cũng thấy kết quả tương tự. Do nhiệt năng tích luỹ trong thai tăng lên cho nên nhu cầu về nhiệt năng của gia súc có thai cũng tăng lên. Nhiệt năng tăng lên còn đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của con mẹ tăng lên, nói chung cần cung cấp cao hơn duy trì 15-20%, thời gian chửa cuối tăng hơn 40%. Nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi có thai được xác định theo chứa kỳ I và chửa kỳ II (chửa kỳ I ở lợn là 0-84 ngày, bò là 6 tháng rưỡi. Chứa kỳ 11 ở lợn là 30 ngày và ở bò là 3 tháng). Thời gian đầu, bào thai phát triển chậm nên dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho con mẹ. Vì vậy thời gian này chỉ cần cung cấp lượng dinh dưỡng vừa phải. Ở thời kỳ chửa cuối, bào thai tăng lên nhanh chóng (2/3 thể trọng thai tăng lên ở 1/3 thời gian chửa cuối), đồng thời tử cung, bầu vú gia súc cái cũng phát triển theo cùng với quá trình tích luỹ của cơ thể mẹ nên cần phải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mới đảm bảo thai phát triển bình thường. - Nhu cầu về Protit: Trong giai đoạn có thai, các tổ chức cơ thể phát triển rất mạnh, vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ Protit theo nhu cầu đặc biệt vào thời gian chửa cuối. Một số nghiên cứu đã đề nghị: Với lợn mang thai, nhu cầu Protit cao hơn mức duy trì 32%, giai đoạn chửa cuối tăng gấp 2 lần mức duy trì. Bò cái có thai thì nhu cầu Protit cao hơn mức duy trì 17%, thời gian chửa cuối tăng hơn 40% so với mức duy trì. Người ta có thể dựa vào thí nghiệm nuôi dưỡng để tính ra nhu cầu protit cho lợn mẹ có thai như sau: Trong giai đoạn có thai, lợn mẹ tăng khoảng 20-25kg. Tỷ lệ Protit trong cơ thể mẹ khoảng 15%. Nếu giá trị sinh vật học của khẩu phần là 65%, tỷ lệ tiêu hoá là 80% lợn nái có khối lượng là 100kg thì ta có thể tính được nhu cầu Prolit hằng ngày của lợn nái như sau: + Nhu cầu tích luỹ Protit duy trì: 120 x 0,5 = 60gr (hệ số 0,5 gọi là hệ số chuyển đổi phụ thuộc cơ thể mẹ ). + Nhu cầu tích luỹ Prot ít cửa lợn mẹ: 25.000gr × 1 5%/14 = 33gr. Nhu cầu hằng ngày =60 gr + 33 gr = 93gr. 93gr + Nhu cầu Protit thô trong thức ăn hằng ngày: = 178,8 gr/ngày 0,65 × 0,8 - Nhu cầu về khoáng: Chất khoáng đối với gia súc có chửa không kém gì protit. Trong đó Ca, P là hai nguyên tố đa lượng rất cần thiết để tạo bộ xương của thai và duy trì sức khoẻ của con mẹ. Loài nhai lại cần cung cấp P nhiều hơn Ca. Trâu bò kém sinh 156
- sản do thiếu P là tình trạng khá phổ biến vì trong thức ăn thô xanh thường có nhiều Ca và thiếu P. Đối với lợn thường thiếu Ca, lượng Ca cần trung bình 0,4% trong chất khô của khẩu phần (kỳ đầu 0,3%, kỳ cuối 0 5%). Đối với trâu bò cần 0,12 ca trong vật chất khê khẩu phần. Lượng Ca, P theo tỷ lệ l.3-2/1. Ngoài ra, cần cung cấp đủ vitamin D và cho vật nuôi vận động, tắm nắng hợp lý. Các chất khoáng đa lượng và vi lượng là: Na, Cl, Fe, Cu, Co, I2, Zn, Mg... cũng cần được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu. Đặc biệt, cần phải cung cấp đầy đủ Fe với số lượng gấp 2-3 lần so với duy trì. Bảng 7.10. Nhu cầu chất khoáng của lợn nái (cho 1kg thức ăn) TT Chất khoáng Nái chửa Nái nuôi con 1 Ca (%) 0,8 0,75 2 P (%) 0,5 0,50 3 Fe 80 80 4 Cu (mg) 5 5 5 Mn (mg) 10 10 6 Zn (mg) 50 50 7 I2 (mg) 0,14 0,14 - Nhu cầu Vitamin: Những loại vitamin rất quan trọng đối với gia súc sinh sản có thai là vitamin: A, D, E, C và nhóm B. Gia súc thiếu vitamin A, E kéo dài sẽ dẫn đến teo thai, sảy thai hoặc thai chết yểu. Nhu cầu bò chửa kỳ cuối mỗi ngày cần 12- 16mg caroten, mùa đông cần 30-60mg caroten/100kg thể trọng. Ngựa cái chửa cần 16-20 mở caroten/100 hể trọng. Nhưng nếu chăn thả trên bãi cỏ tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu trên. Đối với lợn có chửa cần cung cấp 3600UI vitamin A/1kg thể trọng. Vitamin D cần cung cấp cho lợn 160 UI/1g thể trọng, với bò chửa cần tăng cường vận động lắm nắng hợp lý. Ngoài ra, phải cung cấp đủ các nhu cầu vitamin nhóm B, trừ loài nhai lại có khả năng tổng hợp vitamin nhóm B nhờ vi sinh vật dạ cỏ. 7.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gia súc tiết sữa Tiết sữa là chức năng riêng của loại có vú, sữa không những là thức ăn cần thiết, lý tưởng cho gia súc non mà còn là thức ăn có giá trị cao cho con người. Khả năng sản xuất sữa của con vật phụ thuộc vo hai yếu tố cơ bản. Phẩm chất giống của con vật: khả năng sản xuất sữa do di truyền của phẩm giống và đặc tính cá thể quyết định chế độ dinh dưỡng, biện pháp kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì vậy, để có chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý, chúng ta cần nghiên cứu 157
- thành phần của sữa và sự hình thành sữa như thế nào. 7.2.3.1. Thành phần của sữa Tính chất lý học: Sữa là một nhũ tương màu trắng đục hơi ngà; tỷ trọng 1,025 - 1,032; có vị ngọt; mùi thơm, hơi dính; độ pH hơi axit. Thành phần hoá học: Các loài động vật khác nhau thì thành phần hoá học của sữa cũng khác nhau, đó là nguyên nhân gây ra sự khác nhau về cường độ sinh trưởng giữa chúng. Thành phần sữa một số loài động vật được trình bày ở bảng sau: Loài Vật chất Protit Albumin Casein Lipit Đường Khoáng động vật khô thô + lactoz Globunlin Khỉ 8,8 1,5 Ngựa 9,8 2,1 Bò Sữa 12,8 3,4 Dê 13,1 3,8 Lợn 16,4 5,2 Chó 23,0 9,7 Thỏ 30,5 1 Chuột 58,9 Bảng 7.11. Thành phần sữa một số loài động vật (%) Loài Vật Protit Albumin + Casein Lipit Dircmg Khoáng động chất thô Globunlin Lactoz vật khô Khỉ 8,8 1,5 0,6 0,9 1,1 6,0 0,4 Ngựa 9,8 2,1 0,8 1,3 0,8 4,7 0,3 Bò sữa 12,8 3,4 0,7 2,7 3,6 5,0 0,8 Dê 13,1 3,8 1,2 2,6 4,1 4,4 0,8 Lợn 16,4 5,2 1,0 4,2 6,2 4,2 0,9 Chó 23,0 9,7 5,6 4,1 9,3 3,1 0,9 Thỏ 30,5 15,5 - - 10,5 2,0 2,6 Chuột 58,9 11,2 - - 45,8 1,3 0,6 Qua bảng trên ta thấy con vật càng nhỏ thì vật chất khô trong sữa càng cao. Lượng protit, lipit, đường chiếm tỷ lệ lớn. Protit sữa bao gồm các loại casein, albumin và globulin. Casein không bị đông vón khi nhiệt độ cao và có tính keo dính, chống được sự sa lắng của các tiểu phần protit khác nên sữa cừu, bò, đê đun sôi vẫn giữ được trạng thái ổn định. Sữa các loài gia súc khác có lượng casein thấp, albumin cao sẽ dễ bị 158
- đông vón khi gặp nhiệt độ cao nên không được đun sôi sữa. Trong các chất chứa N còn có ure và axit uric, crcatinic. Trong giai đoạn 7- 10 ngày sau đẻ, phẩm chất sữa đầu khác nhiều so với sữa thường. Đặc điểm của sữa đầu có độ đậm đặc cao, màu vàng. Trong thành phần có hàm lượng protit cao nhất là globulin, chất khoáng có chứa nhiều Ca, P, Fe, Mg và nhiều vitamin các loại. Bảng 7.12. Thành phần sữa đầu của bò và lợn (%) Thành phần trong sữa đầu Sữa bò Sữa Lợn Vật chất khô 25,33 24,1 Albumin và globulin 13,60 - Casein ■ 4,04 15,1 Lipit 3,60 3,4 Đường lactoz 2,67 2,8 Khoáng 1,56 1,5 Chính vì thành phần dinh dưỡng cao lại có chất tẩy nhẹ đường tiêu hoá nên trong mọi trường hợp phải cho gia súc non bú đủ sữa đầu vừa có dinh dưỡng cao, vừa có sức đề kháng cho gia súc. 7.2.3.2. Sự hình thành sữa Được hình thành từ máu nhưng không phải là dịch lọc thông thường mà là một quá trình biến đổi hết sức phức tạp trong tuyến sữa. Để tạo thành 1kg sữa cần phải có 500-600 lít máu chảy qua tuyến vú, qua hệ thống mao mạch chằng chịt trong hệ thống bào tuyến. ta biết rằng tuyến vú của bò chỉ bằng 2-3% trọng lượng cơ thể, vậy mà lượng sữa tiết ra một năm với lượng vật chất khô gấp 3-4 lần lượng chất khô của cơ thể thì chúng ta đủ biết tuyến vú phải làm việc với cường độ như thế nào? Kết quả phân tích so sánh thành phần dinh dưỡng trong máu và sữa bò thể hiện qua bảng dưới đây. Bảng.7.13. Thành phần dinh dưỡng trong máu và sữa bò (%) Các thầnh phần dinh dưỡng Máu bò Sữa bò H20 91 87 Albumin 3,2 0,52 Globulin 4,4 0,15 Casein - 2,6 Glucoz 0,05 - Lactoz - 4,9 Ma trung tinh 0,2 3,7 Cholesteron 0,09 dấu vết 159
- Canxi 0,009 0,12 Photpho 0,011 0,10 Na 0,34 0,05 K 0,03 0,15 Cl 0,35 0,11 Qua bảng số liệu ta thấy trữ lượng và thành phần dinh dưỡng trong máu và sữa bò hoàn toàn khác nhau. Như vậy, sự hình thành sữa là quá trình trao đổi chất phức tạp của tuyến vú khi máu chảy qua. 7.2.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng 7.2.3.3.1. Nhu cầu protit. Đối với gia súc tiết sữa, protit cần cho duy trì, tiết sữa, cho quá trình hao tổn dinh dưỡng trong quá trình tiết sữa, trao đổi chất và tiêu hoá... Qua thí nghiệm người ta thấy protit tiêu hoá dùng vào việc tiết sữa gấp 1,4- 1 6 lần hàm lượng protit có trong sữa. Căn cứ vào đó người ta tính lượng protit tiêu hoá cần cho việc sản xuất 1kg sữa ở các loài gia súc như sau: Sữa bò: 50-60gr Lợn: 80-120gr Cừu: 70-80gr Ngựa : 35-45 gr Do đó, cần căn cứ vào sản lượng sữa hằng ngày để tính toán nhu cầu protit cho phù hợp. Theo kết quả nghiên cứu về nhu cầu protit của bò sữa thì cứ 1000kg thể trọng cần 0,7kg protit tiêu hoá cho duy trì. Lượng protit tiêu hoá dùng cho việc sản xuất sữa băng 138-175% protit có trong sữa (Haecker). Theo ý kiến chung, cứ 1000kg thể trọng bò sữa cần 0,7 kg protit duy trì, protit tiêu hoá cho việc tiết sữa bằng 150-160% lượng protit trong sữa. Nếu protit được cung cấp đầy đủ sẽ làm tăng sản lượng sữa; nếu thiếu protit, cơ thể sẽ phải huy động protit có trong cơ thể vào trao đổi chất và tạo sữa; nếu thừa protit, thận sẽ phải làm việc quá sức dẫn tới suy thận và hàm lượng N trong máu tăng quê huyết tăng gây trúng độc và các bệnh lý khác. Theo Okellner, thức ăn chứa N có tác dụng kích thích tiết sữa làm tăng hàm lượng sữa nhưng thành phần sữa không có biển đổi khi giảm lượng protit cung cấp. Còn theo Mollgrard và Ereleriksen lại giải thích khác. Theo kết quả thí nghiệm của các ông, lượng sữa tiết ra và lượng mỡ trong sữa có quan hệ chặt chẽ với lượng protit trong khẩu phần. Theo kết quả nghiên cứu của Haecker, tỷ lệ sử dụng protit trong sữa biến động từ 60-70%, tức là có 60-70% lượng protit tiêu hoá trong thức ăn chuyển thành protit sữa. Đồng thời, phải hết sức chú ý tới thành phần của các axit amin trong protit của thức ăn cung cấp. Axit amin không thay thế, Trong đó hàm lượng lyzin, lơ xin, izolơxin, valin có tương đối nhiều ở tất cả các loại sữa của các loài gia súc nhưng trong thức ăn thực vật lại rất ít 4 loại axit amin này. Do đó khi nuôi lợn cần chú ý cung cấp một lượng thích hợp cho thức ăn có chứa nhiều loại axit amin không thay thế trên như khô dầu đậu tương, khô dầu bông, bột cá, bột máu, bột thịt... 160
- Đối với gia súc nhai lại. do vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp protit nên không phải bổ sung các axít amin như đối với lợn. Nhưng qua thí nghiệm thực tế cho thấy khẩu phần ăn thiếu lyzin sẽ ảnh hưởng tới sản lượng sữa của bò. Vì vậy, những bò cao sản cũng cần bổ sung một phần axit amin không thay thế theo tiêu chuẩn. Cứ 1kg sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa cần cung cấp: lyzin: 2,3gr. tryptophan: 0,8gr; acginin: 1,3gr. histidin: 0.6gr; phenylalanin: 12gr; lơxin: 3,6gr; valin: 2,5gr: methionin: 12gr. 7.2.3.3.2. Nhu cầu về gluxit Đường lactoz là thành phần chủ yếu của gluxit. Trong sữa lactoz gồm có 1 phân tử đường glucoz là một phân tử đường galactoz tạo thành. Tuyến vú đã sử dụng glucoz trong máu cung cấp để tạo thành galactoz và từ đó kết hợp glucoz để tạo thành lactoz (galactoz + glucoz = lactoz). Nếu lượng thức ăn cung cấp không đủ gluxit dẫn tới lượng đường huyết giảm. Do đó, thành phần lacloz trong sữa sẽ giảm theo, đồng thời còn ảnh hưởng tới trao đổi chất và làm giảm sức khoẻ vật nuôi tiết sữa Nói chung, gluxit trong thức ăn không thiếu nên vấn đề thiếu gluxit đối với gia súc ít khi xảy ra. Chỉ cần cung cấp thức ăn đấy đủ. 7.2.3.3.3. Nhu cầu lipit Hàm lượng mỡ sữa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sữa. Mỡ trong sữa không phải do mỡ trong thức ăn tạo thành mà còn do các chất dinh dưỡng khác. Joordan đã dùng cỏ khô + ngô + yến mạch đã lấy gần hết mỡ để nuôi bò sữa, kết quả mỡ trong sữa được tạo thành là 28,53kg, trong khi đó mỡ trong thức ăn chỉ có 2,59kg, đồng thời bò mẹ lại béo hơn trước. Điều đó chứng tỏ rằng ngoài mỡ ra, protit và gluxit của thức ăn có thể chuyển hoá thành mỡ sữa Trong đó gluxit chuyển hoá khoảng 70%. So sánh protit trong thức ăn và protit trong sữa thì protit trong thức ăn được chuyển thành mỡ không quá 7,7kg. Sự chuyển hoá gluxit thành mỡ sữa theo sơ đồ sau: Nghiên cứu ở loài nhai lại bằng cách dùng muối axetat natri có nguyên tử đánh dấu C14 tiêm vào mạch máu bò sữa, dê sữa. Kết quả là mỡ sữa của bò và dê thí nghiệm có sự tồn tại của nguyên tử đánh dấu C14. Điều đó chứng tỏ tuyến vú của bò và dê đã sử dụng muối axetat natri để tạo thành mỡ sữa. Sở dĩ như vậy là vì vi sinh vật dạ cỏ của loài nhai lại có khả năng phân giải chất xơ thành CO2, CH4, axit axetic, axit propionic và các axit béo cấp thấp khác. Axit axetic được hấp thụ vào máu và chuyển đến tuyến vú để tạo thành mỡ sữa. Glucoz cũng là nguồn tạo mỡ sữa tốt nhất vì glucoz dễ tiêu hoá trực tiếp thành glyxerin, sau đó tổng hợp với axit béo để tạo thành mỡ sữa. 161
- http://cnty.rumenasia.org, TL tham khao, P.V. Hai Tuy vậy, cần phải cung cấp một tỷ lệ lipit nhất định trong khẩu phần vì vai trò của lipit trong việc hoà tan vitamin A, D, K, E, đặc biệt là gia súc tiết sữa cao sản. 7.2.3.3.4. Nhu cầu vê khoáng Chất khoáng trong sữa chủ yếu là Ca, P, Na, K, Cl, Fe, Mg...nhưng hàm lượng ở các loài gia súc là khác nhau. Trong đó quan trọng nhất là Ca, P. Tổng lượng khoáng trong sữa thường chiếm từ 0,5-1,5%. Bảng 7.14. Hàm lương khoáng trong sữa của một số loài gia súc (gr/1kg sữa) Căn cứ vào hàm lượng khoáng trong sữa, ta có thể tính được nhu cầu khoáng của các loài gia súc khác nhau. Ví dụ: Bò sữa mỗi ngày tiết ra 10kg sữa cần cung cấp Ca: 1l,9gr, P: 8,4gr; Na: 7,2gr; Cl: 13,7gr... Những ngày đầu sau khi đẻ, lợn và bò sữa cao sản thường phát sinh hiện tượng cân bằng âm về Ca, đó là biểu hiện của sự thiếu Ca trong cơ thể hay Ca cung cấp trong thức ăn không đủ theo nhu cầu. Trong khi đó, sản lượng sữa tiết ra rất lớn, lượng Ca trong sữa càng nhiều. Nếu Ca trong thức ăn không đủ, gia súc cái sẽ phải huy động Ca trong xương làm cho xương mềm, xốp, dễ gẫy hoặc biến dạng, thậm chí vỡ xương chậu ở bò sữa cao sản (hiện tượng loãng xương do thiếu Ca) ỡân tới làm giảm sản lượng sữa, giảm sức khoẻ gia súc cái. Ở thời kỳ đầu tiết sữa, mặc dù Ca, P trong thức ăn cung cấp đủ vẫn xảy ra hiện tượng cân băng âm về Ca vì nhu cầu Ca trong sữa cao mà sự hấp thụ Ca trong thức ăn lại có hạn, do vậy phải chú ý cung cấp đủ Ca, P từ khi con vật mang thai nhằm tăng cường tích luỹ Ca, P trước khi đẻ để hạn chế cân bằng âm, nhất là gia súc cao sản. 7.2.3.3.5. Nhu cầu về vitamin Hàm lượng vitamin trong sữa khá phong phú, nhất là sữa đầu trong đó có nhiều vitamin A, D, C và nhóm B. Hàm lượng vitamin trong sữa có liên quan trực tiếp với hàm lượng vilamin trong thức ăn cung cấp cho con mẹ. Trong mùa hè, lượng vitamin trong sữa cao vì caroren trong cỏ nhiều. Mùa đông thì ngược lại, vitamin trong sữa giảm xuống 50-60% so với mùa hè vì mùa đông thiếu cỏ xanh. Bò: sản lượng sữa 15-20kg/ngày cần cung cấp 300mg caroten. 162
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bệnh ở vật nuôi - MĐ02: Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi
80 p | 308 | 118
-
Giáo trình Vệ sinh chăn nuôi - PGS. Đỗ Ngọc Hòe, BSTY. Nguyễn Minh Tâm
81 p | 458 | 94
-
Giáo trình cơ sở chăn nuôi - PGS.TS. LƯU CHÍ THẮNG
218 p | 202 | 65
-
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 1
30 p | 167 | 53
-
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 4
7 p | 171 | 52
-
Giáo trình công nghệ chăn nuôi part 1
19 p | 197 | 50
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi gia cầm part 1
7 p | 291 | 48
-
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 3
18 p | 161 | 44
-
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 2
23 p | 156 | 43
-
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 9
22 p | 137 | 40
-
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 5
34 p | 148 | 39
-
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 6
30 p | 153 | 36
-
Giáo trình Cơ sở chăn nuôi - Chương 8
20 p | 109 | 31
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 6
5 p | 149 | 24
-
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 4
5 p | 110 | 18
-
Giáo trình mô đun Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Thú y - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu
126 p | 50 | 15
-
Giáo trình Một số kiến thức cơ bản thực hành chăn nuôi-thú y áp dụng cho heo (Nghề: Nuôi và phòng, trị bệnh cho heo) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
64 p | 39 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn