
Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy: Phần 1
lượt xem 1
download

Giáo trình "Cơ sở công nghệ chế tạo máy: Phần 1" cung cấp kiến thức nền tảng về lĩnh vực công nghệ chế tạo máy. Phần này bao gồm các khái niệm cơ bản, định nghĩa, và các kiến thức về độ chính xác gia công cơ khí. Chương 3 tập trung vào lý thuyết về chuẩn và ứng dụng của chúng trong chế tạo máy. Giáo trình này là tài liệu học tập hữu ích cho sinh viên các ngành kỹ thuật cơ khí. Nội dung được trình bày một cách hệ thống và dễ hiểu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy: Phần 1
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP PGS.TS. Trần M inh Đ ứ c (C h ủ biên), TS. N g ô M inh Tuấn, Ths. Trần V ă n Q u ân , Ths. Ph ạm Q u a n g Đ ồng, Ths. Trân Thế Long MGT.21085507 C O NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
- TRIf0NG d ạ i h ọ c k ĩ t h u ậ t c ù n g n g h iệp PGS. TS. Trần M inh Đ ứ c (C h ủ biên), TS. N g ô M inh Tuấn, ThS. 'rân V ă n Q u â n , ThS. P h ạ m Q u a n g Đ ồn g, ThS. Trân Thế Long Giáo trình CH sở cồng nghệ ché tạo máy C D N H À XU ẤT BÀ N K H O A H Ọ C VÀ KỸ TH U ẬT
- Bản quyền © thuộc về tác giả. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật g iữ quyền công bố tác phấm. I I ! Không một phân nào của ấn phẩm này có thế được sao chép, được luu i 1trữ trong hệ thống truy xuất hay truyèn tin dưới mọi hình thức điện tử, I sao chụp, ghi âm hay bằng các cách khác, mà không được sự đồng ý củ a1 tác giả. IChúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc đế cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.
- Lài nái đầu Công nghệ chê tạo máy (M anufacturing technology) là lĩnh vực khoa học kỹ thuật thuộc ngành Kỹ thuật Cơ khí. Đây là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp của mỗi quốc gia. Công nghệ chẽ tạo máy không chỉ chứa đựng những kiến thức nên tảng và cốt lõi mà còn luôn cập nhật theo những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những công nghệ tiên tiến nhất đế ứng dụng vào trong thực tiễn sản xuất cơ khí nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng và giảm giá thành. Bởi vậy, kiến thức vè Công nghệ chế tạo máy rất cần thiết cho các kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ khí nói riêng và cho các nhà kỹ thuật nói chung. Chương 1 của cuốn giáo trình cung cấp các khái niệm và định nghĩa cơ bản vê Công nghệ chế tạo máy. Chương 2 cung cấp kiến thức về độ chính xác gia công cơ. Chương 3 trình bày lý thuyết vẽ chuấn và các ứng dụng. Chương 4 có nội dung về đặc trưng các phương pháp gia công. Cuối cùng, Chương 5 trình bày về tính công nghệ trong kết cấu. Trong giáo trình này, ngoài những kiẽn thức cốt lõi, nhiều nội dung mới đã được cập nhật, đồng thời thay đổi về phương thức tiếp cận cũng như trình bày nhằm giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn sản xuất. Giáo trình phục vụ cho sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí và dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sinh và học yiên cao học ngặn.h Cơ khí. Hơn nữa, đây chắc chắn là cuốn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho các nhà quản lý kỹ thuật và các kỹ thuật viên. Trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quí độc giả. M ọi ý kiến đóng góp xin gửi vê Bộ môn Chế tạo máy - Khoa Gơ khí - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên. N hóm tác giả 3
- M ỤC LỤC Trang Lời nói đ ằu 3 Danh m ụ c các t ừ v iế t tắ t 10 €liươtụj 1 KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA cơ BẢN 1.1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY 11 1 1.1. Khái niệm về Công nghệ 11 11.2. Khái niệm vè Công nghệ chẽ tạo m áy 13 1.2 QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ QUÁ TRÌNHCÔNG NGHỆ 13 1.2.1. Q uá trìn h sản xuất 13 1.2.2. Quá trìn h công nghệ 14 1.3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ 16 1.3.1. N guyên công 16 1.3.2. Bước 18 1.3.3. Đ ư ờ ng chuyển dao 19 1.3.4. G á và vị tr í 20 1.3.5. Đ ộn g tác 21 1.4. DẠNG SẢN XUẤT VÀ HÌNH THỨC T ổ CHỨC SẢN XUẤT 21 1.4.1. Sản lư ợng cơ khí 21 1.4.2. Dạng sản xu ấ t 22 1.4.3. Các hình thức tố chức sản xuất 25 1.5. BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ 26 1.5.1. Trật tự gia công 26 1.5.2. Biện pháp công nghệ 26 5
- Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy CiutơiiịỊ 2 ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG cơ 2.1. KHÁI NIỆM 29 2.1.1. Độ chính xác gia công cơ 29 2.1.2. Sai lệch gia công 30 2.2. CHẤT LƯỢNG BÊ MẶT GIA CÔNG 31 2.2.1. Khái niệm 31 2.2.2. Câu trúc bề m ặt (Surface texture) 32 2.2.3. Tính chất cơ lý lớp bè mặt 41 2.2.4. Phương pháp đảm bảo chất lượng bề mặt 43 2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BÀO ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG 44 TRÊN MÁY CÔNG cụ 2.3.1. Phương pháp đo dò, cắt thử 44 2.3.2. Phương pháp chỉnh sẵn dao 45 2.4. NGUYÊN NHÂN GÂY SAI s ố GIA CÔNG 46 2.4.1. Nguyên nhân do máy công cụ 47 2.4.2. Nguyên nhân do dụng cụ cắt 49 2.4.3. Nguyên nhân do biến dạng đàn hồi của hệ thống công 52 nghệ (do lực cắt) 2.4.4. Nguyên nhân do gá đặt chi tiết 59 2.4.5. Nguyên nhân do biến dạng nhiệt và ứng suất d ư 60 2.4.6. Nguyên nhân do rung động của hệ thống công nghệ 62 2.4.7. Nguyên nhân do đo lường 63 2.5. PHƯƠNG PHÁP KHÀO SÁT ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG 63 2.5.1. Phương pháp thống kê kinh nghiệm 64 2.5.2. Phương pháp thống kê xác suất 64 2.6. ĐIỀU CHỈNH MÁY 68 2.6.1. Khái niệm 68 6
- Mục lục 2 6.2. Điêu chỉnh tĩnh 69 2 6.3. Điều chỉnh theo chi tiết cắt th ử bằng Kalíp làm việc 72 2 6.4. Điêu chỉnh theo chi tiết cắt thử bằng dụng cụ đo vạn năng 73 CHưưiụj ỉ CHUẨN 3.1. KHÁI NIỆM 75 31.1. Khái niệm 75 3.1.2. Phân loại chuấn 75 3.2 QUÁ TRÌNH GÁ ĐẶT CHI TIẾT GIA CÔNG 80 3.2.1. Khái niệm 80 3.2.2. Các phương pháp gá đặt chi tiết khi gia công 81 3.3. NGUYÊN TẮC 6 ĐIẾM KHI ĐỊNH VỊ 82 3.3.1. Nguyên tắc 6 điểm 82 3.3.2. ứ ng dụng nguyên tắc 6 điểm vào quá trình định vị 84 3.3.3. M ột số chú ý khi ứng dụng nguyên tăc 6 điểm 87 3.3.4. Khả năng định vị của một số đồ gá thông dụng 89 3.4. SAI SỐ GÁ ĐẶT 93 3.4.1. Sai số kẹp chặt 93 3.4.2. Sai số đồ gá 95 3.4.3. Sai số chuẩn 95 3.5. NGUYÊN TẮC CHỌN CHUẨN 100 3.5.1. Nguyên tắc chung 100 3.5.2. Nguyên tắc chọn chuẩn tinh 101 3.5.3. Nguyên tắc chọn chuấn thô 101 3.6. CHUẨN KHI GIA CÔNG TRÊN MÁY CNC 104 3.6.1. M ộ t số đặc điểm cơ bản khi gia công trên m áy CNC • 104. 3.6.2. Chuấn và chọn chuấn khi gia công trên m áy CNC 104 7
- Giáo trình Ca sỏr công nghệ chế tạo mảy CỀươiĩg 4 ĐẶC TRƯNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG 4.1. TIỆN 108 4.1.1. Đặc điếm, khả năng công nghệ 108 4.1.2. Gá đặt chi tiết khi tiện 112 4.1.3. Các phương pháp tiện 120 4.1.4. Gia công trên các máy khác 126 4.2. PHAY 126 4.2.1. Đặc điếm, khả năng công nghệ 126 4.2.2. Các phương pháp phay 130 4.3. BÀO VÀ x ọ c 138 4.4. KHOAN, KHOÉT VÀ DOA 140 4.4.1. Khoan 141 4.4.2. Khoét 145 4.4.3. Doa 147 4.4.4. Gia công ren bằng tarô 148 4.5. CHUỐT 150 4.5.1. Đặc điếm, khả năng công nghệ 150 4.5.2. M ột số biện pháp công nghệ 151 4.6. MÀI 152 4.6.1. Đặc điểm, khả năng công nghệ 152 4.6.2. Các phương pháp mài 154 4.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG TINH LẦN CUỐI 166 4.7.1. Mài nghiền 166 4.7.2. Mài khôn 169 4.7.3. Mài siêu tinh xác 172 4.7.4. Đánh bóng 173 4.7.5. Cạo 174 8
- Mục lục ííìitđnạ s TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU 5.1. KHÁI NIỆM VÀ TÍNH CHẤT 175 5.1.1. Khái niệm 175 5.1.2. Tính chất 175 5.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU 175 5.2.1. Chỉ tiêu tống quát 175 5.2.2. M ột số chỉ tiêu gián tiếp đánh giá tính công nghệ 176 TÀỈ LIỆU THAM KHẢO 185 9
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TCSX Tố ch ứ c sản xu ấ t QTSX Q u á trìn h sả n xu ẩ t QTCN Q u y trìn h c ô n g ng hệ DCC D ụ n g cụ cắt HTCN H ệ th ố n g c ô n g ng hệ DSX D ạ n g sản x u ấ t CLBM C h ấ t lư ợ n g bề m ặt HDHH H ìn h d á n g h ìn h học SL Sai lệch TCVN Tiêu c h u ấ n V iệ t N am BDĐH B iế n d ạ n g đ à n hồi BD B iế n d ạ n g ƯSD ứ n g su ấ t d ư ĐCX Đ ộ c h ín h xá c CN Công nghệ QTGC Q u á trìn h g ia cô n g HKC H ợ p k im c ứ n g 10
- íiìương 1 KHÁI NIỆM VÀ DỊNH NGHĨA c ơ BẢN 1. 1 k h Ai niềm v ề c ô n g n g h ễ c h ế t ạ o m á y 1.11. Khái niệm về Công nghệ Khái niệm "Công nghệ (Technology)" được Giáo sư Johann Beckmann người Đức nêu ra từ thế kỷ XVIII. Từ đó m ột ngành khoa học mới đã đươc hình thành đó là ngành Công nghệ. Có nhiều cách hiếu khác nhau vè khái niệm "Công nghệ" tùy vào góc nhìn và mục đích nghiên cứu. Theo từ điển Oxford: Công nghệ - Việc áp dụng kiến thức khoa học cho các mục đích thực tế, đặc biệt là trong công nghiệp (Oxford Dictionary: Tecinology - The application of scientific knowledge for practical purposes, especially in industry). Theo Từ điển Tiếng Việt: Tống thế nói chung các phương pháp gia công, chẽ tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phấm. Luật Khoa học và Công nghệ (Luật số 29/2013/Q H 13): Công nghệ là giải phép, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng đế biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Từ nội dung nêu trên, có thể hiếu khái niệm "Công nghệ" như sơ đô hìnti 1.1. "Công nghệ" chính là quá trình vận dụng các kiến thức, hiếu biết, các bí quyết,... (cách làm) đế chế biến nguyên vật liệu, thông tin thàth sản phẩm phục vụ lợi ích của con người. Tài nguyên Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức đứợc sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người. Có nhièu 11
- Giáo trình Cơ sở cõng nghệ chê' tạo máy quan điểm phân loại về tài nguyên, nẽu phân loại tài nguyên theo quan hệ với con người có: « Tài nguyên thiên nhiên (Natural resource): Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thế khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...). Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yểu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. « Tài nguyên xã hội (Social Capital): Tài nguyên xã hội hay còn được gọi là tài nguyên con người, là m ột dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đong người. Thông số vào Quá trình Thông sỗ ra (Đièu kiện) (Gia tăng giá trị) (Kết quả) Vât chất Phân cứng Phãn Mèm Phần cứng o A (Trang thiết bị) o o Tài nguyên Ọ Công nghệ 0 Sản phẩm ữ Phần mềm (Con người, o o Tri thức Thông tin, TCSX) Dịch vụ Trung gian Hình 1.1. Sơ đồ mô tá khái niệm "Công nghệ” Tri thức hay kiến thức (knowledge) bao gồm những d ữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Có nhiêu lý thuyết vê tri thức, nhưng hiện không có m ột định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận. Sán phẩm (Product) Sản phẩm là tất cả những yếu tố có thế thỏa mãn nhu cầu hay ước m uốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng của người tiêu dùng. 12
- CtiưưihỊ 1. Khái niệm và định nghĩa cơ bản « Phẳn cứng: gồm các chi tiét, các sản phàm máy móc,... « Phân mèm: phằm mẽm máy tính, các khái niệm, các lý thuyết,... « Dịch vụ: như du lịch, thương mại, thông tin,... « Sản phấm trung gian: gòm các loại vật tư chế biến như phôi thép, các loại dung dịch hóa chắt cơ bản,... Tóm lạ i Công nghệ là tập hợp một hệ thổng kiến thức và kết quả của khoa học được ứng dụng nhằm mục đích biến tài nguyên thành sản phẩm. Công nghệ là chìa khóa cho sự phát triển, là nièm hy vọng đế nâng cao mức sống xã hội. 1.1.2. Khái niệm vê Công nghệ chế tạo máy Công nghệ chế tạo máy (M anufacturing technology) là tĩnh vực khoa học kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kẽ và tố chức thực hiện quá trình chẽ tạo sản phấm cơ khí đạt các chí tiêu Kinh tế - Kỹ thuật nhất định trong điêu kiện sản xuất cụ thế. 1.2. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ 1.2.1. Quá trình sản xuất Quá trình sản xuất (Production process) nói chung là quá trình con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên để biến chúng thành các sản phẩm có ích cho xã hội. Ví dụ: để tạo ra m ột sản phẩm cơ khí thì quá trình sản xuất (QTSX) bao gồm các công đoạn: Thăm dò địa chất = khai thác mỏ => luyện kim = • tạo phôi => gia công > * cơ = nhiệt luyện = kiểm tra = lắp ráp = chạy th ử => thị trường = • dịch > > > > # vụ sau bán hàng. Quá trình sản xuất trong nhà máy cơ khí thường được tính từ giai đoạn tạo phôi đến sản phấm hoàn thiện hoặc từ tạo phôi đến bán thành phẩm hoặc từ bán thành phẩm đến sản phẩm hoàn thiện tùy thuộc vào quy mô và nhiệm vụ của nhà máy. 13
- Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy 1.2.2. Quá trình công nghệ Quá trìn h công nghệ (Technological process) là m ột phân của QTSX trực tiếp làm thay đổi trạng thái và tính chât của đói tượng sản xuất. Thay đổi trạng thái và tính chất bao gồm: thay đối hình dáng, kích thước, độ chính xác gia công, chất lượng bè mặt, tính chất cơ lý của vật liệu, vị trí tương quan giữa các bè m ặt của chi tiết,... Tùy theo chức năng, nhiệm vụ mà có tên gọi các quá trình công nghệ khác nhau như: a) Quá trình công nghệ gia công cắt gọt: có nhiệm vụ chủ yếu làm thay đổi hình dáng, kích thước, độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt,... của đối tư ợng sản xuất. b) Quá trình công nghệ tạo phôi: có nhiệm vụ chủ yễu là làm thay đối hình dáng, kích thước của đối tượng sản xuất (đúc, gia công áp lực như rèn tự do, dập, cán,...). Ngoài ra quá trình công nghệ tạo phôi còn có thể làm thay đổi cả tính chất cơ lý của đối tượng sản xuất. c) Quá trìn h công nghệ nhiệt luyện: có nhiệm vụ chủ yểu là làm thay đổi tính chất cơ lý của đối tượng sản xuất. d) Quá trình công nghệ lắp ráp: có nhiệm vụ chủ yếu là làm thay đối vị trí tư ơ ng quan giữa các chi tiết m áy với nhau trong m ột mối quan hệ lắp ráp nhất định (máy hay cụm máy). M ột SỐ Chú ý a) Thiết kễ được quá trìn h công nghệ hợp lý rõi ghi thành văn kiện công nghệ thì văn kiện đó được gọi là quy trình công nghệ (QTCN). b) Quá trìn h công nghệ gia công cắt gọt còn được gọi là quá trình công nghệ gia công cơ và thường được gọi tắt là quá trìn h công nghệ, hay khi chỉ nói quá trìn h công nghệ thì phải hiểu rằng đang nói đến quá trình công nghệ gia công cắt gọt. Nội dung chính của môn học Công nghệ chẽ tạo máy tập trung nghiên cứu vè quá trình công nghệ gia công cắt gọt. M ô hình tổng quát quá trình công nghệ gia công cắt gọt để tạo ra sản phẩm cho ở hình 1.2. 14
- Hình 1.2. Mô hình quớ trình công nghệ gia công cắt gọt Thông số vào (Inputs): từ bản vẽ thiết kế sản phẩm, cằn phải lựa chọn phôi (vật liệu, phương pháp tạo phôi, hình dánh, kích thước,...); máy công cụ; dụng cụ cắt; trang thiẽt bị công nghệ (đồ gá, thiết bị phụ, thiết bị đo...) và chế độ công nghệ (chế độ cắt, chế độ trơn nguội...). Hoạt động gia công: nhằm làm thay đối hình dáng, kích thước, độ chính xác gia công, chất lượng bề mặt,... của đỗi tượng sản xuẫt đề tạo ra sản phẩm. Thông số ra (Outputs): kết quả của hoạt động gia công là sản phấm. sản phấm phải đảm bảo các chỉ tiêu vè kỹ thuật (độ chính xác gia công, độ tin cậy, chất lượng bê mặt,...); về kinh tế (năng suất, giá thành,...) và tác động đến môi trường. Sản phấm công nghệ được định nghĩa sản phẩm tốt nhất của công nghiệp. Chu trình sản xuất sản phấm công nghệ cho ở hình 1.3.
- Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy Hình 1.3. Chu trình sán xuất sàn phẩm công nghệ Từ nhu cãu của thị trường, bộ phận thiết kế có nhiệm vụ thiết kế sản phấm mới hoặc phát triển các sản phẩm đã cỏ. Từ bản vẽ thiết kế, bộ phận sản xuất triển khai chế tạo, lắp ráp đế tạo ra sản phấm đáp ứng nhu càu thị trường. 1.3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ 1.3.1. Nguyên công N guyên công (Operation): Nguyên công là m ột phần của quá trình công nghệ gia công liên tục m ột chi tiết hay một tập hợp chi tiẽt tại một chỗ làm việc nhất định do m ột công nhân hay m ột nhóm công nhân thực hiện (hoặc được thực hiện tự động). C h ỗ làm việc (Working place): Chỗ làm việc là m ột vị trí trong phân xưởng tại đó có các thiết bị chính, các trang bị phụ nhằm hoàn thành một công việc nhất định nào đó. V í dụ: v'ẽ nguyên công cho ở hình 1.4 16
- eiỉươih] 1. Khái niệm và định nghĩa cơ bản Trong sản xuât đơn chiếc loạt nhỏ thì mỗi máy là một chỗ làm việc do đó quá trình có bao nhiêu máy thì có bấy nhiêu nguyên công. Nếu gia công các mặt A, B, c, D (hình 1.4) trên bốn máy thì quá trình công nghệ có bốn nguyên công. Nếu sản lượng gia công lớn (sản xuất loạt lớn, hàng khối) thì cằn phải quan tâm tới tính liên tục. Ví dụ như trên hình 1.4 trên cùng một máy tiện, nếu: « Phương án 1: Gia công mặt A và mặt B cho từng chi tiẽt rõi gia công cho chi tiết tiếp theo thì đây thuộc một nguyên công, gọi là nguyên công gia công A và B. « Phương án 2: Gia công mặt A cho cả loạt chi tiết sau đó mới gia công mặt B cho cả loạt chi tiẽt thì đây thuộc hai nguyên công khcịc nhau, gọi là nguyên công gia công A và nguyên công gia công B. Ý nghĩa của nguyên công: Nguyên công là một phàn cơ bản của quá trình công nghệ, tại đó cho biết định vị, kẹp chặt, bè mặt gia công, dụng cụ cát, trang thiết bị công nghệ, chẽ độ cắt, độ chính xác và chất lượng bề mặt đạt được,... Từ đó, có thế đièu độ được sản xuất, tính toán được giá thành và hạch toán được kinh tễ. Tên nguyên công vừa được ghi theo số th ứ tự bằng chữ số La Mã vừa được ghi theo nội dung công việc. Ví dụ tên và sơ đồ nguyên công phay một bè mặt (hình 1.5) cho biết th ứ tự nguyên công là th ứ III, nội dung nguyên công là phay, mặt c, biết máy. công cụ, dụng cụ cắt, định vị, kẹp chặt, các chuyển động cắt,... 17
- Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy Nguyên công III. Phay mặt c Máy: Mazak Smart 530C DCC: Dao phay mặt đâu, vật liệu KOI Đò gá: chuyên dùng Dụng cụ đo: vạn năng v / Rz20 w i Hình 1.5. Ví dụ về sơ đò nguyên công 1.3.2. Bước Bước (Step) là một phằn của nguyên công được thực hiện bằng m ột dụng cụ cắt hay một tập hợp dụng cụ cát, gia công m ột bề mặt hay m ột tập hợp bê mặt trong một lần đièu khiển lấy chế độ cắt (chẽ độ cắt không đổi). Tên của bước vừa được ghi theo th ứ tự bằng chữ số thường vừa được ghi theo nội dung công việc. Nguyên công V. Gio công lỗ Ộ20H7 Máy: M azak Smart 530C Bước 1: Khoan lỗ ộ 18 Bước 2: Khoét lỗ ộ 19,5 Bước 3: Doa lỗ Ộ20H7 Vật liệu DCC: HSS Đò gá: chuyên dùng Dụng cụ đo: vạn năng Hình 1.6. Ví dụ vè bước 18
- ctìươiụ) 1. Khái niệm và định nghĩa cơ bản V í dụ: ở nguyên công gia công lỗ Ộ20H7 trên hình 1.6 gòm 3 bước là khoan lỗ ộ 18, khoét lỗ ộ 19,5 và doa lỗ Ộ20H7. Bước đơn giản là bước chỉ có một dụng cụ cắt, gia công một bè m ặt trong m ột lần điều khiến chế độ cắt (hình 1.6). Bước phức tạp là bước sử dụng một tập hợp dụng cụ cắt gia công m ột tập hợp bê mặt trong một lằn điều khiến chê' độ cắt (hình 1.7). Trên hình 1.7 mặc dù sử dụng ba dụng cụ cắt gia công đồng thời ba bề mặt trong một lần điều khiến lây chế độ cắt nhưng nguyên công chỉ có một bước nên được gọi là bước phức tạp... r a I Hình 1.7. Ví dụ về bước phức tạp 1.3.3. Đuờng chuyển dao Đ ường chuyển dao (Toolpath) là một lần dịch chuyển của dụng cụ cắt theo phương chạy dao s để bóc đi một lớp kim loại nhất định. Đường chuyến dao là một phần của bước. [- ± y Hình 1.8. Ví dụ vê đường chuyển dao 19

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình cơ sở Kỹ thuật điện I
16 p |
1286 |
469
-
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật điện - Mạch tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa
19 p |
653 |
241
-
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật điện - Phương pháp tính mạch tuyến tính hệ số hằng ở chế độ xác lập điều hòa
12 p |
576 |
225
-
Giáo trình cơ sở Kỹ thuật điện X
20 p |
487 |
211
-
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật điện - Tính chất cơ bản của mạch tuyến tính
6 p |
477 |
168
-
Giáo trình cơ sở Kỹ thuật điện IX
19 p |
307 |
150
-
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật điện - Biến đổi tương đương mạch tuyến tính
4 p |
362 |
143
-
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật điện - Mạch tuyến tính có nguồn chu kỳ không điều hòa
6 p |
390 |
136
-
Giáo trình cơ sở Kỹ thuật điện V
6 p |
346 |
129
-
Giáo trình cơ sở lý thuyết hoá học - Chương 1
8 p |
536 |
128
-
Giáo trình cơ sở Kỹ thuật điện VIII
12 p |
332 |
128
-
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật điện - Lọc điện
16 p |
369 |
127
-
Giáo trình cơ sở Kỹ thuật điện VI
16 p |
277 |
126
-
Giáo trình cơ sở Kỹ thuật điện VII
6 p |
271 |
115
-
Giáo trình cơ sở kỹ thuật kỹ thuật điện II - chương 16: Phương Pháp Toán Tử Laplace
16 p |
409 |
94
-
Sổ giáo án tích hợp: Công nghệ ô tô - Trương Thanh Phong
24 p |
515 |
82
-
Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo máy: Phần 2
82 p |
3 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
