PHẦN III: SẢN XUẤT RƢỢU MÙI, RƢỢU MÀU<br />
Chƣơng IX: KỸ THUẬT SẢN XUẤT HƢƠNG LIỆU<br />
BÀI 1. NGUYÊN LIỆU<br />
I. Khái quát<br />
Theo “ Cẩm nang rƣợu tây” : Các loại rƣợu màu, rƣợu mùi ( còn gọi là rƣợu<br />
thơm) đƣợc pha chế từ rƣợu mạnh với các hƣơng liệu và đƣờng. Hƣơng liệu truyền<br />
thống đƣợc sản xuất từ các loại thân, vỏ, rễ cây, trái cây có vị thơm.<br />
Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu về rƣợu cho thấy rƣợu mùi có thể bắt<br />
nguồn từ các vị thuốc, tức là đem các hƣơng thảo ngâm trong alcol etylic để lấy<br />
các thành phần trích ly dùng làm dƣợc liệu. Xa xƣa rƣợu mùi dùng để chữa vết<br />
thƣơng, nhƣng thƣờng đa phần đƣợc dùng để uống, vì nó có thể chống lại một số<br />
bệnh truyền nhiễm, làm hƣng phấn, kích thích thần kinh.<br />
Đến thế kỷ 19, nhiều gia đình vẫn tự pha lấy rƣợu mùi, rƣợu mùi bằng các loại<br />
hƣơng thảo có sẵn trong vƣờn và để dễ uống hơn ngƣời ta pha thêm chút đƣờng<br />
hoặc mật ong.<br />
II. Nguyên liệu sản xuất rƣợu màu, rƣợu mùi<br />
Nguyên liệu sản xuất rƣợu rƣợu màu, rƣợu mùi gồm : Rƣợu nền, chất tạo màu,<br />
chất tạo hƣơng, chất tạo vị (gọi chung là chất phụ gia) và nƣớc tinh khiết.<br />
1. Rượu nền<br />
Rƣợu nền còn gọi là rƣợu gốc thƣờng dùng cồn thực phẩm tinh khiết. Để có<br />
rƣợu mùi thơm ngon, thì rƣợu nền phải thật tinh khiết hoặc cồn thực phẩm tinh chế<br />
đã tàng trữ dài ngày. Các loại rƣợu mạnh nhƣ Whisky, Rum, Brandy nho, Cognac,<br />
rƣợu gạo và rƣợu trái cây đều có thể dùng làm rƣợu nền.<br />
2. Chất tạo màu<br />
Các loại rƣợu màu, rƣợu mùi đều có màu sắc, hƣơng vị đặc trƣng tƣơng ứng<br />
với tên gọi và đặc điểm của mỗi loại rƣợu. Màu sắc của rƣợu là yếu tố tác động<br />
đầu tiên vào thị giác, kích thích hứng thú ngƣời sử dụng.<br />
Các chất tạo màu dùng trong sản xuất rƣợu mùi thuộc nhóm các chất phụ gia<br />
cũng đƣợc chia thành 3 nhóm : chất tạo màu tự nhiên, chất tạo màu tổng hợp, chất<br />
tạo màu hỗn hợp.<br />
- Chất màu tự nhiên chia thành bốn nhóm : clorofin, carotinoit, antoxian và các<br />
chất màu flavon. Các chất màu tự nhiên thƣờng an toàn cho ngƣời sử dụng, nhƣng<br />
khó bảo quản, dễ bị oxy hóa do tác dụng của không khí và ánh sáng nên thành<br />
phần bị thay đổi, làm giảm chất lƣợng, gây đục, màu kém đi.<br />
- Chất tạo màu tổng hợp : là những chất màu tạo thành từ các phản ứng hóa học,<br />
chúng là những hợp chất hoá học đƣợc tổng hợp từ các phòng hóa nghiệm. Chất<br />
màu tổng hợp có thể dạng tinh thể hoặc dạng dung dịch. Chất màu tổng hợp dễ bảo<br />
114<br />
<br />
quản hơn chất màu tự nhiên. Tuy nhiên phải thận trọng khi sử dụng vì thành phần<br />
của chất màu tổng hợp rất phức tạp, có thể gây độc hại cho ngƣời sử dụng.<br />
- Chất tạo màu hỗn hợp là những chất màu tạo vừa chứa chất màu tự nhiên, vừa<br />
chứa chất tạo màu tổng hợp. Khi pha thêm chất chất màu tạo tổng hợp vào màu tự<br />
nhiên để có đƣợc hỗn hợp có màu bền hơn, đặc trƣng hấp dẫn hơn.<br />
3. Chất tạo hương ( hƣơng liệu )<br />
Có một số loại rƣợu mùi chỉ dùng 1 loại hƣơng liệu có mùi hƣơng nổi bật,<br />
nhƣng cũng có loại rƣợu mùi dùng đến 70 loại hƣơng liệu. Các loại hƣơng liệu<br />
thƣờng dùng là :<br />
- Hƣơng thảo: có nồng độ tinh dầu rất cao, chỉ cần lƣợng ít. Ví dụ: bạc hà giúp<br />
tiêu hóa, mê điệp hƣơng làm tỉnh táo đầu óc, bách lý hƣơng chống tụ máu…<br />
- Hoa : xuân hoàng cúc, bách hợp, hoa hồng, .v.v…<br />
- Vỏ cây : Vỏ quế, vỏ cây kim kê nội, vỏ cây long não, vỏ cây hƣơng, .v.v….<br />
- Thân cây, rễ cây : sâm, ba kích, đƣơng qui, cam thảo, gừng, đinh lăng….<br />
- Trái cây : Nho, dâu, táo, long nhãn, vỏ quả cam quýt, các loại quả ăn…<br />
- Hạt : Hạt mơ, hạt hồi hƣơng, hạnh nhân, đinh hƣơng….<br />
Hƣơng liệu để sản xuất rƣợu mùi, rƣợu màu thuộc nhóm các chất phụ gia đƣợc<br />
chia ra: hƣơng liệu tự nhiên, hƣơng liệu tổng hợp, hƣơng liệu hỗn hợp (Xem phần<br />
chất phụ gia)<br />
4. Chất tạo vị<br />
Ngoài màu sắc, hƣơng thơm đặc biệt mỗi loại rƣợu màu, rƣợu mùi có vị đặc<br />
trƣng riêng biệt chính là các chất tạo vị bổ sung vào trong quá trình pha chế nhƣ :<br />
vị ngọt, vị chua, vị chát, vị đắng, vị mặn, vị cay…<br />
Trong quá trình pha chế rƣợu mùi thƣờng dùng thêm chất tạo ngọt nhƣ đƣờng,<br />
mật ong và một số chất tạo ngọt khác.<br />
Ở Pháp, theo truyền thống vẫn phân loại rƣợu mùi theo tỷ lệ đƣờng và rƣợu<br />
tinh và thƣờng đƣợc ghi ở nhãn mác chai rƣợu.<br />
Chất tạo vị để sản xuất rƣợu mùi, rƣợu màu thƣờng dùng thuộc nhóm các chất<br />
phụ gia thực phẩm đƣợc chia ra : chất tạo vị tự nhiên, chất tạo vị tổng hợp, chất tạo<br />
vị hỗn hợp.<br />
5.Chất bảo quản:<br />
Chất bảo quản gồm những chất cho vào để thành phần chất lƣợng của rƣợu<br />
ổn định hơn, bảo quản đƣợc lâu hơn. Thƣờng gồm các chất có khả năng diệt vi<br />
sinh vật hoặc ngăn cản vi sinh vật xâm nhập, ổn định chất lƣợng và kéo dài thời<br />
gian sử dụng.<br />
6. Chất chống oxy hóa:<br />
Chất chống oxy hóa bao gồm những chất phụ gia có khả năng chống các quá<br />
trình oxy hóa rƣợu khi chế biến, vận chuyển và bảo quản.<br />
7. Chất trợ giúp<br />
115<br />
<br />
Chất trợ giúp dùng trong sản xuất rƣợu bao gồm những chất phụ gia khi cho<br />
vào rƣợu tạo ra những khả năng làm trong nhanh hơn và chống các phản ứng gây<br />
kết tủa trong rƣợu khi chế biến, vận chuyển và bảo quản.<br />
BÀI 2. SẢN XUẤT HƢƠNG LIỆU<br />
I. Đặc điểm, phân loại hƣơng liệu<br />
1. Đặc điểm, vai trò của chất thơm<br />
Chất thơm là một trong những nguyên liệu quan trọng tạo thành chỉ tiêu cảm<br />
quan của rƣợu màu, rƣợu mùi. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất ít nhƣng nó tạo ra cho mỗi<br />
loại rƣợu mùi thơm, gây cảm giác vị đặc trƣng riêng.<br />
Cũng nhƣ màu sắc, hƣơng thơm là một tính chất cảm quan quan trọng của rƣợu<br />
màu, rƣợu mùi, vì chúng có những tác dụng sinh lý rất rõ rệt.<br />
Chất thơm có ảnh hƣởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn, đến nhịp đập của tim, đến<br />
hô hấp, đến nhịp thở, đến sự tiêu hóa, đến thính giác, thị giác và xúc giác.<br />
Vì vậy, trong sản xuất thực phẩm đặc biệt là khi sản xuất rƣợu, các nhà nghiên<br />
cứu tìm mọi biện pháp để bảo vệ những chất thơm tự nhiên, mặt khác còn tìm cách<br />
pha chế điều khiển để tạo ra những hƣơng thơm tổng hợp hấp dẫn mới.<br />
2. Phân loại hương liệu<br />
Tuỳ theo đặc điểm nguyên liệu, hƣơng liệu đƣợc chia ra : hƣơng liệu tự nhiên,<br />
hƣơng liệu tổng hợp.<br />
- Hương liệu tự nhiên: là những hƣơng liệu đƣợc chế biến từ vỏ quả, từ rễ cây<br />
bằng các biện pháp kỹ thuật nhƣ : ngâm trích ly, cô đặc…. hƣơng liệu tự nhiên<br />
thƣờng dùng là các tinh dầu đƣợc chế biến từ chanh, cam, quýt, bƣởi,…chúng là<br />
chất lỏng màu vàng hoặc sẫm, có thành phần rất đa dạng (axêton, aldehyd, các este<br />
phức tạpvà các nhóm chất hữu cơ khác nhau).<br />
Đặc điểm của hƣơng liệu là dễ bay hơi, bay hơi ngay ở 0 0C, có mùi thơm<br />
mạnh, tỷ trọng vào khoảng 0,80,9. Hƣơng liệu tự nhiên có khả năng hòa tan trong<br />
ete, axê tôn, cồn etylic và clorofoc.<br />
Hƣơng thơm tự nhiên khó bảo quản, do dễ bị oxy hóa do tác dụng của không<br />
khí, nên thành phần bị thay đổi trong thời gian bảo quản, dẫn đến làm giảm chất<br />
lƣợng, hƣơng thơm giảm.<br />
- Hương liệu tổng hợp : là những hƣơng liệu tạo thành từ các phản ứng hóa học,<br />
chúng là những hợp chất hoá học. Hƣơng liệu tổng hợp có thể dạng tinh thể hoặc<br />
dạng dung dịch rƣợu- nƣớc chứa 4 13% chất thơm tổng hợp.<br />
Hƣơng liệu tổng hợp dễ bảo quản hơn hƣơng liệu tự nhiên. Tuy nhiên phải<br />
thận trọng khi sử dụng, vì thành phần của hƣơng liệu tổng hợp rất phức tạp.<br />
Trong thành phần của hƣơng liệu tổng hợp thƣờng bao gồm những este phức<br />
tạp và các chất thơm hòa tan nhƣ : axetat etyl, axetat amyl, butyrat etyl, etyl<br />
valorianat…Ngoài ra chúng còn chứa một số chất thơm của nhóm khác nhƣ :<br />
vanilin, cumarin, benzandehyt, xitral… thậm chí một số hƣơng liệu tổng hợp còn<br />
chứa cả các chất gây độc hại cho cơ thể nhƣ : kẽm, đồng, chì, asen …<br />
116<br />
<br />
Dung môi để hòa tan các chất thơm là alcol etylic chất lƣợng cao.<br />
Khi mua và nhận hƣơng liệu tổng hợp cần phải kiểm tra tính chất cảm quan<br />
của từng lô hàng sao cho phù hợp với tên gọi và cƣờng độ thơm cũng nhƣ định<br />
lƣợng tiêu hao cho từng loại rƣợu. Một ml hƣong liệu phải hoà tan trong 1lít nƣớc<br />
không vẩn đục. Để sản xuất rƣợu màu, rƣợu mùi cần chọn hƣơng liệu tổng hợp có<br />
asen < 0,00014%, không chứa kẽm, đồng và các chất gây độc hại cho cơ thể.<br />
II. Kỹ thuật chế biến một số loại hƣơng liệu<br />
1. Khái quát<br />
Có thể sử dụng hƣơng liệu ở các dạng khác nhau : dịch quả cô đặc, dịch quả<br />
ngâm cồn, dịch quả ngâm đƣờng, hƣơng liệu tổng hợp…<br />
Nhiều cơ sở sản xuất ở nƣớc ta thƣờng dùng hƣơng liệu tự nhiên để pha chế<br />
rƣợu màu, rƣợu mùi. Mầu sắc, hƣơng, vị của một số loại rƣợu mùi nhƣ rƣợu<br />
chanh, rƣợu cam, rƣợu quýt… là do tinh dầu có trong vỏ hoặc trong thịt quả tạo ra.<br />
Hàm lƣợng tinh dầu trong quả phụ thuộc giống, khí hậu, đất đai, điều kiện chăm<br />
sóc và phƣơng pháp chế biến. Tinh dầu có nhiều trong vỏ quả, còn trong thịt quả<br />
thì thƣờng ít hơn. Nhiều cơ sở sản xuất rƣợu màu, rƣợu mùi dùng vỏ cây, dễ cây để<br />
làm hƣơng liệu.<br />
2. Chế biến một số loại hƣơng liệu tự nhiên<br />
Tóm tắt phƣơng pháp sản xuất hƣơng liệu tự nhiên từ vỏ quả: gọt vỏ và cắt nhỏ<br />
vỏ thành những miếng có kích thƣớc 1015 68 mm, sau đó cho vào thùng<br />
tráng men hoặc chum sành, tiếp đó cho cồn vào pha tới nồng độ 6065% với tỷ lệ<br />
2,53,0 lit cồn /1 kg vỏ. Trộn đều, đậy kín, mỗi ngày khuấy 1 lần, thời gian khuấy<br />
2 phút. Sau 1520 ngày gạn lấy phần trong, đem chƣng cất thu đƣợc dung dich cồn<br />
có mùi thơm đặc trƣng của quả. Sau cho thêm cồn 60 độ vào cũng với tỷ lệ và thao<br />
tác nhƣ lần đầu, sau 20 ngày gạn lấy nƣớc đem chƣng cất sẽ nhận đƣợc cồn thơm<br />
lần 2 với số lƣợng xấp xỉ lần đầu. Có thể cồn thơm lần 1 và lần 2 không đem<br />
chƣng cất mà chỉ gạn, lắng trong rồi đem lọc, thì chất lƣợng kém hơn. Hòa cồn<br />
thơm nhận đƣợc ở cả 2 lần đem bảo quản trong các thùng hoặc bình thuỷ tinh đậy<br />
kín. Tuy nhiên mỗi loại hƣơng liệu lại có cách sản xuất riêng nhƣ sau:<br />
2.1. Hương liệu mơ<br />
Quả mơ có màu sắc và hƣơng vị rất đặc trƣng, nhƣng rất khó ép khó tách bằng<br />
các phƣơng pháp công nghiệp.<br />
Có nhiều cách chế biến hƣơng liệu mơ, đơn giản nhất ngƣời ta ngâm quả mơ<br />
với cồn hoặc ngâm quả mơ với đƣờng để chế nƣớc cốt mơ sau đó pha rƣợu hoặc<br />
pha nƣớc quả theo những tỷ lệ phù hợp.<br />
Chúng tôi xin giới thiệu cách sản xuất hƣơng liệu mơ bằng phƣơng pháp<br />
ngâm cồn :<br />
Chọn mơ: chọn quả chín kỹ thuật tức quả chín đều có nhiều hƣơng thơm, kích<br />
thƣớc vừa phải, không bị dập nát, không có khuyết tật, không bị sâu bệnh. Nếu<br />
mua nhiều, trƣớc khi chế biến phải phân loại quả chín chế biến trƣớc, quả xanh thì<br />
phải tiếp tục giấm chín, quả dập nát thì loại bỏ.<br />
117<br />
<br />
Rửa sạch, để khô<br />
Ngâm cồn: Mơ đủ tiêu chuẩn ngâm cồn 3 lần nhƣ sau:<br />
- Ngâm lần 1: 1 kg mơ cho 1lít cồn 70 độ mỗi tuần đảo trộn một lần sau 40 đến<br />
60 ngày rút nƣớc cồn lần 1 ra.<br />
- Ngâm lần 2: 1 kg mơ cho 1lít cồn 70 độ. Ngâm 3 ngày thì rút nƣớc cồn lần 2<br />
- Ngâm lần 3: 1 kg mơ cho 0.5 lít cồn 50 độ. Ngâm 15 đến 20 ngày thì rút nƣớc<br />
cốt lần 3 ra.<br />
Nƣớc cốt cả 3 lần có thể đấu lẫn, bảo quản để dùng dần hoặc cũng có thể để<br />
riêng nƣớc cốt ngâm lần 1 để pha tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao hơn.<br />
Nƣớc cốt mơ đấu lẫn cả 3 lần sẽ có độ cồn là 38 42 độ, nồng độ chất khô<br />
khoảng 65 75% . Độ axit đủ để pha chế rƣợu quả và nƣớc quả sau này.<br />
Nƣớc cốt mơ cần đƣợc bảo quản trong chum sành hoặc trong các thùng kín<br />
bằng thép inox để tránh bị axit ăn mòn.<br />
Bã mơ sau khi rút nƣớc cốt đem chƣng cất để lấy cồn, còn lại trong đó cứ 1 kg<br />
bã mơ cho 4 5 lít nƣớc sau đem cất. Nƣớc cất đƣợc gọi là nƣớc espri đem hãm<br />
cồn đến 70 độ để tàng trữ và dùng dần.<br />
2.2. Hương liệu cam, quýt, chanh<br />
Chọn nguyên liệu : Quả cam, quả quýt đƣa vào chế biến hƣơng liệu phải là loại<br />
quả đã chín vàng, mùi thơm nhiều, không dập nát, không khuyết tật, dày vỏ nhƣ<br />
cam sành, cam xã Đoài, quýt Lý Nhân, quýt Bình Thuỷ, quýt Lạng sơn.<br />
Quả chanh đƣa vào chế biến hƣơng liệu phải già nhƣng không chín quá, vỏ dày<br />
cho mùi thơm nhiều.<br />
Các loại quả đƣa vào chế biến phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật nhƣ : kích thƣớc,<br />
độ chín, quả nguyên vẹn không bị dập nát, không khuyết tật và phải có nhiều tinh<br />
dầu, hƣơng thơm đặc trƣng.<br />
Xử lý nguyên liệu:Trƣớc khi chế biến phải rửa quả thật sạch, để cho ráo nƣớc,<br />
rồi dùng dao sắc gọt lấy lớp vỏ mỏng bên ngoài.<br />
Có nhiều phƣơng pháp trích ly hƣơng liệu từ vỏ quả, có thể thực hiện theo<br />
phƣơng pháp đơn giản nhƣ sau :<br />
Ngâm cồn 2 lần để trích ly lấy hƣơng liệu.<br />
+ Ngâm lần 1 : 1 kg vỏ quả đã gọt ngâm với 2 lít cồn 80 độ, thời gian ngâm từ<br />
2 ngày đến 1 tuần thì có thể rút nƣớc cốt lần 1.<br />
+ Ngâm lần 2: Lƣợng cồn và thời gian ngâm có thể thực hiện tƣơng tự nhƣ lần 1<br />
Chưng cất : Nƣớc cốt thu đƣợc sau ngâm lần 1 đem pha loãng ra đến 40 độ,<br />
đem chƣng cất lấy cồn thơm.<br />
Chú ý : Trƣớc khi chƣng cất phải lắng dầu nhƣ sau : cứ 4 lít nƣớc cồn thơm,<br />
cho 1g muối ăn, khuấy cho tan đều, để yên tĩnh trong 24 giờ, quan sát thấy có lớp<br />
váng dầu nổi lên trên bề mặt, thì hớt hết lớp váng dầu và để riêng ra. Đó là các chất<br />
tecpen có vị đắng nhiều hơn vị thơm có thể dùng để làm hƣơng liệu sản xuất xà<br />
phòng, nƣớc gội đầu…<br />
118<br />
<br />