Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 4
lượt xem 25
download
Thông tin này cho phép chúng ta biết được các dịch vụ y tế ở địa phương, tình hình sức khoẻ, bệnh tật của người dân ở cộng đồng, ảnh hưởng của bệnh tật đến đời sống dân cư. Những thông tin cần thu thập là: - Vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu được người dân ở cộng đồng quan tâm như thế nào?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 4
- Thông tin này cho phép chúng ta biết được các dịch vụ y tế ở địa phương, tình hình sức khoẻ, bệnh tật của người dân ở cộng đồng, ảnh hưởng của bệnh tật đến đời sống dân cư. Những thông tin cần thu thập là: - Vấn đề chăm sóc sức khoẻ ban đầu được người dân ở cộng đồng quan tâm như thế nào? Cụ thể là: + Số trẻ em được tiêm phòng hàng năm. + Số người được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm hay hàng quý hay bao nhiêu năm một lần? - Tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình + Số lượng chị em đặt vòng tránh thai + Số người triệt sản: nam bao nhiêu, nữ bao nhiêu? , + Số gia đình có từ ba con trở lên là bao nhiêu? Tỷ lệ với số gia đình chỉ có hai con. - Chế độ hưởng các dịch vụ y tế được vận dụng như thế nào? (Các hộ nghèo đói hưởng các dịch vụ y tế có được miễn giảm không? Người già, người cô đơn, người tàn tật người mắc các bệnh kinh niên có được miễn giảm hay trợ giúp gì không?). - Mức độ phổ cập đến đâu? người dân có biết tới các chính sách chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hoá gia đình, các chính sách ưu tiên không? Ví dụ: Khi phỏng vấn một phụ nữ ở thôn Đồng Ẻn, xã Tràng Xá, cán bộ làm dự án được biết chị không hề biết đến gia đình mình thuộc diện ưu tiên khám chữa bệnh miễn phí nên khi đưa chồng đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên để chữa bệnh, chị đã không xin giấy giới thiệu của xã để được ưu tiên, do vậy chị vẫn phải nộp tiền viện phí. Do mức độ phổ cập thông tin còn chưa rộng rãi, nhiều người chùn nắm được các thông tin cho nên nhiều bà con nghèo vẫn không được hưởng chế độ ưu trên (chưa tận dụng được cơ hội và quyền lợi dành cho họ). Những quan niệm, tập quán truyền thống có cản trở tới người dân ở cộng đồng trong việc khám chữa bệnh và thực hiện kế hoạch hoá gia đình không? Nghĩa là tìm hiểu xem ở cộng đồng có hay gọi thầy cúng để trừ tà ma thay vì gọi thầy thuốc hay đưa người nhà đến trạm xá chữa bệnh hay không? Tập quán truyền thống về việc sinh con trai có nặng nề hay không? Việc nạo, hút thai, đặt vòng tránh thai bị phản đối hay ủng hộ ở cộng đồng? Mức độ ủng hộ hay phản đối như thế nào? Điều tra ở xóm Chòi Hồng, xã Tràng Xá, nhóm nghiên cứu được biết hầu hết những chị em dân tộc Mông ở đây đều rất xấu hổ khi đến trạm xá khám, mặc dù cán bộ y tế là nữ. Cho nên chị em không đi đặt vòng tránh thai, nhất là những chị đã lớn tuổi nhưng vẫn có khả năng sinh đẻ thì lại càng xấu hổ và càng né tránh tiếp cận với cán bộ y tế. 19
- Chị em người dân tộc thiểu số tiếp cận với công tác kê hoạch hoá gia đình khó khăn hơn so với chị em người Kinh, do vậy việc kê' hoạch hoá sinh đẻ ở dân tộc thiểu số vẫn còn là vây đề nan giải và đông con vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính của đói nghèo. - Có thầy thuốc tư nhân đóng trên địa bàn hay không? Nếu có thì số lượng và chất lượng phục vụ như thế nào và cơ chế hoạt động ra sao? Ví dụ: ở xã Đồng Liên, có thầy thuốc tư nhân đóng trên địa bàn và đó là một y sĩ dã về hưu. Hoạt động phục vụ chủ yếu của ông là bán thuốc đông y kết hợp tây y cho bà cọn và chẩn đoán những bệnh đơn giản khi trạm xá không mở cửa. Những bệnh nặng nằm ngoài khả năng của trạm xá thì bà con vẫn phải lên tuyến bệnh viện huyện hoặc tuyến tỉnh. - Số người đến khám và chữa bệnh tại trạm xá trong một năm là bao nhiêu? trong đó số người nghèo là bao nhiêu? - Số người trong độ tuổi sinh sản, số người sinh trong một năm, tỷ lệ số người sinh trên tổng số người trong độ tuổi sinh sản? - Số trẻ em suy dinh dưỡng? Suy dinh dưỡng ở những mức độ nào (suy dinh dưỡng ở độ mấy là chủ yếu?) có nhiều trẻ em bị dị dạng do lao động sớm và lao động nặng (vẹo sườn vòng kiềng... do gánh, vác nặng) không? Có thể dùng công cụ điều tra của cán bộ y tế cộng đồng bằng cách tham khảo cán bộ y tế, chẳng hạn như các tiêu chí phát triển đưa vào kênh suy dinh dưỡng. - Sức khoẻ sinh sản như thế nào ở cộng đồng? (các trường hợp chết, suy kiệt sức lao động do sinh sản, do nạo hút thai, đặt vòng...) Vấn đề tuổi thọ: + Tuổi thọ theo nghĩa tuyệt đối nghĩa là tuổi thọ trung bình của cộng đồng (là bao nhiêu?), người cao tuổi nhất trong cộng đồng là bao nhiêu tuổi? Tuổi thọ trung bình của nam so với tuổi thọ trung bình của nữ như thế nào? + Tuổi thọ theo nghĩa tương đối nghĩa là tuổi thọ về lao động gắn liền với sức khoẻ, tính trung bình trong cộng đồng, nam lao động nặng (cày, bừa, gánh phân) đến bao nhiêu tuổi? 60 tuổi hay 65 tuổi hay hơn nữa; nữ lao động nặng (gặt, hái, gánh phân) đến bao nhiêu tuổi? 55 hay 60 tuổi hay hơn nữa? Người già ở hai xã Đồng Liên và Tràng Xá khi được phỏng vấn hầu hết đều nói rằng họ làm bất cứ việc gì và làm đến khi nào không thể làm được nữa để giúp cho con cháu và không bao giờ nghĩ rằng mình đã đến tuổi nghỉ ngơi. Họ cũng không hề biết và không hề nghĩ phụ nữ và người già thì không nên làm những việc có hại cho sức khoẻ. - Vấn đề dinh dưỡng: Tìm hiểu xem người dân thường ăn những thức ăn gì? Tình trạng dinh dưỡng của họ ra sao, họ mắc phải bệnh gì? Địa phương có hay xảy ra dịch bệnh không? (5 năm trở lại), nếu có thì chữa chạy bằng cách nào? Nguyên nhân là do thiếu vệ sinh hay thiếu dinh dưỡng? 20
- Hầu hết người dân, nhất là người nghèo ở hai xã Đồng Liên, Tràng Xá đều chưa chú ý đến cơ cấu dinh dưỡng của bữa ăn. Tuy nhiên họ cũng nhận thức được rằng ăn thịt, cá thì có sức khoẻ. Họ thường ăn dồn dập trong dịp lễ tết hoặc khi nào kiếm được, ít khi san sẻ đều cho các ngày. Họ thường mua mỡ, mì chính để ăn dần, nếu gia đình nào có ao cá và nuôi được gà thì được ăn thịt, cá thường xuyên, nếu không có thì chỉ xúc tôm, lép, cua, ốc ở sông ngòi gần nhà hoặc thỉnh thoảng mua đậu phụ, còn thức ăn chính là rau xanh. Họ còn chế biến tương từ hạt đậu tương (còn gọi là đậu nành) mà họ trồng được. Căn bệnh thường gặp ở hai cộng đồng này là bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp ở trẻ em. Thuốc chữa chủ yếu là bằng lá thuốc nam nếu bị nhẹ, sau vài ngày tự điều trị mà không đỡ mới đưa đi trạm xá hoặc đi bệnh viện. Để thu thập tết thông tin chăm sóc sức khoẻ cần phải kết hợp nhiều phương pháp: Thông tin thứ cấp, phỏng vấn, thực nghiệm, quan sát. Trong đó không thể không dùng phương pháp quan sát vì thông qua quan sát chúng ta được biết một cách rõ ràng hình ảnh về tình trạng sức khéo của người dân trong cộng đồng. 3.2.2. Về giáo dục Thông tin này cho phép chúng ta biết về mối quan tâm của cộng đồng trong việc học tập của con em mình, hiểu được sự quan tâm của xã hội đầu tư cho giáo dục, nhận thức được mức độ quan trọng của văn hoá. Thông tin cần thu thập bao gồm: - Có bao nhiêu cấp học trên địa bàn? Trường học có cần nơi cư trú của phần lớn dân cư hay không? Việc đi lại học tập của các cháu khó khăn hay thuận lợi, lý do? (thông tin này có thể tham khảo ở phần kết cấu cơ sở hạ tầng). - Số lượng người có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp đang ở tại cộng đồng (bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?) - Số lượng người có trình độ văn hoá ở các bậc học phổ thông (tết nghiệp lớp mấy? Bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ?). - Số lượng và tỷ lệ (nam, nữ) các cháu đang ở độ tuổi đến trường (từ 6 đến 15 tuổi. Hết phổ thông cơ sở); số lớp học ở các trường và trung bình số lượng học sinh ở một lớp học (biên chế lớp học)?. - Số lượng và tỷ lệ (nam, nữ) trẻ em bỏ học (nếu có), nguyên nhân tại sao bỏ học? Người nghiên cứu có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: Sử dụng số liệu có sẵn của cán bộ thống kê kết hợp với quan sát để nắm số lượng trường học và số lượng người học; phỏng vấn sâu và tạo tình huống (thực nghiệm) để nắm được nguyên nhân của việc trẻ em bỏ học hoặc để hiểu được quan điểm của người dân về việc học hành, về việc ưu tiên cho con thuộc giới nào học và học đến đâu. Ví dụ: Khi dùng phiếu hộ để phỏng vấn thì tất cả mọi người dân ở xã Đồng Liên được hỏi đều khẳng định ưu tiên cho con trai cũng như cho con gái trong việc học, nhưng khi không dùng phiếu hộ mà thông qua thực nghiệm và phỏng vấn sâu thì nhiều người bộc lộ quan điểm ưu tiên cho con trai hơn vì "con gái là con người ta, chẳng 21
- mấy chốc đi lấy chồng; không được nhờ vả gì cả", cho nên nếu chỉ được chọn một trong hai thì họ sẽ đầu tư cho con trai. 3.3. Hiện trạng về kinh tế 3.3.1. Nguồn thu nhập Để hiểu rõ về mức thu nhập của cộng đồng, chúng ta phải biết nguồn thu nhập là những nguồn nào, nguồn chính là nguồn nào, nguồn phụ là nguồn nào, có khả năng tăng thu nhập từ nguồn nào? Người làm dự án cần nắm rõ nguồn thu nhập của người dân ở vùng định xây dựng dự án. Những thông tin cần biết bao gồm: - Mức thu nhập: Thông tin này cho chúng ta biết các hộ gia đình có mức sống như thế nào, thu nhập bình quân là bao nhiêu trong một năm hay một vụ (tính trong khoảng 3 hay 5 năm gần thời điểm lấy thông tin). Từ đó phân tích xem nguồn thu nhập đảm bảo cho cuộc sống đến mức độ nào? trên cơ sở đó cần phải tăng thu nhập lên bao nhiêu khả năng hiện tại có thể tăng được không? Từ mức thu nhập bình quân của các hộ trong một năm, chúng ta có thể tính được một cách dễ dàng thu nhập bình quân một đầu người trong gia đình là bao nhiêu, trên cơ sở đó có thể đánh giá được mức sống của dân cư. Cũng từ mức thu nhập bình quân một năm, chúng ta tìm hiểu xem người dân sử dụng tổng số thu nhập của họ như thế nào. Chẳng hạn dùng để ăn hết bao nhiêu? Dùng cho may mặc, cho con cái học hành và thuốc men hết bao nhiêu?... Có tiết kiệm được không và tiết kiệm được bao nhiêu? Mức thu nhập ấy có đủ để cho cả gia đình ăn không (có an toàn lương thực không?) 3.3.2. Thực trạng nghèo đói Chúng ta muốn xây dựng dự án giảm nghèo thì phải tìm hiểu tình hình nghèo đói và thực trạng nghèo đói của cộng đồng trong mối tương quan với các cộng đồng khác. Nghĩa là chúng ta phải tìm hiểu xem cộng đồng được xếp vào loại ưu tiên nào? (xã nằm trong số bao nhiêu xã nghèo nhất huyện, nghèo nhất tỉnh, hay nghèo nhất của cả nước, thực tại họ nghèo đến mức độ nào). Ví dụ xã Đồng Liên là một trong số 1.715 xã nghèo trong cả nước, xã Tràng Xá là một trong số 1000 xã đặc biệt khó khăn của cả nước và là một trong số 18 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên theo xếp hạng năm 1998. Thông tin trên có thể sử dụng số liệu có sẵn của Sở và của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Các thông tin cần thu thập về tình hình nghèo đói: có bao nhiêu hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo hoặc hộ đói trong cộng đồng? Tỷ lệ giàu nghèo tương quan như thế nào? Thực trạng về mức độ giàu có và mức độ nghèo đói? Thu nhập và việc sử dụng thu nhập của họ như thế nào? Tỷ lệ đói nghèo của địa phương phải dựa vào mức quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với từng vùng khác nhau. 22
- 3.4. Các chương trình, dự án đang thực hiện tại vùng dự án Các chương trình dự án, các chính sách xã hội về phát triển kinh tế ở cộng đồng: Thông tin này cho chúng ta biết có bao nhiêu chương trình, dự án đã thực hiện ở cộng đồng góp phần xoá đói, giảm nghèo; những dự án nào thành công, dự án nào thất bại, tại sao? Những thông tin cần thu thập: + Các dự án nào đã và đang áp dụng ở địa phương? Bao nhiêu hộ được hưởng lợi, trong đó số hộ nghèo là bao nhiêu, thời hạn của từng dự án? + Tên chương trình, dự án? (ví dụ: ở xã Tràng Xá có dự án 120, dự án RAS 93- 103, dự án canh tác trên dết dốc, dự án nước tự chảy, dự án 135...). + Tên cơ quan, tổ chức tài trợ (tổ chức chính phủ hay phi chính phủ, trong nước hay nước ngoài tài trợ). + Mục đích của chương trình, dự án (ví dụ: Chương trình 120 là dự án giải quyết việc làm, Chương trình 1 35 là dự án của Chính phủ hô trợ trong vùng khó khăn xây dựng hạ tầng cơ sở). + Quy mô của dự án (dự án lớn hay nhỏ, đầu tư nhiều hay ít, cụ thể là bao nhiêu tiền, bao nhiêu hộ tham gia v.v...) + Thời gian thực hiện dự án: Dự án tiến hành từ bao giờ, kết thúc khi nào (thời gian thực hiện dự án không nhất thiết phụ thuộc vào lượng vốn đầu tư nhiều hay ít mà phụ thuộc vào nội dung của dự án là làm cái gì?) Chẳng hạn, nếu là dự án làm đường giao thông thì vốn có thể rất lớn nhưng thời gian thực hiện có thể ngắn hơn. Dự án cho vay vốn có thể có lượng vốn ít hơn vốn làm đường nhưng thời gian thực hiện lại dài hơn. + Kết quả cụ thể của dự án: Dự án đã làm được những gì? Thành công hay không, mức độ thành công đến đâu? + Hiệu quả của dự án tính đến thời điểm khai thác thông tin: Dự án đã tác động làm thay đổi đời sống kinh tế, chính trị và lối sống của cộng đồng như thế nào? Ví dụ dự án nước tự chảy ở xã Tràng Xá đã làm cho đời sống của nhiều hộ dân thay đổi theo chiều hướng tích cực, người dân không phải đi lấy nước ở xa, vừa mất nhiều sức lực vừa mất nhiều công lao động, đồng thời họ đã được dùng nước sạch, hạn chế được dịch bệnh. + Những bài học kinh nghiệm rút ra từ các dự án đã thực hiện: cụ thể là những thành công và những thất bại trong lập dự án, trong tổ chức triển khai thực hiện dự án, mức độ tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng và thực hiện dự án và tính bền vững của dự án. Ví dụ ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai đã triển khai dự án 120 về giải quyết việc làm, nội dung cụ thể là cho người tham gia dự án vay vốn trồng cây ăn quả nhưng hiệu quả dự án không cao vì chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ làm dự án ở các ban, ngành với người tham gia dự án. Kết quả dự án là đã trồng đủ số lượng cây mà cán bộ 23
- khuyến nông đã cung cấp nhưng những cây vải trồng theo dự án thì hoặc là không ra quả, hoặc là quả rất bé. Trong khi đó thì những cây vải do người dân tự mua về trồng cùng một thời điểm thì đã ra quả to với chất lượng tốt. Từ khi trồng xong cây, cán bộ khuyến nông không quay lại kiểm tra sự phát triển của cây nữa. Người dân rất hoang mang vì tiền vay thì đã đến hạn trả còn cây ăn quả thì không được thu hoạch. Qua sự kiện này, người dân đã không còn tin tưởng vào những giống cây do cán bộ khuyến nông cung cấp. Bài học rút ra từ dự án này là quá trình triển khai thiếu hẳn sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chủ quản càng thiếu hẳn sự giám sát của người dân từ cộng đồng và đặc biệt là thiếu sự gắn kết trách nhiệm của cán bộ khuyến nông với kết quả dự án. 4. VÀI ĐIỀU RÚT RA TRONG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DỰ ÁN Đối với các dự án trong nước do chính phủ đấu tư vốn, công tác điều tra dự án thường gặp tình trạng sau: Chính phủ không đầu tư trước kinh phí điều tra dự án, người xây dựng và chủ trì dự án không biết được dự án của họ có được chấp nhận hay không, do đó công tác điều tra thường làm sơ sài. Chính do điều tra sơ sài nên các kết luận rút ra không đúng, dẫn đến việc xác định mục đích, mục tiêu và các nội dung của dự án cũng không đúng, làm cho dự án không có hiệu quả cao. Thời gian điều tra quá gấp, thường từ khi các cơ quan xây dựng và chủ trì dự án nhận được thông báo cần xây dựng dự án ở một vùng nào đó cho đến khi phải nộp dự án chỉ trong vòng vài tuần, đôi khi chỉ 1 tuần. Do quá hạn hẹp về thời gian nên không thể điều tra vùng dự án tỉ mỉ, cặn kẽ được. Đối với các dự án do các tổ chức phi chính phủ đầu tư vốn thì việc điều tra vùng dự án được tiến hành có quy củ, điều tra tương đối rộng và tương đối kỹ lưỡng. Nhưng những người làm công tác điều tra ban đấu thường không phải là các chuyên gia về nông nghiệp nên khó phát hiện ra những "bí ẩn" của cây trồng, vật nuôi trong vùng và đặc thù của khí hậu, thời tiết, đất đai tác động tới cây trồng vật nuôi của vùng dự án. Vì vậy báo cáo điều tra thường dàn trải và mang tính chất khuôn mẫu của lý thuyết. Mặt khác những người xây dựng và chủ trì dự án chưa hẳn là người điều tra dự án trước đó nên họ không biết được những điều người điều tra cảm nhận được nhưng không viết được thành báo cáo. Bên cạnh đó người điều tra để xuất một loạt các vấn đề mà dự án cần phải giải quyết, nhưng vì nhiều lý do khác nhau (kinh phí, con người, vật tư...) dự án chỉ nhằm vào một vài vấn đề, đáng tiếc là thông tin về các vấn đề này cũng chỉ được điều tra như các vấn đề khác, không sâu hơn, không kỹ hơn. Trong các trường hợp nêu trên, khi tiến hành dự án cần điều tra bổ sung và diều tra sâu hơn, kỹ hơn những thông tin có liên quan mật thiết với các nội dung dự án định tiến hành. 24
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công nghệ lên men: Phần 2 - PGS.TS. Lương Đức Phẩm
94 p | 640 | 332
-
Giáo trình Công nghệ lạnh thủy sản: Phần 1 - GS.TSKH. Trần Đức Ba (chủ biên)
270 p | 888 | 232
-
Giáo trình Công nghệ lạnh thủy sản: Phần 2 - GS.TSKH. Trần Đức Ba (chủ biên)
130 p | 586 | 169
-
Giáo trình công nghệ kim loại Phần 2 Gia công cắt gọt kim loại - HV Kỹ thuật Quân sự
335 p | 415 | 161
-
Giáo trình Công nghệ lạnh thực phẩm nhiệt đới: Phần 1 - GS.TS. Trần Đức Ba (chủ biên)
188 p | 478 | 131
-
Giáo trình Công nghệ bảo quản lương thực: Phần 2
134 p | 285 | 60
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 1
6 p | 190 | 42
-
Giáo trình Công nghệ lạnh nhiệt đới: Phần 1 - GS.TSKH Trần Đức Ba (chủ biên)
204 p | 144 | 39
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất - Nghề: Công nghệ ôtô (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
103 p | 104 | 13
-
Giáo trình Công nghệ khí nén - thủy lực ứng dụng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Tổng cục dạy nghề
89 p | 60 | 13
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
202 p | 18 | 9
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy và thiết kế quy trình công nghệ (Nghề: Cắt gọt kim loại - CĐLT) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
218 p | 14 | 7
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất (Nghề Vận hành máy thi công nền - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
84 p | 47 | 7
-
Giáo trình Công nghệ sửa chữa (Nghề: Sửa chữa động cơ tàu thuỷ - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
43 p | 20 | 6
-
Giáo trình Công nghệ CAD/CAM - CĐ Công nghiệp và Thương mại
84 p | 44 | 5
-
Giáo trình Công nghệ chế tạo máy (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
110 p | 31 | 3
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý sản xuất trong sửa chữa máy thi công xây dựng (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng – Trình độ cao đẳng): Phần 2 – CĐ GTVT Trung ương I
28 p | 31 | 3
-
Giáo trình Công nghệ bê tông xi măng 2 (Ngành: Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
97 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn