Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 3
lượt xem 20
download
Những loại và giống gia súc nào được nuôi tại địa phương? Sự phân bố theo vùng của chúng như thế nào? Những người nông dân nghèo nhất nuôi bao nhiêu? Chuồng trại ra sao? vật nuôi được ăn những thứ gì? Hiện tồn tại các loại dịch bệnh và nguồn gây bệnh nào và phương pháp phòng chống chúng ra sao? Có thể phòng chống được không? Tốc độ sinh trưởng và khối lượng xuất chuồng của vật nuôi như thế nào? Những sản phẩm nào được tiêu thụ tại gia đình và loại nào được đem bán? Khối...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 3
- Những loại và giống gia súc nào được nuôi tại địa phương? Sự phân bố theo vùng của chúng như thế nào? Những người nông dân nghèo nhất nuôi bao nhiêu? Chuồng trại ra sao? vật nuôi được ăn những thứ gì? Hiện tồn tại các loại dịch bệnh và nguồn gây bệnh nào và phương pháp phòng chống chúng ra sao? Có thể phòng chống được không? Tốc độ sinh trưởng và khối lượng xuất chuồng của vật nuôi như thế nào? Những sản phẩm nào được tiêu thụ tại gia đình và loại nào được đem bán? Khối lượng sản phẩm sản xuất tính trên một vật nuôi và trên một héc ta là bao nhiêu? Mức thu nhập thực tế và tiềm năng doanh thu của các loài vật nuôi là bao nhiêu? * Lâm nghiệp: Trên thực tế có những xã có rừng, có những xã không có rừng; có xã có khoáng sản và có xã không có khoáng sản. Những thông tin cần thu thập đối với vùng có rừng là: Tổng diện tích rừng trong toàn xã (ha). Trong đó: + Diện tích rừng trồng. + Diện tích rừng tái sinh và rừng khai thác. + Diện tích đất chưa sử dụng (đất trống, đồi núi trọc). + Diện tích rừng đã khoanh nuôi bảo vệ. Dựa vào những chỉ tiêu, tiến hành khảo sát điều tra thực tế tại địa bàn để nắm những thông tin chi tiết phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng trong quá trình nghiên cứu để lập dự án. 1 3.3. Tài nguyên khoáng sản Cần thu thập một số thông tin tổng quát trên địa bàn xã như có những mỏ gì? tên tài nguyên khoáng sản đó, trữ lượng, diện tích mỏ là bao nhiêu? hiện tại đã được khai thác chưa? Tổ chức nhà nước hay cá nhân khai thác quản lý, quy mô khai thác ở mức độ nào? chủ trương của lãnh đạo xã và lãnh đạo các cấp về vấn đề này ra sao? Sở (r cần những thông tin như vậy vì những xã có tài nguyên khoáng sản chính là thế mạnh của địa phương. Dựa vào thế mạnh này có thể xây dựng dự án phù hợp. 2. ĐIỀU TRA VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG Thu thập thông tin về kết cấu cơ sở hạ tầng là dựa trên thực tế cơ sở hạ tầng ở cộng đồng, so sánh với chỉ tiêu phát triển hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư, trước hết là hệ thông đường giao thông, nước sạch, hệ thống diện, quy hoạch các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình. Muốn có những dự án đạt được các mục tiêu nêu trên, thì trước hết phải nắm chắc đặc điểm thực trạng của những công trình hạ tầng cơ sở tại xã mà ta nghiên cứu để làm cơ sở cho nghiên cứu lập dự án. Những thông ân cần thu thập là: 2.1. Hệ thống đường giao thông 13
- Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng. Phương pháp thu thập: Cùng cán bộ phụ trách giao thông và xây dựng của xã đi quan sát thực tế các tuyến đường xem có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội. Với hệ thống đường giao thông đó có thể xây dựng được những dự án mang tính khả thi hay không? Sau khi đi quan sát xong, hai bên sẽ cùng nhau thảo luận, phân tích những khó khăn, thuận lợi và những khả năng có thể tận dụng khai thác. Ví dụ: qua điều tra, khảo sát hệ thống đường giao thông của xã Tràng Xá (Võ Nhai) cho thấy: Đã có đường ô tô liên xã rộng 5,5m, dài 18km rải nhựa đi qua xã đến tận xã Bình Long. Đường đi tới các bản trong xã đều xuất phát từ trục đường nhựa liên xã nhưng chủ yếu là đường đất. Các tuyến đường đều được hình thành từ nhiều năm trước đây do lâm trường khai phá mở rộng để vận chuyển lâm sản nên việc đi lại hết sức khó khăn, nhất là mùa mưa, đặc biệt là đường vào các bản như Chòi Hồng, Tân Đào, Đông Bo. Thu thập thông tin về giao thông nhằm hiểu biết mối liên hệ giữa vấn đề này với sự phát triển kinh tế của vùng dự án. Qua ví dụ này chúng ta thấy giao thông liên thông các bản còn khó khăn gây ảnh hưởng tới giao lưu hàng hoá, văn hoá và tác động tới đói nghèo. 2.2. Hệ thống thuỷ lợi Hệ thống thuỷ lợi có nhiều loại công trình như: Đập dâng, hồ chứa, trạm bơm hoặc kênh mương tự chảy. Đặc điểm hiện trạng về hệ thống thuỷ lợi có liên quan trực tiếp đến năng suất cây trồng, diện tích và sản lượng lúa hàng năm của dân cư trong xã, vì vậy cần được khảo sát điều tra đầy đủ. Những thông tin cần được thu thập là: - Số đập dâng, trạm bơm, kênh mương, tình trạng và mức độ sử dụng, trữ lượng nước tưới tiêu diện tích ruộng được tưới là bao nhiêu? Diện tích trồng trọt sử dụng nước tưới, tiêu tự nhiên (nước tự chảy) mức độ tưới, tiêu đạt được (ha) chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? - Công trình và hệ thống kênh mương qua các trạm bơm (bơm điện hay bơm dầu), công suất từng trạm, diện tích tưới (tiêu) bao nhiêu cho một vụ và bao nhiêu diện tích hai vụ, chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? - Số diện tích ruộng, vườn, đồi cần tưới mà hiện nay do không có nước phải bỏ hoang hoặc có cấy, trồng nhưng không được thu hoạch hoặc thu hoạch với năng suất thấp là bao nhiêu ha, chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? Qua khảo sát thực tế đánh giá tổng quát tác dụng, mức độ khai thác của từng công trình trong hệ thống thuỷ lợi để từ đó giúp cho việc nghiên cứu lập dự án sau này. 2.3. Hệ thống lưới điện Quan sát xem xã đã có điện lưới chưa. Nếu chưa có điện lưới thì tìm hiểu xem 14
- nguyên nhân do đâu chưa có điện lưới? Nếu có điện lưới rồi thì thu thập sâu các thông tin sau đây: - Chiều dài tuyến trục chính lưới điện bao nhiêu tim? - Có trạm biến thế không? Nếu có thì có mấy trạm? - Chiều dài các tuyến phụ về các thôn bản là bao nhiêu? (ghi cụ thể từng bản, thôn). - Chất lượng đường dây thế nào? - Có bao nhiêu hộ ở mỗi bản đã được dùng điện? chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số hộ, trong đó có bao nhiêu hộ nghèo đã được dùng điện, chiếm bao nhiêu phần trăm? - Có bao nhiêu hộ chưa được dùng điện, trong đó có bao nhiêu hộ nghèo? Xác định nguyên nhân của những hộ chưa có điện. - Có bao nhiêu hộ dùng điện cho sản xuất kinh doanh ? Chủ yếu kinh doanh loại hình sản xuất nào? (xay sát, chế biến nông, lâm sản, bơm nước...). 2.4. Chợ xã và nước sạch 2.4.1. Chợ xã Am hiểu về số lượng, quy mô chợ, số lượng người thường xuyên đến chợ, chợ họp thường xuyên, hàng ngày hay theo phiên, hiện tại có xã có chợ họp chưa. Cũng như lìm hiểu xem các dịch vụ, các sản phẩm hàng hoá mua bán chủ yếu là gì. 2.4.2. Về nước sạch (nước sinh hoạt) Thu thập các thông tin về chương trình nước sạch nông thôn để phục vụ cho việc lập dự án cần tập trung ở những chỉ tiêu cơ bản sau: Số hộ dùng nước tự nhiên như sông, suối, ao hồ... chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? Số hộ gia đình dùng giếng đào hoặc giếng khoan, chiếm bao nhiêu phân trăm so với toàn bộ? Số hộ gia đình dùng nước sinh hoạt ở bể nước tập trung của thôn bản do chương trình nhà nước đầu tư - chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? Số hộ hiện tại xa nguồn nước sinh hoạt từ 1 khi trở lên mà hàng ngày vẫn đi gánh, gùi và vận chuyển nước về dùng - chiếm bao nhiêu phần trăm so với toàn bộ? Đánh giá môi trường nước hiện đang sử dụng ở cộng đồng thông qua các chỉ tiêu tổng hợp để biết được có bao nhiêu hộ được dùng nước đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh, còn lại bao nhiêu hộ dùng nước sinh hoạt không đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh. 3. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VĂN HOÁ - CHÍNH TRỊ 3.1. Văn hoá chính trị - xã hội Sự hiểu biết về tình hình văn hoá, chính trị, phong lục tập quán xã hội của địa phương sẽ giúp chúng ta tìm ra được giải pháp cụ thể phù hợp nhằm giảm bớt ảnh 15
- hưởng xấu đến kết quả thực hiện dự án. Những thông tin cần thu thập: 3.1.1. Dân số - Số lượng dân cư: Tìm hiểu tổng số dân trong cộng đồng (bao nhiêu khẩu và bao nhiêu hộ?). Thông tin này cho chúng ta biết dự án sẽ liên quan tới bao nhiêu người (ví dụ: nếu là dụ án xây dựng đường giao thông thì tất cả người dân trong cộng đồng đều có cơ hội hưởng lợi như nhau và số người hưởng lợi sẽ là tổng số dân cư ở cộng đồng). - Mật độ dân: Số người trên 1km vuông là bao nhiêu? Thông tin này dựa trên sự tính toán tổng số dân cư trên tổng diện tích của xã (cộng đồng) và nó cho chúng ta biết một cách khái quát đây là cộng đồng đông dân hay thưa dân; do vậy diện tích đất canh tác trung bình trên đầu người nhiều hay ít. Ví dụ: Mật độ dân cư ở xã Đồng Liên là: 461 người/ km2, điều này chứng tỏ mật độ dân cư ở đây là đông. Tổng diện tích đất của toàn xã ít nên bình quân diện tích đất trồng trọt/ đầu người thấp. - Sự phân bố dân cư: Đó là thông tin về tổng số hộ và tổng số khẩu trong mỗi một thôn. Thông tin này cho chúng ta biết sự phân bố dân cư đều hay không đều trong một vùng. Điều đó cho phép chúng la tìm hiểu tiếp nguyên nhân và hậu quả của sự phân bố không đều giữa các thôn, nếu có (vì sao thôn này đông dân cư, thôn kia thưa dân cư? Thôn đông dân thì sẽ có hậu quả gì về kinh tế cũng như xã hội) và do vậy có thể đưa ra các giải pháp ưu tiên và tìm cách khắc phục. Thôn Đồng Ẻn, xã Tràng Xá là thôn đông dân, mật độ dân cư cao so với nhiều thôn khác, trong khi ruộng cấy ở thôn này ít và chỉ cấy được một vụ vì thiếu nước, đây là một trong những thôn nghèo nhất xã và thường được chính quyền xã quan tâm trong các đợt hỗ trợ gạo cứu đói. - Tỷ lệ tăng dân số: Thông tin này dựa trên sự tính toán tổng số nhân khẩu trong xã cộng với số trẻ em mới sinh trong năm và số người chuyển hộ khẩu đến xã trong năm trừ đi số người chết trong năm và số người chuyển hộ khẩu khỏi xã trong năm rồi chia ra tổng số nhân khẩu trong xã. Ví dụ: So sánh số liệu thống kê 3 năm 1997, 1998, 1999, chúng ta thấy chỉ số tăng dân số ở xã Đồng Liên năm 1997 là 1,005%, năm 1998 là 1,003%, năm 1999 là 0,99% (Trung tâm nghiên cứu giảm nghèo Đại học Thái Nguyên - 1999). Kết luận: Công tác kế hoạch hoá gia đình ở xã Đồng Liên đạt kết quả tốt, tỷ lệ tăng dân số ở xã Đồng Liên có xu hướng giảm. - Tỷ lệ nam nữ: Tìm hiểu tổng số nhân khẩu là nam, tổng số nhân khẩu là nữ, tổng số lao động nam, tổng số lao động nữ, tỷ lệ này như thế nào? cân đối hay mất cân đối? Khi tìm hiểu về dân số, có thể chỉ cần sử dụng tài liệu có sẵn (thông tin thứ cấp) do cán bộ lãnh đạo địa phương cung cấp. Tuy nhiên, cũng có thể kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân khi chúng ta muốn biết chi tiết hơn về một vấn đề cụ thể nào đó. 16
- Ví dụ: Khi muốn biết tại sao thôn Đồng Ẻn, xã Tràng Xá lại đông dân hơn những thôn khác, người thu thập thông tin đã hỏi trực tiếp bà con ở thôn và được biết đó là do thôn này có nhiều bà con miền xuôi lên khai hoang và sinh sống tập trung ở thôn này. 3.1 .2. Dân tộc, tôn giáo và phong tục tập quán Hiểu được tôn giáo và phong tục tập quán của một cộng đồng là vô cùng quan trọng để thiết kế một dự án khả thi. Khi khảo sát để làm dự án, chúng ta phải tìm hiểu phong tục tập quán của họ. Phương pháp tích cực nhất để thu thập thông tin loại này là thâm nhập vào cộng đồng: Cùng ăn, ở, làm việc và giao tiếp với bà con. Qua quan sát, hỏi chuyện, chúng ta có thể biết thói quen của bà con trong mọi mặt sinh hoạt đời thường cũng như trong sản xuất; biết được thái độ ứng xử và những phản ứng của người dân trong cộng đồng. Cần đặc biệt lưu ý tới những định kiến, những hủ tục (nếu có) có thể làm cản trở việc thực hiện dự án, chính sách. - Dân tộc và tôn giáo: Vấn đề này tuỳ thuộc vào từng cộng đồng. Có những cộng đồng không có ai theo tôn giáo nào và có những cộng đồng không có ai là dân tộc thiểu số Nhưng nếu cộng đồng ở địa bàn dự án có dân tộc thiểu số và có người theo tôn giáo thì chúng ta cần tìm hiểu nhưng nội dung liên quan đến loại thông tia này. Một số thông tin cần quan tâm như sau: + Có bao nhiêu dân tộc ở cộng đồng? Là những dân tộc gì? (ví dụ ở xã Đồng Liên có 6 dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Nùng, Sán dìu, Dao... Nhưng người Kinh chiếm đại đa số, 848 hộ với 3.920 nhân khẩu; người Hoa có 42 hộ với 158 nhân khẩu; người Tày có 2 hộ với 10 nhân khẩu; người Nàng có 4 hộ với 17 nhân khẩu; người Sán Dìu có 2 hộ với 6 nhân khẩu). + Cơ cấu thành phần các dân tộc như thế nào? (các dân tộc chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số, mức độ và tầm quan trọng của từng dân tộc ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế. Ví dụ: Người Mông ở thôn Chòi Hồng, xã Tràng Xá chiếm 90% số dân trong thôn và hầu hết không nói được tiếng phổ thông. Điều này gây trở ngại cho sự giao tiếp giữa bà con với người làm dự án, nhất là cán bộ làm công tác kế hoạch hoá gia đình. + Tỷ lệ giới trong các dân tộc (tỷ lệ giới có thể không giống nhau ở các dân tộc khác nhau), ví dụ ở xã Đồng Liên, người dân tộc Tày ở đây chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và chủ yếu là nữ, họ là ngươi ở địa phương khác đến đây làm dâu. + Có những phong tục, tập quán đặc trưng nào của từng dần tộc (ví dụ: người Mông không làm nhà ở sát cạnh nhau thành chòm xóm như người Tày, người Thái, họ sống khép kín, ít bộc lộ quan điểm và rất ghét bị nói dối). + Người dân ở cộng đồng thuộc tôn giáo nào? Có bao nhiêu người thuộc mỗi tôn giáo? (ví dụ: có 20% người theo Thiên chúa giáo, 50% theo Phật giáo...) + Có nhà thờ, đền, chùa... ở cộng đồng không? Quy mô của nhà thờ, đền, chùa (những nơi có nhà thờ, đền, chùa to đẹp có thể còn là tiềm năng kinh tế, đem lại thu 17
- nhập về du lịch cho cộng đồng). + Có những quan niệm nào của tôn giáo cần lưu ý khi thực hiện dự án. Ví dụ: Thiên chúa giáo ngăn cấm việc nạo thai, do đó là việc làm tội lỗi. Do đó khi thực hiện những dự án về tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình có thể gặp trở ngại. 3.1.3. Chính trị - xã hội Những thông tin cần thu thập: a) Cơ quan Nhà nước cấp Trung ương Các chính sách của Nhà nước và những ưu tiên của nhà nước. Các chính sách trong nông nghiệp, các dự án và mục tiêu nông nghiệp? Chính sách của Nhà nước đối với các dự án tư nhân và nông nghiệp như thế nào? Ai đóng vai trò đại diện của địa phương trong các dự án đó? Họ sống ở đâu? Trách nhiệm và cơ sở quyền lực của họ ra sao? Nông dân nghĩ gì về những người đó? Tại sao? Họ đang làm việc với những người nào và họ đang làm những công việc gì? b) Chính quyền địa phương Cấu trúc của chính quyền địa phương, các chính sách, quá trình đề ra các quyết định như thế nào? Nông dân hiểu biết gì về đường lối chính trị ở địa phương cũng như nền chính trị của cả đất nước. Các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn có quy mô to hay nhỏ? Có ảnh hưởng tốt hay không tết đến dân cư ở cộng đồng? ảnh hưởng về mặt nào là chủ yếu (kinh tế, văn hoá, an ninh hay môi trường sinh thái?) Ví dụ: Một nhà máy xi măng đóng trên địa bàn có thể thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập, giảm tỷ lệ người thất nghiệp trong khu vực nhưng lại có mặt hạn chế là làm ô nhiễm không khí, nguồn nước do chất thải. - Cơ cấu trong chính quyền địa phương (thông tin chi tiết về cán bộ trong cơ quan lãnh đạo cấp xã, bao gồm: Tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ chính trị, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và lề thói làm việc). - Những mâu thuẫn (nếu có) giữa lãnh đạo và người dân, giữa các tôn giáo, giữa các dân tộc, giữa các thôn bản hoặc giữa các gia đình... tạo nên bầu không khí căng thẳng. Vấn đề an ninh công cộng và tệ nạn xã hội (có thể bao gồm những vấn đề như trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc, mại dâm...) 3.2. Hiện trạng về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục Thông tin về hiện trạng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho phép chúng ta hiểu được quan niệm chung của cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục và chăm sóc sức khoẻ; thấy được mức độ quan tâm của các tổ chức xã hội đối với vấn đề này ở địa phương; biết được mối quan hệ giữa đói nghèo với sức khoẻ và trình độ học vấn của cộng đồng giúp cho người lập dự án có cách nhìn tổng thể về vấn đề này và đoán trước những khó khăn khi xây dựng dự án. 3.2.1. Chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ y tế. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình công nghệ chế tạo máy bay chương 1
8 p | 381 | 97
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 1
6 p | 190 | 42
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 13
5 p | 102 | 31
-
Giáo án Công Nghệ lớp 12: BÀI 13: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN
8 p | 455 | 31
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 2
6 p | 96 | 29
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 4
6 p | 90 | 25
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 7
6 p | 113 | 24
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 15
5 p | 109 | 21
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 11
5 p | 97 | 20
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 12
5 p | 87 | 19
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 9
6 p | 81 | 19
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 6
6 p | 94 | 16
-
Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 10
6 p | 81 | 15
-
Giáo án Công nghệ lớp 7 : Tên bài dạy : TH NHẬN BIẾT MỘT SỐ GIỐNG LỢN QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
5 p | 169 | 11
-
Giáo án Công nghệ lớp 7 : Tên bài dạy : TH QUAN SÁT ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
5 p | 166 | 9
-
Giáo án Công nghệ lớp 7 : Tên bài dạy : KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
5 p | 346 | 7
-
Giáo án Công nghệ lớp 7 : Tên bài dạy : SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN GIỐNG CÂY TRỒNG
5 p | 135 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn