intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cứu trợ xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Cứu trợ xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được một số kiến thức cơ bản về cứu trợ xã hội; Phân tích được nội dung và hình thức cứu trợ xã hội, hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta; Phân tích được nguồn lực, tổ chức và quản lý hoạt động cứu trợ xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cứu trợ xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CỨU TRỢ XÃ HỘI NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày / / 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, tháng 12 năm 2021
  2. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................... 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .......................................................................... 5 LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................... 6 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ........................................................................... 7 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI......................... 8 1. Tính tất yếu khách quan của cứu trợ xã hội ............................................. 9 1.1. Tác động của tự nhiên........................................................................ 9 1.2. Tác động của điều kiện kinh tế ......................................................... 9 1.3. Tác động của chính trị - xã hội ........................................................ 10 1.4. Qui luật phát triển không đều của con người ................................... 10 1.5. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường .................................... 10 2. Truyền thống dân tộc và hoạt động cứu trợ xã hội ................................. 10 2.1. Truyền thống dân tộc ....................................................................... 10 2.2. Hoạt động cứu trợ xã hội ................................................................. 13 3. Khái niệm cứu trợ xã hội và các khái niệm liên quan ............................. 17 3.1. Khái niệm cứu trợ xã hội ................................................................. 17 3.2. Một số khái niệm liên quan đến cứu trợ xã hội ................................ 18 4. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và PP của môn Cứu trợ xã hội ............ 20 4.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 20 4.2. Chức năng và nhiệm vụ của môn học .............................................. 21 4.3. Phương pháp nghiên cứu môn học cứu trợ xã hội ............................ 21 5. Cứu trợ xã hội ở nước ta ........................................................................ 22
  3. 2 5.1. Thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945............................................ 22 5.2. Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 đến nay .......................................... 24 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................... 29 THỰC HÀNH ............................................................................................ 29 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỨU TRỢ XÃ HỘI ............ 31 1. Công tác cứu trợ thường xuyên ............................................................. 32 1.1. Khái niệm, đối tượng cứu trợ thường xuyên .................................... 32 1.2. Nội dung và hình thức của cứu trợ thường xuyên ............................ 32 1.3. Mức trợ cấp cứu trợ thường xuyên................................................... 34 2. Cứu trợ đột xuất .................................................................................... 37 2.1. Khái niệm, đối tượng của cứu trợ đột xuất ....................................... 37 2.2. Nội dung và hình thức trợ giúp ........................................................ 38 2.3. Các mức trợ cấp cứu trợ đột xuất ..................................................... 39 3. Xoá đói giảm nghèo ............................................................................... 41 3.1. Khái niệm nghèo đói........................................................................ 41 3.2. Phương pháp tiếp cận xác định chuẩn đói nghèo ............................. 42 3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá nghèo đói .................................................. 44 3.4. Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói ............................................. 45 3.5. Quan điểm và giải pháp xoá đói giảm nghèo ................................... 46 4. Trợ giúp đối tượng tệ nạn xã hội ............................................................ 49 4.1. Khái niệm và dấu hiệu đặc trưng của tệ nạn xã hội .......................... 49 4.2. MQH giữa tệ nạn xã hội, cơ chế thị trường, chính sách xã hội ......... 49 4.3. Một số loại tệ nạn xã hội ở Việt Nam .............................................. 51 4.4. MQH giữa phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn xã hội ......... 52
  4. 3 4.5. Nội dung cụ thể của trợ giúp đối tượng tệ nạn xã hội....................... 52 4.6. Mối quan hệ giữa sai lệch xã hội, tha hóa xã hội, tệ nạn xã hội và tội phạm xã hội .......................................................................................................... 56 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................... 58 THỰC HÀNH ............................................................................................ 58 CHƯƠNG 3. NGUỒN LỰC CỨU TRỢ HỘI……………………………..61 1. Mục đích của việc lập quĩ cứu trợ xã hội ................................................ 61 1.1. Hỗ trợ cho đời sống dân sinh ........................................................... 61 1.2. Hỗ trợ cho tiến trình phát triển ......................................................... 63 1.3. Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tăng cường trách nhiệm .... 64 2. Quan điểm hình thành nguồn lực cứu trợ xã hội ..................................... 65 2.1. Nhà nước thống nhất quản lý nguồn lực .......................................... 66 2.2. Xã hội hóa các nguồn lực ................................................................ 66 2.3. Tận dụng nguồn lực từ quốc tế ........................................................ 67 3. Cơ chế tạo nguồn quĩ cứu trợ xã hội ....................................................... 67 3.1. Cấp xã ............................................................................................. 67 3.2. Cấp huyện........................................................................................ 68 3.3. Cấp tỉnh ........................................................................................... 69 3.4. Những lưu ý trong cơ chế tạo nguồn quỹ cứu trợ xã hội .................. 69 4. Nguồn lực của quĩ .................................................................................. 70 4.1. Nguồn lực từ Nhà nước ................................................................... 70 4.2. Nguồn lực từ các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức từ thiện, nhân dân .................................................................................... 71 4.3. Nguồn trợ giúp quốc tế .................................................................... 75
  5. 4 5. Quản lý và sử dụng nguồn lực cứu trợ xã hội ......................................... 78 5.1. Cơ chế kế hoạch nguồn kinh phí cứu trợ thường xuyên ................... 78 5.2. Cơ chế thực hiện nguồn kinh phí cứu trợ đột xuất ........................... 78 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................... 79 THỰC HÀNH ............................................................................................ 79 CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ XÃ HỘI 82 1. Vai trò của Nhà nước trong các hoạt động cứu trợ .................................. 83 1.1. Nguyên tắc hoạt động cứu trợ xã hội ............................................... 83 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong cứu trợ xã hội ............. 86 1.3. Tổ chức bộ máy Nhà nước trong hoạt động cứu trợ xã hội .............. 90 2. Vai trò cộng đồng, tổ chức xã hội, cá nhân trong cứu trợ xã hội ............. 93 2.1. Các đoàn thể, hiệp hội, tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức từ thiện ..... 93 2.2. Các tổ chức tư nhân, cá nhân ........................................................... 97 2.3. Các cộng đồng tầng lớp xã hội......................................................... 97 2.4. Các tổ chức phi Chính phủ với hoạt động cứu trợ xã hội ................. 98 CÂU HỎI ÔN TẬP .................................................................................. 107 THỰC HÀNH .......................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 109
  6. 5 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “Cứu trợ xã hội” được biên soạn dựa trên Chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội trình độ cao đẳng. Mục đích của giáo trình để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giảng viên và làm tài liệu học tập chính thức cho sinh viên. Giáo trình “Cứu trợ xã hội” do chúng tôi biên soạn có tham khảo giáo trình “Cứu trợ xã hội” của tác giả ThS Nguyễn Thị Vân (Chủ biên) làm tài liệu tham khảo chính nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  7. 6 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong nhà trường, giảng viên bộ môn đã biên soạn Giáo trình “Cứu trợ xã hội” dựa trên Giáo trình “Cứu trợ xã hội” hiện đang lưu hành của NXB Lao động – Xã hội. Đối tượng mà Giáo trình này hướng đến là sinh viên năm thứ ba, ngành công tác xã hội của trường CĐCĐ Kon Tum. Như vậy, đây là tập tài liệu lưu hành nội bộ chỉ phục vụ cho việc học tập của sinh viên trong nhà trường. Giáo trình được trình bày một cách cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu dưới dạng một bài giảng bộ môn nhằm giảm bớt thời gian ghi chép của người học để tập trung vào việc nghiên cứu, trao đổi thảo luận trên lớp. Trong mỗi chương được trình bày theo cấu trúc: giới thiệu những kiến thức cơ bản, mục tiêu, nội dung, câu hỏi ôn tập, thực hành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi luôn bám sát chương trình môn học đã được nhà trường phê duyệt và cập nhật những kiến thức mới để đưa vào theo nội dung của Giáo trình bộ môn. Vì vậy, hy vọng đây sẽ là tập tài liệu có ích cho việc học tập của sinh viên trong nhà trường đối với bộ môn. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng vì những hạn chế về mặt thời gian cũng như nhân tố chủ quan của người biên soạn nên chắc chắn tập tài liệu này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong nhà trường để Giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn. Kon Tum, tháng 12 năm 2021 Tham gia biên soạn Huỳnh Hà Tố Uyên (Chủ biên)
  8. 7 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÊN MÔN HỌC: CỨU TRỢ XÃ HỘI Mã môn học: 61033053 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: Môn học có vị trí quan trọng góp phần đào tạo và bồi dưỡng sinh viên ngành CTXH phát triển một cách toàn diện, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. - Tính chất: Đây là môn học tự chọn, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội trình độ cao đẳng. - Ý nghĩa và vai trò của môn học Việc nắm vững các kiến thức lý thuyết và thực hành của môn học giúp sinh viên có được những kĩ năng cần thiết, giúp các em vững vàng, tự tin trong công việc thực tập sau này. Và là yếu tố quan trọng giúp sinh viên định hướng, nhận thức rõ vai trò của ngành học công tác xã hội, qua đó có khả năng tự rèn luyện để thành công hơn trong sự nghiệp của mình. Trên cơ sở kiến thức đã được học, giúp sinh viên biết vận dụng vào cuộc sống, từ đó tích cực tu dưỡng, rèn luyện bản thân, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp đổi mới của đất nước. Mục tiêu môn học - Kiến thức: + Trình bày được một số kiến thức cơ bản về cứu trợ xã hội + Phân tích được nội dung và hình thức cứu trợ xã hội, hoạt động cứu trợ xã hội ở nước ta + Phân tích được nguồn lực, tổ chức và quản lý hoạt động cứu trợ xã hội. - Kỹ năng: + Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu; kĩ năng thuyết trình, thảo
  9. 8 luận, hợp tác theo nhóm; kĩ năng phân tích, tổng hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung môn học. + Hình thành kỹ năng cứu trợ các đối tượng xã hội, cứu trợ thường xuyên, đột xuất; kỹ năng trợ giúp các đối tượng nghiện ma tuý, mại dâm + Hình thành kỹ năng huy động và quản lý nguồn quỹ cứu trợ xã hội. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần làm việc nhóm và ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. + Tích cực nghiên cứu, nâng cao trình độ và tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. + Nhận thức hoạt động cứu trợ xã hội là một hoạt động không thể thiếu trong bối cảnh hiện nay của một nhân viên công tác xã hội. Qua đó, sinh viên sẽ có trách nhiệm hơn trong các hoạt động cứu trợ xã hội. Nội dung của môn học CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI Giới thiệu: Người học trình bày được việc cứu trợ xã hội là một tất yếu và khách quan; khái niệm, đối tượng, chức năng, phương pháp nghiên cứu, so sánh và phân tích nét đặc trưng của hoạt động cứu trợ xã hội. Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được cứu trợ xã hội là một tất yếu và khách quan; khái niệm, đối tượng, chức năng, phương pháp nghiên cứu của môn học Cứu trợ xã hội + Phân tích được đặc trưng của hoạt động cứu trợ xã hội. - Kỹ năng:
  10. 9 + Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu; kĩ năng thuyết trình, thảo luận, hợp tác theo nhóm; kĩ năng phân tích, tổng hợp. + Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề cụ thể trong học tập và thực tiễn. + Nhận biết được đặc thù, ý nghĩa của môn học, hình thành phương pháp học tập bộ môn một cách đúng đắn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tích cực, chủ động phát huy vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công tác cứu trợ xã hội. + Nghiêm túc học tập, có ý thức vận dụng các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách về cứu trợ xã hội. Nội dung chính: 1. Tính tất yếu khách quan của cứu trợ xã hội Trong đời sống xã hội, hàng ngày chúng ta thường gặp người già cả neo đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, người lang thang cơ nhỡ…Những người này đã tạo nên một bức tranh xã hội với những hoàn cảnh sống bức xúc đòi hỏi xã hội phải giúp đỡ, hỗ trợ, nhằm làm cho xã hội ổn định và phát triển. Trước thực tại đó, cần xem xét những yếu tố tác động để từ đó có cách nhìn đúng. 1.1. Tác động của tự nhiên - Hậu quả của thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, động đất…làm cho con người lâm vào hoàn cảnh khó khăn cần được mọi người, Nhà nước cứu trợ, giúp đỡ. - Các loại dịch bệnh hiểm nghèo lây lan nhanh, uy hiếp đến tính mạng con người đòi hỏi xã hội phải cứu giúp. 1.2. Tác động của điều kiện kinh tế - Đời sống kinh tế, điều kiện vật chất là nền tảng của đời sống xã hội, trình độ sản xuất thấp gây khó khăn cho đời sống một bộ phận dân cư.
  11. 10 - Những quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường đã đẩy một bộ phận không nhỏ dân cư lâm vào cảnh khó khăn cần được xã hội giúp đỡ. 1.3. Tác động của chính trị - xã hội - Mỗi thời kì lịch sử khác nhau thì đời sống vật chất và tinh thần cũng khác nhau. Thời kì chiến tranh chống ngoại xâm, đất nước ta chịu nhiều hậu quả nặng nề cần được xã hội giúp đỡ. - Sự thay đổi cơ chế kinh tế, một bộ phận dân cư không thích ứng kịp đã lâm vào khó khăn. 1.4. Qui luật phát triển không đều của con người - Do trình độ, năng lực, quan hệ xã hội của mỗi người khác nhau nên họ có sự phát triển khác nhau. - Trong xã hội còn có bộ phận dân cư có đời sống kinh tế khó khăn cần được cộng đồng xã hội quan tâm, giúp đỡ. 1.5. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường - Trong nền kinh tế thị thị trường, phân tầng xã hội xảy ra thường xuyên, mạnh mẽ và tác động mạnh đến đời sống con người, không ít người rơi vào mức sống và thu nhập thấp trong xã hội. - Sự chi phối nghiệt ngã của qui luật giá trị thặng dư đã làm cho một bộ phận dân cư lâm vào thất nghiệp, đói khổ cần được trợ giúp của Nhà nước và xã hội thông qua các chương trình, dự án việc làm, cho vay vốn và xoá đói giảm nghèo. - Mỗi quốc gia, mỗi chế độ xã hội dù ở trình độ phát triển nào, muốn tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi phải có cách thức giải quyết phù hợp. Cho nên có thể coi cứu trợ xã hội là một tất yếu khách quan của xã hội. 2. Truyền thống dân tộc và hoạt động cứu trợ xã hội 2.1. Truyền thống dân tộc - Lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần bất khuất, ý chí độc lập và tự cường dân
  12. 11 tộc. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới hoàn toàn không giống nhau, song tựu chung lại sợi chỉ đỏ chủ nghĩa yêu nước là biểu hiện khát vọng và hành động luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, bắt nguồn từ những tình cảm rất đơn sơ, bình dị trong gia đình, làng xã và rộng hơn là tình yêu Tổ quốc. Với vị trí địa lý là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều quốc gia. Trong tiến trình phát triển của dân tộc, nhân dân ta đã phải trải qua thời gian dài chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lịch sử thời kỳ nào cũng sáng ngời những tấm gương kiên trung, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Từ Bà Triệu “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình Trọng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”; Nguyễn Huệ “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… đến Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Nguyễn Viết Xuân với tinh thần “Nhằm thẳng quân thù! Bắn!”… Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập và tự cường dân tộc đã trở thành “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam”, là nền tảng tinh thần to lớn, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, trở thành “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” và là nguồn sức mạnh vô địch để dân tộc ta vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, xứng đáng với lời ngợi ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (1) - Lòng yêu thương, độ lượng, sống có nghĩa tình với con người. Đây là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính đau thương, mất mát qua các
  13. 12 cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàng ngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam. Điều dễ nhận thấy về biểu hiện lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ một chữ “tình”. Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình làng xóm láng giềng và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Lòng yêu thương và sống có nghĩa tình còn được biểu hiện trong sự tương trợ, giúp đỡ nhau; sự khoan dung, vị tha dành cho cả những người đã từng lầm đường lạc lối biết lấy công chuộc tội. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương, sự khoan dung, độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong các bộ luật của Nhà nước; đồng thời là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. - Tinh thần cần cù, sáng tạo, tiết kiệm trong lao động sản xuất. Cần cù, siêng năng là một trong những giá trị đạo đức nổi bật, phẩm chất đáng quý của người Đông Á, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động là điều phải làm vì có như vậy mới có của cải vật chất. Phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó trong lao động của người Việt Nam luôn gắn với sự dành dụm, tiết kiệm và trở thành đức tính cần có như một lẽ tự nhiên. Như vậy, đầu tiên, đức tính cần cù, sáng tạo và tiết kiệm trong lao động chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo được việc duy trì cuộc sống cá nhân. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự cần cù, sáng tạo đi đôi với thực hành tiết kiệm trong lao động sản xuất của mỗi người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa thiết thực, bởi đây chính là động lực tiên quyết nhằm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển, qua đó tự mỗi người đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. - Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lịch sử khoa bảng của dân tộc còn lưu danh những tấm gương sáng ngời về ý chí và tinh thần ham học: Nguyễn
  14. 13 Hiền mồ côi cha từ nhỏ, theo học nơi cửa chùa, đã trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta khi mới 13 tuổi. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo không thể đến lớp, chỉ đứng ngoài nghe thầy giảng, đêm đến phải học dưới ánh sáng của con đom đóm trong vỏ trứng, đã đỗ trạng nguyên và trở thành Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trung Hoa và Đại Việt). Đó còn là những tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài đáng kính: Nhà giáo Chu Văn An, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng lường Lương Thế Vinh, nhà bác học Lê Quý Đôn…; là tinh thần của nghị lực phi thường vươn lên trở thành nhà giáo ưu tú - Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký… Sự hiếu học, tinh thần ham học hỏi của dân tộc Việt Nam còn được biểu hiện ở thái độ coi trọng việc học và người có học, tôn trọng thầy cô, kính trọng họ như cha mẹ của mình “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thày đố mày làm nên”. Cùng với tiến trình lịch sử dân tộc, dòng chảy của truyền thống hiếu học ấy với tinh thần “Học! Học nữa! Học mãi!” đã được các thế hệ người Việt Nam hôm nay tiếp tục phát huy và tỏa sáng. Đó là những tấm gương vượt khó, học giỏi trên khắp mọi miền của đất nước; từ những nếp nhà trong gia đình tất cả con cháu đều chăm học và thành đạt như giáo sư Đặng Thai Mai, giáo sư Đào Duy Anh, giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân… đến những vận động viên khổ luyện thành tài như kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, tài năng như giáo sư Ngô Bảo Châu, nữ tiến sĩ trẻ tuổi nhất Nguyễn Kiều Liên… Họ đã thực sự là niềm tự hào làm rạng danh đất Việt và tô thắm thêm tinh thần hiếu học của cha ông. 2.2. Hoạt động cứu trợ xã hội Truyền thống cứu trợ xã hội của người Việt Nam được hình thành trên nền tảng kinh tế nông nghiệp và ruộng đất công, cơ cấu làng xã của cư dân người Việt, của mối quan hệ dựng nước và giữ nước, giữa cái hùng và cái bi, giữ cái va vấp, lỗi lầm với độ lượng vị tha. Từ đó, sự cưu mang đùm bọc nhau trong khó khăn, hoạn nạn, nghĩa cử đồng bào cao cả, hết lòng cứu vớt con người và cuộc sống của họ đã nảy sinh các hình thức, biện pháp cứu trợ xã hội trong dân gian, tạo thành một sức mạnh cộng đồng song song với trách nhiệm trợ giúp của nhà nước. Nhiều khi sự trợ giúp nhà nước phải dựa vào ý thức cộng đồng, truyền thống dân tộc.
  15. 14 Hoạt động cứu trợ xã hội Việt Nam đã có từ rất lâu đời với nhiều tên gọi khác nhau. Nước ta nằm trong khu vực địa lý nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên phải hứng chịu các tác động của tự nhiên như lũ lụt, hạn hán... thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp… đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội: người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tệ nạn xã hội… Đây là nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội. Chính vì vậy hoạt động cứu trợ xã hội xuất hiện như một tất yếu khách quan, ngoài ra nó còn thể hiện tinh thần " Lá lành đùm lá rách " của nhân dân ta. Từ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo, Nhà nước dân chủ ra đời, hai dòng cứu trợ xã hội hoà làm một. Với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân tích cực tham gia, đối tượng gắng sức tự lực tự cường, chúng ta đã thu được nhiều kết quả trong công tác cứu trợ xã hội. Thứ nhất, đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tạo cơ sở pháp lý cho thực hiện tốt chính sách cứu trợ xã hội. Đến nay, đã có trên 10 Bộ luật, luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, Quyết định của Chính phủ; hơn 40 Thông tư, thông tư liên tịch và nhiều văn bản có nội dung liên quan quy định khuôn khổ pháp luật, chính sách cứu trợ xã hội. Trong đó có những văn bản quan trọng như Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.... Thứ hai, thực hiện đầy đủ, kịp thời trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội. Tính đến tháng 12 năm 2020, cả nước đang thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 3.149.226 người, trong đó: 51.229 trẻ em mồ côi, mất nguồn nuôi dưỡng; 1.812.372 người cao tuổi; 1.096.027 người khuyết tật và 189.598 đối tượng
  16. 15 bảo trợ xã hội khác với tổng kinh phí hơn 18,050 nghìn tỷ đồng, bao gồm chi trợ cấp xã hội hàng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế. Công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội đã được triển khai thông qua cơ quan Bưu điện tại 61 tỉnh, thành phố. Song song với đó, các chính sách cứu trợ xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm. Năm 2020, ngân sách Nhà nước đã bố trí nguồn lực phù hợp, bảo đảm đạt 95% người cao tuổi có thẻ BHYT; trợ cấp xã hội hàng tháng cho hơn 1,8 triệu người cao tuổi; chúc thọ, mừng thọ cho hơn 1,068 triệu người cao tuổi; hơn 1,57 triệu người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe. Tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 và triển khai chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021- 2030; Tổ chức tập huấn Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật”. Triển khai các hoạt động thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội năm 2020; Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng năm 2020; Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn dựa vào cộng đồng năm 2020; Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2025. (2) Thực hiện Nghị định số 103/2017/NĐ-CP của Chính phủ, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội (191 cơ sở công lập và 234 cơ sở ngoài công lập). Ngoài ra, còn có hàng trăm cơ sở tổng hợp chăm sóc, phục hồi chức năng cho người cao tuổi, người khuyết tật với công suất phục vụ khoảng 20.000 đối tượng. Mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, lao động và dạy nghề, hoạt động thể dục thể thao, văn hóa và chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng. Hiện nay, Cục Bảo trợ xã hội đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức đánh giá hiện trạng hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn trước và nghiên cứu, xây dựng dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội. Thứ ba, bảo đảm ổn định đời sống dân sinh khi gặp thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên nhân bất khả kháng. Năm 2020, để khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra,
  17. 16 Thủ tướng Chính phủ ban hành 06 Quyết định xuất cấp tổng cộng 22.989,145 tấn gạo cứu đói cho 265.967 hộ với 1.046.326 khẩu thiếu đói. Ngoài ra, Chính phủ xuất cấp tổng cộng 1.250 tỷ đồng cho 9 tỉnh để khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra. Thứ tư, đã từng bước quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở cứu trợ xã hội và dịch vụ cứu trợ xã hội. Hiện nay, cả nước có 408 cơ sở trợ giúp xã hội, gồm 194 cơ sở công lập và 214 cơ sở ngoài công lập, được thành lập, hoạt động, kiện toàn theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, Nghị định số 81/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, có 31 cơ sở chăm sóc người cao tuổi, 71 cơ sở chăm sóc người khuyết tật, 139 cơ sở chăm sóc trẻ em, 102 cơ sở tổng hợp, 31 cơ sở chăm sóc người tâm thần, 34 Trung tâm công tác xã hội với khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên. Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020; đến nay, cả nước có 34 tỉnh, thành phố thành lập, xây dựng mô hình trung tâm công tác xã hội, trong đó có trên 20 tỉnh, thành phố xây dựng mô hình trung tâm công tác xã hội trên cơ sở nâng cấp, chuyển đổi cơ sở bảo trợ xã hội. 100% tỉnh, thành phố đã thành lập mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội từ nhiều chương trình, đề án khác nhau với tổng số gần 100 nghìn cộng tác viên. Các chương trình, giáo trình đào tạo công tác xã hội trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đã được hoàn thiện, ban hành và triển khai đào tạo tại 55 trường cao đẳng, đại học có đào tạo công tác xã hội trên cả nước; có 3 trường đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ công tác xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Đề án đào tạo thạc sỹ công tác xã hội do Tổ chức CFSI và Học viện châu Á tài trợ; 11 trường cao đẳng, đại học đã đào tạo hệ vừa học, vừa làm cho 13.000 cán bộ trình độ đại học, 1.092 cán bộ trình độ cao đẳng và 7.024 cán bộ trình độ trung cấp công tác xã hội; các tỉnh/thành phố đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 40.000 lượt cán bộ, nhân viên công tác xã hội. Nhìn tổng thể, chính sách cứu trợ xã hội ở Việt Nam đã đạt được thành quả góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Hệ thống cứu trợ xã hội tuy đã hình thành nhưng chưa được hoàn thiện theo cách tiếp cận hệ thống, đồng bộ, toàn diện, bao phủ hết đối tượng, gắn kết chặt chẽ trong mối tương quan với an sinh xã hội,
  18. 17 giảm nghèo bền vững, phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về phát triển trợ giúp xã hội, nhất là trong điều kiện Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy có nhiều thành công trong công tác cứu trợ nhưng hoạt động cứu trợ vẫn còn gặp mắc phải nhiều vấn đề như: - Đa số các cơ sở bảo trợ xã hội chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp. Trong một cơ sở chăm sóc nhiều loại đối tượng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn chồng chéo, chưa có hệ thống cung cấp dịch vụ, chưa mở rộng các chức năng như: chức năng chăm sóc tự nguyện, chức năng chăm sóc khẩn cấp hoặc tiếp nhận các đối tượng khác. - Cơ sở vật chất hiện có của nhiều cơ sở bảo trợ xã hội chưa đáp ứng tiêu chuẩn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho đối tượng. Đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu về số lượng và đa số họ chưa qua đào tạo nghiệp vụ về công tác xã hội hoặc nghiệp vụ về chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng, do đó thiếu tính chuyên nghiệp. - Hoạt động cứu trợ chưa đến được đúng đối tượng. Tiền cứu trợ xã hội bị chiếm đoạt, cắt xén, làm cho số tiền đến tay người bị nạn giảm đi đáng kể. Sự chậm trễ trong việc chuyển tiền, hàng cứu trợ đến tay người dân, những sự sai phạm việc sử dụng tiền cứu trợ. - Ngoài ra còn rất nhiều vụ việc sai phạm nữa trong công tác cứu trợ xã hội. Điều này đã thể hiện một cách rõ ràng mặt trái trong công tác cứu trợ xã hội Việt Nam, chúng ta cần phải có những biện pháp kịp thời để xử lý, ngăn ngừa những sai phạm này, để hoạt động cứu trợ xã hội thực sự có ý nghĩa như đúng với tên gọi của nó. 3. Khái niệm cứu trợ xã hội và các khái niệm liên quan 3.1. Khái niệm cứu trợ xã hội 3.1.1. Cứu trợ xã hội là một bộ phận của bảo đảm xã hội
  19. 18 Trong xã hội, Nhà nước cũng muốn duy trì xã hội dưới sự kiểm soát của mình thì buộc phải đảm bảo cho mọi người các điều kiện trước hết về ăn, ở, sức khoẻ, tìm kiếm việc làm, giải quyết các tệ nạn xã hội…bằng các biện pháp xã hội. Những biện pháp công cộng của xã hội nhằm giúp con người và gia đình của họ khi ở vào hoàn cảnh bị ngừng hoặc giảm thu nhập, không có thu nhập do ốm đau, già yếu, tai nạn lao động, mồ côi, bệnh hoạn, thiên tai, địch hoạ có thể khắc phục một phần những khó khăn về kinh tế, y tế, xã hội và tinh thần. Những việc làm này là bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an sinh xã hội. Bảo đảm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với công dân thông qua các biện pháp nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn về kinh tế và xã hội, đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp các gia đình đông con. 3.1.2. Cứu trợ xã hội Là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. (1) 3.2. Một số khái niệm liên quan đến cứu trợ xã hội *. Cứu tế xã hội - Khái niệm cứu tế xã hội: Là sự giúp đỡ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, có tính chất khẩn thiết, cấp cứu, ở mức độ cần thiết cho những người bị lâm vào cảnh bần cùng không có khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày của bản thân và gia đình. (3) - Đối tượng cần cứu tế xã hội: Người già yếu cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, người bệnh hiểm nghèo, bị thiên tai, địch họa, ... được Nhà nước và cộng đồng cứu giúp. *. Trợ giúp xã hội
  20. 19 - Khái niệm trợ giúp xã hội: Là sự trợ giúp thêm bằng tiền hoặc các điều kiện và phương tiện sinh sống thích hợp để đối tượng được giúp đỡ có thể phát huy khả năng, tự lo liệu cuộc sống của mình và gia đình, sớm hòa nhập vào cộng đồng.(3) - Trợ giúp thường tiến hành cho đối tượng bị suy giảm mức thu nhập, sức khỏe yếu, người tàn tật không có nguồn sống ổn định… - Trợ giúp tùy mức độ và tính chất mà phân biệt trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất. - Trợ giúp thể hiện tính chất và mức độ thấp hơn so với cứu tế xã hội, được thực hiện bằng nguồn ngân sách Nhà nước và huy động từ cộng đồng. *. Tế bần xã hội - Là hoạt động của Nhà nước và cộng đồng xã hội, của các tổ chức, hiệp hội đoàn thể và cá nhân với các hình thức nhà tế bần, quán cơm xã hội nhằm giúp đỡ chỗ ăn ngủ, mặc, chữa bệnh cho những người nghèo khó, già cả không người nuôi dưỡng, trẻ mồ côi, người tàn tật…(3) - Hoạt động này dựa trên sự quyên góp của cá nhân, các cơ sở kinh doanh, quĩ hội đoàn trong và ngoài nước dưới sự kiểm soát của Nhà nước. - Các cơ sở tế bần được thiết lập ở các thị trấn, quanh các nhà thờ, chùa,.. để nuôi trẻ mồ côi, nuôi người già, người tàn tật cô độc,.. - Hoạt động này xuất hiện từ thời kì trung đại. *. Tương tế xã hội - Là hoạt động giúp nhau qua lúc khó khăn, hoạn nạn về đời sống vật chất trên cơ sở đóng góp quĩ của người lao động theo nghề nghiệp, theo địa phương trên tinh thần tương thân, tương ái. - Hoạt động theo điều lệ và có tổ chức điều hành, xuất hiện vào cuối thời kỳ trung đại với phạm vi các phường hội, được mở rộng theo nghề nghiệp, giới chức, địa phương. *. Hội ái hữu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2