Thông tin xã hội học Xã hội học, số 4 - 1990 81<br />
<br />
<br />
Vị trí xã hội của người giáo viên Liên Xô<br />
qua số kiệu điều tra xã hội học<br />
Hội nghị liên chính phủ của UNESCO về vấn đề vị trí của các nhà giáo họp từ ngày<br />
21-9 đến 5-10-1966 tại Pa ri đã thừa nhận “vai trò quyết định của các thầy cô giáo<br />
trong việc nâng cao một trong những quyền cơ bản của con người- đó là quyền được<br />
giáo dục, và ý nghĩa những đóng góp mà các nhà giáo đem lại cho sự phát triển nhân<br />
cách con người và xã hội hiện nay, với mong muốn đem lại cho các nhà giáo một địa<br />
vị xã hội tương xứng với vai trò của họ”. Có thể nói rằng, không phải máy tính và các<br />
giải thưởng Nobel, mà chính là uy tín của nghề giáo viên mới là chỉ số chính xác nhất<br />
về sự phát triển của một quốc gia. Ở nơi nào mà những người tài ba nhất làm giáo viên<br />
thì ở đó những người học sinh không thể nào lại trở thành những kẻ bất tài được.<br />
Với cách đặt vấn đề như vậy, vào năm 1988-1989 bộ môn khoa học xã hội của trường<br />
Đại học bồi dưỡng nâng cao giáo viên nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Tarta<br />
(Liên Xô) đã tiến hành thăm dò ý kiến theo phương pháp hơn 800 thầy cô giáo trong<br />
xã hội Xô Viết. Cuộc điều tra đã cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm trong sự nghiệp<br />
phát triển giáo dục ở Liên Xô hiện nay.<br />
Đánh giá cụ thể “uy tín của nghề giáo ở xã hội Liên Xô hiện ở mức nào?” chỉ có 4,6%<br />
học sinh và 2,5% phụ huynh cho là “cao”, trong khi đó 32,8% học sinh và 51,0% phụ<br />
huynh cho là “thấp” và “rất thấp”. Đặc biệt, có tỉ lệ khá lớn học sinh ở nông thôn coi<br />
thương uy tín nghề thầy giáo (43,6%). Đặt vấn đề “Nếu như sẽ phải lựa chọn lại nghề<br />
nghiệp” có 60,6% thầy cô giáo vẫn chọn lại nghề nghiệp hiện nay, 32,6% “đã bắt đầu<br />
nghĩ tới nghề nghiệp khác” và 9,3% cho rằng “rõ ràng là lặp lại sai lầm nếu như đi lựa<br />
chọn nghề thầy giáo”.<br />
Trong bậc thang giá trị xã hội, vị trí của nghề thầy giáo lại xếp sau một loạt nghề khác,<br />
mà trước hết phải kể đến các nghề nghiệp ở ngành thương nghệp, ăn uống công cộng,<br />
dịch vụ sinh hoạt, nghề bác sĩ. Có lẽ do vậy mà chỉ có chưa đến 1/3 số giáo viên<br />
(31,6%) và 11,5% số phụ huynh “sẽ góp ý cho con cái, bạn bè và người thân của mình<br />
lựa chọn nghề thầy giáo”, đồng thời chỉ có 15% số học sinh lớp trên gắn các dự định<br />
thiết thân của mình với nghề thầy giáo.<br />
Các thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh, mỗi nhóm có sự đánh giá với mức độ khác<br />
nhau về các nguyên nhân khiến cho uy tín xã hội của nghề thầy giáo trong xã hội Xô<br />
Viết giảm sút. Chẳng hạn, các em học sinh không ưa thích nghề thầy giáo vì “ cơ sở<br />
vật chất-kĩ thuật của các trường không được thỏa mãn” (33,4%), “Tiền lương thầy giáo<br />
thấp” (7%), “ điều kiện sinh hoạt vật chất trong cuộc sống của các thầy giáo ít được<br />
quan tâm” (28,8%). . . Các bậc phụ huynh nhấn mạnh trước hết đến “tiền lương các<br />
thầy giáo thấp”(39%) và do “chính nhà trường không còn chút uy tín nào trong xã hội”<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />
Thông tin xã hội học Xã hội học, số 4 - 1990 82<br />
<br />
<br />
(38,5%). Bản than các thầy giáo thì coi những nguyên nhân quan trọng nhất làm cho<br />
mình không thỏa mãn với nghề nghệp là “điều kiện sinh hoạt vật chất trong cuộc sống<br />
của các thầy cô ít được quan tâm”(56%), “Việc thiếu kết quả rõ ràng trong nghề giáo<br />
dục” (41,3%); cơ sở vật chất –kĩ thuật của các trường không được thỏa mãn”(38,6%);<br />
tiếp đó là “mức độ bảo đảm thấp về mặt phương pháp luận khoa học trong công việc<br />
của người thầy giáo”; “ sự áp đạt lãnh đạo”, “tiền lương thấp”. . . Xác nhận cho các<br />
câu trả lời này là những số liệu thực tế về điều kiện sinh hoạt và lao động của người<br />
thầy giáo. Trong những năm gần đây 29,6% số thầy giáo đã không cải thiện được điều<br />
kiện nhà ở của mình và rất thiếu nhà ở. Điều kiện để giáo viện chuẩn bị bài giảng và tự<br />
đào tạo cũng chưa được thỏa mãn. Cứ 4 người trong số họ thì lại có một người thậm<br />
chí không có khả năng xếp đặt “một cái bàn làm việc riêng ở bất kể chỗ nào có thể<br />
được”. Về tiền lương thì theo số liệu năm 1987, tring khi tiền lương trung bình của<br />
công nhân viên chức toàn bộ nền kinh tế quốc dân là 202,9 rúp, tiên lương của cán bộ<br />
làm công tác giáo dục chỉ có 165,6 rúp(81,1%)<br />
Đi sâu phân tích các biện pháp nâng cao vị trí xã hội nghề thầy giáo cuộc điều tra đã<br />
chỉ ra rằng trong vấn đề này, trình độ chuyên môn, sự tinh thông nghề nghệp phẩm<br />
chất con người, khả năng sư phạm của mỗi giáo viên đương nhiên điền đó lại phụ<br />
thuộc vào việc khắc phục một loạt các nguyên nhân kinh tế - xã hội đã nêu trên có một<br />
ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài việc tuyên truyền về nhà trường và thầy giáo trên các<br />
phương tiện thông tin đại chúng, việc xây dựng cho các thành viên tring xã hội thái đọ<br />
kính trọng đối với những người làm công tác giáo dục, việc chú ý tới sự tác động của<br />
môi trường gia đình cũng góp phần rất lớn vào việc nâng cao uy tín người giáo viên.<br />
Có thể lấy một ví dụ: 45,5% số phụ huynh và 35,5% số học sinh cho rằng “gia đình có<br />
tác động tốt tới việc nâng cao uy tín người thầy giáo” còn 15%số phụ huynh và 23,4%<br />
số học sinh nói rằng gia đình không nâng cao uy tín chất lượng người thầy giáo.<br />
Chỉ khi nào phải giải quyết được một cách đồng bộ địa vị xã hội và kinh tế của người<br />
giáo viên thì ngành giáo dục mới có thể thu hút được bộ phận các nam nữ thanh niên<br />
có tài năng và yêu nghề đến với ngành.<br />
H.N<br />
Nguồn: theo Ph.G.Gijatdinova “Social’noe polozhenije uchitelja” trong tạp chí<br />
“Socilogicheslie issledovanija” No1, 90 (tiếng Nga)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org<br />