Vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày nay
lượt xem 1
download
Bài viết Vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày nay trình bày các nội dung: Thực trạng các vấn đề an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay; Vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội; Giải pháp nhằm phát huy vai trò của Phật giáo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày nay
- VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRONG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM NGÀY NAY ThS. LÊ THỊ KIỀU OANH* NGUYỄN THỊ VUI1** Tóm tắt: An sinh xã hội là một hoạt động mang tính chiến lược của mỗi quốc gia. Một đất nước ổn định thì vấn đề an sinh của người dân phải được đảm bảo. Các vấn đề sinh hoạt tối thiểu của người dân phải được quan tâm và đầu tư đúng và đầy đủ. Một vấn đề mà quốc gia nào cũng quan tâm đó là an sinh xã hội của người dân thuộc vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo. Chính trị có được giữ vững thì cũng được bắt đầu từ sự bình yên của vùng biên cương. Phật giáo với mục tiêu tôn chỉ của mình là đem lại an lạc cho chúng sinh, cũng đã góp phần to lớn vào công cuộc ấy của dân tộc. Đặt vấn đề Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc ta trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, ngày nay Phật giáo đã tham gia, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước đảm bảo an sinh xã hội cho người dân đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo. Nhiều ngôi chùa được xây dựng ở các vùng hải đảo, xa xôi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát động nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ người dân tộc thiểu số về cuộc sống, nâng cao đời sống tinh thần cho họ. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích thực trạng cuộc sống của người dân vùng dân tộc thiểu số và nêu bật vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảm an sinh xã hội cho người dân. Để triển khai đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học, trên cơ sở số liệu điều tra xã hội học để làm cơ sở phân tích các khía cạnh tác động đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam từ đó đánh giá vai trò của Phật giáo đối với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Khi có sự phân tích từ * Công ty TNHH Kyudenko Việt Nam.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 923 thực tiễn đến lý luận sẽ cung cấp cho tác giả những luận cứ có tính khả thi cao, để xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao đời sống tinh thần của người dân, đưa tư tưởng nhân đạo của Phật giáo vào cuộc sống, góp phần đem lại niềm vui, an lạc cho nhân dân ta ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số. 1. Thực trạng các vấn đề an sinh xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 1.1. Đặc điểm nhân khẩu học Việt Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc với ngôn ngữ, lối sống và văn hoá đặc trưng của từng nhóm. Người Kinh chiếm hơn 86% tổng dân số và các nhóm lớn nhất tiếp theo là Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, Mông và Dao chiếm khoảng 10% tổng dân số. Các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là các nhóm có dân số thấp, tập trung chủ yếu ở vùng cao và miền núi, có hạn chế tiếp cận với cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Mặc dù tăng trưởng kinh tế cao trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ đói nghèo vẫn còn rất cao ở vùng núi và vùng cao, nơi có nhiều dân tộc thiểu số. Dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14 phần trăm dân số Việt Nam nhưng tới 50 phần trăm dân số nghèo1. Nguồn số liệu chính sử dụng trong nghiên cứu này sẽ là Tổng Điều tra 53 dân tộc thiểu số (sau đây viết tắt là DTTS) năm 2015 của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc sử dụng các bộ Số liệu điều tra đầu kỳ và cuối kỳ của các dự án giảm nghèo. Bài viết sẽ sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để giá trị trung bình của các biến đo lường mức sống, các yếu tố kinh tế và xã hội. Dân số và địa lý dân cư. Tính đến 1/7/2015, tổng số dân của 53 dân tộc thiểu số tại Việt Nam có khoảng 13,4 triệu người (chiếm 14,6% dân số cả nước) với 3,04 triệu hộ, sống rải rác trên 63 tỉnh/thành phố với 30.616 xã, phường, thị trấn trong đó 11% là phường, thị trấn. Khu vực trung du và miền núi phía Bắc có số người DTTS cao nhất (khoảng 6,7 triệu người), thứ hai là khu vực Tây Nguyên (khoảng 2 triệu người), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (1,9 triệu người), số còn lại tập trung ở khu vực Nam Bộ. Một dân tộc sống ở nhiều địa bàn khác nhau và hầu như không còn địa bàn (cấp thôn bản) nào thuần một tộc người. Bức tranh thay đổi phân bố dân cư các DTTS so với trước đây do tình trạng di cư, nhất là các khu vực miền trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Quy mô dân số của các dân tộc không đồng đều, các cộng đồng người Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng và Mông có trên một triệu người trong khi nhóm dân tộc Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô chỉ có từ vài trăm đến dưới 5000 người. 89,6% người DTTS sống ở khu vực nông thôn. Người Hoa là DTTS 1 Số liệu lấy từ nguồn World Bank - 2013.
- 924 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... duy nhất sống chủ yếu ở khu vực thành thị (61,9%). Chia theo giới tính, tỷ lệ nam và nữ DTTS tương đối cân bằng (50,4% nam và 49,6% nữ) ngoại trừ nhóm dân tộc Sán Chay, Thổ, Pu Péo, Sán Dìu, Ngái và Ơ Đu có tỷ lệ nam giới cao (trên 52%) so với nữ. Về quy mô hộ gia đình, hộ DTTS có từ 3,4 đến 5,6 thành viên tùy theo từng dân tộc, bình quân một hộ có 4,4 người. Nhóm dân tộc có quy mô hộ nhỏ (dưới 4 thành viên/hộ) bao gồm Brâu, Hrê, Rơ Măm, Ngái, Gié Triêng, và Tày. Các dân tộc có quy mô hộ lớn (5 thành viên trở lên) bao gồm Pà Thẻn, Hà Nhì, La Chí, Mông. Đáng chú ý là nhóm dân tộc Tày và Khmer mặc dù có quy mô dân số lớn, trên một triệu người nhưng quy mô hộ lại thuộc nhóm thấp nhất, chỉ khoảng 4 thành viên/hộ. Tỷ lệ hộ có quy mô trên 5 người chiếm khá cao (39,4%). Dân tộc Mông thuộc nhóm dân tộc có quy mô hộ gia đình cao nhất trong tất cả các DTTS - trung bình có đến 5,6 thành viên/hộ cùng sinh sống.1 1.2. Thực trạng các vấn đề an sinh xã hội trong vùng dân tộc thiểu số Nhìn chung, tất cả các nghiên cứu đều có nhận định chung là các hộ gia đình DTTS gặp phải nhiều bất lợi và rào cản trong việc tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho sản xuất như giáo dục, vốn, thị trường, và đất nông nghiệp. Việc tiếp cận các dịch vụ công như y tế và giáo dục cũng khó khăn hơn đối với DTTS do khoảng cách địa lý đến cơ sở y tế và trường học cũng như chất lượng dịch vụ công thường thấp hơn ở những nơi nhiều đồng bào DTTS. Điều kiện nhà ở, vệ sinh và nước sạch của đồng bào DTTS cũng kém hơn nhiều so với dân tộc Kinh và một số dân tộc lớn khác. Người dân sống tại các vùng núi và trung du thường nghèo hơn nhiều so với người dân sống ở các vùng đồng bằng và duyên hải ở Việt Nam. Ngay cả trong cùng một xã, có một khoảng cách lớn về thu nhập trung bình cũng như tỷ lệ đói nghèo giữa người Kinh và dân tộc thiểu số. Báo cáo phân tích từ Bộ số liệu điều tra đầu kỳ dự án Giảm nghèo Tây Nguyên cũng cho thấy sự bất bình đẳng đáng lo ngại giữa nhóm hộ dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số. Sử dụng chuẩn nghèo 1,25$/ngày/ người của Ngân hàng Thế giới, các phân tích cho thấy, nhóm dân tộc thiểu số bản địa ở khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ nghèo cao hơn rất nhiều so với nhóm hộ Kinh 1. Có đến trên 80% số hộ người Ba Na và Xơ Đăng thuộc diện nghèo, và trên 70% tỷ lệ người Gia Rai và Mnông có mức tiêu dùng dưới chuẩn nghèo. Trong khi đó, tỷ lệ nghèo của hộ dân tộc Kinh trong cùng khu vực sinh sống chỉ khoảng 10%. Báo cáo phân tích điều tra đầu kỳ dự án giảm nghèo Tây Nguyên cũng chỉ ra sự khác biệt lớn giữa dân tộc thiểu số di cư và dân tộc thiểu số tại chỗ. Dân tộc thiểu số tại chỗ cũng nghèo hơn nhiều so với các hộ DTTS di cư. Tỷ lệ bỏ học của trẻ em dân 1 Tổng điều tra 53 DTTS năm 2015 của Việt Nam.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 925 tộc thiểu số sau khi hoàn thành cấp trung học cơ sở rất cao lên đến 35% và một tỷ lệ lớn người trưởng thành nhóm dân tộc thiểu số không thông thạo tiếng Kinh. Đây là những thách thức lớn đối với việc nâng cao đời sống và khả năng tiếp cận đến các cơ hội phát triển kinh tế và giảm nghèo của các hộ gia đình dân tộc thiểu số. Năm 2015, lần đầu tiên chính phủ Việt Nam tiến hành triển khai cuộc điều tra quy mô lớn dành riêng cho 53 đồng bào DTTS nhằm thu thập thông tin phản ánh thực trạng kinh tế, xã hội của 53 DTTS. Theo điều tra cuối năm 2014 có 2496 hộ ở các xã nghèo nhất tại 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông. 16 17 Nhiều chỉ tiêu liên quan đến nhóm hộ DTTS được điều tra như dân số và phân bổ dân cư, đặc điểm nhân khẩu học, lao động và việc làm, tiếp cận thông tin, cơ sở hạ tầng, sử dụng đất và hoạt động du lịch. Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã ký phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam theo quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các chương trình giảm nghèo của UBDT dành cho nhóm DTTS sẽ tính đến việc lồng ghép 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu của Mục tiêu phát triển bền vững (giai đoạn 2012-2030).1 Để tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo và tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ bản đối với nhóm Dân tộc thiểu số (DTTS), Chính phủ đã thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững 2012-2015. Bên cạnh đó, nhiều chương trình dự án nhằm hỗ trợ đồng bào DTTS được thực hiện bởi các tổ chức trong nước và quốc tế. Tuy các chương trình trợ giúp không thể nào xóa bỏ được tình trạng nghèo đói kinh niên còn tồn tại khá phổ biến trong các nhóm DTTS, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc (Nguyễn và các cộng sự, 2015). Có rất nhiều nghiên cứu về mức sống của các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam, ví dụ như Van de Walle và Gunewardena (2001), Báo cáo Nghèo DTTS của UBDT (2011), Baulch và các cộng sự (2012), Pham et al. (2009), Imai et al. (2011), Phạm và các cộng sự (2011), Phùng và Đỗ, 2014; Nguyễn và các cộng sự (2015). Kết quả điều tra cũng đã cho thấy, khoảng cách từ nhà đến các cơ sở y tế nhìn chung tương đối xa, trong đó đặc biệt xa với một số dân tộc Mảng, Cống, Lô Lô, La Hủ. Trung bình, trạm y tế ở cách nhà 3,8km và bệnh viện cách 16,7km. Các DTTS thường phân bố ở khu vực miền núi, cao nguyên, hạ tầng cơ sở thiếu và yếu, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, trong đó một số dân tộc có địa bàn cư trú quá xa với bệnh viện như: Ơ Đu - 72km, Rơ Măm - 60,1km, Hà Nhì - 53,8km, Chứt - 48km; ngoài ra có khoảng 24 dân tộc có khoảng cách từ 20km đến đưới 40km. Các cơ sở y tế ở cách xa là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tiếp cận các dịch vụ 1 Tổng điều tra 53 DTTS năm 2015 của Việt Nam.
- 926 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... khám chữa bệnh còn nhiều khó khăn và hạn chế. Các dân tộc Mảng, Cống, Lô Lô, La Hủ, La Ha, tiếp cận các dịch vụ y tế đặc biệt hạn chế. Để giải quyết thực trạng trên, ngoài các biện phát chính sách nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, tuyên truyền, phổ biến cho người dân về lợi ích trong sử dụng thẻ bảo hiểm y tế… còn có một gợi ý chính sách khác nhằm đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ sử dụng và sử dụng có hiệu quả thẻ bảo hiểm y tế trong đồng bào DTTS đó là: Cần có mô hình hợp lý đầu tư phát triển y tế (cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực) cho vùng DTTS khó khăn và đặc biệt khó khăn (ưu tiên 2 địa bàn: miền núi phía Bắc và Tây Nguyên) thông qua một cơ chế đặc thù ưu tiên phát triển mạnh y tế thôn, bản - trạm y tế xã - phòng khám đa khoa khu vực và bệnh viện huyện khác với mô hình đầu tư y tế ở khu vực đồng bằng. Giáo dục - Đào tạo: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi còn rất thấp ở các DTTS. Có khoảng 70% học sinh trong độ tuổi đi học, đi học đúng cấp (tính cả tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông - Hình 14). Tỷ lệ đi học đúng cấp rất thấp ở các dân tộc Brâu, Xtiêng, Raglay, Gia Rai, Mạ, Mnông, Lô Lô (dưới 60%). Một số dân tộc có tỉ lệ đi học đúng cấp cao bao gồm Si La (88,3%), Lào (80,4%), Hoa (79,8%), Tày (79,4%), Lự (79%). Tỷ lệ đi học đúng tuổi không cao chủ yếu do tỷ lệ học sinh đi học đúng cấp trung học phổ thông còn rất thấp, trung bình chỉ đạt 32,3%. Ở những dân tộc có tỷ lệ đi học đúng tuổi thấp, chỉ có dưới 10% học sinh đi học đúng cấp trung học phổ thông (xem thêm Phụ lục báo cáo phân tích sâu 1). Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học trung bình đạt 89%, vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả. Tỷ lệ trẻ DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học thấp hơn mức bình quân cả nước 10% (Hình 15). 10 dân tộc ở top cao nhất đã đạt hoặc tiệm cận mục tiêu tỷ lệ trẻ em nhập học đúng tuổi bậc tiểu học trên 94%, bao gồm: Si La, Ơ Đu, Lào, Hà Nhì, Lự, Xinh Mun, Tà Ôi, Kháng, Cơ Tu, Phù Lá. Tỷ lệ nhập học đúng tuổi bậc tiểu học còn rất thấp ở dân tộc như: Lô Lô (76,9%), Brâu (77,6%), Rơ Măm (78,7%), Khmer (82,6%), Pà Thẻn (82,6%), Raglay (82,7%). Người DTTS biết đọc, biết viết tiếng phổ thông chưa cao, có nhiều dân tộc hơn một nửa dân số mù chữ. Trung bình chỉ có 79,2% người DTTS biết đọc, biết viết tiếng phổ thông (Hình 16). Sự chênh lệch này khá lớn giữa các dân tộc. 7 dân tộc có tỷ lệ người biết đọc, biết viết tiếng phổ thông đạt trên 90% bao gồm: Mường, Thổ, Tày, Sán Dìu, Ngái, Ơ Đu, Hoa, Sán Chay. Ở top dưới, 7 dân tộc có tỷ lệ người biết đọc, biết viết thấp nhất thì có đến hơn 50% là không biết chữ (Hà Nhì, Cơ Lao, Brâu, Mông, Mảng, Lự, La Hủ). Đáng chú ý là đa số các dân tộc có tỷ lệ mù chữ cao lại không rơi vào nhóm các dân
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 927 tộc có tỷ lệ đi học đúng tuổi thấp nhất (như phân tích ở phía trên). Hiện nay có khoảng 14 tỉnh có đông đồng bào DTTS, trong đó một số tỉnh có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động không biết chữ rất cao như: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang. Điều này cho thấy việc xóa mù chữ ở người trưởng thành là thách thức rất lớn với các DTTS. Lực lượng lao động đã qua đào tạo có tỷ lệ rất thấp trong nhóm DTTS. 1 Bình đẳng giới: Trong lĩnh vực giáo dục, tỷ lệ người biết đọc biết viết là nam giới cao hơn nữ giới ở tất cả các DTTS mặc dù sự chênh lệch này khác nhau ở mỗi dân tộc. Tỷ lệ biết đọc biết viết ở nam giới tính chung cho DTTS là 86,3% trong khi ở nữ giới chỉ đạt 73,4%. Hình 18 cho thấy khoảng cách về giáo dục giữa nam và nữ không lớn ở một số dân tộc như Thổ, Mường, Tày, Pu Péo, Ơ Đu, Sán Dìu, Hoa, Bố Y, Sán Chay (chênh lệch dưới 7%). Sự chênh lệch này đặc biệt cao ở các dân tộc Lự, Kháng, Lào, Si La, Mông, La Ha, Hà Nhì, Cơ Lao và Xinh Mun (trên 28%). Các dân tộc có sự chênh lệch giáo dục giữa hai giới thấp có thể chia thành hai nhóm: nhóm các dân tộc có phổ cập giáo dục tốt và cả nam và nữ đều được hưởng lợi, ví dụ người Tày, Sán Dìu, Mường. Nhóm thứ hai gồm các dân tộc có phổ cập giáo dục hạn chế, cả nam, nữ giới đều có trình độ giáo dục thấp tương đương nhau (Bố Y, Chơ Ro, Pu Péo…). Đáng chú ý là trường hợp dân tộc Thái, tỷ lệ nam giới biết đọc biết viết thuộc nhóm cao nhất (90,7%) trong khi nữ giới chỉ đạt 72%. Có đến 40% nữ DTTS mù chữ, hơn 80% các dân tộc khó đạt mục tiêu SDG đến năm 2020 về tỷ lệ mù chữ của nữ DTTS. Bảng 1 chia tỷ lệ mù chữ của các DTTS theo ngũ phân vị và giới tính. Bảng này cho thấy tỷ lệ mù chữ của nữ DTTS còn rất cao và cao hơn nhiều so với nam giới. Chỉ có 9 DTTS có tỷ lệ nữ mù chữ dưới 20% và 4 dân tộc có tỷ lệ dưới 10% - là mục tiêu SDG đến năm 2020 và 2025. Gần một phần tư số hộ DTTS thuộc diện hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo có sự phân hóa sâu sắc giữa các DTTS. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo trung bình cả nước năm 2015 là 7%, tỷ lệ hộ nghèo nhóm DTTS lên đến 23,1%. Cá biệt có những nhóm DTTS tỷ lệ hộ nghèo lên đến trên 70%, như La Hủ, Mảng và Chứt. Một nhóm các DTTS khác có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao, dao động quanh mức 60% là Ơ Đu, Co, Khơ Mú và Xinh Mun. Bên cạnh nhóm DTTS này, nhóm nghèo nhất còn có những dân tộc như La Ha, Kháng, Mông và Xơ Đăng (trên 43% tỷ lệ hộ nghèo). Bức tranh nghèo đói về các dân tộc và theo vùng đã có sự thay đổi so với trước đây khi một số dân tộc đã có bước phát triển cao hơn như Khmer, Ê Đê, Gia Rai, Xtiêng. Nhóm DTTS có mức 1 Tổng điều tra 53 DTTS năm 2015 của Việt Nam.
- 928 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... thu nhập tốt trung bình có tỷ lệ hộ nghèo dưới 15%, cá biệt dân tộc Ngái, Chu Ru và Hoa có tỷ lệ hộ nghèo dưới 6%.1 2. Vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo. Là đạo đề cao con người, lấy con người là trung tâm. Tư tưởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo, lòng từ bi, bác ái, khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, v.v… là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần bảo vệ gia đình - tế bào của xã hội, khích lệ mọi người quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, gắn bó với thiên nhiên. Lối sống Phật giáo nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo” góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm, không tham quyền cố vị, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao, tự tại. Chính thông qua thái độ từ bi, không nề hà việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh mà Phật giáo đã cảm hoá được con người, dẫn dắt họ làm điều thiện, bỏ qua lối sống vị kỷ để quan tâm đến con người và xã hội. Sự lan tỏa đạo đức và triết lý Phật giáo một phần đã cảm hóa con người, các tăng ni, Phật tử thường xuyên học tập chánh pháp, tu luyện bản thân. Đó là điều quan trọng tạo điều kiện cho Phật giáo truyền bá sâu rộng và bám rễ lâu bền cùng dân tộc, góp phần định hình những giá trị đạo đức và lối sống cho con người Việt Nam hiện nay. Điều này cũng góp phần lý giải tại sao, Phật giáo có sức hút và độ tin tưởng mạnh mẽ của của khá đông người dân Việt Nam. Phật giáo luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái, được coi là tôn giáo nhập thế gắn bó với dân tộc Việt Nam. Định hướng bởi “Phật pháp bất ly thế gian pháp”, tinh thần cứu khổ, cứu nạn của Đức Phật được phát huy rộng rãi, giúp Phật giáo gắn bó chặt chẽ cùng dân tộc Việt Nam. Giáo lý Phật giáo quan niệm con người cần có lòng từ, bi, hỉ, xả (tứ vô lượng tâm). Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, định hướng hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. Trong quan niệm của Phật giáo, những việc tu phước, làm việc thiện chính là con đường để giúp con người có được một cuộc sống an bình. Kinh nhà Phật luôn nhắc đến tinh thần vô ngã, vị tha, khuyên con người sống có trách nhiệm với cộng đồng, thể hiện lòng nhân ái của mình với người khác. Hoạt động từ thiện - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn đóng vai trò thực hiện công tác bảo trợ, cứu trợ xã hội rất lớn của Phật giáo. Không chỉ là sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn bằng những hành động mang tính thực tiễn, thiết thực, cụ 1 Tổng điều tra 53 DTTS năm 2015 của Việt Nam.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 929 thể. Nổi bật là sự hỗ trợ vật chất của các tôn giáo trong hoạt động hành đạo với các hoạt động an sinh xã hội ngay trong bản thân từng cộng đồng, thông qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, gắn kết và góp phần trong việc nâng cao chất lượng sống của họ. Không thể phủ nhận rằng, Phật giáo là một tổ chức xã hội lớn và có uy tín lâu đời ở Việt Nam. Suốt quá trình phát triển dài của đất nước, Phật giáo đã là lực lượng xã hội quan trọng, đồng hành cùng nhà nước và các tổ chức xã hội khác trong các hoạt động từ thiện - xã hội để hỗ trợ người dân, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội của nước ta, đảm bảo công bằng xã hội. Điều này phản ánh rõ nét vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống xã hội. Vai trò cơ bản của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội phải nói tới vai trò “bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội”. Đây là yếu tố quan trọng trong cấu trúc an sinh xã hội. Bảo trợ xã hội được hiểu là sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, cộng đồng bằng những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, hạn hán, nghèo đói… vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn ổn định cuộc sống, và hòa nhập cộng đồng. Nó đặc biệt có ý nghĩa đối với một bộ phận là thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro. Bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật. Điều này xuất phát từ quyền cơ bản của con người trong xã hội. Mỗi người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đẳng, được yêu thương đùm bọc, bảo vệ khỏi những biến cố bất lợi, đặc biệt là khi cuộc sống bị đe dọa. Để thực hiện vai trò bảo trợ an sinh xã hội, Phật giáo tham gia công tác xã hội như cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế, xác lập nhiều quỹ xóa đói giảm nghèo. Cứu trợ xã hội cung cấp, hỗ trợ thu nhập cho các nhóm dễ bị tổn thương để giúp họ đối phó với những khủng hoảng bất ngờ, vượt qua được khó khăn trong cuộc sống và tồn tại trong xã hội… Góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn thương của các cá nhân và những dân cư yếu thế. Để thực hiện vai trò cứu trợ xã hội Phật giáo thường xuyên tổ chức cứu trợ từ thiện, chia sẻ mái ấm tình thương đối với các mảnh đời dễ bị tổn thương, các cá nhân yếu thế thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Cũng giống như nhiều tổ chức xã hội phi chính phủ khác đều thực hiện công tác bảo trợ, cứu trợ xã hội, đều giúp những con người dễ bị tổn thương và các cá nhân yếu thế có thể mau chóng hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện vai trò bảo trợ và cứu trợ xã hội Phật giáo đã thể hiện rõ vai trò của một tổ chức luôn đề cao giá trị nhân văn, giá trị con người; đề cao trách nhiệm xã hội trong quá trình thực hiện công tác an sinh xã hội đó.
- 930 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Chùa là nơi tâm niệm cứu độ chúng sinh bình đẳng. Không phân biệt giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, địa vị trong xã hội, bất cứ ai gặp khó khăn, bất trắc trong cuộc sống, bị ruồng bỏ, không nơi nương tựa khi tìm đến của chùa đều được nhà chùa giúp đỡ, cưu mang. Không những thế, tinh thần Phật giáo còn đến với người gặp khó khăn về sức khỏe, nơi bệnh viện thông qua các bữa cháo từ thiện; đến với người già, neo đơn qua tấm áo tình thương; đến với người nghèo khó qua những đồ sinh hoạt thường ngày: gạo, muối, vv.; đến với trẻ em vùng cao qua áo ấm, qua những lớp học khang trang; đến với gia đình có công với cách mạng bằng những ngôi nhà tình nghĩa, đến với đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt, người bị tai nạn giao thông, v.v. Để thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nhà chùa ngoài triển khai những hỗ trợ tức thời, trước mắt, còn phòng ngừa những vấn đề tiêu cực xảy đến với các cá nhân, nhóm cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục. Nhiều chùa đã có trách nhiệm rất cao trong việc hướng dẫn người dân hướng thiện, tránh ác, hướng dẫn người dân làm công tác an sinh xã hội. Các trung tâm bảo trợ xã hội, nuôi trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, người già không neo đơn được thành lập tại nhiều chùa. Các chương trình tiếp sức mùa thi, khoá tu mùa hè, v.v. đang được triển khai rộng ở nhiều ngôi chùa khắp miền Tổ quốc. Nhiều chùa tổ chức dạy học cho trẻ vào các buổi tối, các ngày cuối tuần, dịp hè; nhiều chùa là điểm đến nương tựa đèn sách cho sinh viên nghèo suốt những năm đại học. Điều đó đã làm cho Phật giáo gần với đời. Giúp đỡ cho nhiều cảnh đời khó khăn, cứu được nhiều tâm hồn lầm lạc. Nhiều trẻ đã trưởng thành từ các trung tâm bảo trợ xã hội của nhà chùa và trở thành các nhà giáo, bác sĩ, doanh nhân, v.v. trở thành những công dân có ích, góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 3. Giải pháp nhằm phát huy vai trò của Phật giáo đối với đồng bào dân tộc thiểu số Những thành tựu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới, thực hiện có kết quả phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra. Trong những thành tựu phật sự quan trọng của Giáo hội đó là những ngôi chùa được xây dựng trên các vùng biên giới, hải đảo và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số… đó là sứ mệnh hoằng dương chính pháp; hộ quốc an dân, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của Giáo hội trong thời kỳ hội nhập và đổi mới. Tiêu biểu như chùa Trúc Lâm Bản Giốc; chùa ở cửa khẩu Tà Lùng (tỉnh Cao Bằng); chùa Tân Thanh (Lạng Sơn); chùa trụ sở Phật giáo tỉnh Lai Châu; chùa ở đảo Sơn Ca; Nam Yết; chùa ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) và ở các
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 931 tỉnh Tây Bắc như Sơn La; Điện Biên Phủ; Bắc Kạn; Tuyên Quang; Hà Giang; Yên Bái và ở nhiều tỉnh Nam Bộ; Tây Nguyên; miền Trung v.v… đã có rất nhiều những ngôi chùa như thế đã và đang được xây dựng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam. Trách nhiệm xã hội của Phật giáo chính là trách nhiệm đạo đức, là tinh thần luôn xả thân vì người khác, quan tâm tới người khác. Nhiều giáo lý căn bản của nhà Phật cũng là các đức hạnh căn bản, và các đức hạnh đó cũng thể hiện trách nhiệm đối với người khác, đối với nhân sinh, đối với xã hội. Do đó, trách nhiệm xã hội của Phật giáo cũng có thể hiểu chính là ngũ giới (giới sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu), là tứ vô lượng (từ, bi, hỉ, xả), là lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ), là tứ nhiếp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự). Kinh điển nhà Phật “Vô minh La Sát tập” có viết: “Năng thiện hài hòa, tạo tác nghiệp quả, chuyển luân sinh tử”, nghĩa là hòa hợp với người khác, làm những việc tạo ra sự hài hoà cũng là một công việc tạo thiện, tích đức, đồng thời cũng có tác dụng thoát ly sinh tử. Phật giáo luôn kêu gọi bình đẳng giữa người với người, thúc đẩy sự hòa hợp trong xã hội. Chủ trương chúng sinh bình đẳng, các nước hòa bình, kêu gọi từ bi tế thế, đây là sự thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội của Phật giáo. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội nói riêng và công tác an sinh xã hội nói chung Phật giáo không ngừng tuyên truyền nâng cao đạo đức qua những phương thức khác nhau, đó là hoạt động từ thiện, là công tác xã hội, tham gia tích cực vào công tác xã hội, vào sự nghiệp giáo dục, chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, tích cực bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái, v.v. Các chương trình an sinh xã hội, vì cộng đồng của Phật giáo đều có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi trong xã hội, có ảnh hưởng tích cực tới đời sống tâm hồn con người. Thông qua các chương trình giáo dục, các chương trình vì cộng đồng, Phật giáo đã đi vào lối sống, nếp nghĩ của nhiều người dân Việt Nam từ những chuyện ăn ở, sinh hoạt hàng ngày đến những chuyện đối đức, v.v. Điều này không chỉ khẳng định những giá trị tích cực mà Phật giáo đã mang lại cho xã hội và còn khẳng định sự tồn tại đúng đắn và sức sống của Phật giáo. Đưa tư tưởng nhân đạo của Phật giáo vào đời sống tâm linh của người dân tộc thiểu số cũng là một phương pháp nâng cao nhận thức về đời sống xã hội, góp phần loại bỏ tình trạng hôn nhân cận huyết, tình trạng tảo hôn và nhiều hủ tục khác. Nhiều ngôi chùa nằm trong các thôn bản, làng ở vùng hải đảo cũng là nơi Phật giáo lan tỏa được tính nhân văn và nhiều người tìm được sự cưu mang và giúp đỡ tại đó. An sinh xã hội phải xuất phát từ thực tế, từ những việc làm giản đơn nhất. Nhiều
- 932 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... nhà chùa kêu gọi quyên góp quần áo, sách vở, lương thực, thuốc men cho người dân trên các vùng dân tộc thiểu số. Phần nào giảm đi cái lạnh, cái đói làm ấm lòng người dân. Đó là việc làm thiết thực và ý nghĩa của nhiều ngôi chùa, nhiều nhà tu hành và các phật tử chân chính. 4. Kết luận Hạnh phúc, an lạc của chúng sinh đó là mục tiêu mà Phật giáo hướng đến. Xã hội càng phát triển, đời sống con người cũng theo đó mà từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo cũng được giảm đi, Nhà nước ta cũng có nhiều chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vai trò của Phật giáo có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội đối với người dân trong các vùng dân tộc thiểu số. Nhiều ngôi chùa ở vùng biên cương, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được xây dựng, ở đó người dân được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, từ đó có suy nghĩ, lối sống lành mạnh dần dần loại bỏ nhiều hủ tục tồn tại từ lâu đời. Nhiều nhà chùa đã có những chương trình kêu gọi ủng hộ các đồ dùng thiết yếu cho người dân tộc thiểu số, tìm đến với ngôi chùa là người dân tìm đến sự bình yên, che chở. Phật giáo đã đi vào cuộc sống cùng dân tộc, đồng hành cùng dân tộc với những việc làm thiết thực đã góp phần to lớn vào công cuộc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là người dân ở các vùng dân tộc thiểu số và biên giới, hải đảo. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2016. 2. Nguyễn Hữu Dũng (2011), “Bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong chiến lược phát triển nước ta đến năm 2020”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số tháng 1 (163). 3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2002), Kinh Dược Sư bổn nguyện công đức (âm - nghĩa), Thích Huyền Dung dịch, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2008), Kinh Diệu pháp Liên Hoa, Thích Trí Tịnh dịch, Hà Nội, Nxb. Tôn giáo. 5. hích Trí Quảng (2008), Phật giáo nhập thế và phát triển, Nxb. Tôn giáo, T Hà Nội.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 933 6. Alkire, S. and Foster, J. E. (2007) “Counting and Multidimensional Poverty Measures”, Boschi-Pinto, C., Velebit, L. & Shibuya, K. 2008, 7. “Estimating child mortality due to diarrhoea in developing countries”, World Health Organization.Bulletin of the World Health Organization, vol. 86, no. 9, pp. 710-7. 8. Fewtrell, L., Kaufmann, R.B., Kay, D., Enanoria, W., Haller, L. &Colford,John M.,,Jr, 2005, “Water, sanitation, and hygiene interventions to reduce diarrhoea in less developed countries: a systematic review and meta-analysis”, The Lancet Infectious Diseases, vol. 5, no. 1, pp. 42-52. 9. Imai, K. S., Gaiha, R., & Kang, W. (2011). Poverty, inequality and ethnic minorities in Vietnam. International Review of Applied Economics, 25(3), 249-282. 10. Lanjouw, Peter & Marra, Marleen & Nguyen, Cuong, 2013. “Vietnam’s evolving poverty map: patterns and implications for policy,” Policy Research Working Paper Series 6355, The World Bank.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vị trí và vai trò của Phật giáo trong đời sống tôn giáo và văn hóa Việt Nam
4 p | 117 | 16
-
Vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đại
6 p | 86 | 8
-
Bài giảng Vai trò của tôn giáo trong vấn đề xã hội Chăm
8 p | 153 | 7
-
Vị thế của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam
8 p | 65 | 7
-
Phật giáo trong quá trình dựng nghiệp của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong
5 p | 28 | 6
-
Vai trò của Phật giáo trong chính sách ngoại giao thời Lý
16 p | 12 | 4
-
Phát huy vai trò của Phật giáo với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
11 p | 12 | 2
-
Vai trò của phật giáo trong việc góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
9 p | 3 | 2
-
Nâng cao vai trò của Phật giáo trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay
14 p | 4 | 2
-
Vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh cho hộ nghèo tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
8 p | 9 | 2
-
Vai trò của Phật giáo đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
10 p | 8 | 2
-
Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong đời sống cộng đồng người Việt tại Lào (Nghiên cứu trường hợp chùa Phật Tích ở Viêng Chăn)
17 p | 15 | 2
-
An sinh xã hội ở Việt Nam và vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập
12 p | 8 | 1
-
Vai trò của Phật giáo với công tác xóa đói giảm nghèo nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 p | 8 | 1
-
Vai trò của Phật giáo trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội Việt Nam đương đại
13 p | 3 | 1
-
Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ mới
8 p | 4 | 1
-
Vai trò của Phật giáo với công tác an sinh xã hội
26 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn