Vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh cho hộ nghèo tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
lượt xem 2
download
Bài viết này nghiên cứu vai trò của Phật giáo trong hỗ trợ hộ nghèo tại Huyện Đông Anh đảm bảo an sinh trên các lĩnh vực: Hỗ trợ giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, hỗ trợ tiền chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ mai táng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh cho hộ nghèo tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
- VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG ĐẢM BẢO AN SINH CHO HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TS. TIÊU THỊ MINH HƯỜNG1* TS. PHẠM HỒNG TRANG2** Tóm tắt: Từ bao đời nay, Phật giáo đã khẳng định được vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh, tình cảm của người Việt. Trong lịch sử phát triển của dân tộc, Phật giáo đã có nhiều đóng góp cho việc đảm bảo an sinh xã hội, trợ giúp những mảnh đời khó khăn. Bài viết này nghiên cứu vai trò của Phật giáo trong hỗ trợ hộ nghèo tại Huyện Đông Anh đảm bảo an sinh trên các lĩnh vực: Hỗ trợ giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, hỗ trợ tiền chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ mai táng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia của nhà chùa vào các nội dung trên còn hạn chế, nguyên nhân bước đầu được nhận định do thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, hạn chế về chất lượng và số lượng nhân lực . Các giải pháp được đề xuất nhằm phát huy hơn nữa vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh cho hộ nghèo gồm: Đẩ y mạnh tuyên truyền; đổi mới mô hình tổ chức quản lý nhân sự; cập nhật thông tin; vận động người dân ứng xử văn hóa, văn minh; nâng cao chất lượ ng các hoạt động trợ giúp; biểu dương những tấm gươ ng tích cực và tăng cường giám sát, hỗ trợ các tổ chức Phật giáo tham gia hoạt động an sinh. Từ khóa: An sinh, hộ nghèo, Phật giáo. Đặt vấn đề Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất Việt Nam và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh cho người dân. Thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện có trên 150 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị y học dân tộc, 1 phòng khám đa khoa đang hoạt động hiệu quả, khám và phát thuốc * Trưởng Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động - Xã hội. ** Phó Trưởng bộ môn Cơ sở ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Lao động - Xã hội.
- 408 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... miễn phí cho hàng chục nghìn bệnh nhân. Giáo hội cũng luôn có mặt đúng lúc, kịp thời cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, tham gia xóa đói giảm nghèo, chăm sóc người có công với đất nước... Công tác phúc lợi xã hội như xây dựng trường mầm non, trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, làm đường giao thông nông thôn… cũng được đông đảo tăng ni cả nước hưởng ứng. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng số tiền từ thiện xã hội trong hệ thống Phật giáo của 27/63 tỉnh, thành đạt hơn 500 tỷ đồng1. Bài viết này nghiên cứu vai trò của Phật giáo trong việc tham gia hỗ trợ người nghèo, đảm bảo an sinh cho gia đình họ. Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đây là một huyện có tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 2% trên tổng số hộ dân toàn huyện, có nhiều đình, đền, chùa thuộc sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Huyện Đông Anh hiện có 24 xã và thị trấn trực thuộc, trung bình mỗi xã có ít nhất 01 công trình Phật giáo như đình, đền, chùa, trong đó có thể kể đến một số công trình nổi tiếng như: Cổ Loa (Bảo Sơn tự), đình Vân Điềm, đình Lỗ hê, đền Sái, chùa Hải Ngạn, chùa Diên Phúc, chùa Quan Âm, chùa Kim Quy, chùa Tó… Số lượng hộ nghèo của huyện năm 2017 là 1.619 hộ (chiếm 1,85%) và năm 2018 giảm xuống còn 1.193 hộ (chiếm 1,57%)2. Các xã có tỷ l ệ hộ nghèo cao nhất huyện là: Thụy Lâm (157 hộ), Dục Tú (115 hộ), Cổ Loa (98 hộ), Việt Hùng (98 hộ) và Xuân Canh (89 hộ). Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã khảo sát 120 bảng hỏi với 120 hộ nghèo được chọn ngẫu nhiên ở các xã có tỷ l ệ giảm nghèo nhanh là: Thụy Lâm, Dục Tú, Việt Hùng, Nguyên Khê và Nam Hồng. Ngoài ra, 05 phỏng vấn sâu cũng được thực hiện với cán bộ giảm nghèo của huyện và nhà sư để lý giải thêm các thông tin. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát, phân tích tài liệu về:tình hình giảm nghèo và triển khai các chính sách giảm nghèo, sự tham gia của tổ chức Phật giáo tại huyện Đông Anh vào công tác này. 1. Vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh cho hộ nghèo tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Theo Kế hoạch giảm nghèo năm 2019, hiện nay huyện Đông Anh đang thực hiện các chương trình hỗ trợ hộ nghèo gồm: Chăm sóc sứ c khỏe; hỗ trợ giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; hỗ trợ kinh phí chữa bệnh cho gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo; trợ cấp hàng tháng cho thành viên hộ nghèo không có khả năng 1 Trung Hiếu (2018), Phát huy nguồn lực của Phật giáo trong đời sống xã hội, Trang Thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 2 UNND huyện Đông Anh (2019), Kế hoạch thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện năm 2019.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 409 lao động; miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiêp; hỗ trợ tiền điện, mai táng phí. Nhóm nghiên cứu đã lấy ý kiến người nghèo về sự tham gia hay không của nhà chùa vào các chương trình giảm nghèo do huyện phát động, kết quả thu được như sau: Bảng 1: Sự tham gia của tổ chức Phật giáo vào chương trình an sinh cho hộ nghèocủa huyện (tỷ lệ %) TT Chương trình Có tham gia Không rõ Không tham gia 1 Chăm sóc sức khỏe 67,4 23,2 9,4 2 Hỗ trợ giáo dục 21,8 20,3 57,9 3 Hỗ trợ nhà ở 3,5 18,6 77,9 4 Nước sạch, vệ sinh 51,4 25,7 22,9 5 Hỗ trợ tiền chữa bệnh 4,9 19,7 75,4 6 Hỗ trợ mai táng 88,3 11,4 0,3 Nguồn: Số liệu do nhóm nghiên cứu khảo sát năm 2019 Kết quả tổng hợp cho thấy nhà chùa tham gia vào chương trình an sinh cho hộ nghèo của huyện Đông Anh chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ mai táng (88,3%), chăm sóc sức khỏe (67,4%) và nước sạch, vệ sinh (51,4%). Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, ý kiến phỏng vấn sâu anh P.V.S, cán bộ chính sách huyện đã phần nào lý giải thực trạng tham gia hỗ trợ hộ nghèo của các tổ chức Phật giáo: “… một số nhà sư có nghiên cứu về phương pháp chữa bệnh bằng thiền, tập thái cực quyề n và bấm huyệ t nên thỉnh thoảng cũng có bà con ở gần chùa đến nhờ nhà sư điều trị các bệnh xương khớp, đau mỏi. Nhóm tập luyện thiền và thái cực quyền cũng được duy trì hàng ngày, tạo thành phong trào tập luyện cải thiện sức khỏe khá sôi động”. Ngoài hướng dẫn nhân dân tập luyện thể dục, nhà chùa cũng tham gia tuyên truyền nếp ăn ở sinh hoạt vệ sinh, dùng nguồn nước sạch và giữ gìn môi trường làng xóm xanh, sạch. Một số hộ nghèo ở gần chùa trong khi chưa có đủ điều kiện để lắp máy nước thì nhà chùa sẵn sàng hỗ trợ nước sạch để đảm bảo nguồn nước ăn uống an toàn cho bà con. “Hoạt động hỗ trợ mai táng nhà chùa tham gia chủ yếu là cầu “mát” (cầu cho người bệnh nặng đang lâm trung ra đi nhẹ nhàng), cầu kinh, làm sớ và các thủ tục tang lễ khác. Với những gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn thì nhà chùa có thể làm miễn phí” – sư thầy chùa NK. Bên cạnh những việc đã làm được, sự tham gia của nhà chùa vào các hoạt động giảm nghèo khác như hỗ trợ giáo dục, nhà ở, chi phí chữa bệnh… còn hạn chế. Về mức độ tham gia của các tổ chức Phật giáo vào chương trình giảm nghèo do huyện Đông Anh phát động, kết quả đượ c tổng hợp qua bảng sau:
- 410 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Bảng 2: Mức độ tham gia của tổ chức Phật giáo vào các hoạt động an sinhcho hộ nghèo ở huyện Đông Anh (tỷ l ệ %) Không Khá Rất Rất ít Thỉnh TT Chương trình thường thường thường khi thoảng xuyên xuyên xuyên 1 Chăm sóc sức khỏe 2,2 12,7 30,3 49,6 5,2 2 Hỗ trợ giáo dục 1,3 31,1 35,7 30,5 1,4 3 Hỗ trợ nhà ở 33,4 59,1 7,5 0 0 4 Nướ c sạch, vệ sinh 0,2 13,1 65,8 20,9 0 Hỗ trợ tiền chữa 5 17,6 79,2 3,2 0 0 bệnh 6 Hỗ trợ mai táng 0 0 5,2 35,4 52,3 7,1 Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát năm 2019 Theo bảng tổng hợp trên, hoạt động được người dân đánh giá là nhà chùa có tham gia khá thường xuyên gồm: Hỗ trợ mai táng (52,3%) và chăm sóc sức khỏe (49,6%). Hoạt động thỉnh thoảng tham gia là: Nước sạch, vệ sinh (65,8%), hỗ trợ giáo dục (35,7%). Những hoạt động được cho là nhà chùa không tham gia thường xuyên gồm hỗ trợ tiền chữa bệnh (79,2%) và hỗ trợ nhà ở (59,1%). Như vậy, dựa vào hai bảng tổng hợp ý kiến khảo sát nêu trên có thể thấy sự tham gia của nhà chùa ở huyện Đông Anh vào các chương trình an sinh giảm nghèo chủ yếu là hướng dẫn người dân chăm sóc sứ c khỏe và các thủ tục tang lễ theo truyền thống. Đánh giá về mức độ cải thiện cuộc sống hay hiệu quả của sự hỗ trợ từ các tổ chức Phật giáo tới đời sống của gia đình nghèo ở huyện Đông Anh, ý kiến thu được như sau: Bảng 3: Mức độ cải thiện cuộc sống của người nghèo khi có sự hỗ trợ của nhà chùa Không Ít Bình Khá Cải TT Chương trình cải thiện cải thiện thường cải thiện thiện nhiều 1 Chăm sóc sức khỏe 0,3 7,5 38,6 50,7 2,9 2 Hỗ trợ giáo dục 12,1 25,6 52,8 8,4 1,1 3 Hỗ trợ nhà ở 78,9 11,0 10,1 0 0 4 Nước sạch, vệ sinh 5,4 29,8 40,3 22,5 2,0
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 411 5 Hỗ trợ tiền chữa bệnh 11,7 51,3 30,6 6,4 0 6 Hỗ trợ mai táng 9,8 32,7 52,5 3,6 1,4 Nguồn: Nhóm nghiên cứu khảo sát năm 2019 Bảng tổng hợp cho thấy đa số người nghèo nhận định cuộc sống của gia đình họ ít cải thiện nếu chỉ với sự hỗ trợ của nhà chùa. Lĩnh vực được cho là cải thiện nhiều nhất là sức khỏe (50,7% ý kiến cho rằng khá cải thiện và 38,6% cho là bình thường), một số lượng ý kiến đáng kể đã nhận định vấn đề nước sạch của gia đình họ có cải thiện khi nhà chùa hỗ trợ (22,5% khá cải thiện và 40,3% bình thường). Hoạt động hỗ trợ mai táng mặc dù được nhà chùa thực hiện khá thường xuyên song vì diễn ra trong một thời gian ngắn nên cũng nhận được khá ít ý kiến cho rằng sự giúp đỡ này cải thiện cuộc sống gia đình họ (52,5% cho rằng bình thường và 3,6% cho rằng khá cải thiện). Những lĩnh vực còn lại như: Hỗ trợ giáo dục, nhà ở, hỗtrợ tiền chữa bệnh được đánh giá là sự tham gia của nhà chùa còn khiêm tốn và chưa có khả năng giúp hộ nghèo cải thiện nhiều chất lượ ng cuộc sống. Khảo sát về những cản trở trong việc tham gia thực hiện giảm nghèo của các tổ chức Phật giáo tại địa phương sẽ phần nào lý giải cho thực trạng này. Bảng 4: Mức độ ảnh hưởng của những rào cản đối với sự tham gia của tổ chức Phật giáo vào đảm bảo an sinh cho hộ nghèo ở huyện Đông Anh Không Bình Khá Rất TT Rào cản ảnh hưởng thường ảnh hưởng ảnh hưởng 1 Thiếu người 1,6 32,2 42,5 23,7 2 Hạn chế trình độ, chuyên môn 2,3 19,8 63,6 14,3 3 Thiếu kinh phí 1,4 2,3 10,9 85,4 4 Cơ sở vật chất, thiết bị 11,1 28,8 38,9 21,2 5 Thiếu mặt bằng 15,2 69,7 15,1 0 6 Khác - - - - Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2019 Theo kết quả điều tra, thiếu kinh phí là rào cản lớn nhất khi nhà chùa tham gia hỗ trợ nhân dân. Như chia sẻ của sư thầy, có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn bệnh nặng cần điều trị song nhà chùa không thể hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh. Có trường hợp lang thang cơ nhỡ hoặc bố mẹ nghèo không thể nuôi con mà nhà chùa cũng không có kinh phí để nhận nuôi. Ngoài ra, hạn chế về trình độ chuyên môn như kiến thức y học, kiến thức phổ thông cũng là rào cản đáng kể để nhà chùa chăm sóc sức khỏe người dân và dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo. Phỏng vấn sâu về
- 412 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... những rào cản nào khác ảnh hưởng đến sự tham gia của nhà chùa vào việc đảm bảo an sinh cho người nghèo, sư thầy chùa NH cho biết: “thủ tục hành chính theo quy định của Nhà nước cũng là một rào cản. Nhà chùa hiểu là cần tuân thủ pháp luật song các sư trong chùa không mấ y người thành thạo trong việc đi xin phép, xin cấ p giấy để được chữa bệnh cho nhân nhân. Thậm chí dạy nghề hay dạy các cháu học nếu thực hiện nhỏ lẻ thì được nhưng nếu muốn phát triển hơn, bài bản hơn thì đương nhiên cần phải xin phép… Mà dính đến các thủ tục giấ y tờ thì ngại lắ m”. Rào cản mặt bằng phục vụ việc hỗ trợ nhân dân không phải là vấn đề lớn vì các tổ chức Phật giáo ở huyện Đông Anh đều có khuôn viên rộng rãi. Sự thiếu thốn về trang thiết bị, cơ sở vật chất để thực hiện khám chữa bệnh, dạy nghề, nuôi dưỡng tạm trú… cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo an sinh cho người nghèo của nhà chùa. Khi được hỏi về mong muốn tham gia hỗ trợ người dân địa phương trong việc đảm bảo an sinh cuộc sống, hầu hết tất cả các tổ chức Phật giáo đều sẵn sàng, bởi vì đây là hành động tốt đẹp, nhân đạo, phù hợp với giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức độ tham gia và tầm ảnh hưởng của những hỗ trợ từ phía các tổ chức Phật giáo đến đời sống người dân chưa nhiều. Sự hỗ trợ chủ yếu phụ thuộc vào những nguồn lực sẵn có của nhà chùa (cầu cúng, lễ nghi, một số ít hơn là khám chữa bệnh, giúp đỡ ăn, ở trong thời gian giới hạn), chưa có giải pháp hiệu quả trong việc huy động nguồn lực xã hội hóa do đó sự tham gia vào các hoạt động an sinh chưa thực sự trở thành phong trào thường xuyên vớ i quy mô lớn. Bên cạ nh sự hạn chế về nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực (trình độ, hiểu biết về y lý, văn hóa của nhà sư) cũng là rào cản, khiến cho những hỗ trợ như dạy học, khám chữa bệnh còn thực hiện rất khiêm tốn. Ngoài ra, sự am hiểu về pháp luật, thủ tục hành chính cũng là yêu cầu cần thiết để giúp cho các tổ chức Phật giáo tham gia tích cực, hiệu quả hơn vào việc đảm bảo an sinh cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng. 2. Kết luận Các tổ chức Phật giáo nói chung và Phật giáo ở huyện Đông Anh nói riêng đã tuyên truyền, tập hợp rộng rãi tăng ni, phật tử tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh cho nhân dân. Các hoạt động từ thiện nhân đạo, an sinh xã hội, giáo dục, khám chữa bệnh, bảo vệ môi trường đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm tốt được nhân rộng, nhiều tấm gương điển hình tạo nên những giá trị và ý nghĩa bền vững, thiết thực. Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự tham gia của các tổ chức Phật giáo ở huyện Đông Anh vào hoạt động đảm bảo an sinh xã hội còn một số hạn chế.Nhữ ng hạn chế này có nguyên
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 413 nhân khách quan và chủ quan như: Thiếu kinh phí, thiếu nhân lực có trình độ cao (đặc biệt về trình độ chuyên môn trong y học, giáo dục), cơ sở vật chất phục vụ việc trợ giúp, thủ tục hành chính… Để nâng cao hơn nữa vai trò của Phật giáo trong đảm bảo an sinh cho người dân, cần thự c hiện đồng bộ một số giải pháp sau: Thứ nhất, các tổ chức Phật giáo (nhà chùa, đền thờ) cần tiếp tục kêu gọi tăng ni, phật tử tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội, công tác xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường. Để việc huy động nguồn lực hiệu quả, cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, gắn nội dung tuyên truyền vớ i những giáo lý cao đẹp của Phật giáo, phát huy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết đại dân tộc trong đảm bảo an sinh cho nhân dân. Thứ hai, áp dụng thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ vào việc tổ chức các hình thức sinh hoạt, làm phong phú, sinh động hình thức tuyên truyền, cập nhật các thông tin thời sự trong và ngoài nước để nâng cao tri thức, tránh việc bị các thế lực phản động lợi dụng. Thứ ba, tổ chức Phật giáo cần đổi mới mô hình tổ chức trong việc quản lý nhân sự, đảm bảo hoạt động hiệu quả, chấp hành nghiêm túc các quy định của Nhà nước và Giáo hội, mỗi tăng ni là tấm gương sáng về đạo đức và lối sống đồng thời là hạt nhân tích cực trong việc trợ giúp người dân đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thứ tư, các tổ chức Phật giáo ở địa phương cần tuyên truyền, vận động phật tử và người dân trong ứng xử văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, lễ hội, kiên quyết xóa bỏ các hình thức mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu. Thứ năm, các cơ sở trợ giúp xã hội và dạy nghề của tôn giáo cần tiếp tục tích cực, chủ động nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục, đào tạo nghề; tập trung bồi dưỡng đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên, cộng tác viên, người phục vụ trong các cơ sở ngày càng thân thiện, có kỹ năng và tâm huyết, trách nhiệm với công việc. Để khuyến khích đội ngũ cộng tác viên, cần biểu dương, khen thưởng và có hình thức ghi nhận những tâm huyết, tình cảm, trách nhiệm và đóng góp các cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ trong các cơ sở trợ giúp xã hội và dạy nghề của tôn giáo. Cuối cùng, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để tăng cường giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ các tổ chức Phật giáo nói riêng và tôn giáo nói chung tham gia phát triển hoạt động an sinh xã hội. Đối với các cơ sở tôn giáo có đủ tiềm
- 414 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... lực để tổ chức giáo dục, dạy nghề, khám chữa bệnh cho nhân dân thì cần được hướng dẫn, tạo điều kiện về các thủ tục theo quy định của pháp luật để được chính thức hóa, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. Với những biện pháp tổng hợp như trên, các tổ chứ c Phật giáo sẽ phát huy hơn nữa vai trò của mình trong đảm bảo an sinh cho hộ nghèo, trở thành những hạt nhân tích cực trong việc giữ gìn đạo đức xã hội, phát triển kinh tế3- xã hội của đất nướ c, thực hiện đúng phương châm “Tốt đời đẹp đạo”. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Trung Hiếu (2018), Phát huy nguồn lực của Phật giáo trong đời sống xã hội, Trang Thông tin điện tử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 2. UNND huyện Đông Anh (2019), Kế hoạch thực hiện giảm nghèo trên địa bàn huyện năm 2019.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vị trí và vai trò của Phật giáo trong đời sống tôn giáo và văn hóa Việt Nam
4 p | 117 | 16
-
Vai trò và vị trí của Phật giáo trong đời sống chính trị Nhật Bản thời cổ - trung đại
6 p | 86 | 8
-
Bài giảng Vai trò của tôn giáo trong vấn đề xã hội Chăm
8 p | 151 | 7
-
Vị thế của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam
8 p | 65 | 7
-
Phật giáo trong quá trình dựng nghiệp của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong
5 p | 28 | 6
-
Vai trò của Phật giáo trong chính sách ngoại giao thời Lý
16 p | 12 | 4
-
Phát huy vai trò của Phật giáo với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
11 p | 12 | 2
-
Vai trò của phật giáo trong việc góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
9 p | 3 | 2
-
Nâng cao vai trò của Phật giáo trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay
14 p | 3 | 2
-
Vai trò của Phật giáo đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
10 p | 6 | 2
-
Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong đời sống cộng đồng người Việt tại Lào (Nghiên cứu trường hợp chùa Phật Tích ở Viêng Chăn)
17 p | 13 | 2
-
An sinh xã hội ở Việt Nam và vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội trong thời kỳ phát triển và hội nhập
12 p | 8 | 1
-
Vai trò của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày nay
12 p | 7 | 1
-
Vai trò của Phật giáo với công tác xóa đói giảm nghèo nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
8 p | 8 | 1
-
Vai trò của Phật giáo trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội Việt Nam đương đại
13 p | 3 | 1
-
Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ mới
8 p | 4 | 1
-
Vai trò của Phật giáo với công tác an sinh xã hội
26 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn