intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao vai trò của Phật giáo trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nâng cao vai trò của phật giáo trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay trình bày các nội dung: Khái quát về Phật giáo và công tác an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế ở Việt Nam; Vai trò của Phật giáo trong hoạt động an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế; Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Phật giáo đối với công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao vai trò của Phật giáo trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay

  1. NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TS. LƯƠNG CÔNG LÝ* ThS. TRỊNH THỊ THU HẰNG*1 Tóm tắt: Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới; ngay từ khi ra đời, vận động và phát triển hòa nhập với dòng chảy thời đại, Phật giáo đã du nhập và đem lại sự ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới tư tưởng tình cảm, đời sống của nhân dân. Chúng ta thấy Phật giáo được phổ biến rộng rãi tại Việt Na, thấy được vai trò hướng thiện và giá trị nhân bản của Phật giáo chính là sự phù hợp gắn kết với truyền thống đạo đức cũng như mong ước sống một đời sống hòa bình, an lạc của đại đa số người dân Việt Nam. Không chỉ lấy điểm xuất phát từ “tâm từ bi” và “trí huệ sáng suốt” để hướng tới mục đích cao cả là giúp con người thoát khổ, mà Phật giáo sống trong lòng Việt Nam còn có khuynh hướng nhập thế đặc biệt rõ nét. Hoằng dương Phật pháp - đưa giáo lý nhà Phật vào đời sống và hiện thực nó qua hành động giúp đời, giúp người đã và đang trở thành đóng góp có ý nghĩa lớn, đặc biệt trong lĩnh vực y tế cộng đồng của người dân Việt Nam. Từ khóa: Phật giáo và an sinh xã hội Việt Nam, vai trò Phật giáo đối với lĩnh vực y tế. Đặt vấn đề Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời và đã trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống văn hóa của con người Việt Nam. Với hệ giá trị được xây dựng và tồn tại tới hơn 2000 năm của Phật giáo chúng ta có thể nhận định sức sống lâu bền của đạo Phật; ngay cả khi phát triển ở Việt Nam tôn giáo này cũng luôn đồng hành góp phần tạo nên bản sắc văn hóa và cốt cách của con người dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, các tôn giáo tại Việt Nam đang ngày càng * Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 377 thể hiện vai trò của mình đối với những hoạt động xã hội chung, đặc biệt là lĩnh vực từ thiện nhân đạo nhằm mục tiêu giúp đỡ mọi trường hợp khó khăn, hoạn nạn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy sự phát triển đất nước. Phật giáo Việt Nam ngày nay nêu cao tinh thần “nhập thế giúp đời”, thực hiện tốt nhiều hoạt động theo phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Từ khi Phật giáo hòa mình cùng với tiến trình đổi mới đất nước, cho tới nay phần nào đã khẳng định giá trị thực tiễn của môt tôn giáo vì con người và đề cao con người. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu chuyên đề “nâng cao vai trò của Phật giáo với công tác an sinh xã hội trên lĩnh vực Y tế ở Việt Nam hiện nay” tác giả đã lựa chọn các phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp cùng phương pháp thống kê xã hội học, từ đó luận giải các quan điểm của Phật giáo đồng hành phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực an sinh xã hội, được mỗi người dân Việt Nam luôn dựa vào các triết lý nhà Phật và lấy đó là niềm tin đạo đức, định hướng tư tưởng và hành động phù hợp với cuộc sống hiện tại, đặc biệt là sự quan tâm và ảnh hưởng của giáo hội Phật giáo Việt Nam đến các vấn đề về cứu khổ cứu nạn khi người dân gặp các vấn đề về kinh tế khó khăn, vấn đề quan hệ xã hội, hay ốm đau, bệnh nặng, do vậy tác giả lựa chọn các phương pháp này để luận giải về vai trò của Phất giáo đối với An sinh xã hội trên lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay. 1. Khái quát về Phật giáo và công tác an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế ở Việt Nam 1.1. Khái quát về Phật giáo và vai trò của Phật giáo đối với đời sống xã hội hiện nay Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN ở Ấn Độ cổ đại, nay thuộc về thuộc Nêpan. Sự xuất hiện của Phật giáo nhằm mục đích tìm ra con đường chân chính để giải thoát mọi khổ đau, phiền não cho muôn loài chúng sinh. Từ khi ra đời Phật giáo đã mang tính nhân bản sâu sắc như thế. Người sáng lập ra đạo Phật là Đức phật Thích ca Mâu ni đã từng khẳng định: Đạo của nhà Phật là đạo giải thoát cũng giống như nước ngoài biển khơi chỉ có một vị, đó là vị mặn. Cơ sở ban đầu hình thành Phật giáo ở miền đất Ấn Độ là do chế độ nô lệ với sự phân biệt đẳng cấp vô cùng hà khắc. Điều này đã đẩy tầng lớp nô lệ vào vũng lầy của nghèo đói, bóc lột, khổ đau. Họ khao khát được thể hiện tinh thần phản kháng quyết liệt đối với thuyết phân chia đẳng cấp. Phật giáo ra đời là lực lượng tôn giáo dẫn đường và giúp đỡ cho bộ phận tầng lớp nô lệ đó. Càng về sau, Phật giáo càng chứng tỏ chân
  3. 378 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... giá trị của mình, không ngừng lớn mạnh, du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể nói, Phật giáo đã sống phúc âm giữa lòng dân tộc Việt Nam, đem lại luồng gió mời phù hợp với truyền thống văn hóa và con người Việt Nam bởi tính nhân văn, sống đạo đức hợp với lẽ ở đời. Các giáo lý của nhà Phật đều bộc lộ bản chất của “tâm từ bi” và mục tiêu “giải thoát”, tất cả vì con người và chân lý người với người sống để yêu thương gắn bó với nhau. Vì lẽ đó, Phật giáo đưa ra giáo lý cơ bản có tính ứng dụng vào thực tiễn đời sống giúp định hướng tâm tư và hành động của con người như: Thuyết Tứ diệu đế (là học thuyết tìm ra 8 nỗi khổ luân hồi triền miên của kiếp người, lý giải căn nguyên gây khổ đau và đưa ra nhận định về tầm quan trọng của việc diệt trừ nguồn gốc dẫn đến ưu phiền; đồng thời Phật chỉ ra 8 con đường tiệt diệt thiêng liêng giúp mỗi người tụ tập chân chính để đẩy lùi “khát ái”, tham – sân si mà chấm dứt phiền não, thống khổ, đạt tới cảnh giới cao nhất là cõi “niết bàn”). Hay thuyết Duyên khởi được xem là cơ sở lý luận của Phật giáo, ở đó Phật đưa ra nguyên nhân cho mọi sự hình thành, vận động và phát triển của muôn loài đó là chữ “duyên”; duyên hợp thì mọi sự kết thành, duyên tan thì mọi sự tan rã; cứ như vậy nhờ “duyên” mà kết thành “quả”, rồi chính “quả” đó lại trở thành “nhân” để hợp với “duyên” khác sinh ra “quả” mới. Cuộc sống luân hồi theo một vòng tuần hoàn vận động, biến đổi như thế. Phật giáo đã khái quát lên 12 nhân duyên trong đời sống gọi là Thập nhị nhân duyên. Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra một hệ thống về thế giới quan, nhân sinh quan rất khoa học, giá trị. Có thể thấy, những tư tưởng căn bản trong giáo lý nhà Phật đã thể hiện tinh thần chung là sự gắn kết giữa đạo đức và trí tuệ uyên thâm sâu sắc. Đây cũng sẽ là nền tảng cơ sở giúp Phật giáo hòa hợp với văn hóa dân tộc, phổ độ chúng sinh. Hành động thực tế sẽ đem ánh sáng Phật pháp thấm thuần trong đời sống, ban trải rộng rãi tâm tràn ngập yêu thương qua mọi hoạt động nhân đạo, cứu giúp đời người khó khăn. Vai trò của Phật giáo đối với các mặt của đời sống xã hội đương đại ở Việt Nam: Xã hội ngày càng phát triển tiến bộ đã đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần giải trí của con người; xã hội thêm văn minh, hội nhập sâu rộng. Nhưng kéo theo đó là một số vấn đề nảy sinh khiến cho văn hóa đạo đức có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng, thực trạng về ô nhiễm môi trường, thiên tai bão lụt, làm thế nào để phát triển kinh tế hiệu quả bền vững và kéo gần sự chênh lệch giàu - nghèo trong xã hội là những khía cạnh nổi cộm, phức tạp hiện nay. Đứng trước nhiều thách thức đặt ra cho đất nước, không chỉ Đảng - Nhà nước và ban ngành lãnh đạo
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 379 quan tâm sát sao mà còn có sự chung tay góp sức, hỗ trợ tích cực của các tổ chức tôn giáo trên toàn quốc. Trong đó những đóng góp của Phật giáo trên mọi mặt đời sống được ghi nhận và không ngừng lan tỏa tới cộng đồng. Phật giáo với đông đảo các tu sĩ thuộc tôn giáo này đã tích cực hưởng ứng theo quan điểm, tinh thần của Đảng, đề cao lĩnh vực an sinh xã hội: “coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta”1. Với tư tưởng nhập thế của Phật giáo từ ngay lịch sử hình thành cho tới nay, giáo lý Đức Phật dạy đã được hiện thực hóa trên nhiều mặt của đời sống nhân dân Việt Nam: Phật giáo với phát triển kinh tế; Phật giáo với vấn đề giáo dục; Phật giáo với môi trường; Phât giáo trong phát triển khoa học công nghệ; Phật giáo với vấn đề hôn nhân gia đình; Phật giáo và các hoạt động từ thiện, nhân đạo; Phật giáo trong quan hệ quốc tế... Đặc biệt, hoạt động của hội Phật giáo Việt Nam hiện nay đang mở rộng mạnh mẽ ở lĩnh vực y tế, việc làm thiện nguyện cứu giúp người dân gặp hoàn cảnh bệnh tật, khó khăn, hoạn nạn. Các hoạt động của tổ chức Giáo hội Phật giáo lớn nhỏ khắp cả nước đang thực sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống hiện thực, đúng như những lời tuyên bố của Đức Phật Thích Ca: Đức Phật xuất hiện ở đời và hình thành phát triển Phật giáo là vì sự khổ và sự tiêu diệt nỗi khổ, vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và loài người. Chính vì vậy, ngày nay, phật tử trong ngoài tôn giáo tích cực tham gia đẩy mạnh hiệu quả công tác an sinh xã hội ở Việt Nam dưới sự quản lý và lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tiêu biểu là trong lĩnh vực y tế đạt hiểu quả cao. 1.2. Khái quát về công tác an sinh xã hội trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam An sinh xã hội được định nghĩa toàn diện, khái quát nhất trong Nghị Quyết Số 15 NQ/TW của BCH Trung ương khóa XI, đó là: “Các lĩnh vực xã hội đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhất là xóa đói giảm nghèo, tạo ra việc làm ưu đãi người có công, giáo dục đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công tác gia đình và bình đẳng giới. Đời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định chính trị xã hội”2. Có thể hiểu một cách đơn giản theo nghĩa rộng về an sinh xã hội là toàn bộ những nội dung, chương trình đặt trong sự quản lí, điều tiết của Nhà nước để cung cấp dịch vụ, hoàn thiện chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển cân bằng ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hệ thống chính sách an sinh xã hội nước ta hiện nay được khái quát thành bốn nhóm cơ bản, bao gồm: 1 Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, tr.1. 2 Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, tr.1.
  5. 380 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Nhóm chính sách bảo hiểm xã hội; Nhóm chính sách điều tiết làm việc lao động và giảm nghèo; Nhóm chính sách nhằm hỗ trợ các trường hợp gặp rủi ro đột xuất; Nhóm chính sách dịch vụ xã hội công cộng. Các chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra tính tới nay đã và đang được áp dụng triển khai rộng rãi, nghiêm túc, có hiệu quả, thu hút nhiều lực lượng xã hội và tầng lớp người dân tham gia hành động an sinh xã hội và tự an sinh, trong đó có tổ chức Phật giáo Việt Nam. Từng chỉ đạo hành động của cấp lãnh đạo đã thấm nhuấn và được nêu cao với tinh thần: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”1. An sinh xã hội trên lĩnh vực y tế là một trong những lĩnh vực thuộc nhóm dịch vụ cơ bản của an sinh xã hội quốc gia cùng với giáo dục, hỗ trợ nơi ở cho người khó khăn và những sự trợ giúp xã hội khác. Cả nước đã gặt hái được kết quả tích cực ở lĩnh vực này, thể hiện cụ thể ở chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho người dân tham gia bảo hiểm y tế - nhằm đề phòng rủi ro bệnh tật, tai nạn cho con người, đảm bảo cho họ quyền được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe cơ bản tối thiểu nếu gặp bất trắc. Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng cao, ngay cả những người nghèo - cận nghèo cũng đã được bảo đảm hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm. Bên cạnh đó, các tiêu chí quan trọng đánh giá tính hiệu quả của an sinh xã hội về y tế ngày một hoàn thiện, hiệu quả. Số trạm y tế, số làng bản vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn có nhân viên y tế, có bác sỹ chuyên môn sâu như sản, nhi - hộ sinh hằng năm đã tăng lên đáng kế, đảm bảo cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất tới người dân, phù hợp từng điều kiện hoàn cảnh. Vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em được chú trọng, giảm tỉ lệ trẻ suy sinh dưỡng, nhẹ cân; tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em giảm mạnh do được hỗ trợ chế độ khám thai và sinh nở tại cơ sở y tế từ cấp cơ sở; do đó sớm phát hiện các vấn đề bất thường trong thời kỳ mang thai sản, có phương pháp xử lý hữu hiệu. Ngoài ra, khám chữa bệnh cho người dân đã được tập trung về chất lượng dịch vụ giúp mọi người có điều kiện điều trị nhanh chóng, chất lượng nhất. Luôn luôn song hành với công tác xã hội mà Đảng và Nhà nước phát động đó là các hoạt động của tổ chức Phật giáo, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Phật giáo đã thực sự phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức, nguồn nội lực tốt đẹp nhất của tôn giáo mình cho quá trình đẩy mạnh chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nhân dân, phát triển đất nước. Tinh thần nhập thế của Phật giáo là vô cùng mạnh mẽ, có giá trị; vì vậy 1 Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, tr.2.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 381 Phật giáo có cơ sở thuận lợi để đưa ra giáo lý ứng dụng vào thực tiễn, giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội đương đại và đời sống con người. Hoạt động nhân đạo, từ thiện, đảm bảo phát triển y tế là một điểm sáng của sự phối hợp giữa đạo Phật và chính sách an sinh xã hội quốc gia. 2. Vai trò của Phật giáo trong hoạt động an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế Đức Phật đã từng dạy: “Con người có nước mắt cùng mặn, dòng máu cũng đỏ”, vì vậy mà sống trên cõi đời phải lấy “tâm từ bi” để đối nhân xử thế, cũng vì cái tâm yêu thương đồng loại và muôn loài chúng sinh mà coi trọng lẽ giúp người, giúp đời. Có thể thấy, “Đồng cảm; sẻ chia nhân ái, từ thiện” là nguyện vọng, và làm việc thiết thực đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước. Vai trò của Phật giáo đối với công tác an sinh xã hội, tiêu biểu trên lĩnh vực y tế được khái quát qua một số nội dung cơ bản như sau: 2.1. Xây dựng các cơ sở khám chữa bệnh và trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe cho nhân dân Phật giáo là một tôn giáo có vai trò đóng góp đặc biệt quan trọng trong công tác chăm sóc, chữa bệnh, cứu người. Thực hiện niềm tin tôn giáo cho quảng đại quần chúng nhân dân đang ngày một phát huy giá trị, nhất là niềm tin vào việc Phật giáo - tôn giáo lấy con người làm trọng tâm, lấy sự hạnh phúc an lạc của con người là mục đích hướng tới. Vì vậy những phong trào thực hiện an sinh xã hội ở mọi mặt của Phật giáo, tiêu biểu là y tế đã thu hút sự quan tâm, tin dùng trị liệu của người dân. Nhiều hoạt động cụ thể tạo tiếng vang lớn và mở rộng khắp cả nước. Các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền của Phật giáo được xây dựng và hoạt động rất hiệu quả, đáp ứng nhiều lượt thăm khám, chữa bệnh của người dân, hầu hết các cơ sở hoạt động miễn phí. Hệ thống Tuệ Tĩnh đường là hệ thống phòng khám chuẩn trị y học dân tộc của giáo hội Phật giáo đang triển khai rộng khắp với tiêu chuẩn có phòng khám đa khoa và rất nhiều nhà thuốc nam, phòng châm cứu trị liệu ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế, Đã Nẵng, Sóc Trăng, Cà Mau... Tại nhiều địa phương, Ban Trị sự Phật giáo cũng đã thành lập nhiều trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS, bệnh phong... Các cơ sở y tế này đã thực hiện khám bệnh, tư vấn, chữa trị bằng phương pháp đặc trưng của y học dân tôc là châm cứu, bấm huyệt, phát thuốc nam cho người bệnh. Theo ghi nhận tại nhiều địa phương, các phòng thuốc nam của giáo hội Phật giáo mang lại hiệu quả tích cực trong công tác khám chữa bệnh cho người dân, hoạt
  7. 382 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... động ổn định, đem đến lòng tin và tạo sức mạnh tinh thần lạc quan, mạnh mẽ hơn trong chống chọi bệnh tật của những người bệnh. Thật vậy nếu y khoa phương Tây đem lại các cách thức chữa bệnh với khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến giúp thích ứng với nhiều loại bệnh tật, cho con người có cơ hội can thiệp sâu của máy móc và thuốc tân dược thì y học dân tộc (ở đây là phương pháp khám chữa cổ truyền của phòng khám thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam) đã không chỉ đem lại cho người bệnh phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả mà còn vô hình tiếp thêm niềm tin, sức mạnh nội tâm vào một lực lượng tôn giáo thiện lành sẽ giúp họ đẩy lùi bệnh tật. Giá trị trị liệu và giá trị tinh thần của các cơ sở khám chữa bệnh ngày một phát huy hiệu quả là vì lẽ đó. Bên cạnh hệ thống phòng khám bệnh thuộc ban Trị sự Phật giáo thì ở các chùa riêng lẻ cũng thành lập nhiều phòng khám chuẩn trị y học cổ truyền khám chữa cho người nghèo như Chùa Phước An (Cần Thơ) có thế mạnh chuyên điều trị về xương khớp, gan mật, tiểu đường... Nhiều năm qua, nơi đây đã phục vụ cho nhân dân khắp các tỉnh thành về khám chữa bệnh, chi ra rất nhiều kinh phí thuốc thang để hỗ trợ gửi đến tay bệnh nhân, tất để đều là miễn phí. Thông điệp của tình yêu thương, lòng từ bi và cứu giúp con người mà các cơ sở y học của Phật giáo đưa lại qua nhiều hành động góp phần trở thành nguồn động lực mạnh mẽ giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn. Chúng ta nhận thấy vai trò của Phật giáo đối với hoạt động y tế đang ngày một phát huy và ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống người dân, nợ được song hành cùng với những chính sách và chương trình an sinh của Nhà nước về mảng y tế cộng đồng. 2.2. Hỗ trợ tối đa các nguồn lực giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bênh tật hiểm nghèo khía cạnh này, Phật giáo thể hiện rất rõ vai trò của mình thông qua các hoạt động từ thiện nhân đạo. Nguồn kinh phí hỗ trợ do Giáo hội Phật giáo vận động tăng, ni, phật tử, nhà hảo tâm trong nước và kiều bào ở nước ngoài đóng góp đã được tập trung sử dụng hiệu quả vào nhiều chương trình từ thiện giúp đỡ phần nào trường hợp khó khăn, giúp họ vơi bớt gánh nặng do bệnh tật, do điều kiện kinh tế mà Nhà nước ta chưa thể đáp ứng kịp thời. Hằng năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại các bệnh viện lớn trên cả nước thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ bữa ăn cho bệnh nhân nghèo, điển hình như: Bệnh viện K (Hà Nội); Bệnh viện An Bình (Tp. HCM); Bệnh viện Bà Rịa, Viện Lê Lợi (Vũng Tàu); Bệnh viện Đa Khoa Bình Phước; Viện Y Học Cổ Truyền Bình Phước;... Những suất ăn đơn giản nhưng đã thể hiện tấm lòng nhân đạo, yêu thương chia sẻ đối với mảnh đời khó khăn bất hạnh, nỗi
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 383 buồn được san nửa sẽ góp phần giúp bệnh nhân ở những nơi có ánh sáng Phật pháp lan tỏa thêm ý chí và nghị lực để tiếp tục điều trị tích cực. Mô hình “nồi cháo tình thương” do Phật giáo nhiều tỉnh thành phát động tại bệnh viện Nhi (Thanh Hóa); Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Tp. HCM); Bệnh viên Đa Khoa (Đà Nẵng);... một phần hỗ trợ cuộc sống cho hàng ngàn bệnh nhân đang điều trị; một phần nhân rộng tình cảm sâu nặng của Giáo hội Phật giáo với nhân dân; qua đó trở thành một trong những điểm tựa tinh thần cho bệnh nhân và là một giá trị đạo đức cao đẹp cho các tổ chức tôn giáo và nhiều tổ chức khác đồng hành, phát huy. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo đặc biệt chú trọng công tác hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ em mồ côi cơ nhỡ. Với kinh phí lớn mà Giáo hội Phật giáo đã phải huy động sự chung tay góp sức thì tới hiện nay, trên cả nước chúng ta đã hình thành nhiều cơ sở đáp ứng công tác trên, góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội, cho các cơ sở y tế của Nhà nước hiện nay vẫn đang quá tải hoặc hoạt động hết công suất và chưa kịp đáp ứng như cầu cho nhân dân. Phật giáo ngày nay đã song hành cùng với sự vận động của dân tộc, cùng nhân dân, sẻ chia và hành động trong các lĩnh vực an sinh xã hội, dần dần khẳng định vị trí và tầm ảnh hưởng quan trọng của một trong những tôn giáo lớn mạnh nhất trên thế giới. 2.3. Tập trung định hướng mở lớp đào tạo cán bộ trong lĩnh vực y tế đáp ứng quy định của Nhà nước và nhu cầu của nhân dân Sự hình thành và phát triển của các phòng khám y học cổ truyền trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có sự đóng góp lớn của các lương y, thầy thuốc đến từ nhiều cơ sở Đông y. Phương châm của Phật giáo trong công tác hoạt động y tế cộng đồng đó là “Tu học - Hành thiên - Ích nước - Lợi dân”. Bên cạnh việc tập trung hành động thực tế, ban trải ánh sáng từ bi của đạo Phật tới quần chúng nhân dân qua nhiều chương trình và việc làm thiện nguyện thì Giáo hội Phật giáo cũng đã chú trọng nhiều hơn nữa công tác trau dồi tay nghề y học, kiến thức y khoa cổ truyền đề phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu và mong ước của nhân dân. Vì vậy, ban Trị sự Phật giáo đã tích cực kết hợp với nhiều tổ chức để thúc đẩy công tác đào tạo nâng cao chuyên môn cho các lương y của cơ sở khám chữa bệnh. Chủ đề “Sáng kiến của lãnh đạo Phật giáo về tuyền truyền phòng chống HIV/AIDS, dưới sự hỗ trợ của lãnh đạo tổ chức Unico phần nào cho thấy hoạt động đẩy mạnh việc học tập, trao đổi kiến thức sâu rộng, phổ biến hơn tới những người tham gia khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe cho người dân. Hằng năm, Giáo hội Phật giáo đầu tư ban hành các ấn phẩm, tập kỷ yếu về y học, góp phần cung cấp thông tin, tư liệu về y khoa tới đông đảo
  9. 384 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... độc giả, tạo điều kiện học tập tiếp cận kiến thức phục vụ lĩnh vực y tế. Đồng thời, Giáo hội Phật giáo quan tâm tới công tác mở lớp đào tạo cán bộ y tế sơ cấp, đào tạo Đông y sĩ để phục vụ ngày một hiệu quả trong khám chữa bệnh cho người dân. Ban Trị sự Phật giáo còn thường xuyên tổ chức các lớp dậy dưỡng sinh, châm cứu cho nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân ở những cơ sở y tế của Phật giáo. Tiêu biểu là chương trình đào tạo tại chủa Hải Đức (Thừa Thiên Huế) nhằm nâng cao kiến thức chăm sóc, tư vấn cho bệnh nhân nhiễm HIV đã mang lại ý nghĩa xã hội to lớn; một mặt tác động của phương pháp trị liệu giúp họ điều trị bệnh tật, một mặt góp phần xóa đi mặc cảm xã hội, sự kỳ thị đối với người bệnh, giúp cứu rỗi những tâm hồn lầm lạc trở về trạng thái cân bằng, lạc quan hơn. Công tác mở lớp đào tạo y học cổ truyền thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày một rộng rãi, vừa đảm bảo yêu cầu chuyên môn khoa học của Nhà nước và góp phần nhân rộng nhiền hơn nữa những tấm lòng từ bi - sẵn sàng học tập, hy sinh cống hiến cho an sinh xã hội, giúp đỡ miễn phí những người khó khăn của những vị thầy thuốc cổ truyền. 2.4. Phối kết hợp với các tổ chức tôn giáo khác đặt dưới sự quản lí của Nhà nước trong hoạt động y tế Có thế thấy, để hoạt động an sinh xã hội trong lĩnh vực y tế được bền vững và đạt hiệu quả tối đa thì rất cần tới sự kết hợp của các tổ chức thành viên và ngành y tế đất nước. Phật giáo là một trong những tổ chức nêu cao tinh thần phối hợp cùng những lực lượng chức năng khác, chung tay thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện trên lĩnh vực y tế. Phải kể tới những tổ chức tôn giáo như Công giáo Việt Nam, một số đạo phái khác tại Việt Nam đã đẩy mạnh tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, kết hợp cùng nhau để phụng sự tổ quốc, giúp đỡ nhân dân. Bởi lẽ các tôn giáo đều gặp nhau ở một điểm chung đó là tinh thần nhân ái, ứng xử nhân văn lấy “đạo hạnh” là thước đo và làm mục tiêu hướng tới. Đúng như lời nhận định: Phật Thích Ca dạy “đức đạo là từ bi”, chúa Giêsu dạy “đạo đức là bác ái”, còn Nho gia dạy “đạo đức là nhân nghĩa”... Những giá trị văn hóa tốt đẹp, hoạt động thiện nguyện từ tâm của Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung đã góp phần tạo nên sự đa dạng đặc sắc của nền văn hóa truyền thống, đạo đức tương thân tương ái vốn có ngàn đời của người dân Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, đứng trước sự du nhập mạnh mẽ của các yếu tố ngoại lai càng cho thấy vai trò quan trọng của việc đoàn kết các tôn giáo trong nước để một lòng giúp đỡ nhân dân, chống lại mọi sự diễn biến thoái hóa đạo đức xã hội. Chính vì nhìn nhận thấu đáo ý nghĩa này mà lần đầu tiên sau 44 năm đất nước giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã tổ
  10. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 385 chức một hội nghị biểu dương toàn quốc về tôn giáo trong công tác chăm lo sức khỏe cho người cộng đồng diễn ra vào năm 2017. Phật giáo cần tập trung hơn nữa trong công tác phối kết hợp với nhiều tôn giáo tín ngưỡng và tổ chức xã hội khác để nâng cao vai trò hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt ở lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Phật giáo đối với công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay Có thể thấy, hoạt động từ thiện, an sinh xã hội trên lĩnh vực y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang ngày càng mở rộng về quy mô, số lượng các cơ sở khám chữa, mô hình đa dạng và linh hoạt, đổi mới trong cách thức tiến hành. Hoạt động y tế của Phật giáo không ngừng đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng người dân, đặc biệt là công tác khám chữa bệnh thiện nguyện miễn phí cho người dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Công tác an sinh xã hội của Phật giáo được tổ chức dựa trên sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội; đảm bảo hoạt động theo đúng tinh thần mục tiêu của đạo Phật, quy định chính sách của Nhà nước. Để các hoạt động về lĩnh vực y tế của Phật giáo đạt hiệu quả tốt hơn nữa, góp phần chia sẻ gánh nặng với Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội; cùng các cơ quan, đoàn thể chung tay vì một xã hội tốt đẹp, mọi người dân có cuộc sống hạnh phúc chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và thực hiện những giải pháp như sau: Một là, Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện chủ trương, chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện tốt hơn nữa để các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng thuận lợi hơn trong việc tham gia vào công tác an sinh xã hội về lĩnh vực y tế. Trong thời đại hiện nay, Nhà nước ta ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác an sinh xã hội cũng như vai trò đóng góp quan trọng của các tổ chức tôn giáo đối với sự ổn định và phát triển đất nước. Văn kiện Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội... trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương” [2; tr.228]; Nghị quyết số 15 của Đảng về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020” đề ra yêu cầu “Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ”. Cụ thể hóa quan điểm đó, Chính phủ đã xây dựng Chương trình hành động với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân nhằm bảo đảm việc làm, thu nhập tối thiểu của mỗi người dân; tăng số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội; trợ giúp cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm để người dân tiếp cận
  11. 386 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... được với các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu. Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội”1 . Chủ trương, chính sách an sinh xã hội của Đảng về y tế rất phù hợp với tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo, điều này sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để Phật giáo tham gia vào công tác này tích cực và hiệu quả nhất. Hai là, Chương trình hoạt động thiện nguyện trên lĩnh vực y tế của Phật giáo ở các nơi trên cả nước ngày càng được đảm bảo về chất lượng và mở rộng quy mô, số lượng cơ sở phòng khám y tế cổ truyền gia tăng đáng kể. Tuy nhiên chỉ mới tập trung tại các chùa ở những thành phố lớn, chưa triển khai đồng bộ, có định hướng chiến lược phát triển để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao như hiện nay. Ở nhiều nơi, chương trình tư vấn, chữa trị còn tự phát, chủ yếu do những nhà sư hảo tâm có kiến thức y học dân tộc đứng ra nghiên cứu chuẩn trị cho người dân. Vì vậy, tại mỗi chùa cần đẩy mạnh việc thành lập các lớp đào tạo y khoa, bên cạnh đó xây dựng cơ sở phòng khám có mô hình hoạt động khoa học, thường xuyên để liên tục đón tiếp và chăm sóc bệnh nhân với một điều kiện tốt nhất. Ba là, Hoạt động trong lĩnh vực y tế của Phật giáo đang được đông đảo tín đồ phật tử trong và ngoài nước tích cực hưởng ứng. Bởi công tác này của Giáo hội không chỉ thể hiện mục đích cao cả của những Phật từ là hành động vì con người mà còn đem lại giá trị thực tiễn sâu sắc ở chỗ làm giảm bớt phần nào gánh nặng cho nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội quốc gia về y tế, thúc đẩy sự ổn định của đời sống nhân dân và phát triển đất nước. Vì vậy các tổ chức đoàn thể thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam khi hoạt động y tế tư vấn, khám chữa bệnh phải dựa trên cái tâm “từ bi, hỷ xả”, tránh những hành vi trục lợi cá nhân hay những việc làm tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần Phật giáo. Đặc biệt trong việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, vật phẩm do cá nhân, tổ chức tài trợ cho công tác hoạt động an sinh xã hội về y tế phải được công khai, rõ ràng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và của Giáo hội. Chúng ta cần đấy mạnh hơn nữa công tác an sinh xã hội trong lĩnh vực y tế, thúc đẩy tăng cường tính hệ thống đồng bộ, kết nối trong các chương trình xã hội; tập trung phối hợp giữa chính quyền, các đoàn thể nhân dân; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động khám chữa bệnh ở các phòng khám cơ sở. Qua đó thường xuyên nắm bắt tình trạng, hiệu quả hoạt động; kịp thời biểu dương nhân rộng những việc làm tích cực, khắc phục những thiếu sót để phát huy tốt nhất vai trò của Phật giáo đối với công tác an sinh xã hội về y tế. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.137.
  12. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 387 Trong mọi hoạt động xã hội, các tổ chức chính trị xã hội cần tăng cường phối hợp với Giáo hội Phật giáo bảo đảm các hoạt động đúng với tôn chỉ, mục đích trong Hiến chương của Giáo hội, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và quy định, pháp luật của Nhà nước. Bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chủ trương xã hội hóa y tế, giúp các tổ chức tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng quản lý, tổ chức các hoạt động này hiệu quả. Người dân là chủ thể cũng là đối tượng hưởng thụ những chương trình y tế cộng đồng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vì vậy mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò và những đóng góp quan trọng của Phật giáo cho y tế xã hội ở nước ta hiện nay. Từ đó, người dân sẽ nâng cao tinh thần cùng nhau kết hợp xây dựng mô hình phòng khám chữa bệnh ở những cơ sở Phật giáo ngày một vững mạnh, mở rộng quy mô và làm việc hiệu quả hơn. Công tác tuyên truyền có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức như tổ chức các buổi sinh hoạt tôn giáo cùng sự tham gia của đông đảo người dân để chia sẻ về giáo lý căn bản cũng như mục tiêu của đạo Phật nhập thế hiện nay là không ngừng ứng dụng vào thực tiễn đời sống, ban trải tâm từ bi của Phật để giúp đỡ tất cả mọi người khó khăn tật bệnh, đem lại cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho nhân dân. Niềm tin tôn giáo sẽ tác động rất mạnh mẽ tới tinh thần, tình cảm của con người; nó có thể coi là một liều thuốc vô hình nhưng hữu hiệu giúp cho những người đang gặp hoạn nạn có niềm tin hơn về một tương lai tốt đẹp. Đồng thời thường xuyên tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm, phương thuốc và phương pháp điều trị y học cổ truyền của dân tộc tới các thầy thuốc và người dân để chúng ta có hiểu biết hơn về hiệu quả của phương thức chữa bệnh mà cơ sở y tế Phật giáo đang ngày một hoàn thiện. Sáu là, Giáo hội Phật giáo tuyên truyền, vận động nhân dân phát triển cây thuốc nam phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết ở các vùng dân tộc thiểu số, một mặt là để phát triển nguồn được liệu, mặt khác để phát triển đời sống kinh tế cho chính người dân. Việt Nam nằm ở khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, điều kiện tự nhiên thuận lợi đem tới cho nước ta sự phong phú, đa dạng sinh vật thuộc nhóm cao trên thế giới. Trong đó độ đa dạng về cây cỏ thực vật, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm tỉ lệ cao. Nước ta lại nằm tại khu vực có sự giao lưu, tiếp biến của các nền văn hóa Đông Nam Á, cùng với sự hòa nhập sinh sống của 54 dân tộc anh em trên khắp lãnh thổ Việt Nam giúp chúng ta kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý giá của các cộng đồng dân tộc khác nhau. Gía trị đặc biệt của nó đó là sử dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật và phát triển
  13. 388 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... kinh tế. Cây thuốc nam cổ truyền ở Việt Nam chủ yếu mọc hoang dại tại vùng rừng núi - nơi sinh sống của phần lớn các dân tộc thiểu số của nước ta. Sự đa dạng về tộc người, về điều kiện khí hậu - thổ nhưỡng, văn hóa phong tục tập quán đã làm nên những nét đa dạng trong kinh nghiệm gia truyền sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh giúp người. Thời gian gần đây, cây thực vật có thể sử dụng làm phương thuốc nam chữa bệnh đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Điều này có mối liên hệ quan trọng trong công tác hoạt động y tế của các thầy thuốc đông y thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bởi lẽ các phương thuốc cổ truyền từ cây cỏ được xem là thế mạnh, đặc trưng trong khám chữa bệnh của phòng khám, hay cơ sở y tế Phật giáo. Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế, có hàng nghìn loại cây thuốc nam thuộc hàng trăm họ thực vật khác nhau; trong đó các loài cây thuốc hoang dại mọc chủ yếu ở rừng núi. Mỗi tỉnh miền núi nước ta được ghi nhận có tới gần một nghìn loài cây cỏ dược liệu, tỉnh đồng bằng có số lượng ít hơn. Ở vùng núi các dân tộc thiểu số phát hiện nhiều cây thuốc quý hiếm được phát hiện như cây mộc hương, hoàng liên, sâm vũ diệp, củ đương quy, hà thủ ô đỏ, sâm Ngọc Linh, ba chỉ, xuyên khung, cây náng hoa trắng, trinh nữ hoàng cung… Vùng núi rừng nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam như: Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình,... có số lượng cây thuốc nam đa dạng bậc nhât nước ta. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cây dược liệu ở những địa phương này. Từ những cây thuốc nam, nhân dân ta bài chế ra rất nhiều bài thuốc gia truyền, đặc biệt ở mỗi vùng dân tộc lại có những phương thuốc bí truyền, thường được lưu truyền từ đời này qua đời khác và có công hiệu cao trong điều trị bệnh tật. Chính vì vậy, một số tỉnh thuộc miền Tây Bắc đã triển khai đề án: “Bảo tồn và phát triển cây dược liệu” do ban lãnh đạo phát động tổ chức. Chúng ta đã đưa ra những cơ chế cụ thể nhằm bảo vệ giống cây dược liệu, nhất là những nguồn gen quý hiếm; bên cạnh đó cơ quan chức năng hỗ trợ tối đa người dân về giống, vốn, phương tiện kỹ thuật trong trồng trọt, khai thác và chế biến cây dược liệu. Phát triển cây thuốc nam cổ truyền đã là một thế mạnh của vùng dân tộc thiểu số nước ta, hiện nay còn được sự quan tâm hỗ trợ của lãnh đạo các đơn vị liên quan nên việc áp dụng, phát huy giá trị quý báu của phương pháp y học dân tộc đem lại kết quả ngày một tốt hơn. Nền y học cổ truyền ở Việt Nam nói chung và y học cổ truyền của dân tộc thiểu số nói riêng rất phát triển. Điều này có nguyên nhân xuất phát chủ yếu là tiềm năng của cây thuốc nam sống ở vùng có đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng thuận lợi. Sự đa dạng và hiệu quả của cây cỏ dược liệu này không chỉ đóng vai trò quan
  14. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 389 trọng đối với đời sống, công tác ứng dụng trị bệnh của người dân tộc thiểu số mà còn có ý nghĩa lớn trong công tác y tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - một trong những tổ chức có cơ sở phòng khám lấy phương pháp trị liệu dân gian và vị thuốc nam cổ truyền dân tộc để bắt bệnh, cứu người. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ngày càng quan tâm sâu sắc và nêu cao tinh thần hoằng dương Phật pháp tới đời sống thực tiễn của nhân dân, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và các hoạt động an sinh xã hội khác ở Việt Nam. Để phát huy hơn nữa vai trò, ý nghĩa của công tác này; cũng như đem lại nhiều hơn nữa niềm vui, sự an lạc cho nhân dân thì Phật giáo cùng các tổ chức tôn giáo khác phải kết hợp chặt chẽ và gắn bó hơn nữa với đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước. 4. Kết luận Trong nhiều năm qua, an sinh xã hội luôn được coi là một trong những công tác trọng tâm, thu hút sự quan tâm đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tích cực tham gia đảm bảo công tác an sinh xã hội đất nước đã phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo; qua đó góp phần lan tỏa tinh thần từ bi, nhân ái của đạo Phật vào đời sống xã hội. Phật giáo ngay từ khi ra đời đã hình thành nên triết lý căn bản là một tôn giáo vì con người, tìm ra con đường chân chính để mang lại cho nhân loại một cuộc sống hạnh phúc, an lạc. Vì vậy mà Phật giáo trên thế giới nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã luôn đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng, ni, phật tử cả nước sống hòa mình với đời sống nhân dân để ánh sáng giác ngộ của Phật pháp đi vào thực tiễn, tích cực triển khai các hoạt động cứu khổ độ sinh, tạo nên nét đẹp văn hóa truyền thống đoàn kết nghĩa tình của dân tộc Việt Nam. Phật giáo đang ngày càng phát huy tinh thần “Phụng đạo yêu nước”, “Hộ quốc an dân”, tham gia các phong trào ích nước lợi dân, bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Để nâng cao hơn nữa vai trò của Phật giáo Việt Nam trong công tác này chúng ta cũng cần lưu ý những đề xuất có ý nghĩa thực tiễn cao để không ngừng đẩy mạnh chính sách an sinh, ổn định đời sống người dân, phát triển đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2