intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát huy vai trò của Phật giáo đối với hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay - vấn đề và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phát huy vai trò của Phật giáo đối với hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay - vấn đề và giải pháp trình bày các nội dung: Phật giáo Việt Nam đối với các hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay; Thực tiễn hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay; Giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát huy vai trò của Phật giáo đối với hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay - vấn đề và giải pháp

  1. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ XÃ HỘI HIỆN NAY - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP ThS. NGUYỄN THẾ VINH*1 Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh có mong ước “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”1, điều đó khẳng định vấn đề an sinh xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Sau 34 năm đổi mới và phát triển đất nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn tồn tại nhiều vấn đề xã hội bức xúc đang thách thức sự phát triển bền vững của đất nước. Trước thực trạng đó, Phật giáo, một trong những tổ chức xã hội lớn,ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ Nhà nước thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là cơ duyên để Phật giáo Việt Nam có điều kiện gắn chặt hơn nữa với sự phát triển bền vững của dân tộc hiện tại và tương lai.2 Từ khóa: Phật giáo, hỗ trợ xã hội, vấn đề, giải pháp. Đặt vấn đề Hoạt động hỗ trợ xã hội là một trong những hoạt động quan trọng, nổi bật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiều năm qua. Hoạt động này không những thu hút sự tham gia của giới tăng ni, phật tử mà còn mở rộng đến nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội. Vì vậy, tìm hiểu hoạt động hỗ trợ xã hội của Phật giáo Việt Nam là nhằm đánh giá và phân tích hiện trạng hoạt động này, đồng thời, góp phần tìm hiểu thêm chức năng xã hội của Phật giáo trong điều kiện hiện nay. Qua đây, có thể giúp cho hoạt động này của Phật giáo ngày hiệu quả hơn và là một nguồn lực hỗ trợ cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách xã hội. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo sẽ là một tổ chức xã hội cùng hỗ trợ với chính Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương. * Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập (1995), tập 4, trang 152, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1
  2. 882 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... quyền địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phù hợp với yêu cầu sự phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay. Trên tinh thần đó, Phật giáo Việt Nam đã kế thừa và phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc, tổ chức nhiều mô hình, hình thức hỗ trợ đối với những nhóm dân cư yếu thế, bị tổn thương vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, góp phần cùng với Đảng và Nhà nước giải quyết nhiều vấn đề của xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Hay nói cách khác, Phật giáo Việt Nam đã tích cực tham gia vào công tác hỗ trợ xã hội. Phương pháp nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp để nêu vấn đề và phân tích hoạt động này của Phật giáo, chủ yếu tập trung vào các phương pháp nghiên cứu như sau: Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nêu vấn đề; sử dụng các phương pháp phân tích của chủ nghĩa duy vật lịch sử và biện chứng để thấy rõ vai trò hỗ trợ xã hội của Phật giáo Việt Nam; tác giả cũng đã sưu tầm, nghiên cứu các văn bản, số liệu, tài liệu từ các nguồn chính thống như website của Đảng Cộng sản Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tạp chí Lý luận chính trị,… để nêu bật những giá trị thực tiễn của hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua. 1. Phật giáo Việt Nam đối với các hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay Ở Việt Nam, vấn đề chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân là mục tiêu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam ghi rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội;tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”. Cụm từ “an sinh xã hội” được chính thức sử dụng tại Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001): “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội”. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 với mục tiêu tổng quát là “tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản bảo đảm gia đình
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 883 người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân”1(1). Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, xã hội Việt Nam đang nổi lên nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm: Một là,  phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng. Chênh lệch về thu nhập của nhóm dân số giàu nhất so với nhóm dân số nghèo nhất có xu hướng ngày càng nới rộng, chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị vẫn cao. Hai là, công cuộc xóa đói giảm nghèo chưa bền vững. Tỷ lệ hộ đã thoát nghèo nhưng vẫn nằm sát chuẩn nghèo, khả năng tái nghèo còn cao, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm dân cư khó khăn, dễ tổn thương. Ba là, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, không ổn định. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp hóa, tình trạng nhiều người dân mất đất nông nghiệp, mất ngư trường và thiếu việc làm, điều kiện sinh sống khó khăn, vất vả, đối mặt với nhiều nguy cơ tổn thương xảy ra.  Bốn là, tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật khá nặng nề làm thiệt hại sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Năm là, tình hình thiên tai tàn phá nặng nề, làm cho cuộc sống người dân bị tổn thương trầm trọng. Sáu là, tình hình dân nghèo nhập cư đến các thành phố lớn và di dân tự do gây mất cân đối dân số giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng cao. Tình trạng người dân có đời sống khó khăn, thất nghiệp ở nông thôn đã và đang di chuyển đến các đô thị dẫn đến dễ nảy sinh nhiều vấn đề về xã hội như: thiếu nhà ở, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự,….  Những vấn đề xã hội trên đang là những trở ngại cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Giải quyết những vấn đề này không phải chỉ là công việc của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị mà còn là sự chung tay và góp sức của toàn xã hội. Do đó, với vai trò là một tổ chức xã hội lớn, là nguồn vốn xã hội quan trọng, cùng với Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội khác, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phát huy vai trò, nội lực của mình để đóng góp tích cực hơn nữa chung tay trong các hoạt động từ thiện xã hội để hỗ trợ người dân, góp phần vào việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội của nước ta ngày càng bền vững. Theo Hòa thượng Thích Hải Ân, hỗ trợ đối với các cá nhân khác nhau trong xã hội không đơn giản là việc giúp về vật chất mà xa hơn là hỗ trợ cho con người có được “cái bi”, “cái trí”, “cái dũng”. Cái “bi” (từ bi) được giải thích chính là thiện Xem GS.TS. Mai Ngọc Cường (2013), Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020, Nxb. Chính trị quốc 1 gia, Hà Nội.
  4. 884 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... tâm, là mở rộng tấm lòng và khiến cho người ta biết yêu thương hết thảy vạn vật. Cái “trí” giúp nhận thức đúng - sai, nên làm - không nên làm, giúp nhận ra “con đường thiện”. Cái “dũng” là sự dũng cảm, là sức mạnh giúp cho con người ta dấn thân vì mục đích, là sức mạnh vượt qua mọi sự lo lắng, khổ đau và vững tâm tiến đến mục tiêu1.2(3) Hỗ trợ xã hội với Phật giáo xuất phát từ định hướng về tư tưởng và chương trình hành động. Trong một phát biểu của mình, Hòa thượng Thích Hiển Pháp đã nói rằng “Phật giáo Việt Nam cần nhận thức lại hai đại lộ quan yếu, một là, nắm lấy cơ duyên tốt để phục vụ nhân sinh và đất nước, hai là, để làm được việc đó một cách mỹ mãn, Phật giáo phải sẵn sàng và tinh tấn vượt qua các thách đố lớn trong thời đại đa nguyên, đối thoại và tương tác của xu hướng toàn cầu hóa”1. Từ đây, một nhà nghiên cứu đã đúc kết ra hai xu hướng của Phật giáo là “hiện đại hóa” và “nhập thế”. Sự đề cao và ủng hộ cho hai xu hướng này cũng thể hiện rất rõ việc Giáo hội, phật tử và xã hội trông đợi vào chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay. Với tinh thần nhập thế, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 với phương châm hoạt động: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, hỗ trợ xã hội đã được xem là mộttrongnhững chương trình hay sứ mệnh của Phật giáo Việt Nam. Trong bản Đại cương Chương trình hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam lần thứ nhất, ở điểm 2, Giáo hội đã nhấn mạnh: “...Giáo hội Phật giáo Việt Nam đảm đương sứ mạng truyền thừa chánh pháp của Đức Phật trong tăng, ni và đồng bào phật tử Việt Nam ở hiện tại và tương lai trong cộng đồng dân tộc. Cứu cánh của đạo Phật là giác ngộ và giải thoát. Vì vậy, sự nghiệp hoằng pháp độ sanh của Giáo hội là hướng về đời sống xã hội, làm cho ý nghĩa đích thực của đạo Phật được thể hiện trong những công trình xây dựng quốc độ, mang lại hạnh phúc trong đời sống con người về vật chất lẫn tinh thần...).(4). Trong Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm nhiệm kỳ II về dự thảo chương trình hoạt động nhiệm kỳ III, Hội đồng Trị sự Giáo hội Việt Nam đã đưa ra chủ trương: 1 Xem TS. Hoàng Văn Chung (2019), Giá trị và chức năng cơ bản của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 2 Xem Thích Hiển Pháp, “Phật giáo: giải pháp trong giai đoạn toàn cầu hóa”, tham luận tại Hội thảo Phật giáo thời đại mới: Cơ hội và thách thức, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày15-16/7/2006. 3 Xem Trần Hồng Liên, “Chuyển đổi sinh hoạt tu sĩ Phật giáo Nam Bộ Việt Nam thời hội nhập”, trong: Sự biển đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2008, tr. 60-61. 4 Xem Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam lần thứ nhất, ngày 4-7/11/1981, tr. 37-38.
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 885 “Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện xã hội từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở Phật giáo địa phương ngày càng đi sâu vào hiện thực, khâu tổ chức quản lý điều hành chặt chẽ, có phương hướng xây dựng, giúp đỡ và khuyến khích phát triển lâu dài”(1). Chương trình hoạt động phật sự nhiệm kỳ V (2002-2007), đã nêu ra nhiệm vụ: “Hoằng dương chánh pháp, truyền bá đạo đức Phật giáo, góp phần xây dựng xã hội hiền thiện, an vui, hạnh phúc, phù hợp với đạo đức văn hóa truyền thống dân tộc, giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực, sa đọa, bạo hành”(2). Đến nhiệm kỳ VI (2007-2012), Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tuyên bố: “Hoằng dương chính pháp, truyền bá đạo đức Phật giáo, góp phần xây dựng xã hội an vui, hạnh phúc, phù hợp với đao đức văn hóa, truyền thống dân tộc”. Và đây chính là quan điểm mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhắc đến trong Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012-2017. Với chủ đề “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022, Giáo hội đã hướng đến thể hiện quyết tâm của toàn thể tăng ni, phật tử Việt Nam tiếp tục phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật, nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, bản lĩnh nhập thế, hội nhập của Phật giáo Việt Nam để xây dựng Giáo hội phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc và cùng với Đảng, Nhà nước tích cực thực hiện chức năng hỗ trợ xã hội trong thời kỳ hội nhập phát triển. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng sự hỗ trợ của mình không chỉ đến các cá nhân và cộng đồng phật tử mà đến cả các cộng đồng khác nhau nằm ngoài Phật giáo. Hiện nay, trong xã hội Việt Nam đang tồn tại rất nhiều các nhóm xã hội hay các cộng đồng khác nhau như học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ mồ côi, tật nguyền hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân nhiễm bệnh xã hội,... Đối với mỗi nhóm đối tượng này, Giáo hội đều có những sự hỗ trợ linh hoạt và phù hợp. Như vậy, trên thực tế có thể thấy, hoạt động hỗ trợ xã hội của Phật giáo Việt Nam đã thể hiện được vai trò to lớn của mình với nhiều hoạt động rất đa dạng và phong phú, với nhiều phương thức khác nhau và hướng đến nhiều dạng đối tượng khác nhau trong xã hội... Qua đó đã thể hiện được tinh thần cứu khổ, cứu nạn và lòng từ bi, nhân ái của đạo Phật, góp phần hỗ trợ Nhà nước thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1 lần thứ ba, ngày 3-4/11/1992, tr. 38. Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, Nxb. Tổng 2 hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr. 49.
  6. 886 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 2. Thực tiễn hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay Làm điều thiện theo cách của Phật giáo, khác với các truyền thống tôn giáo khác là ở chỗ có mối liên hệ chặt chẽ với cách hiểu về “vô ngã” - nghĩa là không còn cái tôi, cái cá nhân trong đó nữa. Do đó, xả thân cứu giúp người nghèo khó đã trở thành một giá trị tiêu biểu trong cách ứng xử của những người theo Phật giáo. Với Phật giáo ở Việt Nam, hỗ trợ xã hội là một hình thức làm điều thiện được thực hiện qua nhiều cách thức khác nhau nhưng tiêu biểu nhất là các hoạt động từ thiện xã hội, trong việc tập trung sự hỗ trợ và cứu trợ đến các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Về hoạt động từ thiện xã hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có riêng một phân ban có tên Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hoạt động của Ban được coi là một trong những công tác Phật sự trọng yếu, thuờng xuyên và liên tục của Giáo hội. Về mục đích hoạt động của Ban, Giáo hội đã chi rõ: Một là,triển khai chương trình hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự trong các công tác từ thiện xã hội theo tinh thần “Cứu khổ ban vui, vô ngã vị tha” của Đạo Phật; Hai là, tham mưu và đề xướng các chương trình hoạt động từ thiện xã hội của Ban và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ba là, vận động tăng, ni và phật tử chia sẻ những khó khăn đến với người đau khổ, nhường cơm sẻ áo với những người thiếu thốn, hàn gắn vết thương vật chất và tinh thần đối với người bất hạnh theo tinh thần từ bi, trí tuệ của người con Phật; Bốn là, khơi dậy lòng nhân ái của các giới, các ngành, các hoạt động xã hội, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, tạo sự cảm thông xây dựng và phát triển cộng đồng, theo tinh thần “Đạo Pháp -Dân tộc”. Hoạt động của Ban Từ thiện được chia ra thành các lĩnh vực hoạt động khá rõ nét và khoa học như: Về y học (khám và chữa bệnh); về giáo dục (tổ chức các khóa bồi dưỡng chuyên môn, lớp học tình thương, lớp học xóa nạn mù chữ, xây dựng và phát triển quỹ học bổng giúp học sinh nghèo hiếu học, thành lập nhà trẻ mẫu giáo); về tài chính, đối ngoại và quan hệ quốc tế có Phân ban Tài chính, đối ngoại và quan hệ quốc tế (tổ chức vận động tài chính, quan hệ với các cá nhân, tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài, nhằm thực hiện nhiệm vụ từ thiện xã hội); về hoạt động cứu trợ có Phân ban Cứu trợ (cứu giúp kịp thời nạn nhân bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, nhũng nơi khó khăn, nghèo khổ); về hoạt động xã hội có Phân ban Xã hội (thành lập và phát triển các trại chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật...); về việc phát triển cộng đồng có Phân ban Huấn nghệ và Phát triển cộng đồng (xây dựng và phát triển các lớp dạy nghề miễn phí cho người nghèo
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 887 và những đối tuợng cần giúp đỡ, mở các quán cơm xã hội, nhân rộng mô hình suất cơm từ thiện ở các bệnh viện). Đồng thời, Ban Từ thiện Xã hội của Giáo hội luôn có mặt kịp thời để cứu trợ những nơi đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và tham gia tích cực ủng hộ phong trào xóa đói giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng người có công với đất nước; phát quà từ thiện, xây cầu, làm đường, phát xe lăn, hiến máu nhân đạo, vận động gây quỹ khuyến học, ủng hộ các chiến sỹ bảo vệ biển đảo. Giáo hội cũng thường xuyên cử các đoàn đi thăm, khảo sát các cơ sở từ thiện nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, người già cô đơn không nơi nương tựa. Trên cơ sở đó, Giáo hội cũng đã hướng dẫn các chùa, tự viện hiện đang tham gia nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già cô đơn kê khai và đăng ký với chính quyền địa phương và tiến tới thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc thành lập các cơ sở hỗ trợ xã hội. Hiện nay, ở nhiều nơi trên cả nước, ngôi chùa cũng có thể được xem như là một loại trường học, phòng khám - chữa bệnh, trại mồ côi, nơi nương tựa của những người già, những người cơ nhỡ không may mất đi nghị lực và niềm tin vào cuộc sống,… Nhiều tăng, ni đồng thời đóng vai trò như là những giáo viên, bác sĩ, người tư vấn về tâm lý, là trung gian hóa giải mâu thuẫn và xung đột gia đình hay làng xóm đuợc cộng đồng tin tưởng và được chính quyền khuyến khích, ủng hộ. Những hoạt động từ thiện – hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo nói chung và Ban Từ thiện nói riêng đã được chứng minh, trong những tháng đầu năm 2019, hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng khám Đông Tây y, phòng thuốc Nam trong toàn Giáo hội hiện có gần 200 cơ sở đều hoạt động có hiệu quả, đã khám bệnh và phát thuốc cho hàng chục ngàn bệnh nhân, tổng trị giá khám và chữa bệnh hàng tỷ đồng. Các lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi, nhà dưỡng lão, trường dạy nghề, Trung tâm tư vấn người nhiễm HIV/AIDS… trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều hoạt động ổn định, có hiệu quả. Tăng, ni, phật tử cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, ủng hộ lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men, ủng hộ tuyến đầu Tổ quốc, chiến sĩ biên phòng, Trại tâm thần, Nhà dưỡng lão, Quỹ Bảo thọ, hàng ngàn ca hiến máu nhân đạo và nhiều công tác từ thiện khác…
  8. 888 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Tổng số tiền từ thiện xã hội các tỉnh, thành, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Phân ban Ni giới Trung ương đã thực hiện trong 6 tháng đầu năm là trên 881.285.502.750 đồng. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh trên 246 tỷ đồng, Phân ban Ni giới Trung ương trên 93 tỷ đồng, Long An trên 43 tỷ đồng, Trà Vinh và Kiên Giang trên 37 tỷ đồng, Bến Tre trên 33 tỷ đồng,…(1). Cùng với sự gia tăng về kinh phí, các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hỗ trợ xã hội của Phật giáo ngày càng đa dạng, phong phú. Hoạt động hỗ trợ xã hội được đẩy mạnh cả với hỗ trợ đột xuất và hỗ trợ thường xuyên. Với hỗ trợ đột xuất, Phật giáo tập trung vào các hoạt động cứu trợ đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc; thăm và tặng quà cho bệnh nhân trại phong, trại tâm thần, nhà dưỡng lão, người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam; tặng xe đạp cho học sinh nghèo; tổ chức bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo, v.v... Bên cạnh đó, Phật giáo ngày càng chú trọng tới các hoạt động hỗ trợ thường xuyên, mang tính bền vững: hình thành được hệ thống trường nuôi dạy trẻ, chăm sóc người già cô đơn, không nơi nương tựa, như: Tại Hà Nội có Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV chùa Bồ Đề; Lớp học tình thương chùa Đồng Cựu; thành phố Hồ Chí Minh có 5 trường nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật; 4 cơ sở chăm sóc người già neo đơn, 13 lớp tình thương; Thừa Thiên - Huế có trường Dạy nghề miễn phí Tây Linh, trường Mầm non tư thục Diệu Đế, trường Mẫu giáo từ thiện Phú Lộc, v.v... Nhìn chung, các cơ sở hỗ trợ xã hội của Phật giáo khá khang trang, tiện ích. Hoạt động hỗ trợ xã hội thường xuyên của Phật giáo đã đi vào nền nếp và mang lại hiệu quả cao. Một trong những hoạt động hướng đến cộng đồng của Phật giáo được đánh giá cao là tổ chức các hoạt động hỗ trợ cơ bản về y tế và chỗ ở cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Về chỗ ở, các chùa, tự viện là nơi thường xuyên tiếp nhận các cảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh, không nơi nương tựa. Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, tăng, ni, phật tử trong cả nước đã nhiệt tình hưởng ứng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, trao tặng nhà tình nghĩa, tình thương cho các mẹ, các thương binh, bệnh binh, người nghèo neo đơn, xây dựng trung tâm bảo trợ dành cho người già neo đơn, trẻ em khuyết tật,... Về hỗ trợ y tế, tăng ni, phật tử nhiều nơi đã hăng hái tham gia các hoạt động hiến máu nhân đạo; quyên góp hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể; tổ chức các bếp ăn từ thiện, 1 Xem Hội đồng Trị sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2019), Báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 889 nồi cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo, v.v... Nhiều nơi, Ban Trị sự Phật giáo đã thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ người bị nhiễm HIV/AIDS. Đặc biệt, hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng khám đông y hoạt động rất hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho mọi người. Có thể khẳng định, các hoạt động hỗ trợ xã hội, hoạt động từ thiện, an sinh xã hội của Phật giáo ngày càng tăng về quy mô, mở rộng về đối tượng thụ hưởng, phong phú, đa dạng về hình thức thể hiện và linh hoạt, sáng tạo trong cách thức tiến hành. Quá trình hoạt động đã có sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đặc biệt, đã thu hút được sự tham gia không chỉ của tăng, ni, phật tử mà còn của đông đảo người dân, doanh nghiệp, góp phần chia sẻ gánh nặng với nhà nước trong việc giải quyết vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội; cùng Nhà nước và xã hội chung tay vì một xã hội tốt đẹp, mọi người dân có cuộc sống hạnh phúc. Phật giáo Việt Nam đã cho thấy rõ vai trò, nội lực khi tham gia hữu hiệu vào công tác hỗ trợ xã hội hiện nay. Vai trò tham gia hỗ trợ xã hội của Phật giáo Việt Nam là rất quan trọng, được nhân dân và nhà nước ngày càng tín nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia vào các hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội hiện nay vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần khắc phục nhằm bảo đảm tôn chỉ, mục đích, ý nghĩa và giáo lý của Phật giáo và mục tiêu thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta: - Mặc dù các hoạt động hỗ trợ xã hội của Phật giáo rất đa dạng, phong phú nhưng hầu hết chỉ tập trung vào khía cạnh nhân đạo, từ thiện mà chưa chú ý đúng mức tới phương diện thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội. Tính kết nối hệ thống trong hoạt động xã hội từ thiện của Phật giáo chưa cao, nhất là đối với chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội khác, thiếu sự liên kết, kết nối với hệ thống các cơ quan phúc lợi xã hội và các cơ quan dịch vụ chăm sóc, trợ giúp xã hội khác. - Người đứng đầu các cơ sở hỗ trợ xã hội chưa nhận thức đúng về nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích theo quy định của pháp luật. Một số cơ sở có người đứng đầu và nhân viên còn ý thức các cơ sở hỗ trợ xã hội chỉ có mục đích hoạt động nhân đạo, nên ít quan tâm đến việc thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. - Trình độ tổ chức của đội ngũ làm công tác hỗ trợ xã hội còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp. Kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong một số cơ sở y tế, giáo dục, dạy nghề của Phật giáo còn hạn chế. Nhân
  10. 890 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... viên tại các cơ sở hỗ trợ xã hội còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên môn, thiếu kỹ năng và phương pháp chăm sóc khoa học. - Các cơ sở dạy nghề trong hệ thống Giáo hội Phật giáo còn phân tán, nhỏ lẻ về quy mô, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo, xuống cấp, vì vậy, chỉ mới đào tạo được những ngành nghề giản đơn, chưa đáp ứng được yêu cầu thưc tế trong tình hình mới. Các cơ sở từ thiện chỉ mới tập trung vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng những người thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống chưa cung cấp các loại dịch vụ công tác xã hội cho họ. - Trong các hoạt động hỗ trợ xã hội, chưa huy động cao độ tiềm năng và các nguồn lực xã hội; nhất là việc huy động và sử dụng kinh phí cho mục đích trên còn nhiều bất cập, hạn chế, dẫn đến nguồn kinh phí bị thất thoát, hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng đối tượng cần hỗ trợ; một số cơ sở còn lúng túng, vướng mắc trong các hoạt động hỗ trợ có yếu tố nước ngoài. - Bên cạnh đó, trong thời gian qua, do thiếu hiểu biết và thiếu sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể địa phương, nên đã có cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật đã bị các đối tượng xấu bị lợi dụng, dẫn đến các hoạt động vi phạm pháp luật, hoặc thất thoát tài sản, hàng hóa viện trợ, làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới Khắc phục những hạn chế trên là một bước tiến lớn trong việc phát huy vai trò tham gia công tác an sinh xã hội nói chung và hỗ trợ xã hội nói riêng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới, để phát huy hơn nữa vai trò trong công tác hỗ trợ xã hội, đòi hỏi Giáo hội Phật giáo phát huy hơn nữa công tác hỗ trợ xã hội, đồng thời, tích cực thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, trong thời gian qua, xã hội đã chứng kiến, ghi nhận công đức và tấm lòng của các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo nước ta ở khắp các tỉnh, thành bằng nhiều hành động thiết thực và có ý nghĩa. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế rằng: Các hoạt động này còn mang tính tự phát, nhất là ở một bộ phận phật tử, mạnh ai nấy làm nên chưa mang tính thống nhất và gắn liền với những mục tiêu và chiến lược cụ thể, khó thống kê một cách đầy đủ và cụ thể về số lượng, thậm chí nhiều lúc còn chưa gắn liền với nhu cầu của người cần hỗ trợ. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và nhất là Ban Từ thiện Xã hội Trung ương nói riêng cần tìm hiểu mô hình và tiến tới thành lập các Trung tâm hỗ trợ nhân đạo. Trung tâm này có chức năng vận động, thu hút các nguồn lực hỗ trợ trong, ngoài nước,
  11. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 891 xây dựng mạng lưới tình nguyện viên và nhất là tiên phong đi cứu trợ ở những địa phương gặp thiên tai, bão lụt hoặc có điều kiện khó khăn, nghèo đói dựa trên nhu cầu thiết thực của cộng đồng. Đặc biệt, những trung tâm này sẽ là cầu nối gắn kết trong hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, nhất là về mặt pháp lý và chủ trương chung của nhà nước nhằm làm cho hoạt động hỗ trợ xã hội thiết thực hơn, đến đúng những đối tượng cần được hỗ trợ. Thứ hai, nguồn nhân lực tham gia lĩnh vực hỗ trợ xã hội của Phật giáo các tỉnh, thành và tự viện cần phải được đào tạo một cách bài bản, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng của ngành công tác xã hội, phát triển cộng đồng. Cần khuyến khích các tăng ni trẻ và phật tử có tâm thiện nguyện tham gia tập huấn bằng các khóa huấn luyện bởi các chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm do Ban Từ thiện Xã hội Trung ương đứng ra tổ chức. Đồng thời, nên có chính sách ưu tiên và vận động tăng ni theo học ngành công tác xã hội thuộc hệ đại học ở Học viện Phật giáo Việt Nam hoặc các trường đại học khác trong cả nước. Đây sẽ là một bước đi có tính bền vững, đồng thời khắc phục được nhiều hạn chế trong các hoạt động hỗ trợ xã hội hiện nay của Phật giáo. Thứ ba, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương cần đưa ra quy chế hoạt động giám sát đối với các cơ sở hỗ trợ xã hội của Phật giáo, nhất là những nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa hoặc chăm sóc và điều trị bệnh nhân nghèo tại các tỉnh, thành; cần thống kê thực trạng, tình hình hoạt động lẫn số lượng người được hỗ trợ để nắm rõ, làm cơ sở phân tích, đánh giá và để thuận tiện liên hệ, quản lý. Tăng cường công tác phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức và cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động của các cơ sở này, đặc biệt là việc trao đổi về chuyên môn quản lý lẫn nhau nhằm tạo sự đồng thuận và giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở hỗ trợ xã hội, tránh bị kẻ xấu lợi dụng, trục lợi. Thứ năm, cần thành lập một bộ phận tư vấn gồm các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực hỗ trợ xã hội, nhất là những tăng ni, phật tử có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực từ thiện xã hội. Bộ phận tư vấn phải xây dựng kế hoạch để phân loại đối tượng và khu vực, địa điểm cần hỗ trợ. Nhiệm vụ này sẽ bảo đảm cho các hoạt động hỗ trợ đến đúng khu vực và đối tượng cần hỗ trợ. Thứ sáu, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương cần tổ chức các cuộc tọa đàm hoặc hội thảo với Ban Từ thiện Xã hội các tỉnh, thành và chính quyền các địa phương trong cả
  12. 892 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... nước để tăng cường tính liên kết, đề ra các giải pháp thiết thực trong các hoạt động hỗ trợ xã hội và nhất là để khắc phục tình trạng tự phát, mạnh ai nấy làm. Thứ bảy, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương và các địa phương trong nước cần nắm bắt kịp thời các thông tin về các địa điểm cần được hỗ trợ khẩn cấp, nhất là hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tại, tai nạn nghiêm trọng xảy ra ở Việt Nam để có những biện pháp, kế hoạch hỗ trợ nhằm phối hợp kịp thời với chính quyền các cấp hỗ trợ, cứu giúp kịp thời người dân đang bị nạn. Thứ tám, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban từ thiện Xã hội cần có lộ trình cụ thể cho công tác từ thiện nói chung, công tác hỗ trợ xã hội nói riêng theo từng giai đoạn cụ thể. Có kế hoạch sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn kinh phí huy động được, cần có sự đầu tư trọng điểm vào các mô hình công tác từ thiện điển hình, mang lại hiệu quả lớn, có tính lâu dài như: các mô hình hỗ xã hội, xây dựng các lớp dạy nghề, xây dựng các công trình an sinh xã hội: cầu, đường, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa... Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần chủ động hơn nữa về vấn đề nguồn lực tài chính, đa dạng hóa các hình thức, cách làm để huy động nguồn kinh phí và phải chủ động nguồn quỹ. 4. Kết luận Có thể nói rằng, sau 45 năm thống nhất đất nước, với truyền thống “hộ quốc an dân”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng với những thăng trầm của đất nước. Giáo hội đã thành lập được Ban Từ thiện Xã hội Trung ương và các cấp tỉnh, hội cơ sở nhằm chăm lo cho xã hội, qua đó thể hiện tinh thần nhập thế của đạo Phật “ích đạo, lợi đời”. Những hoạt động hỗ trợ xã hội của Phật giáo đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, nhất là những đối tượng yếu thế trong xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động hỗ trợ xã hội càng làm cho “tâm từ bi”, giá trị nhân văn, nhân đạo của Phật giáo ngày càng phát triển, lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân. Có thể khẳng định, hoạt động hỗ trợ xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi thống nhất đến nay là đúng đắn thể hiện được vai trò của đạo Phật trong việc hành đạo, giúp người. Vì thế, với mục tiêu rất ý nghĩa này, Phật giáo Việt Nam cần nỗ lực, đồng thời phát huy những thành tựu đã đạt được, từng bước triển khai những giải pháp nêu trên chắc chắn sẽ góp phần nâng cao tinh thần hộ quốc an dân, phụng sự chúng sinh tức cúng dường chư Phật, làm cho đạo pháp và dân tộc ngày càng gắn bó sâu sắc, góp phần thiết thực vào công cuộc hoằng dương chánh pháp trên đất nước Việt Nam lẫn sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu,
  13. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 893 nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và làm tỏa sáng hơn phương châm hoạt động của Giáo hội: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 15-NQ/TW về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020. 2. Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1992), Kỷ yếu Đại hội đại biểu toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ ba. 3. Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2003), Kỷ yếu Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, Nxb. Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. TS. Hoàng Văn Chung (2019), Giá trị và chức năng cơ bản của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. GS.TS. Mai Ngọc Cường (2013), Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 14, trang 152 (1995), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Hội đồng Trị sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2019), Báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm 2019 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 8. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam lần thứ nhất. 9. Thích Hiển Pháp (2006), Tham luận tại Hội thảo Phật giáo thời đại mới: Cơ hội và thách thức, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Trần Hồng Liên (2008), Chuyển đổi sinh hoạt tu sĩ Phật giáo Nam Bộ Việt Nam thời hội nhập, trong Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2