intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát huy vai trò của Phật giáo với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này, tác giả nêu khái quát chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy vai trò của Phật giáo trong chăm lo công tác giảm nghèo, phân tích những đóng góp của Phật giáo đối với công tác giảm nghèo và một số giải pháp phát huy vai trò của Phật giáo trong công tác giảm nghèo bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát huy vai trò của Phật giáo với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

  1. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM CƯ SĨ NGUYỄN VĂN ĐOÀN1* TS. NGUYỄN HUY PHƯƠNG2** Tóm tắt: Chủ trương xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm “không ai bị bỏ lại phái sau” đã huy động được các nguồn lực của các tầng lớp xã hội trong và ngoài nước để chăm lo cho người nghèo, người yếu thế…, trong đó có sự đóng góp của Phật giáo. Bài viết này, tác giả nêu khái quát chủ trương của Đảng, Nhà nước nhằm phát huy vai trò của Phật giáo trong chăm lo công tác giảm nghèo, phân tích những đóng góp của Phật giáo đối với công tác giảm nghèo và một số giải pháp phát huy vai trò của Phật giáo trong công tác giảm nghèo bền vững. Từ khóa: Vai trò, Phật giáo, công tác giảm nghèo bền vững, Việt Nam. Đặt vấn đề Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo, vừa khuyến khích, động viên hộ nghèo tự vươn lên, vừa huy động sức mạnh của cộng động chăm lo cho người nghèo, “phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”,31 để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Phật giáo ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, trong đó có hoạt động xóa đói, giảm nghèo. Bài viết này, tác giả nêu khái quát chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy vai trò của Phật giáo trong chăm lo công tác giảm nghèo, vấn đề nhân sinh quan, những đóng góp của * Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư - Tư vấn và Xây dựng Việt Nam. ** Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vũng Tàu. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.629-630.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 625 Phật giáo đối với công tác giảm nghèo và một số giải pháp phát huy vai trò của Phật giáo trong công tác giảm nghèo bền vững. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và logic; phân tích và tổng hợp trong quá trình nghiên cứu. 1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước và vai trò của Phật giáo đối với hoạt động giảm nghèo bền vững 1.1. Chủ trương của Đảng trong phát huy vai trò của Phật giáo với hoạt động giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.1 Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới (1986 - 2019), đất nước đã có những chuyển biến cơ bản, diện mạo đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội có nhiều thay đổi. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (tháng 1 - 2016) đã khẳng định thành quả đạt được về công tác an sinh xã hội, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Đại hội rút ra bài học kinh nghiệp, trong đó “bảo đảm an sinh xã hội; phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.2 Đại hội đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới là “đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững. Khuyến khích khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của người dân. Hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề…”.3 Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng ta coi trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, trong đó phát huy những đóng góp tích cực của tôn giáo vào sự nghiệp 1 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2020), “Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020”, Trang thông tin điện tử về giảm nghèo bền vững, Hà Nội. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.629-630. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.794.
  3. 626 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 9-8-2019, trong cuộc gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao vai trò của tôn giáo, trong đó có Phật giáo, góp phần chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đồng thời đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo; hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức, cá nhân tôn giáo phát huy giá trị, vai trò và nguồn lực tôn giáo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là hoạt động y tế, dạy nghề, từ thiện nhân đạo, bảo vệ môi trường1… Phật giáo, với tư tưởng từ bi, cứu độ, tinh thần nhập thế, đã quan tâm, tham gia giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống. 1.2. Vai trò của Phật giáo đối với công tác giảm nghèo của đất nước Phật giáo có một lựa chọn dứt khoát về con đường phát triển bền vững là hạn chế sự tăng trưởng vô độ, mà tăng trưởng theo hướng sự giàu có của tâm linh và tôn trọng, bảo vệ môi trường. Phật giáo rất coi trọng vai trò phát triển kinh tế đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Xét ở góc độ kinh tế, triết lý nhà Phật mang lại những giá trị thiết thực, được thể hiện ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, tín đồ Phật giáo còn tham gia các hoạt động kinh tế, sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức, giáo hội, của bản thân tín đồ.2 Trải qua hơn 2.000 năm du nhập và phát triển vào Việt Nam, Phật giáo là một trong những tổ chức tôn giáo lớn của Việt Nam, hàng vạn chùa chiền, tự viện được trùng tu, tôn tạo đẹp, nghiêm trang. Hệ thống cơ sở giáo dục Phật giáo được củng cố, mở rộng, xây dựng khang trang, với 4 học viện Phật giáo, 8 trường cao đẳng, 35 trường trung cấp và sơ cấp, đào tạo tăng, ni từ sơ cấp đến thạc sỹ, tiến sĩ; có 250 tăng, ni đang du học ở các nước về chương trình đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ Phật học.3 Phật giáo ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước, trong đó có hoạt động xóa đói, giảm nghèo. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng khi được truyền bá và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo lại rất nhập thế. Thực tiễn lịch sử dân tộc Việt Nam đã minh chứng, khi đất nước hùng cường, Phật giáo 1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019), “Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn quan tâm phát huy nguồn lực của tôn giáo trong đời sống xã hội”, Trang Thông tin điện tử, ngày 9-8, Hà Nội. 2 Trần Thúy Ngọc (2012), “Phát triển bền vững dưới góc nhìn Phật giáo”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, tháng 3, tr.30-36. 3 Dẫn theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự (2019), Tài liệu Hội nghị kỳ 3 - khóa VIII Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 627 hưng thịnh, khi Tổ quốc lâm nguy, Phật giáo tham gia chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc; khi đất nước hòa bình, an lạc, Phật giáo tích cực tham gia xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc. Cố Giáo sư Trần Văn Giàu rất có lý khi nhận định rằng: “Bình minh của dân tộc ta gắn với Phật giáo”. Kinh Chuyển Pháp luân vương (Dhammcakka pavattanasuttra) đề cập đến đạo đức trong sự tiến bộ vật chất của con người, chỉ ra rằng: sự nghèo nàn đưa đến trộm cắp và phá hủy những định chế xã hội, đưa đến sự thoái hóa trong đời sống cá nhân và xã hội. Vì vậy, phương thức thực hành việc tạo ra của cải bằng con đường thiện chính là góp phần vào việc thúc đẩy xã hội phát triển thông qua sản xuất chân chính, người dân trong xã hội thoát khỏi nghèo khó, tạo nên sự ổn định xã hội.1 2. Những đóng góp của Phật giáo với công tác giảm nghèo bền vững của đất nước Phật giáo đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ổn định đời sống tâm linh, tâm lý để người dân chăm lo đời sống kinh tế gia đình. Phật tử các cấp tích cực tuyên truyền nhằm hạn chế việc chi phí cho các nghi lễ tốn kém (như cúng giỗ, giết trâu bò để cúng giàng, thần linh…) để khắc phục, vượt qua các khó khăn trước mắt, ổn định sản xuất và phát triển kinh tế lâu dài. Phật giáo dạy rằng: khi có tiền, mỗi gia đình, cá nhân phải biết chi tiêu đời sống hằng ngày, một phần tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống bất thường xảy ra và một phần vốn để kinh doanh, đầu tư sinh lãi. Các tăng, ni, phật tử động viên nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau. Ở nhiều nơi, bà con có các chương trình tương trợ vốn, hùn vốn, giúp đỡ nhau trong sản xuất với sự tham gia của các phật tử. Phật giáo đã làm cho đời sống kinh tế - xã hội có những thay đổi nhất định, không ít trường hợp người dân thoát nghèo, trong đó có một bộ phận vươn lên làm ăn no đủ. Phật giáo tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bỏ rơi, mô côi, không nơi nương tựa; đào tạo nghề để trẻ có việc làm góp phần giảm gánh nặng cho xã hội; xây dựng cơ sở nuôi dưỡng người già. Xuất phát từ tinh thần “cứu khổ, cứu nạn”, “tích đức hành thiện của Phật giáo”. Ngày từ đầu du nhập vào Việt Nam, đặc biệt từ thời nhà Trần với Thiền phái Trúc Lâm, Phật giáo đã nhập thế vào nhân gian. Phật giáo phục vụ nhân gian với phương châm “phục vụ chúng sinh là cúng dường chư Phật”. Điều đó đã mang đến cho con người sự hỗ trợ vật chất lúc cần thiết, đồng 1 Trần Hồng Liên (2014), “Những đóng góp của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.175-178.
  5. 628 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... thời cũng là một niềm an ủi tinh thần lớn lao cho những ai được tiếp cận, hưởng thụ.1 Điều này được nhân rộng từ cơ sở chùa, tự viện cho đến cộng đồng phật tử trong và ngoài nước, mang lại nhiều ấn tượng tốt đẹp, giúp mọi người xích lại, đoàn kết hơn, tương thân tương ái vượt qua những khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Theo thống kê, trong 30 năm (1981-2011), hoạt động từ thiện thu được kết quả lớn, ước đạt 2.020 tỷ đồng. Số liệu báo cáo về công tác từ thiện từ các tình, thành phố trong cả nước, ngành từ thiện xã hội đã tổng hợp và ước tính năm 2018, Phật giáo toàn quốc đã huy động hơn 524 nghìn tỷ đồng2 thông qua các nguồn lực khác nhau để thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện. Năm 2015, có 13 cơ sở trợ giúp xã hội thuộc các tổ chức tôn giáo, chăm sóc, nuôi dưỡng 11.800 đối tượng3 bảo trợ xã hội với tổng số 2.600 nhân viên, bình quân 1 cơ sở trợ giúp xã hội thuộc các tổ chức tôn giáo chăm sóc, nuôi dưỡng 104 đối tượng bảo trợ xã hội. Hiện nay, có 165 lớp học tình thương và 16 cơ sở nuôi dạy trẻ bán trú, nhà nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật với 6.467 em theo học. Tiêu biểu như: trường nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, người già neo đơn ở Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Bình Dương, Quản Trị, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh đã nuôi dưỡng gần 3.000 trẻ mồ côi, cơ nhỡ, khuyết tật, chăm sóc hơn 1.500 cụ già neo đơn. Trường dạy nghề tại Thừa Thiên - Huế đang dạy cho hàng trăm người học. Hiện nay, toàn quốc có trên 20 cơ sở nhà dưỡng lão, nuôi dưỡng trên 1.000 cụ già.4 Tại Thành phố Hồ Chí Minh có các nhà dưỡng lão thuộc các chùa Pháp Quang, Pháp Lâm, quận 8; Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp; Diệu Pháp, quận Bình Thạnh; Hoằng Pháp huyện Hóc Môn… nuôi dưỡng trên 500 cụ. Thừa Thiên - Huế có Nhà dưỡng lão Tịnh Đức (60 cụ); Diệu Viên (25 cụ)… Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi và người cao tuổi cô đơn Bồ Đề tỉnh Bình Dương vừa thành lập và đang đi vào hoạt động. Một số chùa tuy không thành lập nhà dưỡng lão nhưng vẫn đón nhận, chăm sóc các cụ già có nhu cầu nương thân cửa Phật như chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. 1 Theo Phan Thị Tuyết Yến: “Những đóng góp của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.228- 229. 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Hội đồng Trị sự (2012), Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.394-395. 3 Đại đức Thích Quảng Vượng, TS. Đông Thị Hồng (2019), “Phát huy vai trò của Phật giáo trong công tác bảo trợ xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: Hoạt động của tín đồ phật tử với sự phát triển bền vững đất nước, Hà Nội, tháng 7, tr.126. 4 GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu (2018), “Phật giáo Việt Nam với công tác từ thiện”, Trang thông tin điện tử cơ sở dữ liệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 4-9, Hà Nội.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 629 Tuy nhiên, lực lượng giáo viên do các tăng, ni, phật tử đảm trách còn hạn chế. Để giải quyết khó khăn này, Ban từ thiện xã hội Trung ương đã tổ chức khóa bồi dưỡng nuôi dạy trẻ cho 92 tăng, ni, phật tử học viên. Ban cũng phối hợp với trường đào tạo cán bộ y tế trung cấp của thành phố Hồ Chí Minh mở lớp cán bộ y tế sơ cấp thời gian học 1 năm cho 250 tăng, ni, phật tử cả nước theo học và đào tạo 98 lương y Tuệ Tĩnh đường. Điều này tăng hiệu quả hoạt động về y tế và từ thiện xã hội nhằm góp phần chia sẻ gánh nặng cho xã hội và nhân dân trên tinh thần từ bi của Phật giáo. Phật giáo đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xã hội, từ thiện. Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của Phật và đạo lý của dân tộc Việt Nam “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”…, các tăng, ni, phật tử đã góp sức vào xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương. Ví như, trong 6 tháng cuối năm 2018, Ban Từ thiện xã hội, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vận động được hơn 66 tỷ đồng,1 cuối năm 2018 đã trao 4 căn nhà tình thương, tặng 1.000 suất quà cho người nghèo,2 200 phần quà cho người khiếm thị trong tỉnh, 200 phần quà cho bệnh nhân ung bướu tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh... Ủng hộ chiến sỹ biên phòng, hải đảo; thăm viếng thương bệnh binh, bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại tâm thần, nhà dưỡng lão. Chữa trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, góp phần ngăn chặn bệnh dịch thế kỷ HIV/AIDS và xoa dịu nỗi đau của những người không may bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này. Phật giáo thành lập nhiều cơ sở nuôi người nhiễm HIV/AIDS cũng như thành lập các trung tâm tư vấn HIV/AIDS. Tại Hà Nội, chùa Pháp Vân, quận Hoàng Mai, chùa Bồ Đề, quận Long Biên là những trung tâm nuôi dưỡng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Trung tâm tư vấn HIV Hương Sen của Đại đức Thích Thanh Huân chùa Pháp Vân, quận Hoàng Mai là một trong những trung tâm tư vấn và nuôi dưỡng người nhiễm HIV sớm nhất tại các chùa. Chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội, do sư Thích Đàm Lan, hiện là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc các cháu nhỏ bị nhiễm HIV/AIDS. Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa chỉ trung tâm tư vấn HIV/AIDS có nhiều nội dung hoạt động với hiệu quả cao. Đây là mô hình của một trung tâm tư vấn HIV/AIDS có nguồn tài trợ từ nước ngoài. Hoạt động chính của trung tâm là tư vấn đối với người nhiễm HIV/ AIDS và cộng đồng để giúp người bị nhiễm bệnh hiểu được căn bệnh của mình 1 Ban Từ thiện Xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2018), “Hội nghị Tổng kết công tác phật sự 2018”, Phật sự Online, ngày 31-12, Bà Rịa - Vũng Tàu. 2 Mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng, dẫn theo Ban Từ thiện Xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (2018), “Hội nghị tổng kết công tác phật sự 2018”, Phật sự Online, ngày 31-12, Bà Rịa - Vũng Tàu.
  7. 630 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... giúp họ hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, chống lại sự kỳ thị đối với người bị nhiễm HIV/AIDS của các thành viên trong cộng đồng. Mổ mắt, tặng xe lăn và xe đạp, tặng học bổng cho người nghèo; xây cầu bê tông, đắp đường giao thông nông thôn; hiến máu nhân đạo, đóng góp Quỹ vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụ nữ nghèo vượt khó; mổ trị bệnh tim nhi, phát quà Tết, quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi; cung cấp bữa ăn từ thiện cho các bệnh nhân nghèo tạo các bệnh viện. Giúp đồng bào bị lũ lụt tàn phá tại các tỉnh miền Mắc, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, thăm tặng quà cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, Tây Bắc. Ví như tháng 10 năm 2016, Đoàn từ thiện Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Đại đức Thích Thiện Thuận, Phó thư ký, Chánh Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh thành lập đoàn đến thăm và tặng quà bà con vùng lũ huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh). Tại các nơi đến, đoàn đã ân cần thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn của bà con vùng lũ; hỗ trợ tiền xây dựng 3 căn nhà đại đoàn kết cho các gia đình nghèo có nhà cửa bị sập do mưa lũ tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (mỗi căn 40 triệu đồng); tặng 2.550 phần quà, gồm 200 nghìn đồng tiền mặt, 10 kg gạo, 1 thùng mỳ tôm, nước tương, thuốc cảm cho nhân dân. Trong đó, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh 1.350 phần; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 400 phần; huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 800 phần. Tổng tiền và quà cứu trợ hơn 1,2 tỷ đồng .1 Phật giáo tham gia các hoạt động phát triển kinh tế. Giáo lý Phật giáo góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế. Tư tưởng nhập thế của Phật giáo góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức con người, đưa con người đến cuộc sống “chân - thiện - mỹ”, từ đó làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngay nay, du lịch văn hóa tâm linh là loại hình rất được ưu chuộng. Những nơi, như Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh), Bái Đính (Gia Viễn, Ninh Bình), Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam)… đã thu hút hàng vạn lượt khách du lịch hằng năm và tạo ra công việc làm cho hàng nghìn người có cuộc sống ổn định, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội. Các công trình kiến trúc Phật giáo tạo cơ hội cho các ngành nghề thủ công phát triển, như nghề đan mây tre, nghề thêu, nghề điêu khắc tượng, nghề đúc đồng… và tạo ra nhiều công trình văn hóa tâm linh có giá trị cả về văn hóa lẫn kinh tế. 1 Ban Tôn giáo Chính phủ (2019), “Đoàn từ thiện Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cứu trợ đồng bào miền Trung”, Trang điện tử, Hà Nội.
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 631 Phật giáo coi cách tiêu dùng, sử dụng của cải để phục vụ cuộc sống con người. Sự giàu có là phương tiện chứ không phải là mục đích, nên vận dụng thuyết trung đạo để giới hạn những ham muốn và tiêu thụ, không nên để cho nghèo nàn quá, mà cũng không nên giàu có quá. Chính sự điều độ và hạnh phúc sẽ giúp thoát khỏi những ham muốn vô tận và bất thiện, sẽ đưa đến việc kiểm soát rắc rối do sản xuất quá mức và tiêu thụ quá độ. Điều đó góp phần kéo giảm khoảng cách phân hóa giàu nghèo, xung đột xã hội, thúc đẩy các hoạt động xã hội từ thiện, góp phần giảm nghèo bền vững. Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm khai thác nguồn tài nguyên theo hướng bền vững, phục vụ phát triển kinh tế, giảm nghèo. Lý thuyết duyên khởi cho rằng, sự sống là tương hỗ giữa các loài và vạn vật, thiên nhiên là một bộ phận cơ thể của con người, con người không thể tồn tại nếu không có môi trường. Nếu môi trường bị ô nhiễm thì cơ thể vật lý của con người hay đời sống của con người sẽ bị hủy diệt. Phật giáo tôn trọng sự sống của muôn loài, khuyến khích việc giữ gìn mối quan hệ thân thiện, sống hòa hợp giữa con người với vạn vật, với tự nhiên và vũ trụ là điều kiện để bảo vệ sự sống. Vì vậy, Phật giáo tránh việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên bừa bãi để trục lợi làm giàu, điều này sẽ gây ra nhiều thảm họa thiên tai, gây khổ đau cho con người. 3. Hạn chế và nguyên nhân Quan niệm về kinh tế của Phật giáo cũng có những hạn chế nhất định, thời kỳ Phật giáo ra đời, xã hội con người được tổ chức theo cách thức gắn bó với thế giới tự nhiên, quy mô kinh tế lúc đó quy định sự phụ thuộc sâu của con người vào giới tự nhiên. Giáo lý Phật giáo Nguyên thủy nhìn cuộc đời là một bể khổ không bờ bến, con người vì không nhận thức được chính cái tôi của mình nên đi đến chỗ lầm tưởng và ngộ nhận cái gì cũng thường tôn, do ta và của ta nên khát ái, tham dục. Để có được mọi cái, thảo mãn lòng tham, sân, si nên gây nghiệp báo, mắc vào bể khổ. Con người thoát khỏi nỗi khổ phải phá bỏ sự mê muội, vô minh đạt tới sự sáng tỏ bản thân mình. Từ quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan đó đã ảnh hưởng đến cách nhìn cuộc đời của tín đồ, họ coi cuộc đời là ảo ảnh, vật chất là phù hoa, “sinh ký tử quy” dẫn đến việc coi nhẹ mạng sống, không cố gắng dấn thân, sống qua ngày đoạn tháng. Trong lao động sản xuất thường ít nghĩ tới việc phải làm những gì to tát, lâu bền, dễ chán nản, chùn bước, khi gặp khó khăn thường quy do số phận. Hình thành nên lối sống an nhàn, vô lo, vô nghĩ. Giàu sang phú quý là cái gì đó rất viển vông, hão huyền nên tín đồ chỉ mong đủ sống, đủ ăn, khi đã thỏa mãn được điều đó thì họ nghỉ ngơi.
  9. 632 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 4. Các giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của Phật giáo trong công tác giảm nghèo Một là, Đảng, Nhà nước tiếp tục đề ra chủ trương, chính sách nhằm phát huy yếu tố nhân văn trong nhân sinh quan Phật giáo để Phật giáo đóng góp tích cực hơn nữa vào hoạt động giảm nghèo bền vững của đất nước. Hai là, hiện nay, hoạt động từ thiện, nhân đạo đang được đông đảo tín đồ phật tử trong và ngoài nước tích cực hưởng ứng. Các tổ chức làm từ thiện dựa trên tinh thần “từ, bi, hỉ, xả”, “thương người như thể thương thân”. Vì vậy, tránh những hành vi trục lợi, làm hình ảnh thương hiệu, gây ảnh hưởng đến xấu đến Phật giáo. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức tài trợ cho công tác xã hội phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và phục vụ công việc hiệu quả. Ngoài ra, hoạt động từ thiện nên để phật tử đứng ra tổ chức dưới sự bảo trợ của nhà chùa và các vị tu sĩ. Ba là, một số nhà kinh doanh đang chạy theo lợi nhận kinh tế, xem nhẹ, vi phạm đạo đức và nhân quả một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. Người phật tử khi làm kinh tế phải dựa vào nền tảng đạo đức Phật giáo để trở thành người làm kinh tế theo xu hướng cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau phát triển, không làm hại, gây tổn hại đến vạn vật, đến con người và xã hội. Bốn là, mỗi người phật tử cần có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ thân thể của mình, các chùa, tăng, ni cần có chương trình sinh hoạt hướng đến việc giáo dục bảo vệ môi trường và có những hành động cụ thể tại địa phương như ngày chủ nhật xanh, ngày vì môi trường, phát động phong trào phục hồi và bảo vệ sông ngòi, biển cả, rừng núi và vạn vật xung quanh. 5. Kết luận Đảng, nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương và giải pháp nhằm huy động nguồn lực của xã hội, trong đó có vai trò của Phật giáo để chăm lo cho người nghèo, để “không ai bị bỏ lại phái sau”. Phật giáo ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào hoạt động xóa đói, giảm nghèo. Phật giáo đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ổn định đời sống tâm linh, tâm lý để người dân chăm lo đời sống kinh tế gia đình; tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bỏ rơi, mô côi, không nơi nương tựa; đào tạo nghề để trẻ có việc làm góp phần giảm gánh nặng cho xã hội; xây dựng cơ sở nuôi
  10. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 633 dưỡng người già; nhiều nỗ lực trong hoạt động xã hội, từ thiện; tham gia các hoạt động phát triển kinh tế… Để phát huy vai trò của Phật giáo góp phần đóng góp trong các hoạt động giảm nghèo bền vững cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức tài trợ cho công tác xã hội phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật và phục vụ công việc hiệu quả. Người phật tử làm kinh tế phải dựa vào nền tảng đạo đức Phật giáo để trở thành người làm kinh tế theo xu hướng cạnh tranh lành mạnh, cùng nhau phát triển, không làm hại, gây tổn hại đến vạn vật, đến con người và xã hội. Mỗi người phật tử cần có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ thân thể của mình... T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, phần II, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Hội đồng Trị sự (2012), Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2011), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.394-395. 4. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự (2019), Tài liệu Hội nghị kỳ 3 - khóa VIII Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2019), “Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn quan tâm phát huy nguồn lực của Tôn giáo trong đời sống xã hội”, Trang Thông tin điện tử, ngày 09-8, Hà Nội. 6. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Kỷ yếu Hội thảo phát triển đô thị bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17-5. 7. Trần Thúy Ngọc (2012), “Phát triển bền vững dưới góc nhìn Phật giáo”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, tháng 3, tr.30-36. 8. Trần Hồng Liên (2014), “Những đóng góp của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.175-178. 9. Đại đức Thích Quảng Vượng, TS. Đông Thị Hồng (2019), “Phát huy vai trò của Phật giáo trong công tác bảo trợ xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia:
  11. 634 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Hoạt động của tín đồ phật tử với sự phát triển bền vững đất nước, Hà Nội, tháng 7, tr.126. 10. Phan Thị Tuyết Yến (2014), “Những đóng góp của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.228-229.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2