intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát huy vai trò của của tăng, ni, phật tử Phật giáo Việt Nam trong đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phát huy vai trò của của tăng, ni, phật tử Phật giáo Việt Nam trong đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở trình bày các nội dung: Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Phát huy vai trò của tăng, ni, phật tử trong việc đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát huy vai trò của của tăng, ni, phật tử Phật giáo Việt Nam trong đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở

  1. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỦA TĂNG, NI, PHẬT TỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ TẠI ĐỊA BÀN CƠ SỞ THIẾU TƯỚNG, GS.TS. TRẦN MINH HƯỞNG1* Tóm tắt: Kế thừa truyền thống đoàn kết của dân tộc, qua lịch sử và thực tiễn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra bài học quý giá cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”21. Trong khối đại đoàn kết dân tộc đó, đồng bào tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như bóng với hình, tuy hai mà một...”32. Nhận thức rõ được vai trò của Phật giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm giải quyết tốt vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và Phật giáo nói riêng, đồng thời phát huy truyền thống hộ quốc an dân của tăng, ni, phật tử Phật giáo Việt Nam trong lịch sử dân tộc vào công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) của đất nước trong thời kỳ hiện nay. Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cuối thế kỷ VI trước Công nguyên, là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới (Công giáo, Phật giáo và Hồi giáo). Sự ra đời của Phật giáo gắn liền với thái tử Tất Đạt Đa, tức Phật Thích Ca Mâu Ni, với mong muốn giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ trầm luân. Do đó, Phật giáo có vai trò và ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội ngày nay. Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu Công nguyên, trải qua những thăng trầm khác nhau cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam. * Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2011, tập 3, tr.256. 2 Hội thảo Quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh… 1990, Nxb. Khoa học xã hội, tr. 227.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 121 1. Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phật giáo có đóng góp rất lớn trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV, Phật giáo phát triển hưng thịnh nhất trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, với xu thế nhập thế tham gia chính trị, nhiều danh tăng giỏi như: Thiền sư Vạn Hạnh, Quốc sư Khuông Việt, sư Liễu Quán, sư Thiện Chiếu, sư Thích Quảng Đức... là cố vấn chính trị góp công lớn trong giữ nước và trị nước. Nhiều tăng, ni, phật tử nhập thế cùng với quân dân Đại Việt tham gia đánh tan giặc ngoại xâm. Đặc biệt, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã 2 lần khoác áo chiến bào cùng toàn dân chống quân Nguyên - Mông xâm lược, khi đất nước thái bình, Ngài lên núi Yên Tử tu hành trở thành Sư tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam với tư tưởng “nhập thế” gắn đạo với đời, đồng hành cùng dân tộc. Đã có thời kỳ Phật giáo trở nền tảng tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tích cực tham gia hoạt động cách mạng, góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của dân tộc: Nhiều Chùa chiền, cơ sở thờ tự là nơi che giấu, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng; đông đảo phật tử tích cực tham gia tuyên truyền, phản đối chiến tranh, ủng hộ sự nghiệp kháng chiến giành độc lập, thống nhất nước nhà, đặc biệt sự kiện ngọn lửa “vị pháp thiêu thân” của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11/06/1963 đã thể hiện tinh thần xả thân cầu đạo, thắp sáng lương tri toàn thế giới, kêu gọi thế giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam; nhiều tăng, ni, phật tử đã đồng hành cùng với quân dân cả nước “cởi áo cà sa, khoác chiến bào” lên đường tòng quân đánh giặc cứu nước; nhiều tăng, ni, phật tử tích cực tham gia lao động, chiến đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đánh giá về vai trò của Phật giáo, trong thư gửi các vị tăng, ni và đồng bào tín đồ Phật giáo năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “... Tôi có lời khen ngợi các vị tăng ni và tín đồ đã sẵn lòng nồng nàn yêu nước, hăng hái làm tròn nghĩa vụ của người công dân và xứng đáng là phật tử…”1, đó là những đóng góp to lớn của tăng, ni, phật tử cho cuộc kháng chiến cứu quốc, giải phóng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ hiện nay, cùng với xu thế hội nhập của đất nước, Phật giáo Việt Nam tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Đại bộ phận tăng, ni, phật tử thực hiện nếp sống văn hóa, sống tốt đời, đẹp đạo, trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu, uy tín trong quần chúng nhân dân. Các tăng, ni, 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, 12 tập, Nxb Chính trị quốc gia, 2002, tập 8, tr. 290-291.
  3. 122 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... phật tử cả nước luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, xây dựng một Giáo hội Phật giáo phát triển trong khối đại đoàn kết dân tộc. Đến nay, Giáo hội đã thành lập được Ban Trị sự tại 63 tỉnh, thành trong cả nước, gồm 3 cấp hành chính: Trung ương, tỉnh thành phố và quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh với hàng ngàn tăng ni, tự viện, hàng triệu phật tử và người có tín ngưỡng đạo Phật. Công tác giáo dục đào tạo tăng, ni được mở rộng quy mô và loại hình đào tạo với 4 học viện Phật giáo Việt Nam cùng 30 trường Trung cấp Phật học tại các tỉnh thành. Công tác hoằng pháp, nghiên cứu Phật học được mở rộng và đi vào chiều sâu, phát huy tính trong sáng, tích cực trong giáo lý đạo Phật, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu đạo Phật của tăng, ni, phật tử và các nhà khoa học. Giáo hội cũng đẩy mạnh công tác đối ngoại, tham gia tích cực, đóng góp quan trọng vào các hoạt động hướng đến sự phát triển của Phật giáo quốc tế, khu vực, bảo vệ sự ổn định, hoà bình, phát triển của nhân loại. Là thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn phát huy tinh thần phụng đạo, yêu nước, nhập thế, gắn bó với dân tộc, phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật. Thực hiện phương châm hoạt động của Giáo hội: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào an sinh, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống văn hóa và tham gia tích cực phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ). Riêng đối với công tác này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tạo điều kiện, ủng hộ cho phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ngày càng phát triển sâu rộng tại các vùng đồng bào Phật giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phối hợp cùng lực lượng Công an nhân dân và chính quyền cơ sở góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội (TTATXH) tại địa bàn cơ sở. Có thể nói rằng: Trải qua thăng trầm, biến động lịch sử của dân tộc, xuyên suốt tiến trình đó Phật giáo luôn gắn bó, keo sơn cùng vận mệnh đất nước. Khi đất nước phồn vinh thì Phật giáo hưng thịnh, khi đất nước suy yếu thì Phật giáo cũng suy tàn, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng thiết định chân lý: “Nước có độc lập thì đạo Phật mới dễ mở mang”1. Đó là chân lý bất di, bất dịch để tín đồ của mọi tôn giáo cùng toàn dân đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đánh giá về vai trò của Phật giáo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định: Trong quá khứ, Phật giáo Việt Nam đã gắn chặt với dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Lịch sử đã xác nhận Phật giáo Việt Nam là một tôn 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, tr 342.
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 123 giáo, từ bản chất, bản sắc, từ trong thực tiễn hoạt động của mình, biểu hiện truyền thông yêu nước, gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với Tổ quốc. Trong sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc ngày nay, Phật giáo đã góp phần xứng đáng. Đối với Việt Nam, nói đến tôn giáo là người ta nghĩ ngay đến đạo Phật, đến các việc làm quý báu, đẹp đẽ của tăng ni, phật tử. Đạo Phật ở Việt Nam đã mang màu sắc dân tộc Việt Nam rõ rệt. Có thể nói răgng Phật giáo Việt Nam đã góp phần làm sáng ngời lý tưởng của dân tộc và trưởng thành cùng dân tộc. 2. Phát huy vai trò của tăng, ni, phật tử trong việc đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở Trong điều kiện mới, dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và sự đấu tranh, chống phá của các thế lực thù địch... tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với ANTT ở Việt Nam hiện nay như: Vấn đề an ninh văn hóa, tư tưởng; an ninh kinh tế; an ninh chính trị và trật tự xã hội... từ đó đặt ra những vấn đề mới không chỉ dừng lại ở tâm linh thuần túy mà còn là vấn đề chính trị - xã hội có liên quan trực tiếp đến ANTT của đất nước. Thực tế cho thấy, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vấn đề “tôn giáo”, “nhân quyền” vẫn là những lĩnh vực có nhiều điểm nóng mà các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá cách mạng nước ta. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao hiệu quả đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong công tác này, việc phát huy vai trò của các tăng, ni, phật tử trong đảm bảo ANTT sẽ góp phần quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng nói chung và công tác đảm bảo ANTT tại vùng đồng bào tôn giáo nói riêng, từ đó yêu cầu: Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng và thực tiễn xã hội Xuất phát từ sự vận động, phát triển không ngừng của thực tiễn đời sống xã hội, đặc biệt là sự biến đổi của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng như: Các thế lực phản động tăng cường các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá cách mạng Việt Nam với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn; việc xuất hiện của những tôn giáo mới, đạo lạ; xuất hiện những tín ngưỡng, lễ nghi, văn hóa tôn giáo đã bị biến đổi theo xu hướng văn hóa, theo nhu cầu của
  5. 124 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... nền kinh tế thị trường và bối cảnh toàn cầu hóa... gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản sắc văn hóa truyền thống, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... từ đó đòi hỏi các chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng phải được hoàn hiện cho phù hợp với thực tiễn, xong vẫn đảm bảo nguyên tắc theo quan điểm, đường lối của Đảng. Trong đó cần tranh thủ lấy ý kiến của đội ngũ chức sắc tôn giáo, phát huy vai trò của họ trong tham gia xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo một cách phù hợp với từng giai đoạn, từng địa phương, lấy đó làm căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng. Đó không chỉ là cơ sở để các tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta hoạt động ổn định, tuân thủ pháp luật và không ngừng phát triển, mà còn là điểm tựa để các chức sắc, tín đồ, phật tử tin tưởng và thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đảm bảo ANTT của đất nước. Hai là, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng là vấn đề then chốt để đảm bảo ANTT tại vùng đồng bào tôn giáo. Trong đó coi trọng việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo về các chính sách, pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo. Chỉ khi nào các chức sắc, tín đồ tôn giáo hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo chúng ta mới phát huy được vai trò, trách nhiệm của họ trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và đảm bảo ANTT nói riêng. Mặt khác, cần quan tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, đông tín đồ tôn giáo nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào tôn giáo. Kết hợp thực hiện chính sách tôn giáo với chính sách dân tộc, chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn... nhằm đảm bảo an ninh kinh tế - văn hóa và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong vùng tôn giáo, đi đôi với việc kịp thời giải quyết tốt các vấn đề phức tạp, nóng bỏng liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng theo quy định của pháp luật. Quan tâm, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của nhà nước, đồng thời phát huy tinh thần yêu nước của đồng báo tôn giáo, tăng cường cảnh giác, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Khi thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tạo môi trường, điều kiện cho các tôn giáo hoạt động và phát triển theo đúng tôn chỉ, mục đích và
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 125 khuôn khổ pháp luật sẽ̃ tạo động cơ, thái độ tích cực cho các chức sắc, tín đồ tôn giáo nói chung và tăng, ni, phật tử nói riêng tích cực tham gia đảm bảo ANTT, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ba là, phát huy vai trò của các tăng, ni, phật tử trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật và giáo lý nhà Phật góp phần đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, tham gia thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và tín đồ. Trong công tác này, việc tranh thủ sự ủng hộ và phát huy vai trò của Giáo hội, các chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia tuyên truyền, giáo dục, vận động tín đồ tôn giáo có ý nghĩa quyết định sự thành công của công tác tôn giáo. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Trung ương và các tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban, Ngành hướng dẫn Ban Đại diện Phật giáo cơ sở quán triệt và phát huy truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam, tích cực tham gia đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở. Trong đó, coi trọng việc đưa giáo lý của nhà Phật vào thực tiễn cuộc sống thông qua gắn việc giảng pháp với tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội dung Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định của địa phương về công tác tôn giáo; gắn việc giảng pháp với việc tuyên truyền, giáo dục để tăng, ni, phật tử và quần chúng hiểu rõ tính chất nguy hiểm, cảnh giác và bình tĩnh trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam; gắn việc giảng pháp với việc tuyên truyền kiến thức về nội dung, chương trình, biện pháp đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở, kiến thức về phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự giao thông, trật tự công cộng; gắn việc giảng pháp đi đôi với khuyên răn phật tử hành pháp hướng thiện, xây dựng cuộc sống “Tốt đời, đẹp đạo”, chấp hành nghiêm giáo lý, giáo luật nhà Phật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo pháp luật, tích cực tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Bốn là, phát huy vai trò của tăng, ni, phật tử trong đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại địa bàn cơ sở Việc phát huy vai trò của các tăng, ni, phật tử có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các vùng đồng bào tôn giáo, góp phần giữ vững ổn định ANTT, phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, tệ nạn xã hội, tạo ra thế trận an ninh nhân dân vững chắc từ địa bàn cơ sở, từ đó yêu cầu: Thực hiện
  7. 126 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo, xây dựng và củng cố phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại những vùng tập trung đồng bào tôn giáo. Tổ chức, nhân rộng các mô hình, biện pháp hay nhằm phát huy vai trò của tăng, ni, phật tử trong tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ như các mô hình: “Chùa tinh tiến”, “Tâm sáng hướng thiện”, “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ”; “Ba an toàn” về ANTT; “Tăng, ni, phật tử tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông”; “Tăng, ni, phật tử tham gia giữ gìn ANTT, xây dựng đô thị văn minh”... thông qua các mô hình này sẽ̃ phát huy vai trò, nâng cao ý thức trách nhiệm của tăng, ni, phật tử và quần chúng nhân dân đối với bản thân, gia đình với cộng đồng, phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo cũng như những ảnh hưởng tích cực của tôn giáo, tín ngưỡng góp phần vào công tác đảm bảo ANTT, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Đặc biệt, cần tranh thủ sự ủng hộ và phát huy vai trò của người có uy tín, đặc biệt là các chức sắc tôn giáo nói chung, các Đại đức, Thượng tọa và Hòa thượng Phật giáo nói riêng, nhằm tập hợp đông đảo tăng, ni, phật tử tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Họ là lực lượng cốt cán trong tôn giáo tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Thông qua các vị Đại đức, Thượng tọa, Hòa thượng và những người có uy tín trong Phật giáo là cầu nối để định hướng tuyên truyền, vận động tăng, ni, phật tử cũng như đồng bào các dân tộc, tôn giáo hoạt động đúng hiến chương, điều lệ, thuần túy tôn giáo, chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn cơ sở. Năm là, phát huy vai trò của tăng, ni, phật tử trong đấu tranh đối với các đối tượng, các tổ chức, các hoạt động lợi dụng Phật giáo để gây mất ổn định chính trị, mất trật tự an toàn xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần nêu cao tinh thần đoàn kết tôn giáo, phát huy vai trò, trách nhiệm của tăng, ni, phật tử trong đấu tranh bài trừ mê tín dị đoan, các hủ tục, lễ nghi lạc hậu, đi ngược lại với tư tưởng, giáo lý nhà Phật, ngược lại văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT. Giáo hội cần chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột và điểm nóng liên quan đến tôn giáo, không để các thế lực thù địch lợi dụng để lôi kéo, kích động tăng, ni, phật tử, quần chúng gây mất trật tự an toàn xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tăng, ni, phật tử tham gia việc đạo, việc đời một cách hài hòa, gắn với đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở vùng tôn giáo. Trong đó, nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết và kịp thời phát hiện, đấu tranh phản bác lại âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạt động lợi dụng tôn
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 127 giáo vào các mục đích ngoài tôn giáo, tín ngưỡng. Đồng thời, đấu tranh tội phạm, tệ nạn xã hội tại vùng tôn giáo, tạo môi trường ổn định, thuận lợi để các tôn giáo hoạt động và phát triển theo đúng khuôn khổ pháp luật. Phật giáo Việt Nam đã luôn đồng hành cùng với dân tộc và đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc tại địa bàn cơ sở, đặc biệt là vùng đồng bào tôn giáo. Việc phát huy vai trò của tăng, ni, phật tử đối với công tác đảm bảo ANTT tại địa bàn cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Vì vậy đòi hỏi các cấp, các ngành, đặc biệt là cán bộ làm công tác tôn giáo phải nhận thức rõ được vấn đề này để tranh thủ sự ủng hộ và phát huy vai trò của chức sắc, tín đồ tôn giáo nói chung và tăng, ni, phật tử nói riêng tham gia thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ cách mạng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2