intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phật giáo với hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phật giáo với hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay trình bày các nội dung: Cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an sinh xã hội của Phật giáo thời gian qua; Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phật giáo với hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

  1. PHẬT GIÁO VỚI HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ XÃ HỘI VÙNG CAO, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN VĂN HUÂN1* Tóm tắt: Phật giáo và hoạt động cứu trợ xã hội vùng sâu, vùng xa của Phật giáo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, gắn bó trực tiếp với công tác đảm bảo an sinh xã hội. Phát huy truyền thống “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc” là vấn đề mang tính trọng tâm, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cứu trợ, an sinh xã hội góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là những vấn đề cốt lõi của Phật giáo trong tương lai. Từ những lập luận trên, tác giả xây dựng căn cứ để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Phật giáo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình hiện nay. Từ khóa: An sinh xã hội; Cứu trợ xã hội; Phật giáo. Đặt vấn đề Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI trước Công nguyên, người sáng lập là thái tử Tất Đạt Đa (Thái tử Shidartha) với tư tưởng chủ đạo là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui. Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã trên hai ngàn năm và dần được bản địa hóa để phù hợp với bản sắc của người Việt. Tổ chức được thành lập để chấn hưng đạo pháp, bảo vệ văn hóa truyền thống, góp phần thực hiện cuộc cách mạng của dân tộc đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Dưới sự điều hành của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đã phát huy được giá trị sống tốt đời đẹp đạo, luôn đồng hành cùng dân tộc, vận động tăng ni, phật tử trong chánh tín để ánh sáng của Phật giáo đi vào đời sống thực tiễn, truyền bá thông điệp từ bi, nhân ái bằng những hành động thiết thực góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam * Giảng viên Học viện An ninh nhân dân.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 983 hiện nay. Tại Hội nghị Vesak 2019, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Phật giáo với hiện thực và tương lai xã hội, cũng như thông điệp từ Đại lễ: mỗi người chúng ta chính là sứ giả của Đức Phật, hãy cùng quan tâm, chia sẻ, hiện thực hóa thông điệp về hòa bình, đoàn kết và yêu thương vào thực tiễn cuộc sống, góp phần đẩy lùi những xung đột, khổ đau, đói nghèo, đưa con người tới cuộc sống an vui, làm tỏa sáng ý nghĩa Vesak trong khắp cõi nhân gian, kiến tạo một cõi Niết bàn trong thế giới hiện thực”1.1 Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng để nghiên cứu, phân tích, đánh giá những lý luận và thực tiễn về các hoạt động của Phật giáo góp phần đảm bảo an ninh quốc gia. Thông qua phân tích, đánh giá tác giả chỉ ra tính hai mặt nhằm đưa ra hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác cứu trợ xã hội của Phật giáo, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia. - Phương pháp nghiên cứu điển hình: Tác giả sàng lọc, tìm chọn những điển hình các hoạt động của Phật giáo để làm nổi bật ý nghĩa của hoạt động cứu trợ xã hội Phật giáo trong tình hình hiện nay. - Phương pháp thống kê, so sánh: Khái quát hóa, đối chiếu, so sánh các số liệu, dẫn chứng để đưa ra các lập luận minh chứng tình hình thực tế của Phật giáo trong hoạt động cứu trợ vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số hiện nay. 1. Cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Với mục đích góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng cao, đồng thời tạo nên sự công bằng trong chính sách xã hội, giảm sự chênh lệch giàu - nghèo các vùng trong cả nước, chính sách cứu trợ xã hội đã trở thành chủ trường nhất quán của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các chính sách đó được thể hiện tinh thần chung trong các văn bản, hội nghị và các buổi tiếp xúc với đồng bào để tìm các hướng giải pháp, hệ thống các chính sách trước những rủi ro, biến cố xã hội hoặc những tác động bất thường về kinh tế, xã hội, môi trường, thiên tai, dịch bệnh trong cả nước nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định “… Cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân thêm một bước, làm cho nhân dân ta được ăn no mặc ấm, tăng thêm sức khỏe, có thêm nhà ở và được Baochinhphu.vn “Phát biểu của Thủ tướng tại Lễ khai mạc Đại lễ Vesak LHQ năm 2019”. 1
  3. 984 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... học tập, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng,…”1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII cũng xác định: “… Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững…”2. Chương 2, Mục đích - thành phần về Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện: “… Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoằng dương Phật pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình an lạc cho thế giới”. Xuyên suốt từ các quan điểm, chính sách đến những công việc cụ thể trong đời sống xã hội Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều thể hiện vai trò quan trọng, với các chính sách nhất quán để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Việt Nam nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. 2. Thực trạng hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo an sinh xã hội của Phật giáo thời gian qua - Hoạt động huy động nguồn lực trong đảm bảo an sinh xã hội tại vùng cao, vùng dân tộc thiểu số Để thực hiện được hoạt động cứu trợ xã hội ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, Giáo hội phật giáo đã vận động nhiều nguồn từ tăng ni, phật tử, các nhà hoạt động từ thiện, người dân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đóng góp ủng hộ cả về vật chất và tinh thần. Từ hoạt động cứu trợ xã hội của Phật giáo, Giáo hội và các phật tử đã huy động được nhiều nguồn lực tổ chức cá nhân cho bảo trợ xã hội. Cùng từ đây, đã tập hợp được đội ngũ nhân viên và cộng tác viên có phẩm chất tốt đẹp của đạo và đời, có tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết và năng lực trong hoạt động cứu trợ xã hội. Cụ thể: Vào giữa năm 2015, tại các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất…, Giáo hội đã kịp thời ra thông bạch vận động hỗ trợ. Theo đó, chỉ riêng Lào Cai, Giáo hội đã trao 700 suất học bổng , 2 máy vi tính và một nhà tình nghĩa. Tại tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, có tổ chức hoạt động cứu trợ bà con vùng lũ hằng năm. Đến với vùng cứu trợ, họ mang tới gạo, tiền, quần áo, mì,… để chia sẻ với bà con. Mà điển hình là trong hoạt động cứu trợ bà con miền Trung và Tây Nguyên sau cơn bão số 9 (năm 2009). Nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), số liệu công tác từ thiện từng năm cho thấy: Năm 2013 là 1.205.723.937.000đ. Năm 2014 là 1.043.466.914.290đ. 1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), 9/1960. 2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 20/1/2016 đến ngày 28/1/2016, tại thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trình.
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 985 Năm 2015 là 1.164.148.761.000đ. Năm 2016, hoạt động từ thiện nổi bật là Giáo hội hỗ trợ các chiến sĩ quần đảo Trường Sa trị giá 200 triệu đồng; trao 1000 suất quà trị giá 600 triệu đồng giúp ngư dân bị thiệt hại do ngư trường bị ô nhiễm. - Thực trạng một số hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng xa Với vai trò, uy tín tiên phong của Đảng Cộng sản Việt Nam trên con đường xây dựng dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển giàu mạnh, cũng như phương châm “nhập thế giúp đời” của Phật giáo Việt Nam đã tạo nên sự tương đồng, gắn kết, chung sức đồng lòng trong việc ổn định đời sống vùng cao, vùng xa của đồng bào dân tộc nói riêng, cả nước nói chung. Phật giáo Việt Nam đã và đang ngày càng mở rộng quy mô chiều rộng lẫn chiều sâu các hoạt động cứu trợ đột xuất, cứu trợ thường xuyên nhằm chăm lo đời sống an sinh xã hộ của đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn kịp thời có mặt, động viên tinh thần và vật chất đối với bà con trong những thời điểm khó khăn thiên ta, lũ lụt, đồng thời cũng tích cực tham gia hoạt động xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở vật chất như: trại trẻ mồ côi, trường học cho các bản vùng sâu, vùng cao, xây dựng hệ thống cơ sở y tế, tặng các quỹ khuyến học cho học sinh nghèo vượt khó… chẳng hạn, trong thời điểm thiên tai vùng đồng bào Tây Bắc: “Trụ trì Chùa Lá (Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh), thầy Thích Nhuận Tâm” đã trao tặng 100 phần quà, tiền mặt, trị giá 50 triệu đồng đến đồng bào xã Gia Hội; trao 80 phần quà, tiền mặt trị giá 40 triệu đồng cho bà con xã Nậm Búng; trao 70 phần quà, tiền mặt cho bà con xã Tú Lệ, trị giá 35 triệu đồng và tặng thêm 200 phần quà cho đồng bào vùng sâu vùng xa tại huyện Bát Xát (Lào Cai)”1 ; “Sáng 1/10/2018 tại xã Chuyền Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phái đoàn gồm 04 vị thành viên trong Ban Từ thiện tỉnh, cùng với Đại đức Thích Chơn Nghĩa, Phó Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, làm trưởng đoàn… Đại đức Thích Chơn Nghĩa, đại diện đoàn, gửi lời thăm hỏi tình hình sinh hoạt, sức khỏe và cùng đoàn trao tặng 100 phần quà đến với bà con, mỗi phần quá trị giá 500.000 đồng, tổng kinh phí phát quà tại thời điểm này là 50.000.000”2. - Thực trạng việc phối hợp giữa Phật giáo và các tổ chính trị - xã hội tham gia hoạt động cứu trợ cho đồng bào: Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các hoạt động liên kết, phối hợp giữa Phật giáo và các tổ chức xã hội trong công tác an sinh xã hội đã được cải thiện một cách rõ nét. Các phong trào, hoạt động cứu trợ xã hội thiết thực giúp đỡ các đối tượng còn khó khăn ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số để ổn định kinh tế, ổn định cuộc 1 Giacngo.vn, Chùa Lá tặng quà cho đồng bào Tây Bắc. 2 Phatsuonline.com, Đồng Nai, Ban Từ thiện Phật giáo tỉnh tặng quà cho đồng bào sau lũ lụt “vùng miền núi Tây Bắc - Đông Bắc” Việt Nam.
  5. 986 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... sống và vượt qua mọi khó khăn đã được triển khai phối hợp giữa Phật giáo với các tổ chức xã hội. Chẳng hạn “Hội Liên hiệp Phụ nữ, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu phối hợp với chùa Đông Yên, xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu, Nghệ An), nhóm phật tử từ thiện Nguyên Quang tổ chức khám và cấp phát thuốc miễn phí cho 600 đối tượng là hộ nghèo, gia đình chính sách, phụ nữ và trẻ em trên địa bàn xã Quỳnh Tân”.1 Các hoạt động phối hợp giữa Phật giáo với các tổ chức chính trị - xã hội đã tạo nên tinh thần đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, tạo động lực giúp đỡ đồng bào vùng xa, vùng dân tộc thiểu số sớm ổn định cuộc sống, vượt qua đói nghèo. 3. Thành tựu và một số khó khăn, hạn chế 3.1. Thành tựu Những hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo có ý nghĩa nhân văn và thực tiễn sâu sắc, góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an sinh xã hội. Những hoạt động cứu trợ của Phật giáo đã mang đến cho người dân ở các vùng cao, vùng dân tộc thiểu số sự hỗ trợ vật chất trong lúc cần thiết, đồng thời là một sự an ủi tinh thần lớn lao cho họ. Vùng cao, vùng dân tộc thiểu số là những địa bàn có điều kiện sinh hoạt khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, thiếu thốn và trình độ người dân còn nhiều hạn chế, những hoạt động cứu trợ như trên của Giáo hội Phật giáo sẽ giúp hỗ trợ cho người dân ở đây những điều kiện vật chất cơ bản, có thể là giá trị không quá lớn, nhưng đó là những thứ cần thiết với họ, qua đó họ thấy được sự quan tâm của xã hội với mình, có ý chí để phấn đấu vượt qua hoàn cảnh, giúp họ có niềm tin vào sự tốt đẹp như đường hướng của Phật giáo, sống tốt đời đẹp đạo, trở thành công dân tốt cho xã hội, góp sức mình trong xây dựng làng bản, đời sống mới. Đó cũng chính là sự phát huy của truyền thông đoàn kết, lá lành đùm lá rách của dân tộc. Trong điều kiện đất nước đang còn gặp nhiều khó khăn, đối tượng cứu trợ xã hội nhiều, thì đây được xem là một sự chia sẻ của Phật giáo cho Nhà nước trong công tác đảm bảo an sinh xã hội. Ngay từ khi ra đời cho đến nay, hoạt động cứu trợ xã hội ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Phật giáo đã được tiến hành rộng khắp ở nhiều địa phương, vùng miền, nguồn tài trợ hàng năm ngày càng tăng, giúp đỡ hỗ trợ được cho rất nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, đời sống người dân được cải thiện, giúp đảm bảo an sinh xã hội; những tư tưởng, hành động tốt đẹp của Phật giáo được nhân rộng. Hiện nay, thế lực thù địch, chống phá thường lợi dụng sự khó khăn của người dân vùng cao, vùng dân tộc thiểu số để lôi kéo, mua chuộc, kích động bất mãn trong 1 Giacngo.vn, Hoạt động từ thiện tại Nghệ An và Hà Tĩnh.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 987 lòng họ để hoạt động chống phá, nổi loạn, đòi li khai, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội, đe dọa tới an ninh quốc gia. Những hoạt động cứu trợ của Giáo hội Phật giáo là cần thiết, kịp thời, giúp người dân có điều kiện sống tốt hơn, có niềm tin vào những giá trị cuộc sống hướng Chân - Thiện - Mỹ, giúp loại bỏ những điều kiện xấu mà thế lực thù địch, chống phá có thể lợi dụng, không để hoàn cảnh tiêu cực lôi kéo tha hóa họ về nhân phẩm, đạo đức và có những hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an ninh xã hội, góp phần to lớn vào bảo vệ an ninh quốc gia. Cùng với Nhà nước và các tổ chức khác trong hoạt động cứu trợ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hỗ trợ người dân, góp phần vào bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Những hoạt động hành thiện giúp người, cứu đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng nhau nỗ lực thực hiên an sinh xã hội, phúc lợi xã hội vì sự phát triển cộng đồng, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa đạo với đời, phản ánh rõ chức năng xã hội của Phật giáo. Trong thời gian gần đây, tại các địa bàn vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, có sự du nhập và phát triển của các hiện tượng tôn giáo mới, đời sống tâm linh mới làm đời sống tâm linh của người dân ở đây có những biến động. Sự du nhập và phát triển mạnh của các tôn giáo và hiện tượng tâm linh mới đó làm thay đổi sự gắn kết truyền thống cơ bản theo dòng họ, tộc người thì nay thay đổi theo nhóm tộc người có cùng niềm tin tôn giáo; tạo nên sự mở rộng giao lưu với các tộc người khác trong nước và ngoài nước có cùng niềm tin tôn giáo, tạo nên mối liên kết tộc người tôn giáo xuyên quốc gia,... những vấn đề như trên gây khó khăn cho việc quản lí Nhà nước, các thế lực thù địch xấu lợi dụng tác động đến nhận thức và niềm tin của một số bộ phận người dân, kích động biểu tình, li khai, ảnh hưởng rất nhiều đến an ninh quốc gia. Để hạn chế, một trong những giải pháp đó là tăng cường sự ảnh hưởng của Phật giáo - một tôn giáo mang văn hóa bản địa sâu sắc hơn. Chính hoạt động cứu trợ xã hội ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần tặng cường sự ảnh hưởng của Phật giáo cùng những đường hướng tốt đẹp cũng như là những chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, ngày càng có nhiều hoạt động cứu trợ hết sức ý nghĩa của Giáo hội Phật giáo tại vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, nó không chỉ phản ánh vai trò xã hội của Phật giáo mà còn phản ánh được việc thực hiện tốt sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với Phật giáo, thực hiện tốt chính sách tự do tín ngưỡng, góp phần củng cố niềm tin của người dân không chỉ ở vùng nhận được sự cứu trợ, của các phật tử Phật giáo mà còn cả trong toàn thể nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Như vậy, hoạt
  7. 988 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số là hoạt động thiết thực, hiệu quả góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong hoạt động cứu trợ của Giáo hôi Phật giáo có một số vấn đề đặt ra. Đó là hoạt động cứu trợ tại vùng cao, vùng dân tộc thiểu số chưa có liên kết với chính quyền địa phương nên hoạt động cứu trợ chưa đươc sâu sát, đúng đối tượng. Quy mô còn chưa được lớn và các hoạt động còn đang rời rạc, thiếu đồng bộ, thống nhất. Đối tượng cứu trợ tại vùng cao và vùng dân tôc thiểu số của Phật giáo cũng chính là đối tượng cứu trợ mà hệ thống chính quyền quan tâm, song hiện nay sự quan tâm đó vẫn chưa được mở rộng. Hoạt động cứu trợ xã hội của Phật giáo đến vùng cao, vùng dân tộc thiểu số sẽ là trợ cấp về vật chất, như tiền bạc, đồ dùng cần thiết… bên cạnh ý nghĩa là giúp người dân ở đây cải thiện phần nào đời sống thì trong một số bộ phận lại hình thành tâm lí ỷ lại, chờ đợi, không có chí tiến thủ trong cuộc sống. Hiện nay, các thế lực thù địch luôn có những động thái nhằm chống phá chính quyền, âm mưu lật đổ chính quyền và chúng thường lợi dụng vấn đề tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Chúng lợi dụng các hoạt động cứu trợ của Phật giáo để gây dựng niềm tin trong nhân dân vùng cứu trợ vào chúng rồi tiến hành tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục chống phá Đảng và Nhà nước ta. Những vấn đề trên vẫn còn đang tồn tại trong hoạt động cứu trợ vùng cao và vùng dân tộc thiểu số của Phật giáo là bởi công tác quản lí, quan tâm của hộ thống chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội chưa thực sự sâu sát, toàn diện; các hoạt động này thực hiện còn rời rạc, vai trò của tổ chức chưa được phát huy, khiến công tác cứu trợ chưa tạo được sự thống nhất cao trong thực hiện, khiến hiệu quả còn hạn chế. Hoạt động cứu trợ xã hội là một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác của Giáo hội Phật giáo, đó là nhịp cầu nối liền giữa đạo với đời, xây dựng uy tín với chính quyền và các tầng lớp nhân dân, góp phần to lớn vào việc đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy thời gian tới, bản thân các hoạt động cứu trợ của Giáo hội Phật giáo cần phải luôn đổi mới, linh hoạt, đúng lúc, kịp thời, đúng đối tượng. 3.2. Một số khó khăn, hạn chế Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động cứu trợ xã hội của Phật giáo còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, trong đó chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: Nhiều hoạt động còn bị các đối tượng chống phá, lợi dụng, lấy danh nghĩa của Phật giáo để hoạt động từ thiện, không chấp hành và tuân thủ pháp luật gây phương hại đến sự
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 989 ổn định chính trị xã hội. Các hoạt động từ thiện, cứu trợ xã hộ vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số mặc dù đã có sự gắn kết nhưng vẫn chưa có tính chiều sâu. Công tác đào tạo về nghiệp vụ từ thiện của các tăng ni, phật tử chưa được chú ý đúng mực gây ra nhiều khó khăn, bất cập trong công tác. Phương tiện truyền thông vẫn chưa kịp thời vẫn chưa kịp thời cập nhật, đưa tin những hoạt động thiết thực về công tác từ thiện, cứu trợ xã hội của Phật giáo; hơn nữa, sau khi tiến hành các hoạt động từ thiện, chưa kịp thời nắm bắt tình hình, tiếp cận ý kiến phản hồi từ người dân. 4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cứu trợ xã hội vùng cao, vùng dân tộc thiểu số góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay Một là, tăng cường sự kết nối giữa các đoàn từ thiện với các cơ quan ban ngành trong công tác cứu trợ xã hội ở các địa bàn vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Để tăng cường chiều sâu của hoạt động cứu trợ ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số cần thành lập nhiều trung tâm hoạt động cứu trợ tại địa bàn các tỉnh. Các trung tâm này sẽ là đầu mối hỗ trợ hoạt động cứu trợ xã hội, giúp đỡ các vùng đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các hoạt động cứu trợ cũng cần được được tổ chức mang tính hệ thống, có cơ chế hoạt động và giám sát thống nhất, sự hỗ trợ vật chất phải đầy đủ. Điều này sẽ giúp duy trì được hoạt động lâu dài, hiệu quả và được hỗ trợ kịp thời khi công tác cứu trợ gặp khó khăn, được trao đổi, học tập kinh nghiệm, cùng tham gia tập huấn kĩ năng. Xây dựng các chương trình, kế hoạch trung hạn và dài hạn trong hoạt động cứu trợ xã hội ở vùng cao, vùng dân tộc thiểu số để tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” hoặc thụ động chờ đợi. Hai là, triển khai công tác đào tạo về nghiệp vụ làm công tác từ thiện, cứu trợ xã hội. Các tăng ni, phật tử và cơ sở làm từ thiện, cứu trợ phải được đào tạo nghiệp vụ. Đặc biệt, Giáo hội cũng cần quy hoạch nhân sự đào tạo nhân sự cho ngành từ thiện để người làm công việc này có kiến thức chuyên môn về công tác xã hội, công tác quản lí, để ra đề ra dự án có căn cứ, có tính thuyết phục và thiết thực phục vụ lợi của Phật giáo với người dân vùng cao, vùng dân tộc thiểu số. Ba là, tăng cường hoạt động tuyên truyền về các hoạt động cứu trợ xã hội tại vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Các cơ quan truyền thông, thông tin của nhà nước cần mở rộng các chuyên mục, đưa tin sát sao về các hoạt động bảo trợ xã hội, nêu gương người tốt việc tốt trong hoạt động này của Phật giáo, đề cao lối sống đạo đức tốt đẹp, khích lệ sự đoàn kết giữa đạo với đời. Các tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp cần quan tâm, tổ chức các cuộc thăm hỏi, đối thoại động viên các cơ sở cứu trợ xã hội của Phật giáo, qua đó mới nắm được tâm tư nguyện vọng cũng như có thể sát sao được các hoạt động của các cơ sở cứu trợ xã hội.
  9. 990 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Bốn là, thường xuyên tiếp thu ý kiến đóng góp, phản hồi từ quần chúng nhân dân để hoạt động cứu trợ xã hội của Phật giáo ngày càng hoàn thiện hơn. Với đức tính “khiêm nhường”, “chủ động tiếp thu ý kiến”, bộ phận làm công tác này cần thường xuyên cập nhật tình hình từ quần chúng nhân dân, xem xét ý kiến phản hồi để tránh những sai sót, vướng mắc đang tồn tại trong quá trình cứu trợ xã hội. 5. Kết luận và khuyến nghị Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Các hoạt động cứu trợ trên đã góp phần giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội của đất nước, góp phần củng cố niềm tin của người dân, không chỉ với những đối tượng được cứu trợ xã hội, của các phật tử mà còn của toàn thể nhân dân. Góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; phát triển đất nước; giúp truyền tải những thông điệp nhân văn tốt đẹp và còn là một trong những hoạt đông góp phần tăng cường sức mạnh nội bộ, củng cố vững chắc an ninh quốc gia. Để phát huy hơn nữa các hoạt động thiện nguyện xã hội nói chung và hoạt động bảo trợ ở vùng cao và vùng dân tộc thiểu số nói riêng, Giáo hội Phật giáo cần đổi mới hơn nữa công tác này cả về nội dung và hình thức, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống chính quyền cũng như toàn thể quần chúng nhân dân cần có sự hưởng ứng, quan tâm để hoạt động cứu trợ của Phật giáo với vùng cao và vùng dân tộc thiểu số ngày càng được lan tỏa và hiệu quả hơn. Hoạt động từ thiện, cứu trợ xã hội vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số cần tuân thủ và chấp hành các quy định chung của pháp luật. Việc thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về thực hiện cứu trợ xã hội để tránh các các âm mưu, ý đồ nhằm xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự - an toàn xã hội. Chủ động nắm chắc các quy định về mặt pháp luật khi tổ chức các hoạt động từ thiện như: tổ chức các hội đoàn đi từ thiện; thông qua chính quyền sở tại để có thêm thông tin, kiến thức về địa bàn, môi trường nơi từ thiện..., chủ động bám sát tình hình, gắn chặt với những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặt biệt khó khăn. T ÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baochinhphu.vn “Phát biểu của Thủ tướng tại Lễ khai mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm 2019”. 2. Dương Quang Điện, “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Viêt Nam”, Hà Nội, 2016.
  10. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 991 3. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự, “Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2018 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Tp. Hồ chí minh, ngày 07 tháng 01 năm 2019. 4. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự, “Báo cáo tổng kết hoạt động phật sự nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Bản tóm tắt), tháng 11/2012 và các báo cáo hằng năm từ 2013 - 6/2016”. 5. Lê Đại Hành (Thích Minh Thịnh), “Hoạt động an sinh xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bến Tre hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo học, Hà Nội, 2018. 6. Lê Văn Lợi, “Phật giáo góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, Hà Nội, 2017. 7. Nguyễn Thị Hương Liên “Vai trò của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam thời kỳ Lý - Trần”, Học Viện báo chí và Tuyên truyền, 2013. 8. Trần Thu Hương, Phạm Nhật Vũ, “Từ hoạt động từ thiện đến công tác xã hội của Phật giáo Việt Nam”, Hà Nội, Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, 2017. 9. Vũ Mạnh Hùng, “Vị trí của Phật giáo trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, 2017.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2