intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn Điều động tàu 2 - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:105

153
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn Điều động tàu 2 (Giáo trình điều động tàu 2) do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng điều động tàu tự hành, hiểu biết các thiết bị liên quan đến điều động tàu, nguyên lý điều khiển tàu, các kỹ năng điều động tàu tự hành, công tác trực ca của thủy thủ và thuyền trưởng trên tàu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn Điều động tàu 2 - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM   GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO THUYỀN TRƯỞNG HẠNG BA MÔN ĐIỀU ĐỘNG TÀU 2       1
  2.            Năm 2014 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chương trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo thuyền   viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Thông tư số 57/2014/TT­ BGTVT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.  Để  từng  bước  hoàn thiện giáo  trình  đào tạo thuyền viên, người  lái  phương tiện thủy nội địa,  cập nhật những kiến thức và kỹ  năng mới. Cục   Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức biên soạn “Giáo trình điều động tàu   2”.  Đây là tài liệu cần thiết cho cán bộ, giáo viên và học viên nghiên cứu,   giảng dạy, học tập. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Đường  thủy nội địa Việt Nam mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý bạn đọc để  hoàn thiện nội dung giáo trình đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đối với công tác  đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.                                   CỤC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VIỆT NAM 2
  3. GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun: Vận tải đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong  đó vận tải thủy đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của ngành vận tải.   Vì vậy kiến thức và kỹ  năng điều động tàu là một phần rất cần thiết trong  ngành Điều động tàu thủy. Để có thể thực hiện tốt các nội dung của mô đun   này người học cần phải nắm được một số kiến thức về hội nhập nghề điều  động tàu thủy, tay lái cơ bản. Mục tiêu của mô đun: Cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng điều động tàu tự  hành, hiểu biết các thiết bị liên quan đến điều động tàu, nguyên lý điều khiển  tàu, các kỹ  năng điều động tàu tự  hành, công tác trực ca của thủy thủ  và  thuyền trưởng trên tàu. Mục tiêu thực hiện của mô đun: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: ­ Nắm được những kiến thức và kỹ năng điều động tàu. ­ Hiểu biết và bảo dưỡng được những thiết bị liên quan đến điều động   tàu. ­ Hiểu và nắm vững quán tính, vòng quay trở, những yếu tố  liên quan  đến điều động tàu để vận dụng linh hoạt trong những trường hợp cụ thể khi   điều động tàu. ­ Điều động tàu thành thạo trong những trường hợp đơn giản. 3
  4. ­ Tuân thủ và thực hiện tốt những công việc và trách nhiệm của người   trực ca. Chương 1  CHUẨN BỊ CHO MỘT CHUYẾN ĐI  Mã bài: MD10­1 MỤC TIÊU THỰC HIỆN:  Học xong bài này học viên có khả năng: ­ Phân tích được các nhiệm vụ của mỗi thành viên trên tàu trước mỗi  chuyến đi ­ Hiều được nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như các công việc cần làm NỘI DUNG CHÍNH: ­ Làm các thủ tục hành chính. ­ Chuẩn bị phương tiện, nhiên vật liệu. ­ Phân tích tình hình thời tiết, tuyến luồng, thủy văn, thủy triều. ­ Lập biểu đồ chuyến đi trên hải đồ, biều đồ. ­ Kiểm tra hệ thống máy lái, trang thiết bị an toàn. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN Nhiệm vụ của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa được quy định  tại Quyết Định số  28­2004/QĐ­BGTVT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ  GTVT, trong đó xác định Người thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên  phương tiện, chịu trách nhiệm trước pháp luật về  tính mạng thuyền viên,  4
  5. hành khách, tài sản, phương tiện và hàng hóa, có trách nhiệm tổ  chức khai  thác, chạy tàu đảm bảo hiệu quả, an toàn và đúng pháp luật… Muốn thực hiện được tốt vai trò, nhiệm vụ  trên thuyền viên, thuyền trưởng,   trước hết phải làm tốt các nội dung chuẩn bị khởi hành (chuẩn bị cho chuyến   đi) như sau: 1.1. Làm các thủ tục hành chính Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho tàu, hàng hóa và thuyền viên  như lệnh điều động, sổ hành trình, nhật ký boong, máy, giấy tờ hợp pháp của  phương tiện, hợp đồng vận chuyển, giấy hàng hóa, danh bạ thuyền viên … 1.2. Hội ý toàn tàu, thông báo kế hoạch chuyến đi, phân công nhiệm vụ Thông báo cho toàn tàu biết về ngày giờ khởi hành, kế hoạch chạy tàu,  kế hoạch chuyến đi. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. 1.3. Chuẩn bị tàu, sà lan ­ Chuẩn bị phương tiện: tàu, sà lan. ­ Chỉ đạo hoặc trực tiếp kiểm tra tình hinh trang thiết bị phần boong như  hệ thống lái, hệ thống neo lỉn, hệ thống thông tin tín hiệu, trang bị cứu   sinh, cứu đắm, cứu hỏa, dây nhợ, sào chèo, đệm va… Nếu thấy hư  hỏng hoặc thiếu phải khắc phục hoặc bổ sung kịp thời. ­ Yêu cầu thủy thủ sắp xếp thu dọn gọn các dụng cụ, máy móc ở trên tàu  không để nhô ra ngoài mạn tàu. Chằng buộc chắc chắn những vật cồng  kềnh dễ di động. ­ Kiểm tra các vách kín nước, tình hình vỏ tàu để kịp thời khắc phục  những thiếu sót. Đóng kín cửa sổ gần mặt nước. 1.4. Nhận nhiên liệu, vật liệu ­ Nhận dầu DO, nhớt máy, mỡ bò. ­ Kiểm tra việc chuẩn bị đầy đủ  lương thực, thực phẩm, nước ngọt  và  các đồ dùng sinh hoạt khác của bộ phận boong, kịp thời bổ sung những   thiếu sót. 1.5. Ghép đoàn (nếu có) 1.6. Phân tích tình hình thời tiết, tuyến luồng, thủy văn, thủy triều 5
  6. 1.7. Lập biểu đồ chuyến đi trên hải đồ, biểu đồ Lập kế hoạch cho chuyến đi: Giờ  Giờ  Thời  Ngày Thao tác đi đến gian Lượt đi Lượt về 1.8. Kiểm tra công tác chuẩn bị của bộ phận máy Kiểm tra việc chuẩn bị của bộ phận máy như  tình trạng kỹ thuật của  máy móc, tình hình trang thiết bị, nhiên nguyên vật liệu cho máy để bổ sung  kịp thời những thiếu sót. Cần thiết phải cho chạy thử máy, hệ trục chân vịt. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM Nghiên cứu: Công tác chuẩn bị cho một chuyến đi. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết những lưu ý khi chuẩn bị chuyến đi? Câu 2: Hãy cho biết công tác chuẩn bị cho một chuyến đi?   6
  7. 7
  8. Chương 2 ĐIỀU ĐỘNG TÀU RA , VÀO BẾN  BÀI 1 ĐIỀU ĐỘNG TÀU RA BẾN Mã bài: MD09­4.1 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: ­ Điều động được tàu rời bến khi nước đứng, gió yên ­ Điều động được tàu rời bến khi có nước chảy từ mũi về lái, nước chảy   từ lái về mũi, trong các trường hợp đi theo hướng đậu và ngược hướng   đậu. ­ Điều động được tàu rời bến khi có neo thả sẵn và không thả sẵn khi có  gió từ ngoài cầu thổi vào ­ Phân tích được các yếu tố ngoại cảnh tác động lên tàu khi  tàu chuẩn bị rời bến NỘI DUNG CHÍNH: ­ Điều động tàu rời bến nước đứng, sóng gió yên. ­ Điều động tàu rời bến khi nước chảy từ mũi về lái. ­ Ñiều động tàu rời bến khi nước chảy từ lái về mũi. ­ Ñiều động tàu rời bến khi có gió ngoài cầu thổi vào. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Điều động tàu rời bến nước đứng, sóng gió yên Để lại dây chéo mũi, đặt đệm va mũi, mở các dây khác, bẻ bánh lái vào  trong cầu, cho máy tới nhẹ, mũi tàu bị dây chéo mũi giữ, lái tàu từ từ ngả ra.  Khi lái tàu ngả  được góc 25° ­ 30° ( Mạn trái ), góc 20° ­ 25° ( Mạn phải),  ngừng máy tới, mở dây, cho máy lùi. Khi tàu đã lùi rời xa cầu an toàn, ngừng   máy lùi, bẻ lái ra ngoài với góc độ thích hợp, cho máy tới, điều động tàu đi. Phương pháp điều động tàu rời bến mạn trái và mạn phải là như nhau,  nhưng khác nhau  ở  góc độ  rời cầu, rời cầu mạn trái lớn hơn rời cầu mạn  8
  9. phải khoảng 5° (Tàu một chân vịt chiều phải khi tàu chạy lùi, mũi tàu luôn   ngả sang phải) 9
  10. 2. Điều động tàu rời bến khi nước chảy từ mũi về lái 2.1. Đi theo hướng đậu:  Để lại dây chéo lái, đặt đệm va lái, bẻ  lái ra ngoài, nhờ nước tác dụng  vào mặt bánh lái và mạn tàu phía trong, làm cho mũi tàu từ từ ngả ra, khi mũi   tàu ngả  được góc khoảng 300, bẻ  lái vào trong cầu, cho máy tới nhẹ, tàu có  trớn tới, dây trùng cho mở  dây, khi tàu đã rời xa cầu an toàn, tăng máy điều   động tàu đi. 1 2 3 2.2. Quay ngược hướng đậu:       Đầu tiên cho chuyển dây chéo lái ra cọc bích mạn ngoài, đặt đệm va lái,   mở hết các dây khác, bẻ lái ra ngoài, nhờ nước tác dụng vào mặt bánh lái avà   mạn tàu phía trong làm cho mũi tàu từ  từ  ngả  ra (Nếu nước chảy mạnh để  thêm dây ngang hoặc dọc mũi, xông ra từ từ  để  điều chỉnh tốc độ  và góc độ  rời cầu của mũi tàu). Khi mũi tàu ngả  được góc từ  100° ­ 120 0, mở  dây, cho  máy tới. Khi tàu đã rời xa cầu, tăng máy tới điều động tàu đi 1 1 2 3 2 3 4 10 4
  11. 11
  12. 3. Điều động tàu rời bến khi nước chảy từ lái về mũi 3.1. Đi theo hướng đậu:  Để lại dây chéo mũi, đặt đệm va mũi, mở các dây khác, bẻ lái ra ngoài,   nhờ nước tác dụng vào mặt bánh lái và mạn tàu phía trong làm cho lái tàu từ từ  ngả ra. Khi lái tàu ngả được góc khoảng 300, bẻ lái vào trong cầu, cho máy lùi  nhẹ, tàu có trớn lùi, dây chùng, mở  dây, khi tàu đã lùi rời xa cầu, ngừng máy  lùi, bẻ lái ra ngoài với góc độ thích hợp, cho máy tới, điều động tàu đi. 3.2. Quay ngược hướng đậu: Đầu tiên cho chuyển dây chéo mũi ra cọc bích mạn ngoài, đặt đệm va  mũi, mở các dây khác, bẻ lái ra ngoài, nhờ nước tác dụng vào mặt hoặc dọc  lái, xông ra từ từ để điều chỉnh tốc độ và góc độ rời cầu của lái tàu). Khi lái  tàu bánh lái và mạn tàu phía trong làm cho lái tàu từ từ ngả ra (Nếu nước chảy  mạnh để thêm dây ngang ngả được góc từ 1000 ­ 1200, mở dây, cho máy lùi.  Khi tàu đã lùi rời xa cầu an toàn, ngừng máy lùi, bẻ lái ra ngoài với góc độ  thích hợp, cho máy tới, điều động tàu đi. 12
  13. 4 2 3 1 4. Điều động tàu rời bến khi có gió ngoài cầu thổi vào 4.1. Trường hợp không có neo thả sẵn  Để  lại dây chéo mũi, đặt đệm va mũi, bẻ  lái vào trong cầu, cho máy tới, mũi  tàu bị  dây chéo mũi giữ, lái tàu từ  từ  ngả  ra, khi lái tàu ngả  được góc khoảng 40 0  –  600, ngừng máy tới, cho máy lùi. Khi tàu đã lùi rời xa cầu an toàn, ngừng máy lùi, bẻ  lái ra ngoài với góc độ thích hợp, cho máy tới điều động tàu đi. 3 2 1 13
  14. 4.2. Trường hợp có neo thả sẵn:   Mở  hết các dây, đặt đệm va phía trong cầu, bẻ  lái ra ngoài, cho máy  tới nhẹ, kết hợp thu neo, tàu từ  từ rời cầu. Trong quá trình tàu rời cầu nếu   lái tàu có xu hướng bị gió ép vào cầu, thì bẻ lái vào trong cầu, tăng máy để  giữ cho lái tàu không bị va đập vào cầu. Khi tàu đã rời xa cầu an toàn và đã  thu neo xong thì tăng máy điều động tàu đi. HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ THẢO LUẬN NHÓM 5. Nghiên cứu: ­ Phương pháp điều động tàu rời bến. ­ Những chú ý khi điều động tàu rời bến. 14
  15. HOẠT ĐỘNG 3: NGHE GIỚI THIỆU VÀ XEM TRÌNH DIỄN MẪU ­ Điều động tàu rời bến nước đứng, sóng gió yên. ­ Điều động tàu rời bến khi nước chảy từ mũi về lái. ­ Điều động tàu rời bến khi nước chảy từ lái về mũi. ­ Điều động tàu rời bến khi có gió ngoài cầu thổi vào. HOẠT ĐỘNG 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG 6. Điều động tàu rời bến: ­ Công việc chuẩn bị. ­ Quan sát chướng ngại vật, các yếu tố ngoại cảnh. ­ Phương pháp điều động tàu rời bến. ­ Công việc an toàn. 7. Kiểm tra: ­ Kiểm tra và đánh giá tình trạng của tàu. ­ Những biện pháp an toàn. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Hãy cho biết những lưu ý khi điều động tàu rời bến? Câu 2: Trình bày phương pháp điều động tàu rời bến khi nước chảy từ mũi về lái? Câu 3: Trình bày phương pháp điều động tàu rời bến khi nước chảy từ lái về mũi? Câu 4: Trình bày phương pháp điều động tàu rời bến khi có gió ngoài cầu thổi vào ? 15
  16. NỘI DUNG PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Bài: Điều động tàu rời bến Mã bài: MD10­2.1 SỐ SỐ LIỆU  YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG TT KIỂM TRA KỸ THUẬT BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1 Công tác chuẩn bị ­ ­ ­ 2 Điều động tàu rời bến  khi nước đứng. ­ ­ ­ 3 Điều động tàu rời bến  khi   có   nước   chảy   từ  mũi về lái. ­ ­ ­ 4 Điều động tàu rời bến  khi   có   nước   chảy   từ  lái về mũi. ­ ­ ­ 5 Điều động tàu rời bến  khi   có   gió   ngoài   cầu  thổi vào. ­ ­ ­ 6 Kiểm   tra   mức   độ   an  toàn. ­ 16
  17. ­ ­ 17
  18. BÀI 2  CÁC TRƯỜNG HỢP ĐIỀU ĐỘNG TÀU CẬP BẾN Mã bài: MD10­2.2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong bài này học viên có khả năng: ­ Điều động được tàu cập bến khi nước đứng, gió yên ­ Điều động được tàu cập bến khi có nước chảy từ mũi về lái, nước chảy từ lái   về mũi  ­ Điều động được tàu cập bến khi có gió từ trong cầu thổi ra, gió từ ngoài cầu   thổi vào. ­ Phân tích được các yếu tố  ngoại cảnh tác động lên tàu khi tàu  chuẩn bị cập bến. NỘI DUNG CHÍNH: ­ Điều động tàu cập bến nước đứng, sóng gió yên. ­ Điều động tàu cập bến nước ngược. ­ Điều động tàu cập bến nước xuôi. ­ Điều  động tàu cập bến  khi có gió từ  trong cầu thổi ra, gió từ  ngoài cầu thổi vào. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: HOẠT ĐỘNG 1: NGHE THUYẾT TRÌNH CÓ THẢO LUẬN 1. Điều động tàu cập bến nước đứng sóng gió yên Khi   tàu   chạy   gần   tới,  giảm   tốc   độ,   hướng   mũi   tàu  vào khoảng định cập với góc  25° ­ 30° (Mạn trái), góc 20° ­  25°   (Mạn   phải).   Tính   toán  trớn   tới  của   tàu  sao  cho  mũi  30° tàu  vừa   tới   cầu  thì   hết   trớn.  Khi tàu còn cách cầu khoảng  20° - 25° 18 Cập mạn trái Cập mạn  phải
  19. 1,5 lần chiều dài tàu, bẻ lái ra ngoài để tạo cho tàu khi đến cầu có hướng song song  hoặc gần song song với cầu. Khi mũi tàu tới sát cầu (Nếu trớn còn mạnh cho máy lùi   phá trớn) cho đặt đệm va, bắt dây chéo mũi, bẻ lái ra ngoài, cho máy tới nhẹ. Mũi tàu   bị dây chéo mũi giữ, lái tàu từ từ ép sát vào cầu. Khi lái tàu vào sát cầu, cho đặt đệm   va và bắt các dây còn lại.  Nếu bắt được dây chéo mũi, bẻ lái vào trong cầu, cho máy   lùi để đưa lái tàu vào (Vào chậm nên ít áp dụng). Cập cầu mạn trái và mạn phải về nguyên tắc là như nhau, nhưng khác nhau ở  góc độ  cập cầu. Cập cầu mạn trái lớn hơn cập cầu mạn phải khoảng 5° (Tàu một   chân vịt chiều phải khi tàu chạy tới và khi tàu chạy lùi phá trớn, mũi tàu luôn ngả  sang phải). 2. Điều động tàu cập bến nước ngược  Khi tàu chạy gần tới cầu, giảm tốc độ, hướng mũi tàu lên phía trên khoảng   định cập để trừ hao độ dạt của nước. Lái tàu vào cầu với góc khoảng 300. Tính toán  trớn tới của tàu sao cho tàu vừa chạy tới cầu thì hết trớn. Khi tàu còn cách cầu   khoảng một lần chiều dài tàu thì bẻ lái ra ngoài để tạo cho tàu khi đến cầu có tư thế  song song hoặc gần song song với cầu. Khi mũi tàu gần tới sát cầu (Nếu thấy trớn  còn mạnh thì cho máy lùi phá trớn), cho đặt đệm va, bắt dây dọc mũi, bẻ lái ra ngoài  nhờ nước làm cho lái tàu ép sát vào cầu, khi lái tàu vào sát cầu cho đặt đệm va và bắt  dây. 30° 19
  20. 3. Điều động tàu cập bến xuôi nước Khi tàu chạy gần tới cầu, phải giảm tốc độ thật chậm đủ giữ cho tàu   ăn lái. Lái tàu vào cầu với góc khoảng 200 ­250. Khi tàu còn cách cầu khoảng  hai lần chiều dài tàu thì bẻ  lái ra ngoài để  đưa lái tàu vào cập cầu. Khi lái   tàu vào sát cầu, cho đặt đệm va, bắt dây dọc lái, rồi bẻ  lái ra ngoài, nhờ  nước ép mũi tàu vào, khi mũi tàu vào sát cầu, cho bắt các dây. Trường hợp  tàu tới cầu mà lái tàu còn cách xa cầu không bắt được dây hoặc bắt hụt dây,   thì cứ để cho tàu chạy vượt qua cầu một ít rồi bẻ lái vào trong cầu, cho máy  lùi mạnh để  đưa lái tàu vào. Khi lái tàu vào sát cầu cho bắt dây dọc lái và  các dây còn lại. Trường hợp nước xuôi mạnh: Dẫn tàu chạy song song với cầu (cách cầu  theo chiều ngang khoảng 2– 3 lần chiều dài tàu) khi tàu chạy gần tới cầu bẻ lái  tàu vào trong cầu để tàu quay trở. Khi tàu quay được khoảng 70­800 cho thả neo  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2