intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Gia đình, sức khỏe và bình đẳng giới (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Gia đình, sức khỏe và bình đẳng giới (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" trình bày những nội dung chính như sau: Đại cương về chăm sóc sức khoẻ cá nhân; chăm sóc cho bà mẹ sau đẻ và trẻ sơ sinh; chăm sóc sức khoẻ trẻ em; chăm sóc cho nam giới;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Gia đình, sức khỏe và bình đẳng giới (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: GIA ĐÌNH, SỨC KHỎE VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NGHÀNH: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 171/QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh) Bắc Ninh, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và chương trình đào tạo nghề , Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh tổ chức biên soạn tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của đối tượng Cao đẳng. Cuốn sách này được biên soạn dựa vào chương trình khung Giáo dục nghề nghiệp trình độ Cao đẳng thuộc ngành Điều dưỡng của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội,. Sách được các giảng viên có kinh nghiệm và tâm huyết với đào tạo biên soạn dựa vào chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh. Mỗi bài trong cuốn sách đều có mục tiêu đào tạo cụ thể, học viên học theo các mục tiêu đó là có thể nắm vững những kiến thức cơ bản và đủ để thi kết thúc môn học. Tuy nhiên, học viên cần phải đọc thêm những phần ngoài mục tiêu để mở rộng và nâng cao hiểu biết nhằm vận dụng được những kiến thức cơ bản trong việc học tập các môn chuyên ngành. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có tham khảo tài liệu của một số trường Đại học Điều dưỡng, Đại học Y, một số tác giả trong và ngoài nước, và có sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. Trong quá trình xuất bản, mặc dù đã cố gắng, nhưng chắc chắn còn có thiếu sót, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp và bạn đọc để lần tái bản sau sách được hoàn chỉnh hơn Xin trân trọng cảm ơn!
  4. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CÁ NHÂN Mục tiêu: 1. Nêu được định nghĩa sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khoẻ cá nhân. 2. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe cá nhân. 3. Trình bày được 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam. 1. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU 1.1. Đại cương – Định nghĩa sức khỏe: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ là tình trạng không có bệnh, tật hoặc ốm yếu. Khỏe mạnh là trạng thái của một người có đầy đủ các yếu tố sức khỏe sau: + Sức khỏe thể lực (physical health): là yếu tố cần thiết nhất của sức khỏe, liên quan đến những chức năng cơ học của cơ thể. + Sức khỏe tâm thần (mental health): là khả năng suy nghĩ sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc và kiên định. + Sức khỏe cảm xúc (emothional health): là khả năng cảm nghĩ, xúc động và sợ hãi, thích thú, vui buồn, tức giận và khả năng thể hiện các cảm nhận đó một cách thích hợp. Đồng thời cũng là khả năng đương đầu với các stress, sự căng thẳng, nỗi thất vọng và lo lắng. + Sức khỏe xã hội (social health): là khả năng tạo lập và duy trì mối quan hệ lành mạnh với những người khác trong xã hội. + Sức khỏe tâm linh (spiritual health): Ở một số người yếu tố này liên quan đến niềm tin, tín ngưỡng. Ở một số người khác liên quan đến niềm tin của cá nhân, các nguyên tắc liên quan đến hành vi thực hành để đạt được sự thoải mái về tâm linh.
  5. + Sức khỏe môi trường xã hội (societal health): trong môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản về thể lực và tâm hồn, con người không thể được coi là khỏe mạnh. – Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe: Theo Wallace (1991) có bốn nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe: + Các yếu tố di truyền. + Các yếu tố môi trường bao gồm môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. + Các yếu tố về chăm sóc sức khỏe: chất lượng chăm sóc sức khỏe, khả năng sẵn có, hoạt động sử dụng các cơ sở y tế… + Hành vi cá nhân: chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi, thói quen nghiện hút, tình dục. Xã hội hiện đại, văn minh lấy con người khỏe mạnh làm mục tiêu phục vụ. Con người đồng thời cũng là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng xã hội văn minh. Vì vậy, sức khỏe của con người bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. 1.2. Chăm sóc sức khỏe ban đầu Chăm sóc sức khỏe ban đầu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, bằng các phương pháp và kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được mọi người, mọi gia đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham gia. Với mức chi phí mà nhân dân và Nhà nước có thể cung ứng được, phát huy được tính tự lực, tự quyết của mọi người dân. Những chăm sóc thiết yếu chính là những chăm sóc cơ bản cho sức khỏe. Những chăm sóc này có thể tới được mọi người dân, nơi họ đang sinh sống. Những chăm sóc này phù hợp với nền kinh tế của người dân, đất nước và được người dân chấp nhận, tích cực tham gia. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu không hoàn toàn giống nhau ở các nước. Trong cùng một nước, cùng một thời điểm, chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng khác nhau ở các vùng, miền.
  6. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cần được thay đổi theo thời gian, thay đổi theo hoàn cảnh để cho phù hợp với tình hình sức khỏe, kinh tế, xã hội của nhân dân, địa phương và Nhà nước. 1.3. Bốn nguyên tắ c cơ bản của chăm sóc sức khỏe ban đầu – Tiếp cận rộng rãi và phổ cập các nhu cầu cơ bản: là nguyên tắc nền tảng của chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tất cả người dân trên thế giới được tiếp cận với những chăm sóc y tế hiện có để đảm bảo có sức khỏe đầy đủ. – Sự tham gia tự lực của cá nhân và cộng đồng: yếu tố cốt lõi để đạt được sự tham gia tự lực của cá nhân và cộng đồng là giáo dục và xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi người với sức khỏe của chính mình và mọi người. – Phối hợp liên ngành trong chăm sóc sức khỏe ban đầu: ngành Y tế đóng vai trò chính, phải phối hợp với các ngành khác như giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch thể thao… phối hợp với các tổ chức xã hội như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… phối hợp với chính quyền địa phương để đạt được hiệu quả cao trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. – Kỹ thuật thích ứng, hiệu quả chi phí trong khuôn khổ nguồn lực có sẵn. Nội dung nguyên tắc chăm sóc sức khỏe ban đầu dựa vào thực trạng tại địa phương để đưa ra những kỹ thuật chăm sóc cho phù hợp, hiệu quả và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng. – Những kỹ thuật thích ứng, sử dụng nguồn kinh phí, nhân lực y tế có hiệu quả từ trung ương đến địa phương sao cho đa số người dân được hưởng. 2. NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU 2.1. Nhận thức về chăm sóc sức khỏe Hội nghị Alma Ata đã đưa ra nhận thức mới về chăm sóc sức khỏe. Từ đó dẫn đến những thay đổi về nội dung chăm sóc sức khỏe, đối tượng chăm sóc sức khỏe và trách nhiệm của người cán bộ y tế, vai trò của từng người, từng ban ngành trong xã hội trong sự nghiệp bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng.
  7. So với nhận thức về chăm sóc sức khỏe trước kia, nhận thức mới có những điểm khác biệt cơ bản. 2.2. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu – Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 Nội dung gồm 8 điểm: – Giáo dục sức khỏe. – Kiểm soát các bệnh dịch tại địa phương. – Chương trình tiêm chủng mở rộng. – Bảo vệ bà mẹ trẻ em – kế hoạch hóa gia đình. – Cung cấp thuốc thiết yếu. – Cung cấp lương thực, thực phẩm và cải thiện bữa ăn. – Điều trị và phòng bệnh. – Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường. 2.3. Nội dung 10 điểm về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam Nước ta chấp nhận nội dung 8 điểm của tuyên ngôn Alma Ata. Dựa vào thực trạng tình hình sức khỏe, bệnh tật của nhân dân và thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam; chăm sóc sức khỏe ban đầu được bổ sung thêm hai điểm: – Quản lý sức khỏe. – Kiện toàn mạng lưới y tế. * Giáo dục sức khỏe: Mục tiêu: + Phổ cập kiến thức y học thường thức về bảo vệ sức khỏe cho toàn dân. + Để mọi người dân nhận thức được chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của mọi người và của toàn xã hội. Nội dung: + Phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương (tình hình bệnh tật, vấn đề ưu tiên, triển khai các chương trình y tế…). + Tôn trọng các nguyên tắc giáo dục.
  8. + Phong phú về hình thức giáo dục (nghe, nhìn, làm mẫu…). + Tổ chức, động viên được các đoàn thể, các tổ chức, mọi đối tượng cùng tham gia. Biện pháp thực hiện: – Lập kế hoạch, tìm biện pháp thích hợp cho từng đối tượng được giáo dục (cổ động, phát thanh, triển lãm, nói chuyện, trình bày mẫu), nhất là mỗi lần tiếp xúc với các đối tượng như bà mẹ, trẻ em, người bệnh. – Tổ chức, vận động các đoàn thể tham gia giáo dục sức khoẻ trong việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, sinh đẻ kế hoạch, tuyên truyền giáo dục vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường. – Xây dựng nội dung tuyên truyền giáo dục thích hợp theo từng chương trình vệ sinh, chống tiêu chảy (CDD), tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng chương trình chống viêm nhiễm đường hô hấp cấp (ARI), lao, phong… – Trẻ mới sinh cần phải tiêm phòng: trẻ 3 – 4 – 5 tháng tuổi tiêm phòng sởi, trẻ 9 – 10 tháng tuổi tiêm phòng viêm não. – Tổ chức phòng tuyên truyền tại trạm, tổ chức các buổi hướng dẫn ở trong và ngoài trạm về các vấn đề như cách nuôi trẻ, các biện pháp tránh thai, vệ sinh khi thai nghén, đề phòng các bệnh thường có ở trẻ em, chống sốt rét, phong, bướu cổ, viêm gan. – Mở các lớp vệ sinh viên, tuyên truyền viên, vận động y tế tư nhân, các bà đỡ, các ông lang cùng tham gia giáo dục sức khoẻ cho nhân dân tại địa phương. * Kiểm soát các bệnh dịch lưu hành ở địa phương: – Khống chế và tiến tới thanh toán ở các mức độ khác nhau một số bệnh dịch lưu hành như dịch tả, dịch hạch… – Phòng chống một số bệnh truyền nhiễm: sốt rét, AIDS, bệnh xã hội. – Giảm tỷ lệ mắc bệnh cấp tính: tiêu chảy, lỵ, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp.
  9. – Quản lý theo dõi các bệnh mạn tính: bệnh phong, lao, tâm thần, động kinh, bướu cổ… * Chương trình tiêm chủng mở rộng: Mục tiêu đề ra là 100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng đủ 7 bệnh truyền nhiễm: lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm gan virus B và 90% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm phòng nhắc lại. * Bảo vệ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hóa gia đình: – Giảm tỷ lệ tăng dân số một cách thích hợp: Mỗi gia đình có kế hoạch sinh đẻ cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, nhằm bảo đảm cho gia đình hạnh phúc, phồn vinh, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, các con được đến trường học. – Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống còn 30‰ vào năm 2005; 25‰ vào năm 2010. – Tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. * Cung cấp thuốc thiết yếu: Cung cấp thuốc thiết yếu là cung cấp đủ thuốc cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước, giảm nhập thuốc. – Lập kế hoạch sử dụng thuốc và dự trữ thuốc một cách thích hợp dựa trên mô hình sức khỏe và bệnh tật. – Tìm vốn để quay vòng thuốc, mở quầy thuốc. – Tổ chức xây dựng và kiểm tra túi thuốc của y tế thôn bản, y tế tư nhân, nguồn thuốc trong địa phương, đề phòng thuốc giả, thuốc hỏng… – Tuyên truyền hướng dẫn kiểm tra, chế biến và sử dụng thuốc Nam ở cộng đồng. – Quản lý tốt thuốc và trang bị y tế. * Cung cấp lương thực – thực phẩm và cải thiện bữa ăn:
  10. Những hoạt động liên ngành nhằm mục tiêu cải thiện bữa ăn đủ năng lượng, đủ chất lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày cho từng đối tượng. Chú ý tăng cường thực phẩm giàu chất đạm cho trẻ em và phụ nữ có thai. * Điều trị và phòng bệnh: – Giải quyết tốt các bệnh thường gặp. – Xử lý tốt các bệnh cấp tính, cấp cứu chuyên khoa. – Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh theo hướng quản lý tại cộng đồng. – Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, lây truyền, các bệnh gây thành dịch và các bệnh xã hội. * Cung cấp nước sạch và thanh khiết môi trường: – Tuyên truyền giáo dục sử dụng nước sạch, sử dụng nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh; xử lý nước thải, phân, rác đúng quy trình kỹ thuật. – Tổ chức phối hợp liên ngành trong việc thực hiện vệ sinh công cộng; thực hiện phong trào 3 diệt: diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột. – Lập kế hoạch xây dựng hướng dẫn sử dụng và bảo quản 3 công trình vệ sinh: nhà xí, nhà tắm, giếng nước. * Quản lý sức khỏe: Quản lý sức khỏe là biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu chủ động, tích cực, đồng thời là sự tổng hợp của nhiều biện pháp chăm sóc y tế của xã hội, cần có sự phối hợp liên ngành, đa ngành. Mục tiêu của quản lý sức khỏe: hạ thấp tỷ lệ bệnh tật, tàn phế và tử vong, nâng cao sức khỏe cho nhân dân. – Đối tượng của quản lý sức khỏe: là người dân từ lúc mới sinh cho đến lúc chết. – Phương châm quản lý sức khỏe: + Khám sức khỏe định kỳ để chủ động phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. + Lập hồ sơ sức khỏe cá nhân. Ghi chép đầy đủ tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người bệnh để theo dõi và có biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp, kịp thời.
  11. + Phổ biến kiến thức y học thường thức để người dân có thể tự cấp cứu cho nhau khi cần thiết. + Củng cố mạng lưới hội chữ thập đỏ ở cơ sở. + Khám bệnh toàn diện khi người bệnh đến cơ sở y tế không bỏ sót các bệnh kèm theo. + Khám chuyên khoa để phát hiện các bệnh hàng loạt như lao, đau mắt hột, bệnh phong, bệnh phụ khoa, bướu cổ… * Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở: Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở là mối quan tâm hàng đầu của ngành Y tế Việt Nam, là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm cho các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác thành công. Mục tiêu: – Mỗi xã có một trạm y tế, khu vực có phòng khám đa khoa. – 100% cán bộ y tế vào biên chế nhà nước. – Có đủ lượng cán bộ y tế cần thiết với quy mô 1 cán bộ y tế cho 1.000 - 3.000 dân, với cơ cấu 1 trạm trưởng chuyên khoa y tế cộng đồng, 1 y sĩ về y học cổ truyền, 1 nữ hộ sinh biết chăm sóc trẻ em và y học xã hội. 1.1. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em (GOBIFFF) Tổ chức Quỹ Nhi đồng Thế giới (UNICEFF) dựa vào tình hình sức khỏe, bệnh tật hiện nay của trẻ em ở các nước đang phát triển đã đề ra 7 ưu tiên cho trẻ: – Biểu đồ tăng trưởng. – Bù nước bằng đường uống. – Nuôi con bằng sữa mẹ. – Tiêm chủng mở rộng. – Kế hoạch gia đình. – Giáo dục kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ. – Cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em. * Thực hiện 7 ưu tiên trên để giải quyết các vấn đề sau:
  12. – Giải quyết các bệnh có tỷ lệ tử vong cao: suy dinh dưỡng, tiêu chảy, các bệnh truyền nhiễm, các bệnh đường hô hấp. – Bảo vệ bà mẹ và trẻ em bằng các biện pháp: + Kế hoạch hóa gia đình. + Nâng cao hiểu biết cho bà mẹ về cách nuôi con, vệ sinh dinh dưỡng. + Ưu tiên thực phẩm cho bà mẹ, trẻ em. Biểu đồ tăng trưởng là nội dung ưu tiên hàng đầu, là biện pháp chủ yếu để theo dõi, phát hiện, phòng chống và thanh toán bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Việc theo dõi bắt đầu từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ bằng cách theo dõi cân nặng của bà mẹ mang thai.
  13. CHĂM SÓC CHO BÀ MẸ SAU ĐẺ VÀ TRẺ SƠ SINH Mục tiêu học tập 1. Kể được các tiêu chuẩn đánh giá hậu sản thường. 2. Lập được kế hoạch chăm sóc sản phụ sau đẻ thường. Nội dung 1- Đại cương Thời kỳ hậu sản được tính từ sau khi sổ rau đến 6 tuần sau đẻ ( 42 ngày). Trong thời kỳ này vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết sữa, các bộ phận khác dần trở về bình thường. 2- Những hiện tượng giải phẫu và sinh lý 2.1- Những thay đổi ở tử cung trong thời kỳ hậu sản a, Thay đổi sinh lý, giải phẫu ở tử cung: Co rút: Sau sổ rau tử cung co rút thành một khối chắc, cao ngang rốn để cầm máu sinh lý. Khối đó được gọi là cầu an toàn. Thời gian cầm máu sinh lý thường vào khoảng 2-3 giờ sau đẻ. Co bóp: Sau đó, tử cung co bóp từng cơn để tống sản dịch ra ngoài. Co hồi: Ngay sau đẻ đáy tử cung cao trên khớp vệ 13 cm. Trung bình mỗi ngày tử cung co hồi 1cm. b, Thay đổi ở đoạn dưới và cổ tử cung Khi chuyển dạ, đoạn dưới dài 10cm, ngay sau đẻ co lại còn 5 cm, sau đó mỗi ngày co 1cm, đoạn dưới trở thành eo tử cung ngày thứ 5 sau đẻ. Cổ tử cung: Lỗ trong cổ tử cung đóng lại sau 5 ngày. Lỗ ngoài cổ tử cung đóng lại sau 2 tuần. 2.2- Thay đổi ở phúc mạc và niêm mạc tử cung Phúc mạc sẽ nhanh chóng trở về bình thường. Niêm mạc tử cung sẽ dần được tái tạo. Khoảng 6 tuần sau đẻ, niêm mạc tử cung được tái tạo hoàn toàn và thực hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau đẻ.
  14. 2.3- Thay đổi ở âm hộ, âm đạo - Âm đạo: âm môn hé mở, và khép kín sau 2 tuần. - Âm hộ bị giãn trong lúc đẻ cũng co về bình thường 2 tuần sau đẻ. 2.4- Tầng sinh môn: - Tầng sinh môn thu dần trở lại bình thường như trước khi chưa có thai. - Nếu tầng sinh môn có vết khâu, cắt chỉ sau 5 ngày. 2.5- Thay đổi ở vú Vú to lên, các tuyến sữa phát triển to lên để tiết sữa mà trên lâm sàng gọi là hiện tượng suống sữa. 3- Những hiện tượng lâm sàng thời kỳ sau đẻ 3.1- Sự co hồi tử cung Tử cung co hồi mỗi ngày 1cm, để sau 13 ngày không sờ thấy đáy tử cung trên khớp vệ Những yếu tố ảnh hưởng tới co hồi tử cung: - Người đẻ con so tử cung co hồi nhanh hơn người đẻ con dạ. - Người cho con bú tử cung co hồi nhanh hơn người không cho con bú. - Tử cung có sẹo mổ ở tử cung co hồi chậm hơn tử cung không có sẹo mổ. - Tử cung bị nhiễm trùng co hồi chậm hơn tử cung không bị nhiễm trùng. 3.2- Cơn đau tử cung ở một số sản phụ, trong những ngày đầu sau đẻ xuất hiện những cơn đau tử cung, đó là cơn co bóp tử cung để tống sản dịch hoặc huyết cục ra ngoài. 3.3- Thay đổi về sản dịch trong thời kỳ hậu sản Sản dịch là chất dịch ở trong buồng tử cung chảy ra ngoài trong thời kỳ sau đẻ. Trong 3ngày đầu sau đẻ lượng sản dịch ra nhiều khoảng 100gr/24h, sản dịch màu đỏ gồm toàn máu loãng và những cục máu nhỏ. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, lượng sản dịch ít dần, có mầu lờ cá. Từ ngày thứ 8 trở đi lượng sản dịch ra ít chất thanh dịch, màu trong. Sản dịch có mùi tanh nồng, không hôi. 3.4-. Sự tiết sữa Ngày đầu thai phụ có sữa non.
  15. Người đẻ con dạ, sau đẻ 2-3 ngày có sữa thường, người đẻ con so sữa xuống muộn hơn. Khi xuống sữa vú căng to và nóng, có thể có sốt 385 -39C, kéo dài không quá nửa ngày, sữa tiết ra thì hết sốt. 3.5- Đại tiểu tiện Tiểu tiện: Trường hợp sản phụ chuyển dạ bình thường, sau đẻ vẫn tiểu tiện như trước. Trong chuyển dạ diễn biến lâu, làm thủ thuật sau đẻ thì có thể có hiện tượng bí đái sau đẻ. Đại tiện: Bình thường sau đẻ có 70% thai phụ sau đẻ có hiện tượng táo bón. 3.6- Cơn rét run sau đẻ Sản phụ có cơn rét run sau đẻ nhưng chỉ thoáng qua, mạch, huyết áp bình thường. 3.7- Sút cân Trọng lượng cơ thể giảm sút từ 3-5 kg do sự bào tiết mồ hôi, nước tiểu, sản dịch trong 10 ngày đầu sau đẻ. 3- Chăm sóc sản phụ sau đẻ thường 3.1- Nhận định Thời gian sau đẻ. Các dấu hiệu sống. Tử cung, sản dịch, phát hiện sớm các nhiễm khuản ở tử cung. Vết khâu tầng sinh môn (nếu có) Tình trạng tiêu hóa của bà mẹ: đại tiện, trĩ... Tình trạng bàng quang và hệ tiết niệu, phát hioện sớm các dấu hiệu của nhiễm khuản tiết niệu. Vú và tình trạng tiết sữa, cách cho con bú. Khả năng cũng như hiểu biết của bà mẹ trong việc tự chăm sóc bản thân (bao gồm chế độ ngủ, nghỉ, ăn uống, vận động, vệ sinh...) và chăm sóc trẻ sau đẻ. Sự tác động qua lại giữa bà mẹ và trẻ. Tình trạng tinh thần của bà mẹ. 3.2- Chẩn đoán chăm sóc và những vấn đề cần chăm sóc Nguy cơ nhiễm khuản tử cung có thể do: bế sản dịch, sót rau, vệ sinh kém.
  16. Nguy cơ nhiễm khuẩn vết khâu tầng sinh môn. Đau và khó chịu khác do cắt, khâu tầng sinh môn, do co bóp tử cung sau đẻ. Rối loạn đại, tiểu tiện: táo bón (do giảm nhu động ruột, giảm áp lực ở trong ổ bụng, ít vận động, chế độ ăn...); bí đái, đái rắt... do bàng quang bị chèn ép trong khi đẻ , giảm áp lực bàng quang. Khó chịu ở vú do cương sữa, do không biết cách cho trẻ bú đúng, do viêm nhiễm ở đầu vú. Thiếu hụt kiến thức trong việc tự chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ sau đẻ. Mất cân bằng về tinh thần. 3.3. Lập kế hoạch chăm sóc Theo dõi toàn thân, các dấu hiệu sống. Theo dõi tử cung, sản dịch, xoa đáy tử cung nếu tử cung co hồi không tốt, hướng dẫn bà mẹ tự xoa đáy tử cung và tự theo dõi co hồi tử cung. Nếu có hiện tượng cháy máu sau đẻ. Lập kế hoạch chăm sóc tầng sinh môn cho bà mẹ: lau rửa vết khâu hàng ngày, vệ sinh tầng sinh môn sau khi đại, tiểu tiện, thay băng vêh sinh ngày 4-5 lần. Giảm đau và giảm khó chịu cho bà mẹ: tư thể, chế độ vận động, nâng đỡ vết khâu tầng sinh môn khi thay đổi tư thế, hướng dẫn cách thư giãn, cách thở, dùng thuốc theo y lệnh. Trao đổi với bà mẹ về chế độ ăn thích hợp, chú ý khuyến khích bà mẹ uống nhiều nước nhằm cải thiện tình trạng đại tiểu tiện, sự tiết sữa. Khuyến khích bà mẹ tự đi tiểu. Sử dụng thuốc thích hợp cho bà mẹ theo chỉ địng của bác sĩ nếu có rối loạn về đại tiểu tiện. Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, cách chăm sóc vú. Hướng dẫn bà mẹ tự chăm sóc bản thân và trẻ sau đẻ, hỗ trợ khi cần thiết. Hướng dẫn về kế hoạch hóa gia đình sau đẻ. 3.3- Thực hiện kế hoạch Theo dõi toàn trạng, da, niêm mạc, sắc mặt, phù... hàng ngày. Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp cho bà mẹ 2 lần/ ngày hoặc nhiều hơn nếu có chỉ định của thầy thuốc.
  17. Theo dõi sự co hồi tử cung, mật độ, độ di động, đau ở tử cung hàng ngày, thông báo cho bác sĩ nếu thấy bất thường. Hướng dẫn bà mẹ tự xoa đáy tử cung và tự theo dõi co hồi tử cung. Theo dõi sản dịch: số lượng, màu, mùi, tính chất, hàng ngày, thông báo cho bác sĩ nếu có bất thường. Theo dõi vết khâu tầng sinh môn hàng ngày, phát hiện sớm các nhiễm khuẩn tại chỗ. Vệ sinh bộ phận sinh dục cho bà mẹ ngày hai lần bằng nước chín. Hướng dấn cho bà mẹ tự vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày và sau mỗi lần đại tiểu tiện : thay băng vệ sinh ngày 4-5 lần, rửa bộ phận sinh dục bằng nước chín, thấm khô sau mỗi lần đại tiểu tiện. Hướng dẫn chế độ vệ sinh thân thể: nên tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm , tắm bằng dội nước, tránh ngâm mình. Hướng dẫn cách ăn mặc : mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ, đủ ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Giảm đau và giảm khó chịu cho bà mẹ: tư thế nằm thoải mái, nên nằm nghiêng, co khớp gối, hoặc nằm ngửa kê gối dưới khoeo chân. Chế độ vận động nhẹ nhàng, nâng đỡ vết khâu tầng sinh môn khi thay đổi tư thế: đỡ mông khi thay đổi tư thế, hướng dẫn cách thư giãn, cách thở và dùng thuốc giảm đau theo y lệnh. Trao đổi với bà mẹ về chế độ ăn thích hợp: ăn đủ chất, đủ năng lượng, chú ý ăn nhiều rau quả tránh táo bón, cung cấp đủ vitamin và muối khoáng. Chú ý khuyến khích bà mẹ uống nhiều 2.000-3.000ml/ngày nhằm cải thiện tình trạng đại tiểu tiện và tăng tiết sữa. Khuyến khích bà mẹ tự đi tiểu ngày ít nhất 4-6 lần. Theo dõi đại tiện, sử dụng thuốc nhuận tràng nếu bà mẹ bị táo bón theo chỉ định của bác sĩ. Theo dõi lượng nước tiểu 24giờ nếu thấy cần thiết (khi có chỉ định). Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, trợ giúp bà mẹ cho con bú, hướng dẫn cách chăm sóc vú. Giải thích, cung cấp thông tin cho bà mẹ về biểu hiện bình thường và bất thường có thể có trong thời kỳ sau đẻ. Thảo luận với chồng và gia đình của bà mẹ về cách chăm sóc bà mẹ và đứa trẻ, chế độ ăn, nghỉ, ngủ, vệ sinh của bà mẹ sau khi xuất viện. Hướng dẫn kế hoạch hóa gia đình sau đẻ. Theo dõi sự biến động tâm lý của bà mẹ sau đẻ, thông báo cho bác sĩ nếu thấy bất thường.
  18. 3.4- Đánh giá Toàn trạng ổn định, thể trạng tốt lên, các dấu hiệu sống bình thường. Tử cung, sản dịch tiến triển bình thường. Tử cung co hồi tốt, sau 2 tuần co hồi hoàn toàn sau khớp vệ. Sản dịch ít dần và hết sau 2 tuần. Vết khâu tầng sinh môn liền tốt, không nhiễm khuẩn, sa cắt chỉ bà mẹ không đau vết khâu. Các đau và khó chịu khác giảm dần rồi mất hẳn. Đại tiểu tiện bình thường không bị táo bón, không bị rối loạn và nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bà mẹ hiểu và thực hiện tốt tự chăm sóc bản thân và trẻ. Diễn biến tâm lý bình thường. Có thể áp dụng một biện pháp tránh thai thích hợp cho bản thân.
  19. CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TRẺ EM I. MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Kể được tên 6 thời kỳ tuổi trẻ và thời gian của từng thời kỳ. 2. Nêu được đặc điểm sinh lý bình thường và bệnh lý của trẻ em qua các thời kỳ và cách phòng ngừa. II. NỘI DUNG: 1. ĐẠI CƯƠNG: Trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang phát triển. Quá trình lớn và phát triển của trẻ em cũng tuân theo quy luật chung của sự tiến hóa sinh vật; đi từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình tiến hóa này không phải là một quá trình tuần tiến mà có những bước nhảy vọt; có sự khác về chất chứ không đơn thuần về số lượng. Vì vậy khi nói đến trẻ em, không thể nói chung, mà mỗi lứa tuổi có những đặc điểm sinh học riêng, chi phối đến sự phát triển bình thường cũng như quá trình bệnh lý của trẻ. 2. CÁC THỜI KỲ CỦA TRẺ EM Sự phân chia các thời kỳ (hoặc giai đoạn) của trẻ em là một thực tế khách quan, nhưng ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng và sự khác biệt đối với từng đứa trẻ, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau. Các cách chia đều dựa vào những đặc điểm cơ bản về sinh học của trẻ, nhưng cách gọi tên mỗi thời kỳ cũng như phân đoạn thời gian cũng khác nhau tùy theo từng trường phái. Cách phân chia các thời kỳ dưới đây là của trường phái các nhà Nhi khoa Liên Xô trước đây (A.F Tua), đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta. 1. Thời kỳ trong tử cung gồm: thời kỳ phôi (embryon) và thai nhi (foetus). 2. Thời kỳ sơ sinh: từ lúc trẻ đẻ cho đến 28 ngày (4 tuần hoặc 1 tháng). 3. Thời kỳ bú mẹ, hay còn gọi là nhũ nhi: từ 1 – 12 tháng sau đẻ (các tác giả phương Tây cho thời kỳ bú mẹ tới 24 – 36 tháng). 4. Thời kỳ răng sữa: từ 1 – 6 tuổi. 5. Thời kỳ thiếu niên, hay tuổi học đường: từ 7 – 15 tuổi. 6. Thời kỳ dậy thì. Hiện nay theo Tổ chức y tế thế giới phân chia lứa tuổi trẻ em như sau: + Sơ sinh (newborn): từ lúc sinh – 1 tháng + Trẻ bú mẹ (infant): 1 – 24 tháng + Trẻ tiền học đường (preschool child): 2 – 5 tuổi
  20. Trẻ em nhi đồng (child): 6 – 12 tuổi + Vị thành niên (adolescent): 13 – 18 tuổi 3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ BỆNH LÝ TỪNG THỜI KỲ 3.1. Thời kỳ trong tử cung Từ lúc thụ thai cho đến khi đẻ. Sự phát triển bình thường từ 280 – 290 ngày, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Thời kỳ này chia thành hai giai đoạn: * Giai đoạn phát triển phôi: - Ở 3 tháng đầu thai kỳ: dành cho sự hình thành và biệt hóa bộ phận (organgenesis). Vào tuần thứ 8, phôi nặng khoảng 1g và dài 2,5cm; đến tuần thứ 12 nặng 14g và dài khoảng 7,5cm. Như vậy trong giai đoạn này thai tăng cân ít, chủ yếu phát triển chiều dài, đến cuối thời kỳ này tất cả các bộ phận đã hình thành đầy đủ để tạo nên một con người thật sự. - Nếu có những yếu tố độc hại (hóa chất như dioxin, virus, một số thuốc…) có thể gây rối loạn hoặc cản trở sự hình thành các bộ phận, sẽ gây quái thai hoặc các dị tật sau này. * Giai đoạn phát triển thai nhi: - Đến tháng thứ 4 đã hình thành rau thai và qua đó người mẹ trực tiếp nuôi con. Vì vậy thời gian này thai lớn rất nhanh: ở tuần thứ 16, cân nặng tăng đến 100g và dài khoảng 17cm, và tuần thứ 28 cân nặng đạt được 1000g và dài 35cm. - Sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ, cũng như khả năng giãn nở của tử cung. - Sự tăng cân của mẹ khi mang thai: + Quý I của thai kỳ tăng từ 0 – 2 kg + Quý II của thai kỳ tăng từ 3 – 4 kg + Quý III của thai kỳ tăng từ 5 – 6 kg Tính chung đến cuối thai kỳ, người mẹ tăng được từ 8 – 12 kg. - Hiện nay tình trạng dinh dưỡng của các bà mẹ mang thai còn kém, nên thường chỉ tăng được 6,6 kg ở vùng nông thôn và 8,5 kg ở thành phố. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Nông lương thế giới (F.A.O) trong thời kỳ mang thai, người mẹ phải tăng được 12,5kg, trong đó 4kg là mỡ, tương đương với 36.000calo, là nguồn dự trữ để sản xuất sữa. Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong quá trình thai nghén sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bị suy kiệt, cân nặng trẻ sơ sinh thấp và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy để đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường các bà mẹ có thai cần: + Khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2