intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giáo dục thể chất (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng

Chia sẻ: Agatha25 Agatha25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Nội dung Giáo trình Giáo dục thể chất gồm 3 phần, được bố trí sắp xếp cân đối giữa lý luận và phương pháp giảng dạy với nội dung đã được lựa chọn, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giáo dục thể chất (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng

  1. UBND TỈNH HẢI PHÒNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HẢI PHÒNG ................................................... Giáo trình: Giáo dục thể chất Chuyên ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí (Lưu hành nội bộ) HẢI PHÒNG 1
  2. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Để phục vụ cho yêu cầu giảng dạy học tập và công tác sau này, nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường. Tổ môn Thể dục tiến hành biên soạn Giáo trình Thể dục. Nội dung cuốn sách Giáo trình Thể dục gồm 3 phần, được bố trí sắp xếp cân đối giữa lý luận và phương pháp giảng dạy với nội dung đã được lựa chọn, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Giáo trình này đã thể hiện được quá trình đúc rút kinh nghiệm và cải tiến trong công tác giảng dạy, dựa trên cơ sở lý luận chung có tham khảo tài liệu của Ủy ban TDTT và tài liệu các trường Đại học TDTT TW I, Cao đẳng sư phạm Trung ương I và II. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng, song chắc không tránh khỏi thiếu sót, mong các đồng nghiệp, các nhà chuyên môn có những góp ý để giáo trình giảng dạy môn Thể dục được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 3
  4. BÀI 1: GIỚI THIỆU MÔN ĐIỀN KINH Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời, được ưa chuộng và phổ cập rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng, các bài tập điền kinh có vị trí chủ yếu trong số bài tập nhằm phát triển thể lực toàn diện. Điền kinh chiếm vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu của các đại hội Olympic quốc tế và trong đời sống văn hóa thể thao của nhân loại. Trong các Trường Cao đẳng và Đại học Thể dục Thể thao, Điền kinh là một môn khoa học với đầy đủ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và các phương pháp giảng dạy - huấn luyện. I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MÔN ĐIỀN KINH 1. Khái niệm Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung: Đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Điền kinh, từ chính thức được dùng ở nước ta, thực chất là một từ Hán - Việt được dùng để biểu thị những hoạt động tập luyện và thi đấu ở trên sân (điền) và trên đường chạy (kinh). Nó có ý nghĩa tương ứng với từ Aletíc trong tiếng Hy Lạp cổ, Athletics trong tiếng Anh. 2. Phân loại Điền kinh là một môn thể thao có nội dung rất phong phú đa dạng. Để tiện cho việc giảng dạy, huấn luyện và tổ chức quản lý, người ta phân loại điền kinh theo hai cách chủ yếu sau: - Cách thứ nhất: Phân loại theo nội dung: Điền kinh được chia thành 5 nội dung chính gồm: Đi bộ - Chạy - Nhảy - Ném đẩy - Nhiều môn phối hợp. - Cách thứ hai: Phân loại theo tính chất hoạt động. Điền kinh được phân loại theo tính chất hoạt động có chu kỳ (gồm đi bộ và chạy) và hoạt động không có chu kỳ (gồm nhảy, ném đẩy và các môn phối hợp). 4
  5. Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể được phân biệt theo cự ly hoặc theo đặc điểm vận động. * Đi bộ thể thao Đi bộ là một hoạt động tự nhiên của con người. Đi bộ có nhiều hình thức như: Đi bộ thường, đi bộ hành quân, đi bộ du lịch và đi bộ thể thao. Đi bộ thể thao là các môn thi trong các đại hội thể dục thể thao, được tiến hành trong sân vận động hoặc trên đường với cự ly từ 3 đến 50 km. * Chạy a. Chạy trong sân vận động - Chạy cự ly ngắn gồm các cự ly từ 20 m đến 400 m. Trong đó: Chạy 100m, 200m, 400m là các môn thi trong đại hội thể thao Olympic. - Chạy cự ly trung bình gồm các cự ly từ 500m đến 2000m. Trong đó các môn chạy 800m đến 1500m là các môn thi trong đại hội thể thao Olympic. - Chạy cự ly dài gồm các cự ly từ 3000m đến 30.000m. Trong đó các môn chạy 3000m (Nữ), 5000m và 10.000m (Nam) là các môn thi trong đại hội thể thao Olympic. b. Chạy trên địa hình tự nhiên Chạy trên địa hình tự nhiên có thể từ 500m đến 50.000m. Trong đó, môn chạy Marathon (42,195m) là môn thi trong đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra các cuộc thi chạy việt dã, chạy Marathon còn được tổ chức riêng trong các khu vực hoặc các quốc gia trong hệ thống thi đấu của Hiệp hội quốc tế các liên đoàn Điền kinh. c. Chạy vượt chướng ngại vật Chạy vượt chướng ngại vật bao gồm chạy vượt rào từ 80m đến 400m và chạy 300m vượt chướng ngại vật. Trong đó, các môn chạy vượt rào 100m (Nữ), 110m (Nam), 200m và 400m rào, 3000m vượt chướng ngại vật là những môn thi trong đại hội thể thao Olympic. 5
  6. d. Chạy tiếp sức Chạy tiếp sức bao gồm chạy tiếp sức cự ly ngắn từ 50m đến 400m, tiếp sức cự ly trung bình từ 800m đến 500m và chạy tiếp sức hỗn hợp (800m + 300m + 200m + 100m…). Trong đó các môn chạy tiếp sức 4 x 100m và 4 x 400m là các môn thi chính thức trong đại hội thể thao Olympic. * Nhảy Nhảy là phương pháp vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng hoặc nằm ngang, bao gồm các môn nhảy xa, nhảy 3 bước, nhảy cao, nhảy sào. Các môn này đều có trong chương trình thi đấu của đại hội thể thao Olympic. Ngoài ra còn có môn nhảy xa, nhảy cao không đà (tại chỗ nhảy xa, nhảy cao) được dùng để tập luyện, đánh giá tố chất thể lực. * Ném đẩy Ném đẩy là phương pháp dùng sức của bản thân để ném hoặc các dụng cụ chuyên môn ra xa nhất. Ném đẩy bao gồm các môn: Ném bóng, ném lựu đạn, ném đĩa, ném lao, ném tạ xích và đẩy tạ.Trong đó các môn ném đá, ném lao, ném tạ xích và đẩy tạ là những môn thi trong đại hội thể thao Olympic. * Nhiều môn phối hợp Nhiều môn phối hợp là nội dung trong đó bao gồm nhiều môn như: Chạy, nhảy và ném đẩy. Đánh giá thành tích bằng cách cộng điểm các nội dung thi đấu với nhau. Có thể thi 3, 4, 5, 7 và 10 môn phối hợp. Trong đó, 7 môn phối hợp của nữ (chạy 100m rào, đẩy tạ, nhảy cao, chạy 200m, nhảy xa, ném lao, chạy 800m) và 10 môn phối hợp của nam (chạy 100m, nhảy xa,đẩy tạ, nhảy cao, chạy 400m, chạy 110m rào, ném đĩa, nhảy sào, ném lao, chạy 1500m) là những môn thi trong đại hội thể thao Olympic. II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH 1. Lịch sử môn Điền kinh 6
  7. Điền kinh là môn có lịch sử lâu đời so với nhiều môn thể thao khác. Đi bộ, chạy, nhảy và ném đẩy là những hoạt động tự nhiên của con người. Từ những hoạt động với mục đích di chuyển để tìm kiếm thức ăn, tự vệ đến phòng chống thiên tai, vượt chướng ngại vật, hoạt động này ngày càng hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người và dần dần trở thành một phương tiện giáo dục thể chất, một môn thể thao có vị trí xứng đáng thu hút mọi người tham gia tập luyện. Các bài tập điền kinh đã được loài người sử dụng từ thời cổ Hy Lạp, song lịch sử phát triển của nó được ghi nhận trong cuộc thi đấu chính thức vào năm 776 trước công nguyên. Năm 1837 tại thành phô Legbi (Anh) cuộc thi đấu 2 km lần đầu tiên được tổ chức. Từ năm 1851 các môn chạy tốc độ, chạy vượt chướng ngại vật, nhảy xa, nhảy cao, ném vật nặng bắt đầu được đưa vào chương trình thi đấu ở các trường đại học ở nước Anh. Năm 1880, Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư nước Anh ra đời. Đây là liên đoàn điền kinh nghiệp dư đầu tiên trên thế giới. Từ năm 1880 đến 1890, môn điền kinh phát triển mạnh ở nhiều nước như: Pháp, Mỹ, Đức, NaUy, Thụy Điển và các liên đoàn Điền kinh quốc gia lần lượt được thành lập ở hầu hết các châu lục. Từ năm 1896, việc khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của đại hội thể thao Olympic đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển môn điền kinh. Từ đại hội thể thao Olympic Athen (Hy Lạp 1896), điền kinh đã trở thành nội dung chủ yếu trong chương trình thi đấu tại các đại hội thể thao Olympic (4 năm tổ chức một lần). Năm 1912, Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế ra đời, với tên gọi tắt là IAAF (International Amateur Athletic Federation). Đây là tổ chức cao nhất lãnh đạo phong trào điền kinh toàn thế giới. Hiện nay tên gọi của Liên đoàn Điền kinh 7
  8. nghiệp dư quốc tế đã được chuyển thành Hiệp hội quốc tế các liên đoàn điền kinh (International Association of Athletic Federations) với tên viết tắt là IAAF. IAAF có 210 thành viên là các Liên đoàn Điền kinh quốc gia và các vùng lãnh thổ ở các châu lục, trong đó có Liên đoàn Điền kinh Việt Nam. Hiện nay trụ sở của IAAF đặt tại Monaco. 2. Sự phát triển kỹ thuật các môn Điền kinh Với sự khao khát vươn tới những đỉnh cao thành tích, các vận động viên, huấn luyện viên và các nhà khoa học luôn tìm tòi những phương pháp có hiệu quả nhất trong tập luyện và thi đấu điền kinh. Bên cạnh đó, thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ cũng đã tạo cơ sở cho sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của các bài tập điền kinh. Ngày xưa, trong thi đấu vận động viên chỉ biết xuất phát cao, nhảy xa kiểu ngồi, nhảy cao bằng chạy đà chính diện, nhảy sào bằng gỗ...Ngày nay, các vận động viên đã sử dụng xuất phát thấp có bàn đạp trong các môn chạy ngắn, nhảy xa kiểu ưỡn thân hoặc cắt kéo, nhảy cao lưng qua xà, ném đĩa, thậm chí cả kiểu đẩy tạ bằng quay vòng, nhảy sào bằng chất dẻo tổng hợp. Song cũng cần lưu ý rằng thời điểm xuất hiện nhiều kỹ thuật mới, đôi khi sớm hơn thời điểm mà nó được công nhận hoặc được sử dụng rộng rãi. Sự thay đổi về luật lệ thi đấu cũng là yếu tố tác động mạnh đến sự tiến bộ và thay đổi của kỹ thuật các môn điền kinh. III. VÀI NÉT VỀ ĐIỀN KINH VIỆT NAM Nguồn gốc môn điền kinh ở nước ta đã được các nhà nghiên cứu xác định là có từ lâu đời. Trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tổ tiên của chúng ta đã rất quen thuộc với hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy. Lịch sử đã ghi nhận chiến công dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc Quang Trung, hàng chục vạn quân Tây Sơn đã hành quân thần tốc 3 8
  9. ngày đêm từ Phú Xuân (Bình Định) đến Thăng Long để đánh tan quân Thanh xâm lược, giành độc lập cho đất nước. Động lực phát triển môn điền kinh đã tiềm ẩn trong lịch sử sinh tồn, dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong thời gian dài thực dân Pháp đô hộ nước ta, môn điền kinh phát triển rất chậm và yếu ở cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Theo tờ báo “Tương lai Bắc Kỳ” (bằng tiếng Pháp), tại cuộc thi đấu điền kinh ở Hà Nội vào tháng 4/1925 bao gồm 9 môn: Chạy 100m, 110m rào, 400m, 1500m, nhảy cao, nhảy sào, đẩy tạ, ném đĩa, phóng lao, thành tích thi đấu còn rất thấp như: Chạy 100m nam 11”3; Chạy 1500m Nam 4’56”4; Đẩy tạ Nam 10m45... Sau cách mạng tháng 8 thắng lợi và nhất là từ ngày hòa bình lập lại (1954) môn điền kinh được khôi phục và phát triển hơn trước, song không đồng đều giữa 2 miền Nam Bắc. BÀI 2: NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN ĐIỀN KINH Trong Điền kinh các môn đi, chạy, nhảy, ném đẩy đều mang tính hoạt động tự nhiên của con người. Do vậy, động tác nói chung là đơn giản, dễ tập. Song muốn đạt được thành tích thì người tập cần phải nắm được kỹ thuật hoàn thiện. 9
  10. Ở đây cần hiểu kỹ thuật hoàn thiện là phương pháp thực hiện động tác hợp lý và có hiệu quả nhất nhằm đạt được thành tích cao nhất. Nhưng nói đúng hơn theo quan điểm khoa học thì kỹ thuật thể thao hoàn thiện là “Một hệ thống chuyên môn của nhiều hoạt động bên trong và bên ngoài (nội lực và ngoại lực) có ảnh hưởng đến cơ thể vận động viên với mục đích sử dụng hiệu quả và đầy đủ nhất những lực ấy để đạt được thành tích cao” (Diatskốp). Kỹ thuật chạy, nhảy, ném đẩy phải hợp lý về phương diện sinh cơ học như phương hướng, biên độ, tốc độ, sự tăng tốc và chậm lại của các bộ phận riêng, quán tính, nhịp điệu, sự kéo giãn và co rút lại của các cơ bắp, sự nỗ lực, phải thuận lợi nhất cho các vận động viên thể hiện sức mạnh, sức nhanh, sức bền, độ linh hoạt trong các khớp và phải tối ưu về mặt chức năng tâm lý. Một động tác hoàn chỉnh về đi, chạy, nhảy và ném đẩy là một hoạt động liên tục trọn vẹn, tuy vậy có thể chia ra thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại gồm nhiều bộ phận hợp thành và các thời điểm, xác định những tư thế riêng của cơ thể vận động viên. Chia ra như vậy để chỉ rõ sự chuyển tiếp từ tư thế này sang tư thế khác của cơ thể nhằm tạo thuận lợi cho việc mô tả và phân tích kỹ thuật khi giảng dạy. I. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT ĐI BỘ 1. Đi bộ là loại bài tập có chu kỳ Quan sát một người đang đi, bất kỳ là đi bộ thường hay đi bộ thể thao ta đều thấy các động tác của tay, chân, thân, khung vai, khung chậu – đùi có sự phối hợp nhịp nhàng. Sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận cơ thể được lặp đi lặp lại nhiều lần vì thế đi thuộc loại bài tập có chu kỳ - một chu kỳ chuyển động gồm 2 bước (một bước từ chân phải và một bước từ chân trái). Trong khi đó, do hoạt động của 2 chân lệch pha nhau, hơn nữa do sức mạnh đạp sau không lớn, nên nếu tính từng chân thì thời gian chống (thời kỳ 10
  11. chống tựa) lâu hơn thời gian đưa (thời kỳ đưa chân). Vì vậy, khi chân đạp sau chưa kịp rời đất thì chân kia đã kết thúc thời kỳ đưa chân và chạm đất. Chính đặc điểm này làm cho người đi bộ không có lúc nào cùng rời cả chân khỏi mặt đất. Như vậy, khi đi các giai đoạn chống tựa một chân, chống tựa hai chân luân phiên không ngừng. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa đi bộ và chạy. Khi tăng tốc độ trong đi bộ thì tần số và độ dài bước tăng lên, còn thời gian chống tựa giữa hai chân thì được rút ngắn lại. Nếu tăng nhịp điệu đi bộ đến 190 – 200 bước/phút thì thời gian chống tựa 2 chân trong đi bộ bình thường gần như bằng không và khi đó xuất hiện giai đoạn bay trên không, có nghĩa là đi bộ đã chuyển thành chạy. Chuyển động của chân và tay trong đi bộ là hoạt động chéo nhau (chân nọ tay kia). Khi đi bộ, hông được chuyển động quanh 3 trục: trước – sau; trái - phải và trên - dưới. Nói khác đi, trong quá trình đi bộ, độ nghiêng của hông lúc tăng lúc giảm. Khi đưa chân từ điểm chống tựa ra trước, hông nghiêng về phía của chân này. Kết thúc đạp sau, hông được xoay vào phía chân chống. Hoạt động của cơ bắp luôn là nguồn lực chuyển động khi đi. Nhờ sự co cơ khi đạp sau mà con người được di chuyển về trước. Song chỉ có lực co cơ thì chưa đủ để dịch chuyển đủ để dịch chuyển cơ thể về phía trước mà phải có sự phối hợp giữa nội lực (lực co cơ) và ngoại lực (trọng lực, lực cản không khí và phản lực điểm tựa). Trọng lực: Là lực hút của trái đất tác động theo chiều đi xuống. Khi cơ thể chuyển động từ trên xuống dưới, nó giúp tăng tốc độ chuyển động, khi cơ thể chuyển động lên trên, nó trở thành lực cản. Trọng lực không có tác dụng đến việc tăng hay giảm tốc độ nằm ngang của chuyển động mà nó chỉ có thể làm thay đổi hướng của chuyển động. 11
  12. Lực cản không khí: Là lực có tác động làm giảm tốc độ chuyển động nằm ngang. Song trong đi bộ do tốc độ nhỏ nên lực này không đáng kể. Phản lực điểm tựa: Là lực phản khi chống tựa trên đất. Phản lực điểm tựa luôn bằng về độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều với lực tác dụng (đạp chân). Lực này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của vận động viên, vào tốc độ đi, vào lực co cơ mà vận động viên huy động trong khi đi. 2. Lực chuyển động Khi cơ thể đứng yên tại chỗ ở tư thế chống tựa 2 chân phản lực điểm tựa của chân chống sau (P1) và của chân chống trước (P2) tạo thành hợp lực (P). Hợp lực P này cùng phương, ngược chiều và cân bằng với trọng lực cơ thể (T). Nếu ta tăng áp lực của chân đạp sau và giảm áp lực của chân chống trước (hình 3c) thì hợp lực (P) của phản lực điểm tựa ở 2 chân sẽ có hướng lên trên về trước. Hợp lực (P) cùng với trọng lực (T) tạo ra 1 hợp lực khác (C). Hợp lực C này có hướng về trước lên trên và thành phần nằm ngang D của hợp lực C chính là lực giúp cho cơ thể di chuyển được về phía trước (hình 3c). Như vậy, khi hiệu lực đạp sau càng tăng, lực cản chống trước càng giảm thì lực đẩy cơ thể về trước càng lớn. Từ sự phân tích trên, ta có thể kết luận: Muốn tăng tốc độ đi, cần phải tăng hiệu lực đạp sau và giảm lực cản khi chống trước. Hiệu lực của chân đạp sau tăng lên bằng 2 cách: - Tăng sức mạnh đạp sau - Đạp sau với góc độ nhỏ. Lực cản của chân chống trước được giảm bằng 2 cách: - Đặt chân chống gần với điểm rọi của trọng tâm cơ thể - Thực hiện hoãn xung khi chân chạm đất 3. Hoạt động của chân Mỗi chân trong 1 chu kỳ đi bộ có 2 thời kỳ, thời kỳ chống tựa và thời kỳ đưa chân. Trong thời kỳ chống tựa, chân hoạt động qua 2 giai đoạn, giai đoạn 12
  13. chống trước và giai đoạn đạp sau. Trong thời kỳ đưa chân cũng có 2 giai đoạn: Giai đoạn rút chân sau và giai đoạn đưa chân về trước. Ngoài ra ở thời kỳ chống tựa có một thời kỳ chống tựa có một thời điểm thẳng đứng của chân trụ và ở thời kỳ đưa chân có một thời điểm thẳng đứng của chân lăng. Trong đi bộ thể thao, lúc chân chống trước khớp gối thẳng, vì vậy việc giảm chấn động ở chừng mực nào đó được thực hiện nhờ sự tham gia của các cơ sau bàn chân song chủ yếu vẫn do các cơ ở khớp hông chân trụ đảm nhiệm. 4. Hoạt động của tay Động tác đánh tay thông qua hoạt động của khớp vai nhằm mục đích giữ thăng bằng cho cơ thể trong quá trình đi và góp phần điều chỉnh tần số động tác. Tham gia hoạt động đánh tay có cơ ngực lớn nên khi đánh tay về phía trước tay hơi chếch vào trong. Cơ đenta tham gia hoạt động duỗi tay và đánh tay ra sau, nên khi đánh ra sau tay đánh hơi chếch ra ngoài. Động tác đánh tay tích cực nhịp nhàng với hoạt động của chân sẽ có tác dụng tăng tần số bước đi. 5. Hoạt động của thân người Sự di chuyển của thân người là nguyên nhân làm cho khớp vai hoạt động ngược nhau các cơ chéo ngoài của bụng đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động này. II. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CHẠY Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các môn thể thao. 1. Sự giống nhau và khác nhau trong một chu kỳ đi và chạy Cũng như đi bộ, chạy là một hoạt động có chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 2 bước. Nhưng chạy khác với đi bộ ở chỗ trong một chu kỳ chạy có 2 thời kỳ bay và trong chạy tốc độ, biên độ hoạt động lớn hơn đi bộ. 13
  14. 2. Ảnh hưởng của nội và ngoại lực đối với trọng tâm cơ thể trong quá trình chạy Trong chạy, khi ở thời kỳ chống tựa, trọng tâm cơ thể di chuyển về phía trước. Lúc chống trước tốc độ hơi giảm và lúc đạp sau tốc độ lại tăng lên. Tốc độ chạy càng lớn thì phản lực chống trước càng mạnh, sự kìm hãm tốc độ nằm ngang càng nhiều. Vì thế, khi đặt chân chống trước, vận động viên cần chủ động đặt gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể và thực hiện động tác miết bàn chân từ trước ra sau. Động tác đạp sau được bắt đầu khi hình chiếu của trọng tâm cơ thể đi qua điểm chống và kết thúc lúc chân đạp rời đất. Để tăng cường hiệu quả đạp sau, vận động viên cần đạp nhanh, mạnh, đúng hướng, duỗi hết các khớp và đạp với góc độ thích hợp. Trong chạy cự ly trung bình và dài, góc đạp sau thường từ 50 – 550. Trong lúc bay, người chạy không tăng được tốc độ vì hoạt động của cơ thể lúc này không tạo nên được phản lực chống, vì thế rút ngắn thời gian bay càng nhiều thì tốc độ chạy càng tăng. Biên độ động tác đánh tay phụ thuộc vào tốc độ chạy, tốc độ càng cao biên độ đánh tay càng lớn. Hoạt động chéo nhau giữa tay và chân khi chạy làm cho trọng tâm cơ thể đỡ bị dao động sang hai bên, giữ được thăng bằng và kéo dài bước chạy. Khi chạy trên đường vòng, do xuất hiện lực ly tâm nên kỹ thuật có thay đổi. Tốc độ chạy trên đường vòng càng lớn thì lực ly tâm càng mạnh, và vì thế độ nghiêng thân người vào phía trong càng nhiều. III. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN NHẢY 1. Định nghĩa và đặc điểm kỹ thuật các môn nhảy Nhảy là phương pháp vượt qua chướng ngại vật. Trong các môn nhảy có môn vượt qua chướng ngại vật nằm ngang như nhảy xa, nhảy 3 bước. Nhưng có môn vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng như nhảy cao. Các môn nhảy đều hoạt 14
  15. động không có chu kỳ, bao gồm nhiều động tác liên kết với nhau chặt chẽ và phức tạp từ chạy lấy đà, giậm nhảy, bay trên không và rơi xuống đất. Đặc điểm chung của các môn nhảy là cần phải kéo dài khoảng cách bay trên không, thông qua sự nổ lực của người nhảy trong giai đoạn chạy đà và giậm nhảy tạo nên. Quỹ đạo của trọng tâm cơ thể khi bay phụ thuộc vào từng môn nhảy. Quỹ đạo này được quyết định bởi 2 yếu tố là tốc độ bay ban đầu, góc độ bay của trọng tâm cơ thể (do tốc độ chạy đà, lực giậm nhảy và góc độ giậm nhảy tạo nên). Mỗi môn nhảy bao gồm nhiều động tác liên kết hoàn chỉnh, nhưng để tiện việc giảng dạy, huấn luyện, nghiên cứu kỹ thuật người ta thường chia kỹ thuật các môn nhảy ra làm 4 giai đoạn chính: - Giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy - Giai đoạn giậm nhảy - Giai đoạn bay trên không - Giai đoạn rơi xuống đất 2. Giai đoạn chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy a. Giới hạn: Từ lúc bắt đầu chạy đà đến khi đặt chân giậm vào chỗ giậm nhảy b. Nhiệm vụ: Tạo cho cơ thể người nhảy tốc độ nằm ngang cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho chuẩn bị giậm nhảy. c. Kỹ thuật chung: - Tư thế ban đầu của người nhảy trước khi chạy đà: Người nhảy tập trung chú ý, mắt nhìn về phía trước. Nhìn chung tương tự giống tư thế xuất phát cao khi chạy - Trong quá trình chạy đà, cùng với sự tăng dần của số bước chạy, tốc độ chạy được tăng lên và đạt cao nhất ở bước cuối cùng. 15
  16. Tốc độ chạy đà và tốc độ giậm nhảy có mối quan hệ khăng khít, đặc biệt là những bước cuối cùng trước khi giậm nhảy. Bước cuối cùng được thực hiện càng nhanh thì giậm nhảy càng nhanh. Trong tất cả các kiểu nhảy có đà, chân đặt vào điểm giậm nhanh, mạnh, đồng thời khi tiếp xúc đất chân gần như thẳng. Tư thế thẳng của chân giậm khi chạm đất giúp cho người nhảy dễ dàng chuyển một khối lượng lớn vào tư thế chống, hoãn xung tốt và chuẩn bị cho việc bật lên hiệu quả hơn khi giậm nhảy. 3. Giao đoạn giậm nhảy. a. Giới hạn Từ lúc đặt chân giậm nhảy vào chỗ giận nhảy đến lúc chân giậm nhảy rời khỏi chỗ giậm nhảy. b. Nhiệm vụ của chân giậm Làm thay đổi phương hướng chuyển động của trọng tâm cơ thể người nhảy phù hợp với mục đích của từng môn nhảy c. Kỹ thuật chung Kỹ thuật này dược chia thành ba thời kỳ: - Thời kỳ đặt chân giậm Trong tất cả các môn nhảy việc đặt chân vào chỗ giậm nhảy phải đúng hướng, nhanh, tích cực và ở thời điểm tiếp đất chân gần như thẳng. Bàn chân giậm luôn ở phía trước điểm dọi trọng tâm cơ thể, khoảng cách xa gần tuỳ thuộc vào kiểu nhảy và kỹ thuật nhảy. - Thời kỳ hoãn xung Sau khi chân đặt vào chỗ giậm nhảy, do ảnh hưởng của quán tính và trọng lực lúc đặt chân ở tư thế thẳng, chân giậm phải nhanh chóng gập lại ở khớp gối, khớp hông, thân trên hơi ngã về trước. Động tác hoãn xung nhằm làm giảm chấn động đối với cơ thể và làm căng các nhóm cơ chuẩn bị tham gia vào động tác bật lên. 16
  17. - Thời kỳ giậm nhảy Động tác giậm nhảy được thực hiện thông qua việc nhanh chóng duỗi hết các khớp hông, gối, cổ chân một cách tích cực để tác dụng một lực lớn nhất và nhanh nhất xuống mặt đất nhằm tạo ra phản lực chống đưa trọng tâm cơ thể bay lên với tốc độ ban đầu lớn nhất và gốc độ bay hợp lý. Khi giậm nhảy vận động viên cần có sự nỗ lực ý trí cao để tăng hiệu quả cho giậm nhảy. Hiệu quả giậm nhảy còn được tăng cường do động tác đánh tay, vươn vai và động tác đá chân lăng. Góc độ giậm nhảy là góc được xác định bởi độ nghiêng.của chân giậm so với hình chiếu của nó trên mặt đất lúc kết thúc động tác giậm nhảy. Góc độ giậm nhảy phù thuộc vào vị trí của trọng tâm thân thể lúc kết thúc giậm nhảy so với điểm tựa. 4. Giai đoạn bay trên không a. Giới hạn Từ khi chân giậm rời đất đến khi một bộ phận cơ thể bắt đầu tiếp xúc với mặt đất. b. Nhiệm vụ Tận dụng quỹ đạo bay của trọng tâm cơ thể và chuẩn bị cho giai đoạn rơi xuống đất. c. Kỹ thuật chung Sau khi chân giậm rời khỏi mặt đất, trọng tâm cơ thể di chuyển theo một đường bay nhất định. Đường bay này phụ thuộc vào tốc độ bay ban đầu, gốc bay và lực cản không khí. Sức cản không khí trong lúc này là rất nhỏ vì thế không cần thiết tính tới. Trong nhảy cao tốc độ nằm ngang chủ yếu chuyển sang tốc độ thẳng đứng vì thế góc độ bay lớn hơn. Ở nhảy xa, tốc độ nằm ngang lớn hơn tốc độ thẳng đứng nhiều nên góc bay nhỏ hơn (khoảng 19-250) 17
  18. Sau khi kết thúc giậm nhảy, cơ thể bay lên theo một góc nào đó, song do ảnh hưởng của trọng lực nên cơ thể đồng thời di chuyển xuống dưới với gia tốc 9,8 m/s. Vì vậy trong nửa đầu của đường bay, tốc độ bay lên chậm dần đều; còn nửa sau của đường bay tốc độ rơi nhanh dần đều. 5. Giai đoạn rơi xuống đất. a. Giới hạn Từ lúc một bộ phận cơ thể chạm đất đầu tiên đến lúc chuyển động của thân người dừng lại hoàn toàn. b. Nhiệm vụ Giai đoạn rơi xuống đất nhằm đảm bảo an toàn cho cơ thể trong nhảy cao, nhảy sào và góp phần nâng cao thành tích (trong nhảy xa, nhảy 3 bước) c. Kỹ thuật chung Khi rơi xuống đất tốc độ bay của cơ thể được giảm xuống do việc gấp lại mang tính hoãn xung ở khớp đùi và khớp cổ chân. Chấn động mà người nhảy phải chịu khi rơi từ trên cao xuống được xác dịnh theo công thức: H P F= S Trong đó: F là chấn động H là độ cao khi rơi P là trọng lượng cơ thể S là độ dài đoạn đường hoãn xung Như vậy để giảm chấn động khi rơi xuống cần kéo dài đoạn đường hoãn xung S bằng cách ngồi sâu cũng như bố trí các vật liệu thích hợp ở vị trí rơi. 18
  19. IV. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT CÁC MÔN NÉM ĐẨY. Mục đích của các môn ném đẩy là bằng sự nỗ lực của cơ bắp, đưa dụng cụ ném đẩy đi xa nhất theo luật lệ thi đấu. Người ta chia môn ném đẩy thành ba dạng: - Dạng ném quay vòng: Ném đĩa, tạ xích, tạ quay. - Dạng đẩy: Đẩy tạ. - Dạng ném dụng cụ từ sau đầu: Lao và lựu đạn. Về lý thuyết, trong điều kiện không có lực cản của môi trường, độ bay xa của vật thể khi được phóng, ném trong không gian dưới một góc độ nào đó được xác định theo công thức: V02 Sin 2 S= g Trong đó: S là độ bay xa của vật thể Vo là tốc độ bay ban đầu  là góc độ bay g là gia tốc rơi tự do. Từ công thức này ta thấy khoảng cách bay xa của vật tỷ lệ thuận với bình phương tốc độ bay ban đầu, sin 2 lần góc độ bay và tỷ lệ nghịch với gia tốc rơi tự do. Trong 3 yếu tố trên g là hằng số (  9,8 m/giây2), sin2  lớn hơn khi  = 450 cho nên tốc độ bay ban đầu là yếu tố quyết định khoảng cách bay xa của vật. Trong các môn ném đẩy, tốc độ ban đầu của dụng cụ được xác định theo công thức: 19
  20. F l Vo = t Trong đó: Vo là tốc độ bay ban đầu F là trọng lực l là độ dài quãng đường tác dụng lực vào dụng cụ trong giai đoạn ra sức cuối cùng. t là thời gian thực hiện động tác ra sức cuối cùng. Từ công thức này, ta thấy tốc độ bay ban đầu tỷ lệ thuận với lực tác dụng, độ dài quãng đường tác dụng lực vào dụng cụ trong động tác ra sức cuối cùng và tỷ tệ nghịch với thời gian thực hiện động tác. Trong ba yếu tố này, là một yếu tố biến thiên có giới hạn cho nên việc tăng tốc độ ban đầu của dụng cụ chủ yếu là tăng lực tác dụng và rút ngắn thời gian ra sức cuối cùng. Góc độ bay ra của dụng cụ cũng ảnh hưởng đáng kể đến độ bay xa của dụng cụ khi bay. Có thể chia kỹ thuật các môn ném đẩy thành các giai đoạn phù hợp. - Cách cầm dụng cụ - Chuẩn bị đến đà và tạo đà. - Chuẩn bị ra sức cuối cùng, ra sức cuối cùng và giữ thăng bằng. - Bay ra và bay trên không của dụng cụ. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2