intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hàn hồ quang tay SMAW/111 (Nghề: Hàn - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Tập 2)

Chia sẻ: Hoatudang09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

30
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Hàn hồ quang tay SMAW/111 (tập 2) với mục tiêu giúp các bạn có thể vận hành sử dụng thành thạo các loại máy hàn hồ quang tay; Hàn được các mối hàn 1F÷4F; 1G-4G và các mối hàn, cắt khác theo đúng trình tự. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; Kiểm tra và đánh giá được chất lượng mối hàn;...Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 1 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hàn hồ quang tay SMAW/111 (Nghề: Hàn - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Tập 2)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT NAM - HÀN QUỐC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN VĂN NINH (Chủ biên) LÊ TRỌNG HÙNG - VŨ TRUNG THƯỞNG GIÁO TRÌNH HÀN HỒ QUANG TAY TẬP 2 (SMAW/111) Nghề: Hàn Trình độ: Cao đẳng (Lưu hành nội bộ) Hà Nội - Năm 2019
  2. LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành hàn ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Việc biên soạn tài liệu chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho HSSV, tài liệu tham khảo cho giáo viên, tạo tiếng nói chung trong quá trình đào tạo, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế là một điều cần thiết. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập và giảng dạy nghề hàn. Căn cứ vào chương trình khung của Tổng cục dạy nghề và điều kiện thực tế giảng dạy của nhà trường. Giáo trình ‘’Môđun: Hàn hồ quang tay SMAW/111-tập 2’’ được biên soạn theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Giúp cho Học sinh - Sinh viên vận dụng ngay lý thuyết vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở lựa chọn các kiến thức trong các tài liệu chuyên ngành song vẫn đảm bảo tính kế thừa những nội dung đang được giảng dạy ở trường. Nội dung giáo trình gồm những kiến thức cơ bản về hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vê. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, để giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 09 năm 2019 Chủ biên 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................ 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ................................................................................ 5 Bài 1. Hàn leo trên mặt phẳng ....................................................................... 7 1.1 Điều kiện thực hiện ................................................................................. 7 1.2 Trình tự thực hiện.................................................................................... 7 1.3 Đánh giá kết quả.................................................................................... 13 1.4 Câu hỏi và bài tập.................................................................................. 15 Bài 2: Hàn góc chữ t - vị trí 3f ...................................................................... 17 (hàn từ dưới lên S=310mm) ....................................................................... 17 2.1 Vị trí mối hàn trong không gian ............................................................ 17 2.2 Tính chế độ hàn ..................................................................................... 18 2.3 Kỹ thuật hàn 3F ..................................................................................... 18 Bài 3: Hàn góc chữ t-vị trí 3f (hàn từ trên xuống) ..................................... 30 3.1 Điều kiện thực hiện ............................................................................... 30 3.2 Trình tự thực hiện.................................................................................. 30 3.3 Đánh giá kết quả.................................................................................... 33 3.4 Câu hỏi và bài tập.................................................................................. 36 Bài 4. Hàn leo góc ngoài có khe hở .............................................................. 38 S=(510)mm ................................................................................................... 38 4.1 Điều kiện thực hiện ............................................................................... 38 4.2 Trình tự thực hiện.................................................................................. 38 4.3 Đánh giá kết quả.................................................................................... 40 4.4 Câu hỏi và bài tập.................................................................................. 43 Bài 5. Hàn giáp mối vát cạnh chữ v- v ị tr í 3g .......................................... 45 S= 6mm ........................................................................................................... 45 2
  4. 5.1 Vị trí mối hàn 3G .................................................................................. 46 5.3 Kỹ thuật hàn 3G .................................................................................... 47 Bài 6. Hàn giáp mối vát cạnh chữ v-vị trí 3g .............................................. 59 S = 9mm .......................................................................................................... 59 6.1 Điều kiện thực hiện ............................................................................... 59 6.2 Trình tự thực hiện.................................................................................. 60 6.3 Đánh giá kết quả.................................................................................... 63 6.4 Câu hỏi và bài tập.................................................................................. 66 Bài 7: Hàn giáp mối kvc có khe hở-vị trí 2g ............................................... 69 S = 6mm .......................................................................................................... 69 7.2 Tính chế độ hàn ..................................................................................... 70 7.3 Kỹ thuật hàn 2G .................................................................................... 71 7.4 Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn. .......................................... 73 Bài 8. Hàn giáp mối vát cạnh chữ v-vị trí 2g .............................................. 84 S = 10mm ........................................................................................................ 84 8.1 Vị trí mối hàn 2G trong không gian ...................................................... 84 8.2 Tính chế độ hàn ..................................................................................... 85 8.3 Kỹ thuật hàn 2G .................................................................................... 86 8.4 Làm sạch và kiểm tra ............................................................................ 90 8.5 Phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn. .......................................... 90 Bài 9. Hàn giáp mối vát cạnh chữ v-vị trí 4g ............................................ 101 S = (810)mm ............................................................................................... 101 9.1 Điều kiện thực hiện ............................................................................. 101 9.2 Trình tự thực hiện................................................................................ 102 9.3 Đánh giá kết quả.................................................................................. 106 9.4 câu hỏi và bài tập................................................................................. 108 Bài 10. Cắt kim loại bằng hồ quang .......................................................... 110 S = (810)mm ............................................................................................... 110 3
  5. 10.1 Điều kiện thực hiện ........................................................................... 110 10.2 Trình tự thực hiện .............................................................................. 110 10.3 Đánh giá kết quả................................................................................ 112 10.4 Câu hỏi và bài tập .............................................................................. 114 Bài 11. Bài tập tổng hợp ............................................................................. 116 11.1 Chọn chế độ hàn giáp mối................................................................. 116 11.2 Tính chế độ hàn góc .......................................................................... 117 11.3 Kỹ thuật hàn ...................................................................................... 118 11.4 Các khuyết tật mối hàn thường gặp .................................................. 118 Tài kiệu tham khảo ......................................................................................... 129 4
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Hàn hồ quang tay (SMAW/111)-Tập 2 Mã số mô đun: MĐ16 Thời gian thực hiện mô đun: 128 giờ (Lý thuyết: 33 giờ,Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 90 giờ; Kiểm tra:5 giờ) I Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun này được bố trí học sau các môn học MH07- MH13 hoặc học song song với các mô đun MĐ14, MĐ15. - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên ngành bắt buộc. II Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Giải thích đầy đủ các khái niệm cơ bản về hàn hồ quang tay; + Nhận biết và sử dụng được các loại vật liệu, dụng cụ dùng trong hàn hồ quang tay; + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy hàn hồ quang tay; + Tính toán chế độ hàn hồ quang tay phù hợp chiều dày, tính chất của vật liệu và kiểu liên kết hàn; - Kỹ năng: + Vận hành sử dụng thành thạo các loại máy hàn hồ quang tay; + Hàn được các mối hàn 1F÷4F; 1G-4G và các mối hàn, cắt khác theo đúng trình tự. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; + Kiểm tra và đánh giá được chất lượng mối hàn; + Xác định được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, khác phục; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp; + Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, nghiêm túc, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập; + Thực hiện tốt các công việc của người thợ hàn điện tại các cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài. 5
  7. III Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ) TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành/thực tra tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận 1 Hàn leo trên mặt phẳng 5 1 4 2 Hàn góc chữ T-Vị trí 3F (hàn từ dưới 15 4 11 lên); S= (510)mm 3 Hàn góc chữ T-Vị trí 3F (hàn từ trên 5 1 4 xuống); S= (310)mm 4 Hàn leo góc ngoài có khe hở; 15 4 11 S=(510)mm 5 Hàn giáp mối KVC có khe hở-Vị trí 10 3 7 3G; S=6mm 6 Hàn giáp mối vát cạnh chữ V-Vị trí 20 5 14 1 3G; S=9mm 7 Hàn giáp mối KVC có khe hở-Vị trí 10 3 7 2G; S=6mm 8 Hàn giáp mối vát cạnh chữ V-Vị trí 15 4 11 2G; S=10mm 9 Hàn giáp mối vát cạnh chữ V-Vị trí 15 4 11 4G; S=(810)mm 10 Cắt kim loại bằng hồ quang 5 1 4 11 Bài tập tổng hợp lần 2 10 3 6 1 Kiểm tra kết thúc Mô đun 3 3 Cộng 128 33 90 5 2. Nội dung chi tiết của giáo trình 6
  8. Bài 1. Hàn leo trên mặt phẳng Mục tiêu - Hình thành kỹ năng hàn leo trên mặt phẳng với các phương pháp dao động của đầu que hàn; - Chuẩn bị được thiết bị, dụng cụ, vật liệu hàn; - Hàn được mối hàn leo trên mặt phẳng đạt yêu cầu kỹ thuật trong thời gian qui định; - Thể hiện được tính cẩn thận, chính xác, tỷ mỉ trong quá trình luyện tập; - Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị trong quá luyện tập 1.1 Điều kiện thực hiện - Vật liệu + Kích thước phôi hàn: (9x125x150)mm hoặc (5x150x200)mm + Que hàn Ф3,2; Ф4 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương. - Thiết bi, dụng cụ + Máy hàn 350 AC/DC + Bảo hộ lao động. + Bộ dụng cụ làm sạch. + Máy mài tay. 1.2 Trình tự thực hiện 1.2.1 Chuẩn bị - Gá phôi hàn vào đồ gá ở vị trí thẳng đừng. - Mép trên của phôi hàn thấp hơn mắt người thợ khoảng 50mm. - Làm sạch bề mặt phôi hàn bằng bàn trải sắt. 7
  9. 1.2.2 Tư thế hàn - Lắp que hàn vào rãnh nghiêng của kìm hàn. - Đặt dây hàn lên vai. - Chân đứng rộng bằng vai, giữ tư thế ổn định. 1.2.3 Gây hồ quang - Điều chỉnh dòng điện hàn ở mức Ih=(100120)A; Khi hàn que 4mm - Gây hồ quang cách điểm bắt đầu hàn từ (1020)mm, sau đó di chuyển nhanh về phía đầu của đường hàn để tiến hành hàn. 8
  10. 1.2.4 Tiến hành hàn - Que hàn 4mm - Ih= (100120)A - α= (75-80)0 - β=900 - Di chuyển que hàn theo hướng hàn, duy trì hồ quang ngắn, dao động đầu que hàn theo hình răng cưa, bán nguyệt... - Giữ hồ quang luôn ổn định luôn ở phía trước của xỉ hàn 9
  11. 1.2.5 Ngắt hồ quang - Rút ngắn dần chiều dài hồ quang rồi ngắt nhanh 1.2.6 Kết thúc đường hàn Dùng phương pháp hồ quang ngắt để điền đầy rãnh hồ quang 10
  12. 1.2.7 Kiểm tra mối hàn - Kiểm tra bề mặt và sự đồng đều của vẩy hàn - Kiểm tra sự đồng đều và chiều rộng mối hàn. - Kiểm tra sự đồng đều chiều cao phần kim loại đắp. - Kiểm tra điểm bắt đầu, điểm nối, điểm kết thúc của mối hàn. - Kiểm tra các khuyết tật cháy cạnh, chảy tràn, không ngấu, chảy xệ..... 11
  13. 1.2.8 Nối mối hàn Làm sạch chỗ nối bằng bàn trải sắt - Gây hồ quang cách điểm nối về phía trước (theo hướng hàn) khoảng 10- 20mm, kéo dài hồ quang rồi di chuyển nhanh về điểm nối. - Điền dầy rãnh hồ quang rồi tiếp tục hàn. 12
  14. 1.3 Đánh giá kết quả TT Tiêu chí đánh giá Cách thức và Điểm Kết quả phương pháp tối đa thực hiện đánh giá của người học I Kiến thức 1 Chọn chế độ được chế độ hàn Làm bài tự luận 4 trên leo trên mặt phẳng với và trắc nghiệm, các chiều dầy vật liệu hàn đối chiếu với nội khác nhau dung bài học 1.1 Trình bày phương pháp chọn 1,5 đường kính que hàn chính xác 1.2 Trình bày cách chọn cường độ 1,5 dòng điện hàn chính xác 1.3 Trình bày cách chọn điện thế 1 hàn chính xác 2 Trình bày kỹ thuật hàn trên leo Làm bài tự luận, 3 trên mặt phẳng với các chiều đối chiếu với nội dầy vật liệu hàn khác nhau dung bài học 3 Trình bày cách khắc phục các Làm bài tự luận, 1,5 khuyết tật của mối hàn thường đối chiếu với nội gặp dung bài học 4 Trình bày đúng phương pháp Làm bài tự luận, 1,5 kiểm tra chất lượng mối hàn đối chiếu với nội (kiểm tra ngoại dạng mối hàn) dung bài học Cộng 10 đ II Kỹ năng 1 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết Kiểm tra công 1 bị đúng theo yêu cầu của bài tác chuẩn bị, đối thực tập chiếu với kế hoạch đã lập 2 Vận hành thành thạo thiết bị Quan sát các 1,5 hàn điện hồ quang tay AC/DC thao tác, đối chiếu với quy trình vận hành 13
  15. 3 Chuẩn bị đầy đủ vật liệu đúng Kiểm tra công 1,5 theo yêu cầu của bài thực tập tác chuẩn bị, đối chiếu với kế hoạch đã lập 4 Chọn đúng chế độ hàn khi hàn Kiểm tra các yêu 1 giáp mối thép tấm ở vị trí hàn cầu, đối chiếu leo với tiêu chuẩn. 5 Sự thành thạo và chuẩn xác Quan sát các 2 các thao tác khi hàn giáp mối thao tác đối thép tấm ở vị trí hàn leo chiếu với quy trình thao tác. 6 Kiểm tra chất lượng mối hàn Theo dõi việc 3 6.1 Mối hàn đảm bảo độ sâu ngấu thực hiện, đối 0,5 6.2 Mối hàn đúng kích thước (bề chiếu với quy 1 rộng b, chiều cao h của mối trình kiểm tra hàn ). 6.3 Mối hàn không bị khuyết tật 1 (cháy cạnh, lẫn xỉ, đóng cục) 6.4 kết cấu hàn biến dạng trong 0,5 phạm vi cho phép Cộng 10 đ III Thái độ 1 Tác phong công nghiệp 5 1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc 1 1.2 Không vi phạm nội quy lớp thực hiện, đối 1 học chiếu với nội quy của trường. 1.3 Bố trí hợp lý vị trí làm việc Theo dõi quá 1 trình làm việc, đối chiếu với tính chất, yêu cầu của công việc. 1.4 Tính cẩn thận, chính xác Quan sát việc 1 thực hiện bài tập 14
  16. 1.5 Ý thức hợp tác làm việc theo Quan sát quá 1 tổ, nhóm trình thực hiện bài tập theo tổ, nhóm 2 Đảm bảo thời gian thực hiện Theo dõi thời 2 bài tập gian thực hiện bài tập, đối chiếu với thời gian quy định. 3 Đảm bảo an toàn lao động và Theo dõi việc 3 vệ sinh công nghiệp thực hiện, đối 3.1 Tuân thủ quy định về an toàn chiếu với quy 1 định về an toàn 3.2 Đầy đủ bảo hộ lao động( quần 1 áo bảo hộ, giày, mũ, yếm da, và vệ sinh công găng tay da,…) nghiệp 3.3 Vệ sinh xưởng thực tập đúng 1 quy định Cộng 10 đ KẾT QUẢ HỌC TẬP Kết quả thực Kết qủa Tiêu chí đánh giá Hệ số hiện học tập Kiến thức 0,3 Kỹ năng 0,5 Thái độ 0,2 Cộng 1.4 Câu hỏi và bài tập Kiến thức: Câu 1: Trình bày công tác chuẩn bị, tính toán chế độ hàn cho mối hàn leo trên mặt phẳng S=6mm Câu 2: Hãy nêu kỹ thuật hàn leo trên mặt phẳng S=6mm Kỹ năng: Bài tập ứng dụng: Hàn leo trên mặt phẳng S=6mm 15
  17. - Vị trí hàn: 3G - Phương pháp hàn: SMAW - Vật liệu: Thép tấm dày 6 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương. - Vật liệu hàn: * SMAW: que hàn Ф2.6, Ф3.2 mm E7016 (LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương. - Thời gian: 20 phút/mối hàn (bao gồm cả chuẩn bị và làm sạch) CHỈ DẪN ĐỐI VỚI HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP ỨNG DỤNG 1. Bài tập ứng dụng phải thực hiện đúng phương pháp, đúng vị trí hàn theo qui định. Nếu học sinh lựa chọn sai phương pháp, sai vị trí hàn bài đó sẽ bị loại và không được tính điểm. 2. Có thể sử dụng bàn chải sắt để làm sạch bề mặt mối hàn. 3. Phôi thi phải được cố định trên giá hàn trong suốt quá trình hàn. 4. Phương pháp hàn. - Hàn hồ quang tay: SMAW - MMA - 111. 5. Thời gian cho phép chỉnh máy và thử trước khi hàn là 10 phút. 6. Tổng điểm và kết cấu điểm của các bài như sau: Tổng số điểm tối đa cho bài: 100 điểm, kết cấu như sau: a, Điểm ngoại dạng khách quan: Tổng cộng 70 điểm b, Điểm tuân thủ các qui định: 30 điểm - Thời gian thực hiện bài tập vượt quá 5% thời gian cho phép sẽ không được đánh giá. - Thí sinh phải tuyệt đối tuân thủ các qui định an toàn lao động, các qui định của xưởng thực tập, nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ thi. 16
  18. Bài 2: Hàn góc chữ t - vị trí 3f (hàn từ dưới lên S = 310mm) Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học sẽ có khả năng: Kiến thức - Chọn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu phù hợp, với từng lớp hàn. - Trình bày được mối hàn giáp mối ở vị trí 3F. Kỹ năng - Chuẩn bị phôi hàn sạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Hàn được mối hàn giáp mối ở vị trí 3F đúng kích thước và yêu cầu kỹ thuật. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn. Thái độ - Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Rèn luyện tính cẩn thân, tỉ mỉ, chính xác trong công việc. An toàn - Chỉ được hàn khi có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động dành cho thợ hàn. - Nối đầy đủ dây tiếp đất cho các thiết bị. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi hàn hồ quang tay. - Dừng thực tập khi nền xưởng bị ẩm ướt . - Khi phát hiện sự cố phải ngắt điện kịp thời và báo cho người có trách nhiệm sử lý. - Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy. Nội dung A LÝ THUYẾT 2.1 Vị trí mối hàn trong không gian 17
  19. 2.2 Tính chế độ hàn 2.2.1 Đường kính que hàn Áp dụng công thức: k d 2 2 Trong đó: k là cạnh của mối hàn. 2.2.2 Cường độ dòng điện hàn Để đạt được độ ngấu ở phần chân của mối hàn góc nên cường độ dòng điện mối hàn góc chữ T phải tăng 10 ÷ 15% so với hàn giáp mối vị trí bằng Áp dụng công thức : I = ( β + α.d ).d (A) Trong đó: β, α :là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép (β =20, α = 6) d :là đường kính que hàn (mm) 2.2.3 Điện áp hàn Áp dụng công thức: Uh = a + b.Lhq Trong đó : a :là tổng điện áp rơi trên anôt và catôt, a = (15 ÷ 20) V. b :là tổng điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài cột hồ quang, b = 15,7 V/cm. Lhq :là chiều dài cột hồ quang, Lhq = 0,32 (cm) Thay số ta được : Uh = (20 ÷ 25) V. Khi hàn góc chọn hồ quang ngắn nên ta chọn Uh = 21 V. 2.3 Kỹ thuật hàn 3F 2.3.1 Kỹ thuật hàn góc chữ T không vát cạnh vị trí đứng Khi hàn đứng đầu nối chữ T thường gặp khuyết tật: hàn không ngấu, mối hàn hay bị khuyết cạnh do kim loại nóng chảy bị chảy mất khỏi bể hàn. 18
  20. Để khắc phục nhược điểm trên, khi hàn đứng đầu nối chữ T lúc đưa que hàn hai mép mối hàn thì nên dừng lại một ít để kim loại nóng chảy lấp đầy vào chỗ khuyết cạnh kim loại vật hàn, hồ quang hàn nên rút ngắn lại. Dao động ngang que hàn không lớn quá, chiều rộng mối hàn, chọn dao động mối hàn thích hợp, để đạt được chất lượng mối hàn. Phương pháp thao tác hàn đứng mối hàn đầu nối chữ T, cũng giống như hàn đứng giáp mối. 2.3.2 Kỹ thuật hàn góc chữ T có vát cạnh vị trí đứng Lớp thứ nhất que hàn đi theo kiểm răng cưa hoặc tam giác nhỏ.Các lớp tiếp theo que hàn dao động kiểu rang cưa hoặc bán nguyệt. Cần chú ý vệ sinh sạch xỉ hàn trước khi hàn lớp tiếp theo. Que hàn dao động phải có điểm dừng chân ở hai bên cạnh để mối hàn đạt độ phẳng, tránh khuyết tật. Góc độ que hàn thay đổi theo từng lớp hàn. B. THẢO LUẬN Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 3 - 5 học sinh (tùy theo số lượng học sinh mỗi lớp). Thảo luận làm rõ các nội dung sau; 1. Ảnh hưởng của góc độ,dao động que hàn đến hình dáng và kích thước của mối hàn khi hàn ở vị trí 1F. 2. Ảnh hưởng của chế độ hàn đến hình dáng và chất lượng mối hàn khi hàn ở vị trí 1F. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1