Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
lượt xem 11
download
Phần 1 của giáo trình "Hệ thống thông tin quản lý" cung cấp cho học viên những nội dung về: hệ thống thông tin trong thương mại toàn cầu; hợp tác và thương mại điện tử toàn cầu; hệ thống thông tin, tổ chức và chiến lược; hạ tầng công nghệ thông tin;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý: Phần 1 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
- BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Lê Thị Phƣơng GIÁO TRÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ DÙNG CHO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC QUẢNG NINH - 2019
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý MỤC LỤC CHƢƠNG 1. HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG THƢƠNG MẠI TOÀN CẦU ............. 3 1.1. Vai trò của HTTT trong thƣơng mại ............................................................................... 3 1.2. Quan điểm về HTTT ....................................................................................................... 5 1.3. Các phƣơng pháp tiếp cận hiện đại với HTTT ............................................................. 12 CHƢƠNG 2. HỢP TÁC VÀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU.............................. 17 2.1. Quá trình kinh doanh và HTTT .................................................................................... 17 2.2. Các loại HTTT .............................................................................................................. 18 2.3. Các hệ thống cộng tác ................................................................................................... 20 2.4. Chức năng của HTTT trong thƣơng mại....................................................................... 26 CHƢƠNG 3. HTTT, TỔ CHỨC VÀ CHIẾN LƢỢC ......................................................... 28 3.1. Các tổ chức và HTTT ................................................................................................... 28 3.2. HTTT tác động đến các tổ chức và doanh nghiệp ........................................................ 40 3.3. Sử dụng HTTT để đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh ............................................................. 42 CHƢƠNG 4. HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ...................................................... 44 4.1. Hạ tầng cơ sở ................................................................................................................ 44 4.2. Các thành phần của hạ tầng cơ sở ................................................................................. 46 4.3. Xu thế của nền tảng phần cứng đƣơng đại .................................................................... 47 4.4. Xu thế của nền tảng phần mềm đƣơng đại.................................................................... 48 4.5. Vấn đề quản lý .............................................................................................................. 50 4.6. Truyền thông và mạng trong thƣơng mại ..................................................................... 54 CHƢƠNG 5. CÁC QUY TẮC CỦA THƢƠNG MẠI THÔNG MINH: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ QUẢN TRỊ THÔNG MINH ........................................................................................... 60 5.1. Sắp xếp dữ liệu trong môi trƣờng tệp truyền thống ...................................................... 60 5.2. Phƣơng pháp cơ sở dữ liệu để quản lý dữ liệu .............................................................. 62 5.3. Sử dụng cơ sở dữ liệu để cải thiện hiệu suất kinh doanh và ra quyết định ................... 69 5.4. Quản lý nguồn dữ liệu................................................................................................... 77 CHƢƠNG 6. ỨNG DỤNG DOANH NGHIỆP .................................................................... 79 6.1. Các hệ thống doanh nghiệp ........................................................................................... 79 6.2. Các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng ........................................................................... 83 6.3. Các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng .................................................................... 91 6.4. Ứng dụng doanh nghiệp: cơ hội và thách thức ............................................................. 95 CHƢƠNG 7. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - THỊ TRƢỜNG SỐ, HÀNG HÓA SỐ ........... 98 7.1. Thƣơng mại điện tử và Internet .................................................................................... 98 7.2. Thƣơng mại và công nghệ .......................................................................................... 111 7.3. Các nền tảng di động................................................................................................... 113 1
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý 7.4. Xây dựng thƣơng mại điện tử..................................................................................... 114 CHƢƠNG 8. XÂY DỰNG HTTT .......................................................................................116 8.1. Hệ thống là thay đổi tổ chức theo kế hoạch ............................................................... 116 8.2. Tổng quan về phát triển hệ thống ............................................................................... 117 8.3. Phƣơng pháp xây dựng hệ thống thay thế .................................................................. 122 8.4. Phát triển ứng dụng cho doanh nghiệp số .................................................................. 127 2
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý CHƢƠNG 1. HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG THƢƠNG MẠI TOÀN CẦU 1.1. Vai trò của HTTT trong thƣơng mại Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Điều này đã tạo ra cho các doanh nghiệp những áp lực cạnh tranh cực kỳ lớn. Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn cần phải nắm bắt chính xác và kịp thời xu hƣớng, dòng chảy của xã hội để tránh bị thụt lùi, lạc hậu. Trong đó, hệ thống thông tin (HTTT) đóng một vai trò rất lớn vào việc giúp doanh nghiệp phát triển và tạo đƣợc vị thế trên thị trƣờng. Lịch sử phát triển của các HTTT - Các năm 1959-1960 - Xử lý dữ liệu: Các hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Xử lý giao dịch, lƣu giữ các hồ sơ kinh doanh Các ứng dụng kế toán truyền thống. - Các năm 1960-1970 - Tạo báo cáo phục vụ quản lý: Các HTTT quản lý. Quản trị các báo cáo theo mẫu định trƣớc, chứa các thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định. - Các năm 1970-1980 - Hỗ trợ quyết định: Các hệ thống hỗ trợ quyết định. Hỗ trợ tiến trình ra quyết định quản lý cụ thể theo chế độ tƣơng tác. - Các năm 1980-1990 - Hỗ trợ chiến lược và hỗ trợ người dùng cuối: Các hệ thống tính toán cho ngƣời dùng cuối. Hỗ trợ trực tiếp về tính toán cho công việc của ngƣời dùng cuối và hỗ trợ sự cộng tác trong nhóm làm việc. Các HTTT điều hành, cung cấp thông tin có tính quyết định cho quản lý cấp cao. Các hệ thống chuyên gia: tƣ vấn có tính chuyên gia cho ngƣời dùng cuối dựa trên cơ sở tri thức. Các HTTT chiến lƣợc. Các sản phẩm và dịch vụ chiến lƣợc nhằm đạt lợi thế cạnh tranh. - Các năm 1990-2000 và đến nay - kinh doanh điện tử (KDĐT) và thƣơng mại điện tử (TMĐT). Các hệ thống KDĐT và TMĐT liên mạng. Các xí nghiệp nối mạng và các hoạt động KDĐT và TMĐT trên Internet, intranet, extranet và các mạng khác. HTTT nằm ở trung tâm của hệ thống tổ chức là phần tử kích hoạt các quyết 3
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý định (mệnh lệnh, chỉ thị, thông báo, chế độ tác nghiệp, v.v...). Việc xây dựng HTTT hoạt động hiệu quả là mục tiêu của các tổ chức. Vai trò của HTTT trong thƣơng mại 1) Gia tăng hiệu suất: Công nghệ hiện đại có thể tăng đáng kể hiệu suất và năng suất của công ty bạn. HTTT cũng không ngoại lệ. Các tổ chức trên toàn thế giới dựa vào họ để nghiên cứu và phát triển các cách mới để tạo doanh thu, thu hút khách hàng và hợp lý hóa các nhiệm vụ tốn thời gian. 2) Tiết kiệm thời gian và chi phí: Với một HTTT, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong khi đƣa ra quyết định thông minh hơn. Các bộ phận nội bộ của một công ty, chẳng hạn nhƣ tiếp thị và bán hàng, có thể giao tiếp tốt hơn và chia sẻ thông tin dễ dàng hơn. 3) Giảm mắc lỗi Vì công nghệ này đƣợc tự động hóa và sử dụng các thuật toán phức tạp, nó làm giảm lỗi của con ngƣời. Hơn nữa, nhân viên có thể tập trung vào các khía cạnh cốt lõi của một doanh nghiệp thay vì dành hàng giờ để thu thập dữ liệu, điền vào giấy tờ và phân tích thủ công. 4) Thu thập thông tin nhanh chóng Nhờ HTTT hiện đại, các thành viên trong nhóm có thể truy cập lƣợng dữ liệu khổng lồ từ một nền tảng. Ví dụ: họ có thể thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn nhƣ nhà cung cấp, khách hàng, kho hàng và đại lý bán hàng, với một vài cú click chuột. Hình 1.1: Vai trò chính của HTTT quản lý doanh nghiệp 4
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý 1.2. Quan điểm về HTTT 1.2.1. Thông tin Khái niệm - Có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa về thông tin, thậm chí ngay các từ điển cũng không thể có một định nghĩa thống nhất. - Theo từ điển Oxford English Dictionary thì cho rằng: “Thông tin là điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức". - Theo một số từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: "Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng th m sự hiểu biết của con người" v,v... - Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do thông tin không thể sờ mó đƣợc. Ngƣời ta bắt gặp thông tin chỉ trong quá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tƣợng của nó. - Từ Latin “Information” (thông tin) có hai nghĩa. Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme). Hai, tuỳ theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tƣởng, một khái niệm hay một biểu tƣợng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo. - Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v...hay nói rộng hơn bằng tất cả các phƣơng tiện tác động lên giác quan của con ngƣời. - Theo định nghĩa thông thường: Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tƣợng của thế giới khách quan và các hoạt động của con ngƣời trong đời sống xã hội. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ ngƣời khác thông qua các phƣơng tiên thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tƣợng quan sát đƣợc trong môi trƣờng xung quanh. Ví dụ: Doanh thu tháng 10 của 1 công ty là 100 triệu đồng, tháng 11 là 85 triệu đồng Tháng 11 công ty hoạt động không hiệu quả (Thông tin luôn mang ý nghĩa và gồm nhiều giá trị dữ liệu). Các dạng thông tin - Thông tin viết: Là dạng thông tin thƣờng gặp trong hệ thông tin. Nó thƣờng thể hiện trên giấy, trên màn hình của máy tính, các dữ liệu thể hiện các thông tin này có thể có cấu trúc hoặc không. Ví dụ: Một bức thƣ tay của của một ứng viên vào 1 vị trí tuyển dụng không có cấu trúc, song cần phải có các thông tin “bắt buộc” (Họ t n, địa chỉ, văn bằng,.). Hoặc: Một hóa đơn có cấu trúc xác định trƣớc gồm những dữ liệu bắt buộc (tham chiếu khách hàng, tham chiếu sản phẩm.) . 5
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý - Thông tin nói: Dạng thông tin này là phƣơng tiện khá phổ biến giữa các cá thể và thƣờng gặp trong HTTT kinh tế - xã hội. Đặc trƣng của loại thông tin này là phi hình thức và thƣờng khó xử lý. Vật mang thông tin thƣờng là hệ thống điện thoại. - Thông tin hình ảnh: Là dạng thông tin thƣờng xuất phát từ các thông tin khác của hệ thống hoặc từ các nguồn khác. Ví dụ: Bản vẽ 1 số chi tiết nào đó của ô tô có đƣợc từ số liệu của Phòng nghiên cứu thiết kế. - Thông tin khác: Một số các thông tin có thể cảm nhận qua một số giai đoạn nhƣ xác giác, vị giác, khứu giác không đƣợc xét trong HTTT quản lý. Lưu giữ thông tin Thông tin đƣợc lƣu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau nhƣ đƣợc khắc trên đá, đƣợc ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ... Thông tin quản lý Thông tin quản lý là những dữ liệu đƣợc xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác quản lý của tổ chức. Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức: - Thông tin chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ chức, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tƣơng lai. Loại thông tin này đòi hỏi tính khái quát, tổng hợp cao. Dữ liệu để xử lý ra loại thông tin này thƣờng là từ bên ngoài tổ chức. Đây là loại thông tin đƣợc cung cấp trong những trƣờng hợp đặc biệt. - Thông tin chiến thuật: là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý phòng ban trong tổ chức. Loại thông tin này trong khi cần mang tính tổng hợp vẫn đòi hỏi phải có mức độ chi tiết nhất định dạng thống kê. Đây là loại thông tin cần đƣợc cung cấp định kỳ. - Thông tin điều hành: (thông tin tác nghiệp) sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hàng ngày và chủ yếu phục vụ cho ngƣời giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức. Loại thông tin này cần chi tiết, đƣợc rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ chức. Đây là loại thông tin cần đƣợc cung cấp thƣờng xuyên. 1.2.2. Hệ thống Khái niệm Hệ thống là tập hợp các phần tử tƣơng tác, có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và đƣợc tổ chức nhằm thực hiện một mục đích xác định thông qua yêu cầu các đầu vào, biến đổi có logic để tạo ra kết quả đầu ra, các phần tử ở đây là tập hợp các phƣơng tiện vật chất và nhân lực. Ví dụ: Hệ thống điều khiển giao thông Hệ thống mạng máy tính 6
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý Tổ chức tạo thành một hệ thống mở, nghĩa là li n hệ với một môi trƣờng. Một số phần tử của hệ thống có sự tƣơng tác với bên ngoài (cung ứng, thƣơng mại.) Các đặc trƣng hệ thống - Tính tổ chức: Hệ thống là một tập hợp nhiều phần tử (đơn vị, bộ phận) và các phần tử đó phải có liên kết , tƣơng tác lẫn nhau. Điều kiện cần có ít nhất hai phần tử trở lên và các phần tử này có quan hệ tƣơng tác lẫn nhau. - Tính biến động: Muốn có hệ thống tốt thì cần nâng cao các mối quan hệ tƣơng tác, ngƣời quản lý cần tổ chức cho hệ thống với các bộ phận gắn kết với nhau, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý. - Hệ thống phải có môi trường hoạt động: Trong quá trình quản lý, bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải xử lý. Một hệ thống có tính phức tạp, tính phức tạp của hệ thống ở chỗ trong hệ thống có nhiều đơn vị, nhiều bộ phận và mối quan hệ giữa các phần tử đó phải tƣơng tác với nhau thông qua các quan hệ về kinh tế, hành chính, luật pháp và các quan hệ tâm lý - xã hội khác. - Hệ thống phải có tính điều khiển: Ngƣởi quản lý trƣớc hết phải có tƣ duy hệ thống, cụ thể là có tƣ duy phân tích hệ thống, tổng hợp hệ thống và đề ra những giải pháp đồng bộ; có nhƣ vậy thì hệ thống mới phát triển ổn định và có hiệu quả. Một số quy luật vận động của hệ thống Các phần tử trong hệ thống tƣơng tác với nhau bằng những cái gọi là đầu vào và đầu ra ra. Trong hệ thống có các kiểu liên kết nhƣ sau: Liên kết tuyến tính. Liên kết ngƣợc. Liên kết phân kỳ. Liên kết hội tụ. Với một hệ thống phức tạp, cả 4 kiểu này đều đƣợc phản ánh trong hệ thống đó. Mối quan hệ vào, ra của các phần tử trong hệ thống rất đa dạng. Một hệ hiện thực bất kỳ đều có thể phân tách thành các hệ nhỏ hơn gọi là hệ con, phân hệ. Vấn đề quan trọng là vấn đề phân chia hoặc ghép gộp các phần tử phải đảm bảo sao cho vừa quản lý toàn diện và chặt chẽ hệ thống, vừa phát huy tính năng động của các phần tử. Mức độ phức tạp của hệ thống tăng lên theo số lƣợng phân tử có trong hệ. Vì vậy cần tổ chức ra sao cho việc quản lý một hệ thống phải hợp lý dựa trên các mối quan hệ của các phần tử. Trong quả trình vận động, hệ thống có một mục tiêu chung và các đơn vị thành phần có các mục tiêu riêng. Vấn đề quan trọng là phải kết hợp hài hoà mục tiêu chung và mục tiêu riêng, lấy mục tiêu chung làm trọng. Điều này có nghĩa là không đƣợc nhấn mạnh mục tiêu chung, giảm mục tiêu riêng; nhƣng cũng không nên đối lập mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Cần tổ chức mối quan hệ và lợi ích hài hoà, phối hợp và 7
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý thiết kế các mục tiêu chung và riêng. Phân loại hệ thống - Theo tính chất của hệ thống: Hệ thống kín. Hệ thống mở. Tuy nhiên nhìn chung các quan điểm đều chọn hệ thống mở. Trong việc lựa chọn hai hệ thống này để áp dụng tổ chức doanh nghiệp cần xác định hệ thống sẽ mở và kín nhƣ thế nào cho hợp lý, mở phải có định hƣớng lựa chọn thời điểm mở hợp lý để tạo cơ hội trong kinh doanh. - Theo nội dung hoạt động của hệ thống: Hệ thống chính trị. Hệ thống hành chính. Hệ thống kinh tế - xã hội. Hệ thống khoa học - công nghệ. - Theo phạm vi hoạt động: Hệ thống lớn. Hệ thống vừa. Hệ thống nhỏ. Các thành phần của hệ thống - Đầu vào (Input): Nắm bắt và tập hợp các yếu tố để đƣa vào hệ thống để xử lý. - Xử lý (Processing): Bƣớc biến đổi nhằm chuyển các yếu tố đƣa vào sang các dạng cần thiết. - Đầu ra (Out put): Chuyển các yếu tố đƣợc tạo ra từ quá trình xử lý thành các kết quả cuối cùng. Hình 1.2: Các thành phần trong hệ thống Hệ thống quản lý chia thành hai hệ thống con: - Hệ tác nghiệp (trực tiếp sản xuất): gồm con ngƣời, phƣơng tiện, phƣơng pháp trực tiếp thực hiện mục tiêu đã đề ra. - Hệ quản lý (gián tiếp sản xuất): Gồm con ngƣời, phƣơng tiện, phƣơng pháp cho phép điều khiển hoạt động của hệ thống. Hệ này lại chia thành hai hệ con: Hệ quyết định: Đƣa ra các quyết định. Hệ xử lý thông tin: Xử lý thông tin. 8
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý 1.2.3. Hệ thống thông tin Khái niệm - Hệ thống thông tin (Information System) là tập hợp các phần cứng, phần mềm, hệ mạng truyền thông đƣợc xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức. - HTTT sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, truyền, lƣu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều quá trình kinh doanh, quản lý... Hình 1.3: Khung tri thức và HTTT Vai trò của hệ thống thông tin Có thể nói rằng, HTTT là một hệ thống đóng vai trò làm vật trung gian giữa các công ty, doanh nghiệp với môi trƣờng, xã hội. Nó là một hệ thống nằm ở trung tâm của doanh nghiệp, giúp cho quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách thuận lợi nhất. Vai trò của HTTT đƣợc thể hiện qua hai mặt là bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. - Về bên ngoài: HTTT có vai trò thu thập các dữ liệu từ môi trƣờng bên ngoài, và đƣa thông tin từ trong doanh nghiệp ra bên ngoài. Các loại thông tin đƣợc thu thập và cung cấp ra bên ngoài bao gồm thông tin về giá cả, sức lao động, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng, nhu cầu mặt hàng, lạm phát, các chính sách của chính phủ,… - Về mặt nội bộ: HTTT nội bộ của doanh nghiệp đóng vai trò nhƣ một cây cầu, liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Nó thu thập, cung cấp thông tin cho những đơn vị cần thiết để thực hiện các mục đích khác nhau mà doanh nghiệp đề ra. Ví dụ nhƣ thông tin hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm; thông tin về trình độ quản lý của doanh nghiệp; 9
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý thông tin về các chính sách nội bộ của doanh nghiệp; thông tin về mua sắm, xuất nhập khẩu hàng hóa; tyhoong tin về bán hàng, doanh thu, tài chính… Xử lý thông tin trong HTTT Khi thông tin đƣợc HTTT thu thập sẽ xáy ra các lựa chọn giữ nguyên hiện trạng, thu thập trên các vật thể mang tin của riêng tổ chức hoặc là loại ra. Lựa chọn này là các xử lý đầu tiên, tiếp theo sẽ tác động lên thông tin. Xử lý thông tin là: - Tiến hành tính toán các nhóm chỉ tiêu. - Thực hiện tính toán tạo các thông tin kết quả. - Cập nhật dữ liệu (thay đổi hoặc loại dữ liệu). - Sắp xếp. - Lƣu chứa tạm thời hoạc lƣu trữ. - Xử lý có thể thực hiện thủ công, cơ giới hoặc tự động. Hình 1.4: Quá trình diễn ra trong HTTT Phân phát thông tin là mục tiêu của HTTT. Nó đặt ra vần đề quyền lực: Ai quyết định phân phát, các đối tƣợng phân phát, vì sao, các điểm xử lý và sử dụng thông tin có khoảng cách. Cần phải tính đến cấu trúc của đơn vị khi phân phát thông tin. Tác động của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp HTTT có ba tác động chính đối với doanh nghiệp: 1) Hỗ trợ, cải thiện khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp: HTTT giúp doanh nghiệp điều hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí làm giảm giá thành, từ đó giúp tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm đƣợc bán ra. Hơn nữa, HTTT cũng giúp rút ngắn và liên kết khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp. 2) Hỗ trợ việc ra quyết định của doanh nghiệp: Một HTTT đầy đủ sẽ giúp cho các nhà quản trị của doanh nghiệp có bức tranh toàn cảnh về tình hình sản 10
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý xuất, kinh doanh, tài chính… của doanh nghiệp, từ đó có thể ra những quyết định kinh doanh phù hợp, đúng đắn và có hiệu quả. 3) Hỗ trợ trong nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh: HTTT cho phép lƣu trữ một khối lƣợng lớn thông tin cần thiết nhƣ thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, thông tin về sản phẩm, giá bán, nhãn mác, chi phí,… giúp cho việc thực hiện nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và tiết kiệm thời gian. Có thể nói, HTTT chính là một công cụ đắc lực, là cánh tay phải giúp các danh nghiệp phát triển, tạo ra giá trị thƣơng hiệu và vị thế cạnh tranh tối ƣu trên thị trƣờng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các thị trƣờng quốc tế. Chính vì thế, nó đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. 1.2.4. Hệ thống thông tin quản lý Khái niệm HTTT quản lý là hệ thống tích hợp “Ngƣời - máy”, cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con ngƣời, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những ngƣời soạn thảo các quyết định trong tổ chức. Các loại thông tin quản lý Thông tin quản lý là những dữ liệu đƣợc xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác quản lý của tổ chức. Có 3 loại thông tin quản lý thƣờng dùng trong một tổ chức: - Thông tin chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ chức, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tƣơng lai. Thông tin này đòi hỏi tính khái quát, tổng hợp cao. Các dữ liệu để xử lý ra loại thông tin này thƣờng lấy từ bên ngoài tổ chức và đƣợc cung cấp trong những trƣờng hợp đặc biệt, cần thiết. - Thông tin chiến thuật: là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý phòng ban trong tổ chức. Loại thông tin này mang tính tổng hợp cao nhƣng vẫn đòi hỏi chi tiết nhất định ở dạng thống kê, đây là loại thông tin cung cấp theo định kỳ. - Thông tin điều hành: (thông tin tác nghiệp) sử dụng cho công tác điều hành tổ chức hàng ngày và chủ yếu phục vụ cho ngƣời giám sát hoạt động tác nghiệp của tổ chức. Thông tin này cần chi tiết, đƣợc rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ chức, đây là loại thông tin cần đƣợc cung cấp thƣờng xuyên. 11
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý Mô hình tổng quát và các hoạt động tác nghiệp HTTT Hình 1.5: Mô hình tổng quát HTTT quản lý Các hoạt động tác nghiệp: - Phân tích hệ thống (System analyze). - Tích hợp hệ thống (System intergrator). - Quản trị cơ sở dữ liệu. - Phân tích HTTT. - Quản trị HTTT trong tổ chức. - Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu. - Quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo, quản lý. 1.3. Các phƣơng pháp tiếp cận hiện đại với HTTT Phát triển một HTTT dựa trên máy tính bắt đầu từ những năm 1950. Những công nghệ mới về phần cứng không ngừng phát triển, nhiều vấn đề mới của thực tế luôn đặt ra trong phát triển HTTT. Vì vậy, cách tiếp cận phát triển HTTT cũng thay đổi một cách phù hợp. Trong quá trình phát triển, có thể xem có bốn cách tiếp cận chính để phát triển HTTT: tiếp cận định hƣớng tiến trình; tiếp cận định hƣớng dữ liệu; tiếp cận định hƣớng cấu trúc; tiếp cận định hƣớng đối tƣợng. 12
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý 1.3.1. Tiếp cận định hƣớng tiến trình Hình 1.6: Quan hệ dữ liệu và ứng dụng theo cách tiếp cận truyền thống Vào thời gian đầu khi máy tính mới ra đời, tốc độ máy còn chậm, bộ nhớ hạn chế nên ngƣời ta tập trung vào các quá trình mà phần mềm phải thực hiện. Khi đó năng lực tính toán của máy tính đóng vai trò quyết định. Vì vậy, hiệu quả xử lý của các chƣơng trình trở thành mục tiêu chính. Từ đó, sự cố gắng đặt ra là tự động hóa các quá trình đang tồn tại (mua hàng, bán hàng…) của những bộ phận riêng rẽ nhƣ là một kết quả tự nhiên. Các dữ liệu thƣờng đƣợc tổ chức cùng một file với chƣơng trình. Sau này với sự tiến bộ về khả năng lƣu trữ, ngƣời ta đã tổ chức dữ liệu tách ra khỏi chƣơng tình. Mặc dù vậy, theo cách truyền thống, thiết kế một HTTT vẫn dựa trên cái gì mà nó sẽ làm. Các dữ liệu đặc tả trong mỗi ứng dụng đƣợc xem xét tách biệt. Những phần khác nhau của hệ thống làm việc theo những sơ đồ khác nhau và tốc độ khác nhau. Tiếp cận tiến trình cũng chỉ ra dữ liệu lƣu trữ tạm thời ở đâu cho đến khi đƣợc xử lý. Các kỹ thuật đối với định hƣớng tiến trình không hƣớng đến việc định thời gian hay kích hoạt các bƣớc quá trình xử lý mà chỉ chú ý đến trình tự thực hiện của nó. Kết quả là tồn tại một số file dữ liệu cụ thể mà bị tách biệt nhau trong những ứng dụng và chƣơng trình khác nhau. Vì vậy nhiều file trong những ứng dụng khác nhau có thể chứa cùng những phần tử dữ liệu nhƣ nhau (hình 1.2). Khi một phần tử riêng lẻ thay đổi hay cần thay đổi trong tiến trình xử lý thì phải thay đổi các phần tử trong các file dữ liệu tƣơng ứng. Cách tiếp cận này đã bộc lộ những nhƣợc điểm to lớn: sự dƣ thừa dữ liệu, sự hao phí công sức cho việc thu thập và tổ chức dữ liệu cũng nhƣ việc sử dụng kém hiệu quả các dữ liệu do không thể chia sẻ giữa các ứng dụng và mất nhiều công sức cho việc tổ chức lại dữ liệu khi có sự thay đổi trong tiến trình xử lý. 1.3.2. Tiếp cận định hƣớng dữ liệu Cách tiếp cận này là một chiến lƣợc tổng thể phát triển HTTT mà tập trung vào việc tổ chức các dữ liệu một cách lý tƣởng hơn là nghĩ đến việc sử dụng các dữ liệu ở đâu và khi nào. Hệ thống không chỉ là sự tự động hóa các quá trình xử lý mà còn bao gồm cả việc tổ chức dữ liệu, nâng cao năng lực của nhân viên và khả năng truy nhập đến các dữ liệu và thông tin. Hai ý tƣởng phát triển lúc này là: 13
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý - Tách dữ liệu ra khỏi các quá trình xử lý. - Tách biệt cơ sở dữ liệu và các ứng dụng. Hình 1.7: Cấu trúc hệ thống định hƣớng dữ liệu Công nghệ quản lý dữ liệu tiến bộ cho phép biểu diễn dữ liệu thành các file riêng biệt cho mỗi ứng dụng và tổ chức chúng thành những cơ sở dữ liệu dùng chung, một cơ sở dữ liệu là một tập các dữ liệu có liên hệ logic với nhau và đƣợc tổ chức làm dễ dàng việc thu thập, lƣu trữ và lấy ra của nhiều ngƣời dùng trong một tổ chức. Cơ sở dữ liệu bao gồm các phƣơng pháp tổ chức dữ liệu cho phép quản lý dữ liệu một cách tập trung, chuẩn hóa và nhất quán. Nhờ việc tách dữ liệu để tổ chức riêng, ngƣời ta có thể áp dụng các công cụ toán học (lý thuyết tập hợp) để tổ chức dữ liệu một cách tối ƣu cả về phƣơng diện lƣu trữ (tiết kiệm không gian nhớ) cũng nhƣ về mặt sử dụng: giảm dƣ thừa, tìm kiếm thuận lợi, lấy ra nhanh chóng và sử dụng chung. Việc tổ chức dữ liệu nhƣ trên cho phép cơ sở dữ liệu đƣợc sử dụng và phục vụ cho nhiều ứng dụng độc lập khác nhau. 1.3.3. Tiếp cận định hƣớng cấu trúc Tiếp cận định hƣớng cấu trúc nhƣ là một bƣớc phát triển tiếp tục của định hƣớng dữ liệu. Nhiều tài liệu thƣờng gộp hai cách tiếp cận này làm một và gọi là tiếp cận hƣớng dữ liệu/chức năng. Tiếp cận hƣớng cấu trúc hƣớng vào việc cải tiến cấu trúc các chƣơng trình trên cơ sở mô đun hóa các chƣơng trình để dễ theo dõi., quản lý, bảo trì. Các phƣơng pháp luận hƣớng cấu trúc sử dụng một hay một số công cụ để xác định luồng thông tin và các quá trình xử lý. Việc xác định và chi tiết hóa dần các luồng dữ liệu và các tiến trình là ý tƣởng cơ bản của phƣơng pháp từ trên xuống (top-down). Đặc tính cấu trúc của một HTTT hƣớng cấu trúc đƣợc thể hiện trên ba cấu trúc chính: - Cấu trúc dữ liệu (mô hình quan hệ). - Cấu trúc hệ thống chƣơng trình (cấu trúc phân cấp điều khiển các mô đun và phần chung). - Cấu trúc chƣơng trình và mô đun (cấu trúc một chƣơng trình và ba cấu trúc lập trình cơ bản). 14
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý Hình 1.8: Cấu trúc hệ thống định hƣớng cấu trúc Phát triển cấu trúc đã cung cấp một tập hợp đầy đủ các đặc tả hệ thống ít dƣ thừa đƣợc phát triển theo quá trình logic và lặp lại. Nó cho ta nhiều lợi ích sau đây: - Làm giảm sự phức tạp: Theo phƣơng pháp từ trên xuống, việc chia nhỏ dẫn các vấn đề lớn và phức tạp thành những phần nhỏ hơn mà các thành viên trong đội phát triển có thể quản lý và giải quyết đƣợc các vấn đề liên quan (nhất là các rủi ro) một cách dễ dàng. - Tập trung vào ý tưởng: Tiếp cận hƣớng cấu trúc cho phép các nhà thiết kế trƣớc hết tập trung mô hình ý tƣởng của HTTT bỏ qua những ràng buộc vật lý. Sau khi có đƣợc mô hình ý tƣởng mới bổ sung và cụ thể hóa gắn vào các phƣơng tiện vật lý. - Chuẩn hóa: Các định nghĩa, công cụ và cách tiếp cận chuẩn mực cho phép nhà thiết kế làm việc tách biệt và đồng thời với các hệ thống con khác nhau mà không cần có liên kết với nhau vẫn đảm bảo đƣợc sự thống nhất trong dự án. - Hướng tương lai: Việc tập trung vào đặc tả một hệ thống đầy đủ, hoàn thiện và mô đun hóa cho phép thay đổi (bảo trì) dễ dàng khi hệ thống đi vào hoạt động. - Giảm bớt tính nghệ thuật trong thiết kế: Phát triển có cấu trúc buộc các nhà thiết kế phải tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc phát triển đối với nhiệm vụ phát triển, giảm sự ngẫu hứng quá đáng. 1.3.4. Tiếp cận định hƣớng đối tƣợng Cách tiếp cận mới nhất để phát triển hệ thống là tiếp cận định hƣớng đối tƣợng. Hệ thống đƣợc xây dựng chỉ gồm các thành phần liên kết với nhau đƣợc gọi là đối tƣợng. Các đối tƣợng thƣờng tƣơng ứng với các vật thực trong HTTT. Khi đặt cả dữ liệu và xử lý vào trong một đối tƣợng là thừa nhận có một số hữu hạn các phép toán cho mỗi cấu trúc dữ liệu bất kì. Mục tiêu của cách này là làm cho các phần tử hệ thống 15
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý trên nên độc lập tƣơng đối với nhau và có thể dùng lại. Điều này đã cải thiện cơ bản chất lƣợng của hệ thống và làm tăng năng suất của hoạt động phân tích và thiết kế. Hình 1.9: Sự thừa kế và đa thừa kế trong cấu trúc hệ thống định hƣớng đối tƣợng Ý tƣởng khác nằm phía sau của cách tiếp cận này là sự kế thừa và bao gói thông tin. Các đối tƣợng đƣợc tổ chức thành từng lớp là một nhóm các đối tƣợng có cùng cấu trúc và hành vi. Kế thừa cho phép tạo ra các lớp mới mà có chung với các lớp đang tồn tại một số đặc trƣng và có thêm các đặc trƣng mới. Nhờ có sự kế thừa mà sự mô tả lớp mới này chỉ liên quan đến các đặc trƣng mới. Do bao gói của dữ liệu và xử lý trong một đối tƣợng mà hoạt động của nó không ảnh hƣởng đến các đối tƣợng khác. Các đối tƣợng đƣợc ghép nối với nhau thành một HTTT với mối quan hệ truyền thông bằng các gửi và nhận thông báo. Với cơ chế này, hệ thống đƣợc lắp ghép và tháo dỡ một cách đơn giản, dễ bảo trì, dễ sử dụng lại và có thể đạt quy mô tùy ý. Cách tiếp cận này đáp ứng đƣợc những nhu cầu và thách thức cơ bản hiện nay trong phát triển phần mềm: cần phát triển những hệ thống phần mềm có quy mô lớn, phức tạp hơn, nhanh hơn và với chi phí chấp nhận đƣợc. Hiện này đã có những ngôn ngữ phân tích và thiết kế (UML) và các ngôn ngữ lập trình hƣớng đối tƣợng nhƣ C++, Java, Ada… có các cơ chế trợ giúp phát triển các đối tƣợng kế thừa và bao gói. Kỹ thuật phân tích và thiết kế hƣớng đối tƣợng đã phát triển nhƣng còn rất mới mẻ. Nó thúc đẩy tiến trình phát triển phần mềm theo hƣớng công nghệ hƣớng đối tƣợng tiến bộ rất nhanh chóng. 16
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý CHƢƠNG 2. HỢP TÁC VÀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU 2.1. Quá trình kinh doanh và HTTT 2.1.2. Thời đại thông tin Kinh tế toàn cầu là một nền kinh tế cho phép khách hàng, doanh nghiệp, và các nhà cung cấp, các nhà phân phối, và các nhà sản xuất có thể cùng hợp tác với nhau không bị hạn chế bởi không gian địa lý. Sự phát triển các doanh nghiệp xuyên quốc gia. Sự hội nhập của các công ty nhỏ và vừa. Môi trƣờng cạnh tranh mang tính toàn cầu. Hệ thống phân phối toàn cầu. Sự chuyển biến từ nền kinh tế chung toàn cầu từ kinh tế công nghiệp → kinh tế dịch vụ. Nền kinh tế số (digital economy, e-conomy) Sự xuất hiện của các doanh nghiệp kinh doanh điện tử. Quá trình kinh doanh cơ bản đƣợc thực hiện dƣới sự điều khiển của một mạng lƣới số hóa. Mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng, và các đối tác dần đƣợc thực hiện dƣới tác động của CNTT. - Internet đã tác động lên mọi mặt của nền kinh tế và các hoạt động của doanh nghiệp Thương mại điện tử (TMĐT). Giao tiếp trực tiếp: là việc sử dụng các công nghệ truyền thông (nhƣ mạng Internet) để làm việc ở các vị trí khác nhau. Môi trường làm việc ảo: là môi trƣờng làm việc có sự hỗ trợ của công nghệ. Không nhất thiết đƣợc thực hiện ở một vị trí thời gian và không gian xác định. Có thể cho phép liên lạc với bất cứ ai, bất cứ đâu vào bất cứ thời điểm nào. Nền kinh tế dựa trên mong muốn của người tiêu dùng. Ví dụ: • Bánh kem sinh nhật dành cho chó • Giầy thể thao đếm bƣớc đi 2.1.2. Đặc điểm của thời đại thông tin - Xuất hiện dựa trên sự xuất hiện của các hoạt động xã hội dựa trên nền tảng thông tin. - Kinh doanh trong thời đại thông tin phụ thuộc vào công nghệ thông tin đƣợc sử dụng để thực hiện công việc kinh doanh. 17
- Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý - Năng suất lao động của quá trình sản xuất tăng lên một cách nhanh chóng. - Hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin xác định sự thành công trong thời đại thông tin. - Công nghệ thông tin có mặt trong mọi sản phẩm và dịch vụ. 2.2. Các loại HTTT 2.2.1. Phân loại HTTT theo chức năng phục vụ hoạt động nghiệp vụ - HTTT phục vụ hoạt động nội bộ: là hệ thống chỉ phục vụ hoạt động quản trị, vận hành nội bộ của cơ quan, tổ chức; - HTTT phục vụ người dân, doanh nghiệp: là hệ thống trực tiếp hoặc hỗ trợ cung cấp dịch vụ trực tuyến, bao gồm dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ trực tuyến khác trong các lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác; - Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin: là tập hợp trang thiết bị, đƣờng truyền dẫn kết nối phục vụ chung hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức nhƣ mạng diện rộng, cơ sở dữ liệu, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; xác thực điện tử, chứng thực điện tử, chữ ký số; kết nối liên thông các HTTT; - HTTT điều khiển công nghiệp: là hệ thống có chức năng giám sát, thu thập dữ liệu, quản lý và kiểm soát các hạng mục quan trọng phục vụ điều khiển, vận hành hoạt động bình thƣờng của các công trình xây dựng. 2.2.2. Phân loại HTTT theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra - Hệ xử lý dữ liệu (Database System - DBS): Lƣu trữ và cập nhật dữ liệu hằng ngày, ra các báo cáo theo định kỳ (Ví dụ: Các hệ thống tính lƣơng, hệ xếp thời khóa biểu). - HTTT quản lý (Management Information System - MIS): Gồm cơ sở dữ liệu hợp nhất, xử lý dữ liệu có tính thống kê, các dòng thông tin giúp con ngƣời trong sản xuất, quản lý và ra quyết định (Ví dụ: Hệ xử lý điểm học viên cho phép giáo viên thống kê học lực). - Hệ trợ giúp quyết định (Decision Suporrt System - DSS): Hỗ trợ cho việc ra quyết định, phục vụ nhà quản lý cấp cao dựa trên hệ phân tích dự báo (cho phép nhà phân tích ra quyết định chọn các phƣơng án mà không phải thu thập và phân tích dữ liệu) - Hệ chuyên gia (Expert System - ES): Là HTTT thu thập tri thức chuyên môn của các chuyên gia rồi mô phỏng tri thức đó nhằm đem lại lợi ích cho ngƣời sử dụng bình thƣờng. (Ví dụ: Hệ chẩn đoán y khoa, dự báo thời tiết). - Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing system - TPS): Là một HTTT có chức năng thu thập và xử lý dữ liệu về các giao dịch nghiệp vụ. - HTTT tăng cường khả năng cạnh tranh ISCA (Information System for Competitive Advantage): Là hệ thống nhƣ một trợ giúp chiến lƣợc. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lập Trình Hướng Đối Tượng Với C++ (Phạm Văn Ất)
396 p | 1305 | 585
-
Giáo trình An toàn thông tin - ThS. Nguyễn Công Nhật
218 p | 1320 | 452
-
Giáo trình An toàn thông tin - ThS. Nguyễn Công Nhật
218 p | 1044 | 167
-
Giáo trình -Hệ thống thông tin quản trị - chương 2
18 p | 367 | 110
-
Giáo trình Lý thuyết thông tin - Vũ Vinh Quang
136 p | 212 | 81
-
Hệ thống thông tin di động (Phần 3)
67 p | 163 | 51
-
Giáo trình Kỹ thuật thông tin công nghiệp - Đỗ Văn Toàn (ĐH Thái Nguyên)
184 p | 165 | 51
-
Phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin - Thạc Bình Chương
218 p | 189 | 41
-
Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý: Phần 1 - TS. Trần Thị Song Minh
196 p | 67 | 24
-
Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý: Phần 2 - TS. Trần Thị Song Minh
336 p | 36 | 19
-
Bài giảng Phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin: Chương 7 - PGS.TS. Đặng Minh Ất
11 p | 143 | 16
-
Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý: Phần 2 - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
73 p | 31 | 14
-
Bài giảng Phát triển hệ thống thông tin kinh tế: Chương 7 - Học viện Ngân hàng
34 p | 84 | 10
-
Bài giảng Hệ thống thông tin: Chương 9 - GV. Lê Thị Quỳnh Nga
38 p | 82 | 6
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 5 - ThS Trần Duy Thanh
34 p | 40 | 4
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - Hệ điều hành Windowns XP
39 p | 69 | 3
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 9: Thiết kế giao diện
21 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn