Giáo trình Ho ra máu
lượt xem 81
download
Ho ra máu là một triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý tại phổi hoặc bệnh hệ thống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho ra máu như nhiễm trùng, bệnh lý mạch máu và viêm mạch
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Ho ra máu
- Ho ra máu Tổng quan: Ho ra máu là một triệu chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý tại phổi hoặc bệnh hệ thống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho ra máu như nhiễm trùng, bệnh lý mạch máu và viêm mạch (xem bảng 1) Việc xác định tổng lượng máu khạc ra là rất quan trọng vì lượng máu mất đi này là yếu tố quyết định nguy cơ tử vong. Khi lượng máu bị ho ra là > 100 - 600 ml/ 24 giờ gọi là ho ra máu nặng. Ho ra máu nặng là một chỉ định cấp cứu vì bệnh nhân có nguy cơ ngạt => tử vong. Bác sỹ cấp cứu không chỉ thường gặp những bệnh nhân ho ra máu với mức độ nhẹ mà còn gặp cả những bệnh nhân ho ra máu nặng. Bảng 1: Các nguyên nhân chính của chứng “ho ra máu” Do viêm nhiễm: - Viêm FQ mạn. - Giãn FQ. - Lao phổi. - Nhiễm Mycobacteria không phải lao. - Abcès phổi.
- - Viêm hoại tử phổi. - U nấm phổi. - Xơ nang phổi. Do hệ tim mạch: - Tổn thương tâm thất trái. - Hẹp van hai lá. - Tắc mạch phổi hoặc nhồi máu phổi. - Phình ĐMC hoặc rò mạch FQ. Bệnh lý khối u: - Ung thư phổi. - U tuyến FQ. - Ung thư di căn (Ung thư xương, ung thư tử cung...) Viêm mạch: - Bệnh u hạt Wegener. - Lupus ban đỏ hệ thống. Các nguyên nhân khác: - Nhiễm hemosiderin phổi tự phát. - Dị vật đường thở.
- - Chấn thương hoặc đụng giập phổi. - Sinh thiết xuyên thành ngực hoặc sinh thiết qua FQ. - Quá liều cocaine. - Ho ra máu “giả” Sinh lý bệnh. Phổi có hai nguồn cung cấp máu. Một là ĐM phổi, hệ thống có áp lực thấp và tận cùng bằng hệ thống mao mạch. Đây là nguồn cung cấp máu chính, có nhiệm vụ trao đổi khí. Hai là các ĐM FQ, nhánh của ĐMC, có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho nhu mô phổi. Các ĐM FQ, cũng giống như tất cả hệ thống ĐM khác, là hệ thống có áp lực cao. Hầu hết các trường hợp ho ra máu đều do tổn thương các nhánh của “cây ĐM FQ”. Nguyên nhân. Tại Mỹ, các nghiên cứu gần đây cho thấy, nguyên nhân chính của chứng “ho ra máu” là viêm FQ (26%), ung thư phổi (23%), viêm phổi (10%) và lao phổi (8%). Một nghiên cứu trên 123 bệnh nhân tại Nam Phi cho thấy, các nguyên nhân chủ yếu của chứng “ho ra máu” là lao phổi, giãn FQ, viêm hoại tử phổi, nhiễm nấm phổi và các rối loạn chảy máu. ở các nước đang phát triển, lao phổi là nguyên nhân hàng đầu gây ho ra máu. Cũng cần loại trừ nguyên nhân này ở những bệnh nhân ho ra máu đến từ các vùng có tỷ lệ lao phổi cao. Viêm FQ và giãn FQ.
- Viêm FQ thường gây ho ra máu mức độ vừa. Viêm nhiễm đường thở dẫn đến tình trạng xung huyết niêm mạc và làm vỡ các mao mạch niêm mạc gây khạc đờm có dây máu. Giãn FQ có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở phổi. Khi đó, có hiện tượng tăng sinh các mao mạch tại chỗ và tăng lượng máu chảy. Viêm nhiễm làm ăn mòn các mao mạch FQ này và kết quả là gây xuất huyết nặng. Ung thư phổi. Ung thư phổi thường gây ho ra máu mức độ nhẹ, dạng như đờm có dây máu. Hiếm khi nó gây ra tình trạng ho ra máu nặng. Nguyên nhân của tình trạng ho ra máu mức độ nhẹ trong ung thư phổi là do khối u làm ăn mòn các mao mạch niêm mạc đường thở. Trong trường hợp ung thư phổi mà ho ra máu mức độ nặng thường là vì khối u lớn vùng trung tâm đã xâm lấn vào ĐMP. Lao phổi. Có nhiều cơ chế dẫn đến ho ra máu ở những bệnh nhân bị lao phổi. Lao FQ - phổi có thể gây chảy máu đường thở cục bộ. Lao FQ - phổi tiến triển có thể gây ho ra máu theo cơ chế nói trên. Các hạch lympho bị vôi hóa có thể chèn ép và ăn mòn thùy phổi và các nhánh FQ gây chảy máu cục bộ và khạc đờm có sạn vôi hóa còn gọi là sỏi FQ trong đờm. ở những bệnh nhân lao tiến triển, các hang lao lớn thường không kín hoàn toàn trừ những bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị. Đôi khi, những hang này bị nấm Aspergillus tấn công. Chảy máu ĐM FQ do tình trạng viêm nhiễm bờ của các hang lao chứa nấm Aspergillus thường nặng. Tổ chức nang ở những bệnh nhân bị sarcoidosis phổi mạn tính thường có nấm Aspergillus và do vậy cũng gây ho ra máu. Cuối cùng, ở bệnh nhân lao phổi mạn, ho ra máu “sét đánh” có thể do hiện tượng vỡ phình ĐM phổi (phình mạch Rasmussen) ở thành các hang lao.
- Các nguyên nhân khác. Ho ra máu cũng có thể do tăng áp TM phổi mạn. Ví dụ kinh điển là hẹp van hai lá, một bệnh ngày nay ít gặp tại Mỹ do tỷ lệ bệnh thấp tim tại nước này đã giảm. Tuy nhiên, cần lưu ý dấu hiệu hẹp hai lá ở những bệnh nhân có tiền sử sốt thấp khớp hoặc sống ở những vùng mà tỷ lệ bệnh thấp tim cao. Ho ra máu cũng có thể do tình trạng viêm nhiễm ở những vùng viêm hoại tử phổi, như nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn, hội chứng xuất huyết phế nang gián tiếp, như hội chứng “Đồng cỏ xanh”, u hạt Wegener, lupus ban đỏ hệ thống và nhiễm hemosiderin phổi. Chẩn đoán. Bước đầu tiên quan trọng nhất trong chẩn đoán là phân biệt ho ra máu nặng và nhẹ. Có thể xác định lượng máu mất bằng cách hỏi bệnh cẩn thận. Ho ra máu nặng là một chỉ định cấp cứu đòi hỏi phải chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, khẩn trương. Những bệnh nhân mất > 30 - 50 ml máu trước 24 giờ có nguy cơ tử vong cao do đó cần được nhập viện để đánh giá tình trạng bệnh. Ho ra máu nặng có thể là một triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm dưới đây (trong bảng 2)và cần phải xử trí ngay lập tức. Bảng 2: Các nguyên nhân gây ho ra máu nặng: ϖ Các nguyên nhân thường gặp: - Giãn FQ (gồm cả xơ nang) - Lao phổi. - Nhiễm vi khuẩn Mycobacteria không phải lao. - Abcès phổi.
- - U nấm (nấm Aspergillus, nấm sùi hình cầu) - Đụng giập hoặc chấn thương phổi. ϖ Các nguyên nhân ít gặp: - Nhiễm nấm Aspergillus xâm lấn hoặc nấm mốc Mucor. - Hẹp van hai lá. - Dị dạng ĐM - TM phổi. - Rò mạch máu FQ (ví dụ rò KQ - ĐM cánh tay đầu ở những bệnh nhân mở thông KQ mạn tính). - Xuất huyết tạng. - Dị vật. - Nhiễm hemosiderin phổi tự phát. - Viêm hoại tử phổi. - U tuyến FQ. - Tắc mạch phổi do nhồi máu. - Tắc mạch nhiễm khuẩn do viêm nội tâm mạc ở van 3 lá. - Hội chứng thận - phổi (hội chứng “Đồng cỏ xanh”, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh u hạt Wegener). - Vỡ ĐM phổi do thủ thuật đặt catheter ĐM phổi.
- Tiền sử bệnh tật. Cần hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh viêm phổi đã mắc khi còn nhỏ, bệnh viêm phổi tái phát, ho mạn tính và tính chất đờm là những dấu hiệu quan trọng của bệnh giãn FQ. Triệu chứng có dây máu hoặc máu cục trong đờm lẫn mủ thường gặp trong viêm phổi hoặc abcès phổi. Bệnh nhân bị đau có thể là tắc mạch hoặc nhồi máu◊ngực, khó thở kết hợp với ho ra máu phổi. Tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng. Ví dụ như ung thư phổi hiếm gặp ở những bệnh nhân < 40 tuổi. Cũng cần hỏi bệnh nhân về tiền sử nhiễm lao hoặc khả năng phơi nhiễm của bệnh nhân với những bệnh nhân lao; phơi nhiễm nghề nghiệp; vấn đề sử dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc chống đông như dung dịch wafarin (Coumadin), các thuốc kích thích như cocaine, tình trạng sử dụng thuốc kéo dài như các thuốc điều trị thấp tim, thuốc điều trị nhồi máu tắc mạch phổi. Khám lâm sàng. Cần kiểm tra cẩn thận vùng mũi họng và miệng họng bằng đèn soi để phát hiện nguồn gốc chảy máu ở đường hô hấp trên. Nếu phát hiện thấy hạch có thể là bệnh lý ác tính bên trong◊cổ, hạch thượng đòn, hạch nách ngực. Nghe phổi có thể phát hiện ra các rale do viêm phổi hoặc do máu bị hít vào. Nghe phổi cũng giúp phát hiện tiếng thở khò khè khu trú do tổn thương nhánh FQ sau ví dụ trong ung thư phổi. Kiểm tra tim mạch cẩn thận có thể phát hiện ra tiếng ngựa phi S3, tiếng thổi ở tim, TM cảnh nổi. Dấu hiệu phù có thể do tổn thương van tim hoặc tim sung huyết. Dấu hiệu ngón tay dùi trống có thể gặp ở những bệnh nhân bị ung thư phổi, giãn FQ và abcès phổi. Xét nghiệm cận lâm sàng.
- Tất cả bệnh nhân ho ra máu đều có chỉ định chụp phim X - quang phổi thẳng và nghiêng. Trên phim chụp, có thể phát hiện các dấu hiệu của những bệnh lý tạo hang fibro (như lao phổi, viêm hoại tử phổi, viêm phổi do nấm), xẹp thùy phổi (do tắc nghẽn gặp trong ung thư phổi, phù FQ, dị vật đường thở), nhiễm nấm hình cầu trong các tổn thương hang (như nấm Aspergillus), phì đại nhĩ T, đường Kerley B (trong hẹp van hai lá), thành FQ mỏng (trong giãn FQ), bệnh của hệ thống bạch huyết và ung thư thâm nhiễm phổi. Trên 30% bệnh nhân ho ra máu có phim chụp phổi bình thường. Cần tiến hành các xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đông máu, xét nghiệm nước tiểu để phát hiện những bất thường của hệ tiết niệu cho phép gợi ý đến hội chứng thận - phổi. Tiến hành làm các xét nghiệm bổ sung khác phụ thuộc vào mức độ ho ra máu và đặc điểm của từng bệnh nhân. Ho ra máu nhẹ. Ho ra máu nhẹ không đe doạ tức thì tới sự sống. Mục đích của việc đánh giá tình trạng bệnh kỹ càng hơn là để xác định căn nguyên bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả (nếu có thể), loại trừ tận gốc bệnh. Những bệnh nhân có tiền sử bệnh phù hợp với bệnh viêm FQ và phim điều trị bằng thuốc giảm ho nhẹ và◊chụp X quang phổi bình thường kháng sinh phổ rộng đường uống trong vòng 1 - 2 tuần. Nếu có chỉ định, tiến hành làm xét nghiệm tế bào học bệnh phẩm đờm. Cần soi FQ cho những bệnh nhân ho ra máu mức độ nhẹ. Với những bệnh nhân ho ra máu nhẹ thì nội soi FQ bằng ống soi mềm thích hợp hơn là dùng ống soi cứng vì nó có thể quan sát được phế quản trên và đường hô hấp dưới. Nếu soi FQ trong vòng vài ngày sau khi ngưng chảy máu thì giá trị chẩn đoán của phương pháp này sẽ cao hơn. Một vài tác giả cho rằng nên tiến hành soi FQ chẩn đoán cho tất cả các bệnh nhân ho ra máu > 40 tuổi vì đây là độ tuổi có tỷ lệ ung thư phổi cao. Những
- khối u sớm ở vùng trung tâm đường thở mà trên phim chụp X quang ngực không phát hiện ra có thể gây ho ra máu. Tại 3 bệnh viện ở Mỹ, 3 - 6% bệnh nhân ho ra máu nhẹ và có phim chụp X quang phổi bình thường bị ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu lớn cho thấy, nam giới, tuổi trên 50, có tiền sử hút thuốc lá > 40 năm là những yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư phổi. Với những bệnh nhân có dấu hiệu bất thường trên phim chụp X quang phổi thì cần dựa vào các triệu chứng tìm thấy trên lâm sàng và phim chụp để cho các chỉ định tiếp theo. Làm các xét nghiệm như lấy đờm để xét nghiệm tế bào học, sinh thiết qua thành ngực, soi FQ, sinh thiết phổi mở ... để kiểm tra các khối u nghi ngờ ung thư. Với các tổn thương vùng đỉnh phổi thâm nhiễm xung quanh nghi ngờ lao, cần tiến hành làm xét nghiệm tìm trực khuẩn bắt màu acid trên kính hiển vi, nuôi cấy vi khuẩn. Thày thuốc phải quan sát kỹ dấu hiệu hình khum (trăng lưỡi liềm) (không khí xung quanh u nấm ở trong hang của phổi) phù hợp với bệnh nhiễm nấm Aspergillus. Chụp CT scan hoặc quan sát tư thế nằm một bên có thể thấy rõ tổn thương hơn. Cũng có thể chỉ định làm xét nghiệm kết tủa nấm Aspergillus trong huyết thanh. Chụp CT scan với độ phân giải cao và soi FQ bằng ống soi mềm là những thủ thuật có vai trò bổ sung cho nhau trong việc đánh giá bệnh nhân ho ra máu mức độ nhẹ. Chụp CT scan ngực là xét nghiệm có giá trị nhất trong việc chẩn đoán viêm FQ và loại trừ ung thư phổi. Do có độ nhạy cao trong việc phát hiện viêm FQ, khối u trong nhu mô phổi và các bệnh tạo hang trong phổi như u nấm, nhiều tác giả cho rằng nên chụp CT cho tất cả các bệnh nhân ho ra máu trước khi tiến hành soi FQ. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 632x524.
- Ho ra máu mức độ vừa. Bệnh nhân ho ra máu mức độ vừa nên đến bệnh viện để chăm sóc và kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Để bệnh nhân nghỉ ngơi trên giường trong tư thế nửa nằm nửa ngồi khi thức và nằm nghiêng về phía bên phổi bị tổn thương. Có thể cho bệnh nhân uống các thuốc giảm ho có chứa codeine nhưng không được dùng các thuốc giảm đau mạnh. Cung cấp Oxy đầy đủ cho bệnh nhân. Vị trí nghi ngờ chảy máu và tốc độ máu chảy quyết định các xét nghiệm cần làm và thời điểm tiến hành. Bước tiếp theo thường là soi FQ. Ho ra máu mức độ nặng.
- Ho ra máu mức độ nặng chiếm < 5% các trường hợp ho ra máu. Tuy nhiên, ho ra máu nặng là một chỉ định cấp cứu đòi hỏi phải khám và điều trị ngay lập tức. Yếu tố nguy hiểm cho sự sống là tình trạng ngạt thở chứ không phải là sự mất máu. Tốc độ máu chảy là yếu tố tiên lượng quan trọng nhất. Bệnh nhân bị bệnh phổi chịu đựng kém hơn khi máu chảy vào các vùng phổi khác trước khi bệnh phổi cấp tính tiến triển. Phương pháp chẩn đoán và điều trị tối ưu cho chứng ho ra máu nặng vẫn còn gây nhiều tranh cải vì có quá ít các nghiên cứu đầy đủ về nó. Máu chảy lan rộng gây cản trở việc xác định vị trí chảy máu trên phim chụp X quang. Tương tự như vậy, chụp CT Scan cho những bệnh nhân ho ra máu nặng cũng không có giá trị. Trong các trường hợp ho ra máu nặng, người ta vẫn còn cân nhắc về vai trò của thủ thuật soi FQ bằng ống soi mềm hay cứng; điều trị nội khoa hay ngoại khoa. Đã nhiều nghiên cứu so sánh phương pháp điều trị nội khoa với ngoại khoa và mở ra nhiều khuynh hướng điều trị. Một vài tác giả chủ trương cắt bỏ các tổn thương khu trú đối với tất cả những trường hợp có thể mổ được. Một vài tác giả khác lại ủng hộ phương pháp điều trị bảo toàn. Vấn đề xử trí ho ra máu nặng được cỉ định riêng trong từng trường hợp dựa vào tốc độ chảy máu, vị trí chảy máu, và việc bệnh nhân có đủ điều kiện để phẫu thuật hay không. Điều trị nội khoa được chỉ định trong những trường hợp bệnh phổi viêm nhiễm mạn tính, như xơ nang, giãn FQ 2 bên để bảo tồn chức năng phổi. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 594x539.
- Xử trí ban đầu: Điều trị ho ra máu nặng là kiểm soát đường thở, cung cấp O2 và xác định vị trí chảy máu. Hầu hết những trường hợp tử vong là do ngạt và giảm oxy máu do máu chảy vào những vùng khác của phổi. Để kiểm soát tình trạng ho ra máu cần hội chẩn các bác sỹ chuyên khoa gây mê, phẫu thuật lồng ngực và Xquang. Bệnh nhân phải được hưởng chế độ chăm sóc đặc biệt (ICU) để tiện cho việc theo dõi và nghỉ ngơi tại giường. Cung cấp thêm O2 và cho bệnh nhân uống thuốc giảm ho có chứa codeine nếu máu chảy chậm hoặc ngưng hẳn. Bệnh nhân vẫn ở tư thế nửa nằm nửa ngồi hoặc nằm nghiêng và phim chụp X quang phổi bình thường (có thể không chảy
- máu). Thu gom tất cả máu khạc ra và chất tiết của đường hô hấp đồng thời ước tính thể tích và tốc độ lượng máu mất đi. Nếu có bất kỳ dấu hiệu tổn thương đường hô hấp cấp nào, phải tiến hành đặt NKQ ngay. Để thuận tiện cho việc hút các chất tiết, nên đặt ống NKQ có đường kính lớn (> 7.5 mm). Có thể tiến hành các thủ thuật như nội soi FQ bằng ống soi cứng, đặt ống NKQ, thông khí cho phổi không chảy máu bằng ống NKQ lòng đơn hoặc lòng đôi. Thủ thuật đặt ống NKQ: Nói chung, sự lựa chọn tốt nhất là đặt ống NKQ của nhánh FQ chính trái hoặc phải với ống NKQ tiêu chuẩn lòng đơn. Thủ thuật đặt ống NKQ lòng đôi và chăm sóc bệnh nhân sau đặt yêu cầu kỹ thuật cao và đòi hỏi sự lưu tâm đặc biệt của các nhân viên y tế nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật viên gây mê và bác sỹ phẫu thuật. Nội soi FQ: Nếu máu tiếp tục chảy dữ dội, cần làm cấp những xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bổ sung. Nội soi FQ - biện pháp then chốt để xác định vị trí chảy máu và phương pháp điều trị - phải được tiến hành không chậm chễ. Để đưa ra được những chỉ định điều trị nội khoa hay ngoại khoa cần xác định vị trí chảy máu. Đặt ống soi FQ cứng hay mềm vẫn là vấn đề gây tranh cải. Ưu điểm của nội soi FQ bằng ống cứng là khả năng hút máu và cục máu đông tốt hơn; quan sát được đường thở chính tốt hơn; dễ dàng thông khí và kiểm soát đường thở hơn. Tuy nhiên, thủ thuật này phải được tiến hành trong phòng mổ. Có rất ít bác sỹ chuyên khoa hô hấp của Mỹ được đào tạo về kỹ thuật nội soi FQ bằng ống soi cứng. Những trường hợp ho ra máu nhẹ hơn, có thể tiến hành nội soi FQ bằng ống soi mềm ngay tại giường bệnh hoặc trong đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Phương pháp này cho phép quan sát lỗ thuỳ ở trên tốt hơn (từ nơi mà hầu hết trường hợp chảy máu nặng xuất hiện) và phân thuỳ phụ.
- Các biện pháp không dùng phẫu thuật: Các biện pháp gồm có kỹ thuật tiến hành trong FQ, như đặt catheter hình cầu, nhỏ giọt thrombin hoặc fibrinogen - thrombin, rửa bằng dung dịch nước muối lạnh, làm nghẽn ĐM FQ. Các kỹ thuật trên đều chưa được đánh giá bằng các thử nghiệm lâm sàng. Các phương pháp nội FQ có thể hữu ích trong giai đoạn ổn định chảy máu cho đến khi đưa ra một chẩn đoán khác hoặc một phương pháp điều trị cuối cùng. Làm nghẽn ĐM FQ: Hiện nay, kỹ thuật này được sử dụng ở rất nhiều trung tâm y tế. Ban đầu, kỹ thuật này được áp dụng chủ yếu cho bệnh nhân xơ nang bị ho ra máu nhưn không có chỉ định phẫu thuật. Đến nay, nó được sử dụng rất thành công để kiểm soát tình trạng xuất huyết do những bệnh phổi khác. Để tiến hành kỹ thuật chụp mạch này, người ta luồn một cannun vào trong ĐM FQ tới vị trí xuất huyết và làm nghẽn mạch bằng các hạt nhựa polyvinyl hoặc bột gelatin có khả năng hút (bọt đặc Gelfoam). Tai biến thường gặp là tổn thương thiếu máu cục bộ tuỷ sống do tắc ĐM đốt sống vốn bắt nguồn từ một ĐM FQ ở 5% bệnh nhân. Nếu áp dụng kỹ thuật làm tắc nghẽn chọn lọc với một catheter nhỏ hơn và được đặt ở xa thì có thể làm giảm tai biến này. Hiệu quả của kỹ thuật làm nghẽn ĐM FQ trong việc kiểm soát tình trạng ho ra máu trong giai đoạn ngắn là 90%. Hiện tượng chảy máu tái phát sớm phần lớn là do sự nghẽn mạch không hoàn toàn ở những vùng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng. Hiện tượng chảy máu tái phát muộn sau 1 năm xảy ra ở > 10 - 20% bệnh nhân. Nguyên nhân là do sự tăng sinh của các mạch bàng hệ. Có thể phải tiến hành làm nghẽn mạch FQ lại cho những bệnh nhân bị chảy máu tái phát. Đây là kỹ thuật rất hữu ích đối với việc kiểm soát tình trạng ho ra máu. Do tỷ lệ tái phát còn cao nên kỹ thuật này không áp dụng đối với những bệnh nhân ho ra máu có chỉ định phẫu thuật. Cần xác định rõ phương pháp điều trị cho những trường hợp ho ra máu nặng, phụ thuộc vào chẩn đoán và tình trạng bệnh nhân, sự bảo tồn chức năng
- phổi, nguồn gốc của tình trạng ho ra máu nặng. Ho ra máu nặng thường hay tái phát đột ngột , không có dấu hiệu báo trước và có thể dẫn đến tử vong. Với những bệnh nhân tổn thương khu trú và có khả năng bảo tồn chức năng phổi, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu qủa nhất. Tổng kết. Ho ra máu là một triệu chứng nguy hiểm đối với tính mạng bệnh nhân và thường là một dấu hiệu của các bệnh đã nêu trong bảng 1. Chụp X quang phổi, khám lâm sàng, khai thác tiền sử, bệnh sử và các yếu tố dịch tễ sẽ giúp cho việc đánh giá những bệnh nhân ho ra máu nhẹ. Ho ra máu nặng chiếm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ÔN THI TỐT NGHIỆP CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG (PHẦN 10)
5 p | 226 | 107
-
Đề cương Ngoại tiết niệu: Dẫn lưu hố thận
2 p | 568 | 56
-
Giáo trình Ho và đờm
6 p | 156 | 52
-
HỆ HÔ HẤP
16 p | 186 | 22
-
PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU HO RA MÁU
8 p | 161 | 15
-
HỒI SỨC SUY HÔ HẤP CẤP
20 p | 137 | 14
-
THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP
11 p | 166 | 13
-
CÁC HỘI CHỨNG HÔ HẤP – PHẦN 1
19 p | 148 | 12
-
Ngộ độc thuốc gây nghiện ( Nhóm OPI, Heroin và morphin )
5 p | 161 | 11
-
HÓA SINH MÁU VÀ CÁC DỊCH SINH VẬT
13 p | 101 | 10
-
Bệnh Học Thực Hành: Ho ra máu
10 p | 130 | 9
-
BỆNH LÂM SÀNG: XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
20 p | 134 | 6
-
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH LAO
10 p | 153 | 5
-
HO VÀ ĐỜM
10 p | 74 | 5
-
Bệnh Học Thực Hành: ÁP XE PHỔI ( PHẾ UNG - LUNGS ABCESS)
9 p | 88 | 5
-
Dược vị Y Học: NGẪU TIẾT
5 p | 99 | 4
-
Khó thở và ho ra máu trong bệnh tim
5 p | 120 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn