intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hồi sức sơ sinh ngạt

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

237
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sơ sinh ngạt là sơ sinh đẻ ra không thở, không khóc được. Ðây là loại cấp cứu tức thời; tỷ lệ sống và di chứng phụ thuộc vào tình trạng thai ngạt lâu hay chóng. Ví vậy, công tác cấp cứu cần được tiến hành nhanh chóng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hồi sức sơ sinh ngạt

  1. Hồi sức sơ sinh ngạt I. ÐỊNH NGHĨA • Sơ sinh ngạt là sơ sinh đẻ ra không thở, không khóc được. Ðây là loại cấp cứu tức thời; tỷ lệ sống và di chứng phụ thuộc vào tình trạng thai ngạt lâu hay chóng. Ví vậy, công tác cấp cứu cần được tiến hành nhanh chóng. II. CHỈ ÐỊNH. • Tất cả trẻ sơ sinh đẻ ra không khóc, không thở, chỉ số Apgar dưới 7 điểm III. CHUẨN BỊ. 1. Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh đã được đào tạo về hồi sức sơ sinh. 2. Phương tiện • ống hút có gắn bầu thủy tinh để hút nhớt. • Ambu và mặt nạ sơ sinh để hô hấp nhân tạo. • Ðèn nội khí quản và ống nội khí quản sơ sinh. • Catheter dùng tiêm thuốc vào tĩnh mạch rốn. • Thuốc: dung dịch natri bicarbonat 4,2%. • Dung dịch glucose 10%. • Bình oxy. 3. Trẻ sơ sinh ngạt: được đặt trên bàn hồi sức, đầu ngửa và thấp hơn mặt bàn. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Phương pháp hút (thông đường hô hấp) • Tất cả trẻ sơ sinh ngạt đều phải hút nhớt, dãi và các chất dịch mà thai nhi hít phải khi đi qua đường sinh dục: trước tiên hút ở mồm, rồi đến hầu, hai lỗ mũi, sau đó cho ống hút vào sâu tới khí quản để hút sạch các loại dịch tiết và nước ối. 2. Phương pháp hô hấp nhân tạo.
  2. • Trước tiên kích thích hô hấp qua đường da bằng cách xoa má, ngực, bụng, lưng và búng vào gan bàn chân. • Nếu chưa có kết quả thì hô hấp nhân tạo theo hai cách: • Hô hấp nhân tạo qua mặt nạ: dễ thực hiện, chỉ cần có mặt nạ nhỏ thích hợp chụp kín mồm và mũi sơ sinh ngạt. • Phương pháp này chỉ được làm sau khi đã hút sạch nhớt dãi, nước ối, đường hô hấp đã thông, lúc đó hơi khí (gồm oxy và không khí) sẽ được bóp vào Ambu bằng 2 ngón tay để vào phổi của sơ sinh với tần số 40 - 60 lần bóp một phút, bóp nhẹ để tránh vỡ phế nang cho đến khi trẻ khóc được hoặc đến khi có nhịp thở đầu tiên thì ngừng. • Nếu thấy vùng thượng vị trẻ bị căng, hơi có thể đã vào dạ dầy, cần ấn vào thượng vị để hơi thoát ra. • Hô hấp ống nội khí quản. • Trong trường hợp sơ sinh ngạt, chỉ số Apgar dưới 5 cần đặt nội khí quản ngay để hút đờm dãi và tiến hành hô hấp nhân tạo ngay bằng oxy. Nối Ambu trực tiếp vào ống nội khí quản, bóp 30 - 40 nhịp/phút, hoặc nếu có máy thở tự động thì nối vào máy thở và điều chỉnh nhịp thở và oxy cho phù hợp. • Kiểm tra hiệu quả hô hấp nhân tạo bằng cách nhìn thấy lồng ngực giãn nở đều cả hai bên và nghe thấy rì rào phế nang rõ cả ở hai bên phổi. 3. Tiêm thuốc vào tĩnh mạch rốn. • Ðể hồi sức chống toan máu dùng ống thông nhỏ luồn vào tĩnh mạch rốn, thường dùng ống có đường kính 1mm đặt vào tĩnh mạch ở cuống rốn, đẩy vào sâu 8 - 9cm. • Thuốc tiêm vào tĩnh mạch rốn gồm: • Dung dịch natri carbonat 42 ‰ 4 - 5ml/1 cân nặng cơ thể. • Dung dịch glucose 10% 3 - 5ml cho một cân nặng cơ thể/1giờ . 4. Ðảm bảo duy trì huyết động • Nếu trẻ bị ngạt trắng Apgar dưới 3 thì đặt ngay ống nội khí quản rồi xoa bóp tim ngoài lồng ngực, nếu tim rời rạc hoặc nhịp tim dưới 100 lần/phút sau khi đã
  3. thông khí tốt. Xoa bóp tim ở vị trí 1/3 dưới xương ức ngang đường nối hai núm vú, xoa bóp với tần số 120 lần/phút. • Ðồng thời nhỏ adrenalin vào ống nội khí quản, liều lượng 0,1mg/1cân nặng. 5. Bảo vệ nhiệt độ cho trẻ. • Giữ ấm cho trẻ khi bị ngạt là vô cùng quan trọng, dùng khăn lau khô da của trẻ, không để da trẻ trực tiếp với mặt bàn đá, ủ ấm cho trẻ bằng quấn tã khô hoặc bằng khăn bông to. • Giữ cho trẻ không bị mất thân nhiệt là một điều cần thiết trong khi hồi sức, trẻ phải được giữ trong môi trường 37oC. V. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN. 1. Theo dõi. • Ðể trẻ ở nhiệt độ 37oC tiếp tục thở oxy. • Chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh. • Thử pH máu, cấy vi khuẩn ở họng hầu mũi, chụp phổi. • Nuôi dưỡng trẻ bằng đường tiêm truyền. 2. Xử lý. • Thời gian ngừng thở lâu quá 15 phút có thể dẫn tới nhiều di chứng về sau: xử lý thích hợp. • Dụng cụ hồi sức không đảm bảo diệt khuẩn sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp: kháng sinh. • Hô hấp viện trợ có thể làm vỡ phế nang, tràn khí phế mạc, hơi vào dạ dầy phải xử lý ngay cho trẻ dễ thở.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2