Giáo trình hướng dẫn phân tích các loại diode phân cực trong bán kì âm tín hiệu p10
lượt xem 4
download
Tham khảo tài liệu 'giáo trình hướng dẫn phân tích các loại diode phân cực trong bán kì âm tín hiệu p10', khoa học tự nhiên, vật lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình hướng dẫn phân tích các loại diode phân cực trong bán kì âm tín hiệu p10
- Giáo trình Linh Kiện Điện Tử . CHƯƠNG 6 TRANSISTOR TRƯỜNG ỨNG (FIELD EFFECT TRANSISTOR) Chúng ta đã khảo sát qua transistor thường, được gọi là transistor lưỡng cực vì sự dẫn điện của nó dựa vào hai loại hạt tải điện: hạt tải điện đa số trong vùng phát và hạt tải điện thiểu số trong vùng nền. Ở transistor NPN, hạt tải điện đa số là điện tử và hạt tải điện thiểu số là lỗ trống trong khi ở transistor PNP, hạt tải điện đa số là lỗ trống và hạt tải điện thiểu số là điện tử. Điện trở ngõ vào của BJT (nhìn từ cực E hoặc cực B) nhỏ, từ vài trăm Ω đến vài KΩ, trong lúc điện trở ngõ vào của đèn chân không rất lớn, gần như vô hạn. Lý do là ở BJT, nối nền phát luôn luôn được phân cực thuận trong lúc ở đèn chân không, lưới khiển luôn luôn được phân cực nghịch so với Catod. Do đó, ngay từ lúc transistor BJT mới ra đời, người ta đã nghĩ đến việc phát triển một loại transistor mới. Điều này dẫn đến sự ra đời của transistor trường ứng. Ta phân biệt hai loại transistor trường ứng: − Transistor trường ứng loại nối: Junction FET- JFET − Transistor trường ứng loại có cổng cách điện: Isulated gate FET-IGFET hay metal-oxyt semiconductor FET-MOSFET. Ngoài ra, ta cũng khảo sát qua loại VMOS (MOSFET công suất-Vertical chanel MOSFET), CMOS và DMOS. I. CẤU TẠO CĂN BẢN CỦA JFET: Mô hình sau đây mô tả hai loại JFET: kênh N và kênh P. Trong JFET kênh N gồm có hai vùng n+ là hai vùng nguồn và thoát. Một vùng n- pha ít tạp chất dùng làm thông lộ (kênh) nối liền vùng nguồn và vùng thoát. Một vùng p- nằm phía dưới thông lộ là thân và một vùng p nằm phía trên thông lộ. Hai vùng p và p- nối chung với nhau tạo thành cực cổng của JFET. Trang 91 Biên soạn: Trương Văn Tám
- . Giáo trình Linh Kiện Điện Tử Thông lộ (kênh) N- Vùng Vùng Vùng cổng nguồn thoát P N+ N+ Thân p- (được nối với cổng) Hình 1 JFET Kênh P Ký hiệu n S D D p+ p+ G n- S Kênh p- G Tiếp xúc kim loại JFET Kênh N p S D D n+ n+ G p- S Kênh n- G S (Source): cực nguồn Tiếp xúc kim loại D (Drain): cực thoát G (Gate): cưc cổng Hình 2 Nếu so sánh với BJT, ta thấy: cực thoát D tương đương với cực thu C, cực nguồn S tương đương với cực phát E và cực cổng G tương đương với cực nền B. Trang 92 Biên soạn: Trương Văn Tám
- .Giáo trình Linh Kiện Điện Tử − JFET kênh N tương đương với transistor NPN. − JFET kênh P tương đương với transistor PNP. Thoát ≈ Thu D C G B JFET BJT ≈ Kênh N NPN Nguồn ≈ Phát S E C D B BJT ≈ G JFET PNP Kênh P E S Cổng ≈ Nền Hình 3 Cũng giống như transistor NPN được sử dụng thông dụng hơn transistor PNP do dùng tốt hơn ở tần số cao. JFET kênh N cũng thông dụng hơn JFET kênh P với cùng một lý do. Phần sau, ta khảo sát ở JFET kênh N, với JFET kênh P, các tính chất cũng tương tự. II. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA JFET: Khi chưa phân cực, do nồng độ chất pha không đồng đều trong JFET kênh N nên ta thấy vùng hiếm rộng ở thông lộ n- và thân p-, vùng hiếm hẹp ở vùng thoát và nguồn n+. Vùng hiếm Gate p n+ n+ Kênh n- S D Thân p- Hình 4 Trang 93 Biên soạn: Trương Văn Tám
- Giáo trình Linh Kiện Điện Tử . Bây giờ, nếu ta mắc cực nguồn S và cực cổng G xuống mass, nghĩa là điện thế VGS=0V. Điều chỉnh điện thế VDS giữa cực thoát và cực nguồn, chúng ta sẽ khảo sát dòng điện qua JFET khi điện thế VDS thay đổi. Vì vùng thoát n+ nối với cực dương và vùng cổng G nối với cực âm của nguồn điện VDS nên nối PN ở vùng thoát được phân cực nghịch, do đó vùng hiếm ở đây rộng ra (xem hình vẽ) VDS Nối P-N ở vùng thoát được phân VGS = 0V S G D cực nghịch p n+ n- n+ p- Hình 5 ID Dòng điện tử rời khỏi thông lộ và Vùng hiếm rộng đi ra khỏi vùng thoát IS Dòng điện tử từ P Gate nguồn S đi vào thông lộ Kênh n- n+ thoát Thân P- (Gate) Hình 6 Khi VDS còn nhỏ, dòng điện tử từ cực âm của nguồn điện đến vùng nguồn (tạo ra dòng IS), đi qua thông lộ và trở về cực dương của nguồn điện (tạo ra dòng điện thoát ID). Nếu thông lộ có chiều dài L, rộng W và dày T thì điện trở của nó là: Trang 94 Biên soạn: Trương Văn Tám
- .Giáo trình Linh Kiện Điện Tử L ; Trong đó, ρ là điện trở suất của thông lộ. Điện trở suất là hàm số theo R = ρ. WT nồng độ chất pha. Bề rộng W S G D Thông lộ có bề dày T Dài L Hình 7 Vùng điện trở động thay ID (mA) đổi không tuyến tính VGS = 0V Dòng điện bảo hòa thoát IDSS nguồn Vùng bảo hòa ≈ vùng dòng Vùng tuyến tính điện gần như là hằng số VDS (volt) 0 VP (Pinch-off voltage) Hình 8 Những điện tử có năng lượng cao trong dải dẫn điện xuyên qua vùng hiếm để vào vùng thoát P Gate Kênh n- n+ thoát Drain Những electron bị hút về cực dương của nguồn điện Thân P- (Gate) Trang 95 Biên soạn: Trương Văn Tám Vùng hiếm chạm nhau (thông lộ bị nghẽn)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích mạch tích hợp của vi mạch chuyển đổi đo lường p8
11 p | 58 | 7
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích mạch tích hợp của vi mạch chuyển đổi đo lường p3
11 p | 70 | 6
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích mạch tích hợp của vi mạch chuyển đổi đo lường p2
11 p | 57 | 6
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích mạch tích hợp của vi mạch chuyển đổi đo lường p6
8 p | 88 | 6
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích nguyên lý chồng chất các chấn động trong hiện tượng giao thoa p8
5 p | 68 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích mạch tích hợp của vi mạch chuyển đổi đo lường p1
8 p | 80 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích mạch tích hợp của vi mạch chuyển đổi đo lường p7
11 p | 66 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích mạch tích hợp của vi mạch chuyển đổi đo lường p5
11 p | 72 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích các ứng dụng của hình học phẳng trong dạng đa phân giác p9
5 p | 67 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích các ứng dụng của hình học phẳng trong dạng đa phân giác p7
5 p | 74 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích các ứng dụng của hình học phẳng trong dạng đa phân giác p5
5 p | 95 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích các ứng dụng của hình học phẳng trong dạng đa phân giác p2
5 p | 86 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích các ứng dụng của hình học phẳng trong dạng đa phân giác p6
5 p | 68 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích các loại diode phân cực trong bán kì âm tín hiệu p4
5 p | 81 | 3
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích các ứng dụng của hình học phẳng trong dạng đa phân giác p10
5 p | 55 | 3
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích nguyên lý chồng chất các chấn động trong hiện tượng giao thoa p5
5 p | 82 | 3
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích nguyên lý chồng chất các chấn động trong hiện tượng giao thoa p3
5 p | 92 | 3
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích năng suất phân cách của các dụng cụ quang học theo tiêu chuẩn nhiễu xạ p8
5 p | 87 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn