intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:340

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kế toán doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN --------- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2 NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành theo Quyết định số: QĐ/CĐN ngày …tháng …năm của hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận Năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình “KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2” được biên soạn là tài liệu thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI MỞ ĐẦU Mô đun Kế toán doanh nghiệp 2 là một trong những Mô đun chuyên ngành kế toán, trang bị cho HSSV các kiến thức và khái niệm cơ bản về kế toán làm cơ sở học tập và nghiên cứu các môn học thực. Để phục vụ việc giảng dạy và học tập trong nhà trường và nhu cầu nghiên cứu của cán bộ kế toán các doanh nghiệp. Vì vậy Khoa Kinh tế Tổng hợp - Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận xin giới thiệu giáo trình này. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới các nội dung chương trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đằng Nghề Ninh Thuận. Giáo trình gồm V chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập nhật đầy đủ các thông tư, văn bản trong điều kiện áp dụng Luật kế toán ở lĩnh vực kế toán doanh nghiệp và cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị doanh nghiệp đang có những biến đổi sâu sắc. Giáo trình được đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập ở trường, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo thiết thực cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. Nội dung của giáo trình này đã căn cứ vào Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán và các chính sách kế toán trong các doanh nghiệp của Việt Nam đã ban hành trong thời gian qua để tổng hợp và biên soạn nên giáo trình “Kế toán doanh nghiệp 2” với các chương như sau: Chương 1: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chương 2: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chương 3: Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh Chương 4: Kế toán các khoản phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Chương 5: Báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Trong quá trình biên soạn và chỉnh sửa để tái bản. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để giáo trình đảm bảo được tính khoa học, hiện đại và gắn với thực tế trong các doanh nghiệp Việt Nam song rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, cô giáo và Học 2
  4. sinh – Sinh viên trong quá trình sử dụng để giáo trình hoàn thiện hơn trong lần biên soạn sau. Trân trọng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của đọc giả! Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 Người biên soạn Lê Thị Ngọc 3
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP 2 Mã số mô đun: MĐ 19 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Môn học kế toán doanh nghiệp 2 được học sau các môn học kế toán doanh nghiệp 1; là cơ sở để học môn học thực hành trong doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất, kế toán quản trị và thực tập tốt nghiệp - Tính chất: Môn học kế toán doanh nghiệp 2 là môn chuyên ngành bắt buộc. Môn học là một trong các môn học chuyên ngành chính của nghề kế toán doanh nghiệp II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Vận dụng được các kiến thức đã học về kế toán doanh nghiệp về tiền lương, chi phí sản xuất, giá thành, bán hàng xác định kết quả, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao - Vận dụng được các kiến thức kế toán đã học vào ứng dụng các phần mềm kế toán. - Giải quyết được những vấn đề về chuyên môn kế toán liên quan đến từng phần hành kế toán - Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán; - Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp; - Ứng dụng được phần mền kế toán liên quan đến từng phần hành kế toán; - Kiểm tra được công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp theo từng phần hành; - Trung thực, cẩn thận, tuân thủ các chế độ kế toán tài chính do Nhà nước ban hành. III. NỘI DUNG MÔN HỌC Thời gian (giờ) Thực Kiểm hành, Số tra Tên chương, mục Tổng Lý thảo TT số thuyết luận, bài tập 1 Chương 1: Kế toán tiền lương và các khoản 16 3 12 1 trích theo lương Chương 2: Kế toán chi phí sản xuất và tính 44 9 33 2 2 giá thành sản phẩm 3 Chương 3: Kế toán thành phẩm, bán hàng và 36 8 27 1 xác định kết quả hoạt động kinh doanh 4 Chương 4: Kế toán các khoản phải trả và 28 7 20 1 nguồn vốn chủ sở hữu 5 Chương 5: Báo cáo tài chính trong doanh 26 3 22 1 nghiệp Cộng 150 30 114 6 4
  6. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................2 CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG .....7 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................................................................7 1.1.KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG: ........................................................................................................ 7 1.2.NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀCÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ............................................................................................................................. 8 1.3.PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG ................................................................................................................... 9 1.4.PHÂN LOẠI TIỀN LƯƠNG ............................................................................................................... 9 1.5.CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG VÀ CÁCH TÍNH LƯƠNG ......................................................... 9 1.6.QUỸ LƯƠNG .................................................................................................................................... 12 1.7.CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ............................................................................................ 12 1.8.TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP THEO KẾ HOẠCH CỦA CÔNGNHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT ..................................................................................................................................... 13 II.KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ......................14 2.1.KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG ................................................................................................................. 14 2.2.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG .......................................................................... 17 CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ...35 I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM ........................................................................................................................................35 1.1.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI:......................................................................................................... 35 1.2.ĐẶC ĐIỂM:........................................................................................................................................ 39 1.3.NHIỆM VỤ ........................................................................................................................................ 40 II.NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM. ..............................................................................................................................41 2.1.ĐỐI TƯỢNG, MỐI QUAN HỆ VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ TẬP HỢP CHI PHÍ ........................... 41 SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: .............................................................................. 41 2.2.NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT (CP SX) VÀO ĐỐITƯỢNG HẠCH TOÁN CP SX HOẶC ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH (Z). .......................................................................... 43 III. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT. ....................................................................................44 3.1.TRƯỜNG HỢP KẾ TOÁN HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNGPHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. ................................................................................................................................. 45 3.2.TRƯỜNG HỢP KẾ TOÁN HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ. ................................................................................................................................................ 56 IV. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢNPHẨM. 57 4.1.KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT: ................................................................................... 57 4.2.KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG ....................................................................... 63 4.3.TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM...................................................................................................... 66 4.4.SO SÁNH CÁC CẶP PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .................................... 71 5
  7. CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾTQUẢ KINH DOANH ..........................................................................................................................82 I. KẾ TOÁN THÀNH PHẨM .................................................................................................82 1.1. THÀNH PHẨM VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN ............................................................................ 82 1.2. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM, HÀNG HÓA, GIÁ VỐN THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN:.......................................................................................85 1.3. KẾ TOÁN TỔNG HỢP THÀNH PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ: .....................................................................................................................................................95 II. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU .............................................................................................................................................96 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM KẾ TOÁN: ............................................................................................... 96 2.2. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG: .............................................................................................................. 96 2.3. CHỨNG TỪ SỬ DỤNG: ............................................................................................................... 97 2.4. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH: ..................................................................................... 97 2.5. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. ............................................................ 110 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ VÀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ......................160 I.KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ ..................................................................................................161 1.1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NỢ PHẢI TRẢ................................................................................... 161 1.2.KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ............................................................................................................ 162 1.3. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN VAY .................................................................................................. 183 II. KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU .......................................................................205 2.1.NGUYÊN TẮC CHUNG .............................................................................................................. 206 2.2.KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ................................................................................... 207 CHƯƠNG 5: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP .....................................250 MỤC 1 : QUY ĐỊNH CHUNG ...............................................................................................251 MỤC 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH .....................265 1.1.MỤC ĐÍCH CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN...............................................................266 1.2.NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ...........................266 1.3.CƠ SỞ LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ........................................................................267 1.4.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP CÁC CHỈ TIÊU TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦADOANH NGHIỆP ĐÁP ỨNG GIẢ ĐỊNH HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC (MẪU B01-DN) ....................................................................................................................................267 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………340 6
  8. CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Lời giới thiệu: Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”. “Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó , mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm ” . “ Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc”, “ Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng , nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động”. Mục tiêu của bài: - Trình bày được ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiền lương. - Phân biệt được các hình thức trả lương trong doanh nghiệp. - Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán chi tiết và kế toán tổng họp của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Vận dụng kiến thức kế toán chi tiết và tổng hợp vật tư, hàng hóa vào làm được bài thực hành ứng dụng. - Xác định được các chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Lập được chứng từ kế toán tiền lương. - Vào được sổ chi tiết và tổng hợp theo bài thực hành ứng dụng. - Trung thực nghiêm túc, tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp. Nội dung: I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TIỀN LƯƠNG: Tiền lương là yếu tố cơ bản quyết định đến thu nhập, đời sống vật chất, khả năng chi tiêu của người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy khi chi trả tiền lương cho người lao động, doanh nghiệp cần căn cứ vào các yêu cầu về Chế độ quản lý tiền lương, quản lý lao động của nhà nước để đưa ra mức lương công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi cho công nhân viên thì mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, ý thức kỷ luật cùng 7
  9. thi đua lao động sản xuất thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Đi cùng với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn…. Để tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động, kế toán tiền lương của doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và nộp lên cơ quan bảo hiểm. 1.2. NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG a. Nhiệm vụ: - Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác. - Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng. - Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lươngthực hiện đầy đủ theo quyết định. - Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác. - Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thờigian, năng suất - Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trảlương hợp lý b. Ý nghĩa: Tiền lương (hay tiền công ) là số tiền thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để trả tiền lương cho người lao động đúng (hợp lý), doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu sau: đúng với chế độ tiền lương của nhà nước; gắn với quản lý lao động của doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích được người lao động trong nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, thi đua lao động sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát triển; (và ngược lại). 8
  10. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…, các khoản này cũng góp phần trợ giúp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động. Page | 2 1.3. PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG - Phân loại lao động theo thời gian lao động: Theo thời giam lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời (mang tính thời vụ). - Phân loại lao động theo quan hệ với quy trình sản xuất: + Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp sản xuất chính: Là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: Người điều khiển thiết bị máy móc, người phục vụ quy trình SX + Lao động gián tiếp sản xuất: Tham gia gián tiếp vào quy trình trình sản xuất, bao gồm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, hành chính - Phân loại theo chức năng của lao động và quy trình sản xuất- kinh doanh: Lao động sản xuất chế biến, lao động bán hàng, lao động quản lý 1.4. PHÂN LOẠI TIỀN LƯƠNG ❖ Về mặt hiệu quả: • Lương chính: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương. • Lương phụ: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng theo chế độ quy định được hưởng như nghỉ phép, nghỉ lễ tết… • Lương theo thời gian: Lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương • Tiền lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và theo đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị SP. • Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: số lượng SP * đơn giá • Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: ÁP dụng cho công nhân phục vụ SX – Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm – Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: trả trên co sở sản phẩm trực tiếp, và căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức SX 1.5. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG VÀ CÁCH TÍNH LƯƠNG Hiện nay, có nhiều hình thức trả lương cho NLĐ như: Trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc trả lương khoán, có thể trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng. DN có quyền lựa chọn hình thức trả lương sao cho phù hợp với tính chất công việc của DN mình. Mỗi hình thức sẽ có cách tính lương riêng như sau: 1.5.1. Đối với hình thức trả lương theo thời gian: 9
  11. Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho NLĐ theo thời gian làm việc, có thể là theo tháng, theo ngày, theo giờ. Thực tế trong các DN vẫn tồn tại 2 cách tính lương sau: a. Cách 1: Page | 3 Lương tháng = Lương Cơ bản + ((Phụ cấp nếu có)/ngày công chuẩn của tháng)* số ngày làm việc thực tế. ❖ Cách tính lương cơ bản: ➢ Nhóm người lao động là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước: Tính lương cơ bản năm 2020 của nhóm đối tượng này được tính dựa trên mức lương cơ sở cụ thể như sau: Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức lương cơ sở năm 2020: Từ 01/01/2020 – 31/12/2020: Mức 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP). + Hệ số lương cơ bản: Theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP, hệ số lương cơ bản sẽ được chia thành: • Hệ số lương cơ bản bậc Trung cấp: 1.86 • Hệ số lương cơ bản bậc Cao đẳng: 2.10 • Hệ số lương cơ bản bậc Đại học: 2.34 Lưu ý: Hệ số lương cơ bản này sẽ áp dụng với những người lao động mới ra trường. Con số này có thể thay đổi theo từng cấp bậc và trình độ chuyên môn khác nhau. ➢ Nhóm người lao động trong doanh nghiệp: Khác với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của người lao động trong doanh nghiệp được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm. Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu này. Năm 2020, mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP như sau: • 4.420.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. • 3.920.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. • 3.430.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. • 3.070.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV. Với cách trả lương này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi NLĐ nghỉ không hưởng lương, số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì NLĐ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương. Lương tháng = (Lương tháng / ngày công chuẩn của tháng) x số ngày nghỉ không lương. (Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như công ty quy định được nghỉ chủ nhật). 10
  12. b. Cách 2: Lương tháng = ((Lương Cơ bản + Phụ cấp nếu có)/26) * ngày công thực tế làm việc Theo cách này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng Page | 4 tháng khác nhau, vì có tháng 28, 30, 31 ngày => có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 ngày hoặc 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương NLĐ cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất, điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sx của DN khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn lớn nhằm giảm thiểu tiền công bị trừ. Ví dụ 1.1: Tháng 01 năm 2020 có 31 ngày: 27 ngày đi làm và 4 ngày chủ nhật. Công ty kế toán ABC trả lương cho nhân viên Nguyễn Văn A (Tốt nghiệp Cử nhân kế toán), phụ cấp chức vụ được hưởng của anh A là 35%/tiền lương. Anh A đi làm đầy đủ các ngày (tức là 27 ngày). Tính lương thực nhận của anh A theo 2 cách trên. + Nếu tính lương theo cách 1: Lưu ý: Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau: khiển trách, nhắc nhở (miệng hoặc văn bản). Công ty không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt vật chất của NLĐ. 1.5.2. Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức tính trả lương cho NLĐ theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích NLĐ nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm. Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá 1 sản phẩm Ví dụ: Bạn được giao cho sản xuất sản phẩm A. Mỗi một sản phẩm A bạn làm ra được trả 30.000VNĐ tiền công. Giả sử, bạn làm được 150 sản phẩm A thì lương của bạn như sau: 1.5.3. Đối với hình thức trả lương Lương Khoán: Là hình thức trả lương khi NLĐ hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao. Lương = Mức lương khoán * tỉ lệ % hoàn thành công việc 1.5.4. Đối với Lương/ Thưởng theo doanh thu: Là hình thức trả lương/ thưởng mà thu nhập NLĐ phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/ thưởng doanh số của công ty. Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng… hưởng lương theo doanh thu. Các hình thức lương/ thưởng theo doanh thu: • Lương/ thưởng doanh số cá nhân • Lương/ thưởng doanh số nhóm • Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,… 1.5.5. Đối với trả lương theo thỏa thuận: 11
  13. Là hình thưc trả lương theo thỏa thuận về thời hạn trả lương giữa hai bên ký HĐLĐ. Có thể là trả lương theo tháng, theo tuần, theo ngày, theo giờ hoặc nếu trả lương trong thời hạn nhiều tháng thì hàng tháng được ứng lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Page | 5 1.6. QUỸ LƯƠNG Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương bao gồm nhiều khoản như lương cứng, lương lương thưởng, phí trợ cấp,… Tuy nhiên, khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc. Trong quan hệ với quá trình sản xuất kinh doanh, quỹ tiền lương của doanh nghiệp được thành hai loại cơ bản: – Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã được quy định, bao gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và các loại tiền thưởng trong quá trình làm việc. – Tiền lương phụ: Là tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian nghỉ nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, đi học, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất. 1.7. CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG a. Quỹ BHXH: - Nguồn hình thành: được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. - Nội dung: quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,.. - Tỷ lệ trích lập: tỷ lệ trích BHXH là 25.5% trong đó người sử dụng lao động đóp góp 17.5% và được tính vào chi phí kinh doanh, người lao động đóng góp 8% và được trừ vào thu nhập của họ. 12
  14. b. Quỹ BHYT: - Nguồn hình thành : được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Page | 6 - Nội dung: được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí… cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. - Tỷ lệ trích lập: tỷ lệ trích BHYT là 4.5% trong đó người sử dụng lao động đóp góp 3% và được tính vào chi phí kinh doanh, người lao động đóng góp 1.5% và được trừ vào thu nhập của họ. c. KPCĐ: - Nguồn hình thành: bằng cách trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho người lao động phát sinh trong tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Nội dung: dùng để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn tại đơn vị. - Tỷ lệ trích lập: tỷ lệ trích lập theo quy định hiện hành là 2% do đơn vị sử dụng lao động đóng góp và tính vào chi phí của doanh nghiệp. d. BHTN: - Nguồn hình thành quỹ BHTN: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được hình thành từ tiền lương, tiền công của người lao động. - Nội dung: dùng để bù đắp một phần thu nhập khi người lao động mất việc làm. - Tỷ lệ trích lập: tỷ lệ trích lập BHTN là 2%, trong đó người sử dụng lao động chịu 1% và được tính vào chi phí kinh doanh, người lao động đóng góp 1% và được trừ vào nhập của họ. 1.8. TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP THEO KẾ HOẠCH CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT Hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của doanh nghiệp được nghỉ phép mà vẫn hưởng đủ lương. Tiền lương nghỉ phép được tính vào chi phí sản xuất một cách hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp bố trí cho công nhân nghỉ đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất (như khi tính tiền lương chính). Nếu doanh nghiệp không bố trí cho công nhân nghỉ phép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng lên, tiền lương nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép. Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ được thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Tỷ lệ trích trước theo kế hoạch tiền lương của công nhân sản xuất = Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm/Tổng tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất theo kế hoạch trong năm. 13
  15. Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân theo kế hoạch trong năm = Số công nhân trong doanh nghiệp * Mức lương bình quân 1 công nhân sản xuất * Số ngày nghỉ phép thường niên 1 công nhân sản xuất. Page | 7 II. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.1. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 2.1.1. Nguyên tắc: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. 2.1.2. Chứng từ kế toán: 2.1.3. Tài khoản kế toán sử dụng, kết cấu và nội dung phản ảnh: a. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 334 – Phải trả người lao động. b. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334 – Phải trả người lao động. • Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động; - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. • Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo 14
  16. hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động; • Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. • Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ tài khoản 334 rất cá biệt - Page | 8 nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động. • Tài khoản 334 - Phải trả người lao động: có 2 tài khoản cấp 2: Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. 2.1.4. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: a) Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi: Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348). b) Tiền thưởng trả cho công nhân viên: - Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). - Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341) Có các TK 111, 112,... c) Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,...) phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). d) Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ các TK 623, 627, 641, 642 Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). đ) Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý.....ghi: 15
  17. Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 - Phải thu khác. Page | 9 e) Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335). g) Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112,... • Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112,... • Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). k) Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí, thẻ hội viên...: - Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348). - Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112,... Ví dụ 2.1: Công ty S có tài liệu tháng 01/2018, như sau (đơn vị : Đồng) • Ngày 02/01, tạm ứng lương kỳ I cho người lao động bằng tiền mặt. Trong đó: CNSXSP 13.000.000; NVQLPX 7.000.000; NVBH 8.000.000; NVQLDN 18.000.000. • Ngày 31/01, tính lương phải trả tháng 01. Trong đó: CNSXSP 150.000.000; NVQLPX 50.000.000; NVBH 34.000.000; NVQLDN 80.000.000. • Ngày 31/01, tính tiền ăn ca phải trả trong tháng. Trong đó: CNSXSP 17.000.000; NVQLPX 7.000.000; NVBH 9.000.000; NVQLDN 15.000.000. 16
  18. • Ngày 31/01, tính tiền thưởng thi đua phải trả trong tháng. Trong đó: CNSXSP 19.000.000; NVQLPX 5.000.000; NVBH 3.000.000; NVQLDN 7.000.000. • Ngày 31/01, chi tiền lương tháng cho người lao động bằng tiền mặt sau khi trừ các khoản giảm trừ . Page | 10 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên tại công ty S trong tháng 01/2018. 2.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 2.2.1. Nguyên tắc kế toán: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản trích theo lương bao gồm: KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN tính vào chi phí của doanh nghiệp. 2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng, kết cấu và nội dung phản ảnh: a. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác: b. Kết cấu và nội dung phản ánh: • Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý; - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị; - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; - Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản; - Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) vào chi phí tài chính; - Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh; - Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh; - Nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp số tiền thu từ cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; - Kết chuyển chi phí cổ phần hoá trừ (-) vào số tiền Nhà nước thu được từ cổ phần hoá công ty Nhà nước; - Các khoản đã trả và đã nộp khác. • Bên Có: - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân); Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân; - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu 17
  19. trừ vào lương của công nhân viên; - Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể; - Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù; - Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán; Page | 11 - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ; - Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay; - Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính; - Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động; - Phản ánh tổng số tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước; Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; - Vật tư, hàng hóa vay, mượn tạm thời, các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân; - Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại; - Các khoản phải trả khác. • Số dư bên Nợ (nếu có): - Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù. • Số dư bên Có: - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết; - Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết; - Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán; - Số chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý hoặc giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại chưa kết chuyển; - Phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước hoặc khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn phải trả đến cuối kỳ kế toán; - Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác. • Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác có 8 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381). - Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị. - Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo 18
  20. hiểm xã hội ở đơn vị. - Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị. - Tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hoá: Phản ánh số phải trả về tiền thu bán Page | 12 cổ phần thuộc vốn Nhà nước, Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; - Tài khoản 3386 - Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị. - Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống... Không hạch toán vào tài khoản này các khoản: + Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; + Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 1131 – Phải thu của khách hàng). - Tài khoản 3388- Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ TK 3381 đến TK 3387. 2.2.3. Phương pháp hạch toán: 1. Trường hợp phát hiện tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết: a) Kế toán phản ánh giá trị tài sản thừa theo giá trị hợp lý tại thời điểm phát hiện để ghi sổ kế toán, ghi: Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211 (Theo giá trị hợp lý) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381). b) Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381) Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB; Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388); Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 711 - Thu nhập khác. 2. Kế toán tài sản thừa khi cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2