intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất (Ngành: Kế toán - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất (Ngành: Kế toán - Cao đẳng liên thông)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Phương pháp tính trị giá xuất kho vật tư theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, nhập trước xuất trước; phương pháp lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ, bảng phân bổ tiền lương;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất (Ngành: Kế toán - Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NGÀNH: KẾ TOÁN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất là một bộ phận quan trọng trong hệ thống kế toán, nó không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với Luật kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và các thông lệ kế toán quốc tế nhằm có được thông tin kế toán chất lượng cao nhất. Với nhận thức đó, cuốn giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất” được biên soạn cho chuyên ngành kế toán - hệ Cao đẳng liên thông nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đào tạo của trường Cao đẳng Xây dựng số 1 với mục tiêu giúp cho các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, sinh viên, học sinh có tài liệu giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn và hoàn thiện cuốn giáo trình này, tập thể giảng viên Bộ môn Kế toán – Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã cập nhật những quy định pháp lý mới nhất về kế toán, chọn lọc nội dung cơ bản và biên soạn theo hướng tiếp cận năng lực cho sinh viên. Cuốn giáo trình “Kế toán tài chính doanh nghiệp sản xuất” được biên soạn trên cơ sở sự đóng góp của tập thể tác giả là các giảng viên thuộc tổ môn Kế toán, khoa Kế toán tài chính. Trong quá trình biên soạn, mặc dù tập thể tác giả đã cố gắng song bài giảng chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, vì vậy chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý để cuốn tài liệu được hoàn thiện hơn. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, năm 2019 3
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT .................................................... 7 1.1. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ......................................................................... 7 1.1.1. Tính trị giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho ................................... 7 1.1.2. Lập Bảng phân bổ vật liệu, công cụ ................................................................. 12 1.1.3. Kế toán một số nghiệp vụ về vật liệu ............................................................... 14 1.1.4. Kế toán một số nghiệp vụ về công cụ dụng cụ ................................................ 22 1.1.5. Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ..................................................... 25 1.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ........................................... 27 1.2.1. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ....................... 27 1.2.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ tiền lương ....................................... 29 1.2.3. Phương pháp kế toán môt số nghiệp vụ trích theo lương .............................. 29 CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .................................................................................................................. 32 2.1. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất ................................................... 32 2.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang......................................................... 49 2.2.1. Theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................................. 49 2.2.2. Theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.................................... 51 2.2.3. Theo chi phí định mức ...................................................................................... 52 2.3. Kế toán giá thành sản phẩm ................................................................................ 53 2.3.1. Phương pháp hệ số ............................................................................................ 53 2.3.2. Phương pháp tỷ lệ .............................................................................................. 55 CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ....................................................................................................................................... 59 3.1. Kế toán bán hàng .................................................................................................. 59 3.1.1. Bán hàng trực tiếp ............................................................................................. 59 3.1.2. Bán hàng qua đại lý ........................................................................................... 61 3.1.3. Một số trường hợp khác về tiêu thụ thành phẩm ........................................... 62 3.2. Kế toán hoạt động tài chính và hoạt động khác ................................................ 63 3.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ............................. 68 3.3.1. Kế toán một số nghiệp vụ chi phí bán hàng .................................................... 68 3.3.2. Kế toán một số nghiệp vụ chi phí quản lý doanh nghiệp ............................... 71 3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh ................................................................. 76 4
  5. 3.4.1. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................. 76 3.4.2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh .............................................................. 77 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Mã môn học: MH11 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 28 giờ; Kiểm tra: 02giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí ở kỳ học thứ I. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được phương pháp tính trị giá xuất kho vật tư theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, nhập trước xuất trước. + Trình bày phương pháp lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ, bảng phân bổ tiền lương. + Trình bày được phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số, tỷ lệ trong doanh nghiệp sản xuất. + Trình bày phương pháp kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ; Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành; Kế toán bán hàng; Kế toán hoạt động tài chính, hoạt động khác và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. - Về kỹ năng: + Tính trị giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, nhập trước xuất trước; Lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ, bảng phân bổ tiền lương. + Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ; Tính và lập bảng giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số, tỷ lệ; Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Định khoản được một số nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ; Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành; Kế toán bán hàng; Kế toán hoạt động tài chính, hoạt động khác và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. + Ghi được sổ Nhật ký chung, sổ cái tài khoản theo hình thức Nhật ký chung. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Sau khi học xong môn học người học chủ động, tự lập các kế hoạch trong công việc. + Nghiêm túc, cẩn thận, tự giác, trách nhiệm đối với công việc. III. Nội dung môn học: 6
  7. CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT *Giới thiệu: Thời gian: 14 giờ * Mục tiêu: - Trình bày và tính được trị giá thực tế vật tư xuất kho theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ, nhập trước, xuất trước - Trình bày được một số định khoản liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; Tiền lương và các khoản trích theo lương - Trình bày phương pháp lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ; Bảng phân bổ tiền lương - Lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương - Định khoản được một số nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ, tiền lương và trích các khoản theo lương - Ghi được sổ Nhật ký chung, sổ cái * Nội dung: 1.1. Kế toán vật liệu, CCDC 1.1.1. Tính trị giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho 1.1.1.1. Phương pháp nhập trước, xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả thiết vật tư nhập trước được xuất hết xong mới xuất đến lần nhập sau giá thực tế của vật tư xuất dùng được tính hết theo giá nhập kho lần trước, xong mới tính theo giá nhập lần sau. Phương pháp này tính giá thực tế xuất dùng của vật tư kịp thời, chính xác. Nhược điểm của phương pháp này là phải tính giá theo từng danh điểm vật tư và phải hạch toán chi tiết vật tư theo từng loại tính giá nên tốn nhiều công sức. Tức là việc hạch toán chi tiết phải chặt chẽ theo dõi đầy đủ số lượng đơn giá của từng lần nhập. Ngoài ra phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của DN không phản ánh kịp thời với giá cả thị trường của vật tư. Phương pháp nhập trước xuất trước chỉ thích hợp với DN có ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của danh điểm không nhiều. Ví dụ 1: Có tài liệu của 1 doanh nghiệp sản xuất nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế (đơn vị: 1.000đ) I. Tình hình đầu tháng 1 tồn kho 1.000 kg nguyên vật liệu A đơn giá 25. II. Trong tháng nguyên vật liệu A biến động như sau: 7
  8. 1. Ngày 3: xuất 600 kg để sản xuất sản phẩm 2. Ngày 7: Nhập 1.600 kg giá hoá đơn 44.000 (trong đó TGTGT 4.000) Chi phí vận chuyển bốc dỡ chi bằng tiền mặt 360 3. Ngày 15: xuất 500 kg để sản xuất sản phẩm 4. Ngày 24: xuất 1.100 kg để sản xuất sản phẩm 5. Ngày 28: nhập kho 400 kg giá mua chưa có thuế là 25 (VAT 10%) III. Yêu cầu: Tính giá thực tế của VLA theo phương pháp nhập trước xuất trước. BÀI GIẢI: Phương pháp nhập trước, xuất trước Ngày 03: 600 x 25 = 15.000 Ngày 15: 400 x 25 + 100 x 25,225 = 12.522,5 Ngày 24: 1.100 x 25,225 = 27.747,5 Tổng giá trị xuất : 55.270 1.1.1.2. Phương pháp đơn giá bình quân: Phương pháp này thích hợp với những DN có ít danh điểm vật tư nhưng số lần nhập xuất của mỗi danh điểm nhiều. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của vật tư tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán tính giá thực tế của vật tư xuất dùng trong kỳ tính theo đơn giá bình quân cho một đơn vị vật tư (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước hoặc bình quân sau mỗi lần nhập). Căn cứ vào số lượng vật tư xuất dùng trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ. Giá thực tế của vật Số lượng vật tư xuất Đơn giá bình = x tư xuất dùng dùng quân Đơn giá bình quân được xác định bằng 3 phương pháp : + Phương pháp đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ: có ưu điểm là giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết vật tư so với phương pháp LIFO, FIFO, không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của công tác kế toán, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính theo từng danh điểm vật tư. Trị giá TT vật tư tồn kho Trị giá TT vật tư nhập = + đầu kỳ kho trong kỳ 8
  9. Đơn giá bình Số lượng vật tư tồn kho Số lượng vật tư nhập quân cả kỳ dự + đầu kỳ kho trong kỳ trữ (cuối kỳ) + Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập: Tức là sau mỗi lần nhập ta lại tính đơn giá bình quân, phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật nhưng nhược điểm là tốn nhiều công sức tính toán nhiều và phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm vật tư. Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những DN có ít danh điểm vật tư và số lần nhập của mỗi loại không nhiều. + Phương pháp đơn giá bình quân cuối kỳ trước. Theo phương pháp này kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực tế và lượng vật tư tồn kho cuối kỳ trước. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và lượng vật tư xuất kho trong kỳ để kế toán xác đinh giá thực tế vật tư xuất kho theo từng danh điểm. Phương pháp này tính toán đơn giản và kịp thời tình hình biến động vật tư xuất dùng trong kỳ. Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của vật tư trong kỳ. Trường hợp giá cả thị trường vật tư có sự biến động lớn thì việc tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm). Giá trị thực tế vật tư tồn kho đầu kỳ Đơn giá bình quân (cuối kỳ trước) = cuối kỳ trước Số lượng vật tư tồn kho đầu kỳ (cuối kỳ trước) Ví dụ 3: Lấy số liệu ở ví dụ 1:. Tính giá thực tế VLA xuất kho trong kỳ theo phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ và cuối kỳ trước. Bài giải: đơn vị: 1.000đ + Phương pháp đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: Giá đơn vị 25.000 + 40.000 + 360 + 10.000 = = 25,12 bình quân 1.000 + 1.600 + 400 Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng: Ngày 03: 600 x 25,12 = 15.072 Ngày 15: 500 x 25,12 = 12.560 Ngày 24: 1.100 x 25,12 = 27.632 Tổng giá trị xuất dùng: 55.264 9
  10. + Phương pháp giá bình quân cuối kỳ trước: Giá đơn vị 25.000 = = 25,0 bình quân 1.000 Ngày 03: 600 x 25 = 15.000 Ngày 15: 500 x 25 = 12.500 Ngày 24: 1.100 x 25 = 27.500 Tổng giá trị xuất dùng: 55.000 1.1.1.3. Phương pháp giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này vật tư xuất kho thuộc lô hàng nào thì tính theo đơn giá mua thực tế của lô hàng đó. Phương pháp này tính giá thực tế của vật tư kịp thời chính xác nhưng chỉ thích hợp với những DN có điều kiện bảo quản riêng từng lô vật tư nhập kho. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá vật tư được thực hiện kịp thời và thông qua việc tính giá vật tư xuất kho, kế toán có thể theo dõi thời hạn bảo quản của từng lô vật tư. Tuy nhiên để áp dụng được phương pháp này thì điều kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của DN cho phép bảo quản riêng từng lô vật tư nhập kho. Ngoài giá thực tế được sử dụng để phản ánh tình hình, nhập xuất vật tư nêu trên, DN còn có thể sử dụng giá hạch toán để phản ánh sự biến động của vật liệu trong kỳ. - Phương pháp giá hạch toán: Đối với các DN có nhiều loại vật tư, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất vật tư diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá được xác định trước ngay từ đầu kỳ kế toán và sử dụng liên tục trong kỳ kế toán. Có thể lấy giá kế hoạch, giá cuối kỳ trước hoặc giá mua vật tư ở một thời điểm nào đó để làm giá hạch toán cho kỳ này. Giá hạch toán là loại giá ổn định, DN có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán xuất tồn kho vật tư trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán xuất vật tư hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của vật tư xuất tồn kho theo giá thực tế. Giá hạch toán chỉ được sử dụng trong hạch toán chi tiết vật tư, còn trong hạch toán tổng hợp vẫn phải sử dụng giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán 10
  11. Giá trị thực tế vật tư tồn kho đầu kỳ + Giá trị thực tế vật tư nhập kho trong kỳ Hệ số giá vật tư = Giá trị hạch toán vật tư tồn kho đầu kỳ + Giá trị hạch toán vật tư nhập kho trong kỳ Giá thực tế vật tư xuất kho = Hệ số giá vật tư * Giá HT vật tư xuất kho Ví dụ: Lấy lại ví dụ 1 và giả định DN sử dụng giá hạch toán là 25 Khi xuất kho vật liệu kế toán tính trị giá của lô vật liệu theo đơn giá hạch toán là 25. Tổng giá trị Vật liệu xuất dùng trong tháng là: 2.200kg*25 = 55.000 Cuối kỳ kế toán tính hệ số giá vật tư để điều chỉnh từ giá hạch toán theo giá thực tế xảy ra trong kỳ: 25.000 + 40.000 +360 + Hệ số giá vật tư = 10.000 = 1.0048 25.000 + (1600+400)*25 Giá thực tế vật tư xuất kho = 1.0048 * 55.000 = 55.264 Kế toán điều chỉnh tăng giá trị vật liệu xuất kho từ giá hạch toán thành giá thực tế theo số tiền đã tính được ở trên và ghi thêm vào chi phí sản xuất kinh doanh số tiền: 264 BẢNG TÍNH GIÁ THỰC TẾ VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ GIÁ (GIÁ HẠCH TOÁN) NVL A NVL B ... Chỉ tiêu Giá Giá Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT HT TT 1. Tồn đầu tháng 25.000 25.000 2. Nhập trong tháng 50.000 50.360 3. Cộng tồn & nhập 75.000 75.360 4. Hệ số giá 1.0048 5. Xuất trong tháng 55.000 55.264 6. Điều chỉnh +264 7. Tồn cuối tháng 20.000 20.096 11
  12. Phương pháp giá hạch toán (phương pháp hệ số giá) để phản ánh giá trị vật tư xuất kho chỉ được sử dụng trong phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về vật tư trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm vật tư, số lần nhập xuất nhiều hay ít, phản ánh kịp thời sự biến động về giá trị của các loại vật tư trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phương pháp này phù hợp với những DN có nhiều loại vật tư và đội ngũ kế toán có trình độ cao. 1.1.2. Lập bảng phân bổ vật liệu, CCDC Mục đích: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ: Dùng để phản ánh tổng giá trị NVL, CCDC xuất kho trong tháng theo giá thực tế và giá hạch toán . Và phân bổ giá trị NVL, CCDC xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng (Ghi Có TK 152, TK 153, Nợ các tài khoản liên quan). Bảng này còn được dùng để phân bổ giá trị CCDC xuất dùng một lần có giá trị lớn. Thời gian sử dụng dưới 1 năm hoặc trên một năm đang được phản ánh trên TK 142 hoặc TK 242 – Phương pháp lập Bảng phân bổ: + Bảng gồm các cột dọc phản ánh các loại NVL, CCDC xuất dùng trong tháng tính theo giá hạch toán và giá thực tế, các dòng ngang phản ánh các đối tượng sử dụng NVL, CCDC. + Căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế của từng loại vật liệu xuất kho. Giá trị NVL, CCDC xuất kho trong tháng theo giá thực tế phản ánh trong bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng đối tượng sử dụng. được dùng làm căn cứ để ghi vào bên Có các TK 152, 153, 142, 242 của các sổ kế toán có liên quan tùy theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng. Số liệu của Bảng này được sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ (Mẫu số 07 – VT) 12
  13. Đơn vị:................... Mẫu số 07 - VT Bộ phận:................ (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU CÔNG CỤ, DỤNG CỤ Tháng......năm...... Số:.................. Ghi Có các TK Tài khoản 152 Tài khoản 153 Tài khoản242 STT Đối tượng sử dụng Giá Giá Giá Giá (Ghi Nợ các TK) hạch thực hạch thực toán tế toán tế A B 1 2 3 4 5 1 TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - Phân xưởng (sản phẩm)… - ………………………….. 2 TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công 3 TK 627 – Chi phí sản xuất chung - Phân 4 xưởng………………. 5 TK 641 – Chi phí bán hàng TK 642 – Chi phí quản lý 6 doanh nghiệp 7 TK 242- Chi phí trả trước ………………………. 13
  14. Cộng Ngày .... tháng ....năm .... Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1.1.3. Kế toán một số nghiệp vụ về vật liệu 1.1.3.1. Phương pháp kế toán nhập vật tư a. Nhập vật liệu do mua ngoài (mua nội địa). * Trường hợp vật liệuvề nhập kho có hoá đơn cùng về (hàng về hoá đơn cùng về trong tháng). 1. Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT để ghi: Nợ TK 152 giá mua Nợ TK 133 VAT Có TK 111, 112, 311, 141, 331: Tổng giá thanh toán 2. Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 152 Có TK 111, 112, 141, 311, 331 3. Nếu khi hàng về thiếu hụt so với hoá đơn số thiếu ghi: Nợ TK 138(1) Có TK 111, 112, 141, 311, 331 4. Nếu hàng thừa mà doanh nghiệp quyết định nhập toàn bộ thì căn cứ vào lượng thừa và giá hoá đơn ghi: - Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 331 - Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: 14
  15. Nợ TK 152 Có TK 331 Nếu doanh nghiệp không nhập số hàng thừa thì theo dõi vào TK 002 - Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. * Trường hợp vật liệu về nhập kho nhưng hoá đơn chưa về thì doanh nghiệp làm thủ tục nhập kho bình thường: 1. Nếu cuối tháng hoá đơn vẫn chưa về thì kế toán dùng giá tạm tính ghi: Nợ TK 152 Giá tạm tính Có TK 331 2. Sang tháng sau khi hoá đơn về nếu giá hoá đơn khác với giá tạm tính thì phải điều chỉnh lại sổ kế toán cho phù hợp với giá hoá đơn bằng một trong hai phương pháp sau: Phương pháp 1: Dùng bút toán đó xoá toàn bộ định khoản theo giá tạm tính và ghi lại định khoản mới theo giá hoá đơn bằng mực thường. - Xoá giá tạm tính bằng bút toán đỏ: Nợ TK 152 Giá tạm tính Có TK 331 - Kế toán phản ánh nghiệp vụ mua vật tư theo đúng hoá đơn đã nhận được như sau: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 311, 331 Phương pháp 2: Điều chỉnh theo số chênh lệch giữa giá hoá đơn với giá tạm tính bằng bút toán bổ sung (Nếu giá Hoá đơn > Giá tạm tính) hoặc bằng bút toán đỏ (nếu giá Hoá đơn < Giá tạm tính). * Trường hợp hoá đơn về hàng chưa về: 1. Cuối tháng nếu hàng chưa về thì căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi: Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 151 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 311, 331 15
  16. Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 151 Có TK 111, 112, 141, 311, 331 2. Tháng sau hàng mua đang đi đường về nhập kho thì kế toán làm thủ tục nhập kho và ghi sổ kế toán: Nợ TK 152 Có TK 151 * Khi phát sinh chi phí thu mua kế toán ghi: - Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 152 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 141, 311, 331 - Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 152 Có TK 111, 112, 141, 311, 331 b. Khi nhập khẩu vật liệu: Kế toán phản ánh giá trị vật tư bao gồm tổng số tiền phải trả cho người bán, thuế nhập khẩu, chi phí thu mua vận chuyển. - Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 152 Có TK 111, 112, 331… Có TK 333 (3333) + Đối với thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu kế toán ghi: Nợ TK 133 Có TK 333 - Nếu doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 152 Có TK 111, 112, 331… Có TK 333 (3331, 3333) 16
  17. c. Khi thanh toán tiền mua hàng nếu được hưởng chiết khấu thanh toán căn cứ chứng từ liên quan ghi: Nợ TK 331 Có TK 515 - Số chiết khấu thanh toán Có TK 111, 112 - Số tiền thực trả Khi thực tế trả tiền ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 515 d. Nếu doanh nghiệp trả lại hàng hoặc được giảm giá kế toán ghi: - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 152 Có TK 133 (Thuế của số hàng trả lại) - Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 331 Có TK 152 e. Nhập kho VL, CCDC do thu hồi vốn góp liên doanh Nợ TK 152 Có TK 222 f. Nhập kho VL CCDC do được biếu tặng viện trợ Nợ TK 152 Có TK 711 g. Nhập kho VL CCDC do nhận góp vốn, nhận cấp phát Nợ TK 152 Có TK 411: giá trị được công nhận Có TK 111, 112... các chi phí có liên quan h. Nhập kho nguyên vật liệu do sản xuất sản phẩm dùng không hết hoặc nhập kho phế liệu do sản xuất đào thải: Nợ TK 152 Có TK 621 Có TK 154 17
  18. Ví dụ: Có tài liệu kế toán tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên (đơn vị 1000đ) 1. Nguyên vật liệu chính của hoá đơn GTGT số 09 X của công ty A đã nhập kho. Tổng giá ghi trên hoá đơn 105.600 (Trong đó thuế GTGT 9.600). Khi nhập phát hiện thiếu 3.000 theo giá hoá đơn, chưa rõ nguyên nhân. 2. Nhập kho một số vật tư theo giá tạm tính. Vật liệu chính 46.000, công cụ dụng cụ 12000 (hoá đơn chưa về) 3. Báo cáo thanh toán tạm ứng của cán bộ thu mua: - Mua nguyên vật liệu phụ giá hoá đơn GTGT 6.820 (Trong đó thuế GTGT 620) nguyên vật liệu phụ về tháng trước theo giá tạm tính 6.000 - Trả cước phí vận chuyển nguyên vật liệu chính 880, nguyên vật liệu phụ 440 (Trong đó thuế GTGT 10%). 4. Nhận được hoá đơn của người bán gửi đến: - Giá hoá đơn chưa có thuế 67.000 (Trong đó CCDC: 36.000, nguyên vật liệu phụ 31.000) - Thuế GTGT: 6.700 - Tổng giá thanh toán 73.700 (chưa thanh toán) - Hàng chưa về nhập kho 5. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ công ty A theo hoá đơn GTGT số 09 + Số tiền phải trả theo hoá đơn 105.600 + Số tiền chiết khấu thanh toán doanh nghiệp được hưởng 2.112 6. Nhập kho vật tư theo hoá đơn GTGT về tháng trước - Giá hoá đơn chưa có thuế: VL chính 64.000, nguyên vật liệu phụ 12.000 - Thuế GTGT: 7.600 Yêu cầu: Định khoản kế toán BÀI GIẢI: (1) Nợ TK 152 (VLC) : 93.000 Nợ TK 133 : 9.600 Nợ TK 138 (1381) : 3.000 Có TK 331 : 105.600 18
  19. (2) Nợ TK 152 (VLC) : 46.000 Nợ TK 153 : 12.000 Có TK 331 : 58.000 (3) a. Nợ TK 152 (VLP) : 6.000 Có TK 331 : 6.000 b. Nợ TK 152 : 7.400 (VLC : 800 VLP : 6.600) Nợ TK 133 : 740 Có TK 141 : 8.140 (4) Nợ TK 151 : 67.000 Nợ TK 133 : 6.700 Có TK 331 : 73.700 (5) Nợ TK 331 : 105.600 Có TK 515 : 2.112 Có TK 112 : 103.480 (6) Nợ TK 152 : 76.000 (VLC : 64.000 VLP : 12.000) Có TK 151 : 76.000 1.1.3.2. Phương pháp kế toán xuất vật liệu 1. Căn cứ chứng từ xuất nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng kế toán ghi theo giá trị thực tế: Nợ TK 621, 627, 641, 642 Nợ TK 241: Xuất cho hoạt động XDCB Nợ TK 811: Xuất cho thanh lý TSCĐ Có TK 152: Trị giá VL xuất kho 2. Nếu nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng sử dụng không hết để lại tháng sau kế toán ghi giảm chi phí kỳ này, tăng chi phí kỳ sau ghi: 19
  20. Cuối kỳ này: Nợ TK 621, 627, 641, 642 (ghi âm ) Có TK 152 (ghi âm) Đầu kỳ sau: Nợ TK 621, 627, 641, 642 Có TK 152 Nếu dùng không hết trả lại kho, căn cứ vào Phiếu nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 3. Đối với nguyên vật liệu sử dụng luân chuyển trong xây dựng như: tre, ván, gỗ xuất dùng làm giàn giáo… được phân bổ dần cho các công trình XDCB: Khi xuất: Nợ TK 142 Có TK 152 Khi nhập: Nợ TK 621 Có TK 142 4. Nếu có nguyên vật liệu xuất bán: - Khi xuất bán theo giá thực tế: Nợ TK 811 Có TK 152 - Phản ánh số tiền thu theo chứng từ: + Nếu doanh nghiệp nộp thuế khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711 Có TK 333 (33311) + Nếu doanh nghiệp nộp thuế trực tiếp Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 711 5. Xuất nguyên vật liệu để cấp cho đơn vị trực thuộc hoặc để cho vay cho muợn trong nội bộ: Cấp cho đơn vị trực thuộc Nợ TK 136(1) Có TK 152 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2