intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Khoa học hàng hóa (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Khoa học hàng hóa (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được một số vấn đề cơ bản về hàng hóa: khái niệm, phân loại, hệ thống mã số, mã vạch, mặt hàng và cơ cấu mặt hàng, nhãn hàng hóa; hệ thống chỉ tiêu chất lượng hàng hóa; các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa; các yếu tố gây biến động chất lượng hàng hóa và các phương pháp chăm sóc, bảo quản chất lượng hàng hóa;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Khoa học hàng hóa (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (2021)

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Khoa học hàng hóa NGÀNH/NGHỀ: Thương mại điện tử TRÌNH ĐỘ: Trung cấp Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CDDXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hàng hóa là đối tượng của tất cả các hoạt động kinh doanh. Mục đích của các doanh nghiệp là bán được càng nhiều hàng hóa càng tốt và hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều đó thì sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Vì vậy, các nhà kinh doanh phải nghiên cứu về hàng hóa để có các chiến lược kinh doanh cụ thể đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Giáo trình “Khoa học hàng hóa” là tài liệu cung cấp cho người học các vấn đề lý luận cơ bản về hàng hóa, chất lượng hàng hóa và cung cấp những thuộc tính đặc thù cơ bản của một số nhóm sản phẩm, hàng hóa phổ biến trên thị trường. Giáo trình được biên soạn và phát hành lần đầu năm 2022, được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về khoa học hàng hóa Chương 2: Chất lượng hàng hóa Chương 3: Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Chương 4: Đặc trưng của một số nhóm hàng Với kết cấu như vậy, về nội dung cơ bản thống nhất với chương trình quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cho đối tượng Trung cấp ngành Thương mại điện tử. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cân nhắc và lựa chọn các nội dung phù hợp nhất với mục tiêu đào tạo để đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại của giáo trình, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc và các thầy, cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2022 Người biên soạn Ths Bùi Thùy Linh 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC HÀNG HÓA .............................................7 1.1. Khái niệm, phân loại hàng hóa .................................................................................7 1.1.1.Khái niệm ................................................................................................................7 1.1.2. Phân loại hàng hóa ...............................................................................................8 1.2. Hệ thống mã số, mã vạch .......................................................................................14 1.2.1. Mã số ...................................................................................................................14 1.2.2. Mã vạch ...............................................................................................................15 1.3. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng .................................................................................16 1.3.1. Mặt hàng ..............................................................................................................16 1.3.2. Cơ cấu mặt hàng..................................................................................................17 1.4. Nhãn hàng hóa ........................................................................................................19 1.4.1. Khái niệm .............................................................................................................19 1.4.2. Các quy định về ghi nhãn hàng hóa ....................................................................20 Chương 2: CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA .....................................................................26 2.1. Một số khái niệm và yêu cầu cơ bản đối với chất lượng hàng hóa ........................26 2.1.1. Khái niệm .............................................................................................................26 2.1.2. Yêu cầu chung đối với chất lượng hàng hóa .......................................................27 2.2. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng hàng hóa ...................................................................29 2.2.1. Các chỉ tiêu chức năng công dụng ......................................................................29 2.2.2. Các chỉ tiêu Ecgomic ...........................................................................................29 2.2.3. Các chỉ tiêu thẩm mỹ ...........................................................................................30 2.2.4. Các chỉ tiêu về kinh tế và xã hội ..........................................................................30 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa ......................................................31 2.3.1. Thiết kế sản phẩm ................................................................................................31 2.3.2. Nguyên vật liệu ....................................................................................................31 2.3.3. Quá trình sản xuất ...............................................................................................32 4
  5. 2.3.4. Yếu tố con người, tổ chức ....................................................................................33 2.4. Các yếu tố gây biến động chất lượng hàng hóa và các phương pháp chăm sóc bảo quản hàng hóa ................................................................................................................33 2.4.1. Các yếu tố gây biến động chất lượng hàng hóa ..................................................33 2.4.2. Các biện pháp chăm sóc và bảo quản hàng hóa .................................................35 Chương 3: TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT .......................................38 3.1. Tiêu chuẩn ..............................................................................................................38 3.1.1. Khái niệm tiêu chuẩn ...........................................................................................38 3.1.2. Hệ thống tiêu chuẩn và các loại tiêu chuẩn ........................................................39 3.2. Quy chuẩn kỹ thuật .................................................................................................42 3.2.1. Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật .............................................................................42 3.2.2. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và các loại quy chuẩn kỹ thuật .............................43 3.3. Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...........................................44 3.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ........................................................44 3.3.2. Áp dụng và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ............45 Chương 4: ĐẶC TRƯNG MỘT SỐ NHÓM HÀNG ....................................................50 4.1. Đặc trưng nhóm hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ .....................................................50 4.1.1. Dệt may ................................................................................................................50 4.1.2. Hàng giầy dép ......................................................................................................54 4.1.3. Hàng đồ gỗ ..........................................................................................................55 4.2. Đặc trưng nhóm hàng silicat, kim khí, phương tiện đi lại, đồ điện gia dụng .........57 4.2.1. Hàng Silicat .........................................................................................................57 4.2.2. Hàng kim khí ........................................................................................................59 4.2.3. Hàng phương tiện đi lại.......................................................................................61 4.2.4. Hàng đồ điện gia dụng ........................................................................................63 4.3. Đặc trưng nhóm hàng nhiên liệu và hóa chất dân dụng, hàng thực phẩm .............64 4.3.1. Hàng nhiên liệu và hóa chất dân dụng................................................................64 4.3.2. Hàng thực phẩm ..................................................................................................66 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Khoa học hàng hóa Mã môn học: MH09 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí ở học kỳ thứ I, học sau môn Giáo dục chính trị. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học cung cấp cho người học các vấn đề lý luận cơ bản về hàng hóa, chất lượng hàng hóa, đồng thời cung cấp những thuộc tính đặc thù cơ bản của một số nhóm sản phẩm, hàng hóa được lưu thông trên thị trường. Đây chính là kiến thức nền tảng mà những nhà kinh doanh cần phải nắm được. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được một số vấn đề cơ bản về hàng hóa: khái niệm, phân loại, hệ thống mã số, mã vạch, mặt hàng và cơ cấu mặt hàng, nhãn hàng hóa. + Trình bày được hệ thống chỉ tiêu chất lượng hàng hóa; các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa; các yếu tố gây biến động chất lượng hàng hóa và các phương pháp chăm sóc, bảo quản chất lượng hàng hóa. + Trình bày được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của hàng hóa. + Trình bày được đặc trưng của các nhóm hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ; Silicat, kim khí, phương tiện đi lại, đồ điện gia dụng; nhiên liệu và hóa chất dân dụng, hàng thực phẩm. - Về kỹ năng: + Đọc được mã số, mã vạch, nhãn hàng hóa. + Nhận biết các yêu tố gây biến động chất lượng hàng hóa, thực hiện các phương pháp chăm sóc và bảo quản hàng hóa. + Nhận biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho một số mặt hàng tiêu dùng. + Đánh giá chất lượng của các nhóm hàng: dệt may, giầy dép, đồ gỗ; Silicat, kim khí, phương tiện đi lại, đồ điện gia dụng; nhiên liệu và hóa chất dân dụng, hàng thực phẩm bằng cảm quan. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có năng lực tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 6
  7. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC HÀNG HÓA Giới thiệu: Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên quyết liệt. Để kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp luôn phải quan tâm đến các loại hàng hóa và mặt hàng của mình. Cùng như việc phân loại các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và xã hội, phân loại hàng hóa là một yêu cầu tất yếu khách quan của đời sống xã hội, nó có ý nghĩa to lớn trên nhiều góc độ, và đặc biệt là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, chương 2 sẽ đề cập đến những nội dung lý luận chung nhất về phân loại hàng hóa và mặt hàng cùng với việc sử dụng những công cụ để quản lý hàng hóa được sử dụng phổ biến ngày nay: mã số, mã vạch, nhãn hàng hóa. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và ý nghĩa của phân loại hàng hóa, các tiêu thức phân loại hàng hóa. - Trình bày được hệ thống mã số, mã vạch được sử dụng phổ biến cho hàng hóa hiện nay. - Trình bày những nội dung cơ bản về mặt hàng, cơ cấu mặt hàng, nhãn hàng hóa và các quy định về ghi nhãn hàng hóa. - Đọc được mã số, mã vạch, nhãn hàng hóa. Nội dung chính: 1.1. Khái niệm, phân loại hàng hóa 1.1.1.Khái niệm Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì sản xuất phục vụ đời sống cũng ngày càng phát triển, quá trình sản xuất đã được chia nhỏ. Mỗi người chỉ làm một hoặc một số việc nhất định để tạo ra sản phẩm, hay nói cách khác đã có sự phân chia công việc trong quá trình sản xuất. Đồng thời mỗi nhà sản xuất lại sở hữu riêng một số lượng lực lượng lao động nhất định. Hai yếu tố đó đã tạo nên sự tách biệt giữa những người sản xuất với nhau. Cũng từ đó đã hình thành giữa những người sản xuất mối liên kết về kinh tế vì mỗi người khi chỉ chuyên sản xuất một sản phẩm họ sẽ thừa sản phẩm họ sản xuất ra và thiếu các sản phẩm khác. Mối liên kết đó đó tạo ra quan hệ trao đổi sản phẩm giữa các nhà sản xuất nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong đời sống hàng ngày của họ. Quan hệ trao đổi đó đã hình 7
  8. thành và phát triển từ những hình thái sơ khai là trao đổi hàng lấy hàng, đến các hình thái trao đổi thông qua vật ngang giá chung hay là tiền tệ. Đối tượng chính của sự trao đổi đó là sản phẩm hàng hóa. Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8420 thì “sản phẩm là kết quả của các hoạt động các quá trình tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan với nhau để biến đầu vào thành đầu ra”. Nguồn lực ở đây bao gồm: nhân lực, trang thiết bị, vật liệu, thông tin và phương pháp. Theo luật chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 “sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị”. 1.1.2. Phân loại hàng hóa 1.1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân loại hàng hóa a. Khái niệm của phân loại hàng hóa: Phân loại hàng hóa là việc phân chia một tập hợp hàng hóa nào đó thành các tập hợp hàng hóa nhỏ hơn dựa trên các tiêu thức hoặc các căn cứ phân loại nhất định. Trong thực tiễn có rất nhiều cách để phân loại hàng hóa nhưng ta có thể sử dụng một trong hai cách phân loại sau: - Phân loại một bậc (phân loại giản đơn) là việc phân chia một tập hợp hàng hóa lớn thành những tập hợp hàng hóa nhỏ hơn theo một dấu hiệu đặc trưng duy nhất và tạo thành một hệ thống phân loại một bậc. - Phân loại nhiều bậc (phân loại hệ thống) là việc phân chia tập hợp hàng hóa lớn hơn cả những tập hợp hàng hóa nhỏ hơn theo một trình tự kế tiếp, logic từ cao xuống thấp theo những dấu hiệu đặc trưng riêng và tạo thành một hệ thống phân loại gồm nhiều bậc theo kiểu cành cây. Ví dụ: từ tập hợp A căn cứ vào tiêu thức X ta chia tập hợp A thành các tập hợp nhỏ hơn a1 a2 a3 an Từ tập hợp a1 ta có thể chia theo tiêu thức Y thành a11 a12 ai... a1n Từ tập hợp a2 ta có thể chia theo tiêu thức Z thành a21 a22 ...a2n Cứ như vậy tập hợp an có thể chia tiếp thành các tập hợp nhỏ hơn và tiếp tục chia cho đến khi đáp ứng được mục đích phân loại. Đây là cách phân loại được sử dụng phổ biến vì có thể phân loại một tập hợp hàng hóa thành nhiều các tập hợp nhỏ khác nhau theo mục đích khác nhau tuy nhiên 8
  9. cách phân loại này có nhược điểm là càng nhiều loại sẽ càng cảm thấy phức tạp, gây khó khăn trong quá trình sử dụng. Cách phân loại này được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế xã hội như như phân loại hàng hóa theo hệ thống HS, quản lý chất lượng hàng hóa quản lý lưu kho và các thống kê kinh tế xã hội. b.Ý nghĩa của việc phân loại hàng hóa * Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Giúp các doanh nghiệp dễ dàng và thuận tiện hơn trong sản xuất cũng như kinh doanh các sản phẩm hàng hóa dịch vụ. - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phân loại nguyên vật liệu sử dụng giúp doanh nghiệp nắm bắt được tình hình sử dụng của từng loại nguyên vật liệu; từ đó có kế hoạch cung ứng phù hợp. Đồng thời kiểm soát được chặt chẽ các sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Trong vận chuyển hàng hóa, để phù hợp với từng nhóm hàng khác nhau, phải có các phương tiện vận chuyển khác nhau thích hợp, nhằm đảm bảo không làm thay đổi chất lượng hàng hóa. - Trong hoạt động bảo quản lưu kho, phải căn cứ vào từng nhóm hàng, ngành hàng, mặt hàng để có cách thức bảo quản khác nhau, phù hợp với đặc điểm cấu tạo của từng mặt hàng, nhóm hàng. - Dịch vụ sau bán hàng, như bảo trì bảo dưỡng sản phẩm, cũng phải căn cứ vào đặc tính của từng loại mặt hàng để có thể để đưa ra cách thức bảo trì bảo dưỡng phù hợp. *Về phương diện quản lý nhà nước - Phân loại hàng hóa là một trong những tiền đề tạo cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phục vụ công tác quản lý nền kinh tế của nhà nước. Thông qua phân loại hàng hóa, nhà nước có thể có những chiến lược điều chỉnh về đầu tư , cụ thể như nhóm hàng nào, ngành hàng nào là mũi nhọn cần phải đầu tư. - Phân loại hàng hóa là tiền đề cho nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển. - Phân loại hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc điều hành hoạt động xuất nhập khẩu ở tầm vi mô và vĩ mô. - Việc phân loại hàng hóa có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của ngành thuế và hải quan. Nắm vững việc thực hiện tốt phân loại hàng hóa sẽ giúp cho việc áp mã hàng hóa và mức thuế suất chính xác, tính đúng, tính đủ số thuế xuất nhập khẩu phải nộp; góp phần quản lý tốt nguồn thu cho ngân sách nhà 9
  10. nước; đồng thời hạn chế các hiện tượng trốn lậu thuế và gian lận thương mại gây thất thu cho ngân sách nhà nước. 1.1.2.2. Cơ sở phân loại hàng hóa a. Yêu cầu phân loại hàng hóa - Đảm bảo tính khoa học: hệ thống phân loại phải đảm bảo bao quát được toàn bộ thế giới hàng hóa, không trùng lắp chồng chéo trong quá trình phân loại . Đồng thời phải đảm bảo áp dụng các công cụ kỹ thuật hiện đại như máy tính trong tập hợp tính toán và xử lý thông tin. Để hệ thống phân loại bao quát được toàn bộ thế giới hàng hóa thì khi phân chia một tập hợp hàng hóa lớn thành tập hợp hàng hóa nhỏ, không được bỏ sót một hàng hóa nào. Bên cạnh đó cũng phải có chỗ dự trữ cho các hàng hóa mới bổ sung trong tương lai. Đồng thời khi hàng hóa đã lạc hậu không còn tồn tại trên thị trường cần cắt bỏ hệ thống phân loại thì không làm cho hệ thống phân loại bị rối loạn. Mặt khác khi chia từ một tập hợp hàng hóa lớn thành các tập hợp nhỏ hơn thì mỗi một hàng hóa chỉ được đứng ở một vị trí duy nhất trong cùng một bậc của hệ thống phân loại có nghĩa là tập hợp a1 khác a2 khác a3 và khác an - Đây là tính duy nhất của hệ thống phân loại và là tính chất quan trọng đảm bảo cho hệ thống phân loại được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động quản lý kinh doanh. Mỗi một hàng hóa chỉ được đứng một vị trí duy nhất trong một bậc của hệ thống phân loại nhưng phải đứng đúng vị trí của nó tránh sự chồng chéo nhau gây nên sự rối loạn trong hệ thống phân loại. - Việc phân loại sản phẩm phải phù hợp với thực tiễn điều kiện kinh tế xã hội, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế trình độ quản lý. Hệ thống phân loại phải xuất phát từ yêu cầu xã hội, phương hướng và đường lối phát triển kinh tế sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Hệ thống phân loại phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế với trình độ quản lý của thực tiễn mới phát huy được hiệu quả của hệ thống trong sản xuất kinh doanh. - Việc phân loại phải dễ dàng và thuận tiện áp dụng trong thực tế có như thế mới phát huy được tác dụng và hiệu quả. b. Nguyên tắc phân loại hàng hóa 10
  11. - Khi tiến hành phân loại phải tuân theo một trình tự kế tiếp, logic từ cao xuống thấp, từ sử dụng các dấu hiệu phân loại chung nhất đến các dấu hiệu phân loại ít chung hơn. Nguyên tắc này đảm bảo tạo ra sự ngăn nắp, trật tự cho hệ thống phân loại để có thể cắt bỏ đi những hàng hóa đã không còn tồn tại và thêm vào hàng hóa mới. Khi tiến hành phân loại, ở mỗi một bậc chỉ được dùng một tiêu thức phân loại duy nhất; nếu dùng nhiều dấu hiệu phân loại thì hệ thống phân loại sẽ bị trùng lặp và rối loạn. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để đảm bảo tính logic , mạch lạc cũng như tránh trùng lắp cho hệ thống phân loại đảm bảo rằng mỗi đơn vị hàng hóa cụ thể chỉ có một vị trí duy nhất ở mỗi bậc trong hệ thống phân loại. Ví dụ: khi phân loại quạt điện gia dụng, dựa trên tư thế hoạt động của quạt ta có thể chia thành: quạt trần, quạt bàn, quạt để sàn nhà, quạt treo tường. Nếu ta phân loại theo tiêu thức tư thế làm việc và điện áp, ta có thể phân thành: quạt trần, quạt bàn, quạt để sàn nhà, quạt treo tường, quạt điện áp 110V, quạt điện áp 220V và tạo nên sự trùng lắp chồng chéo trong hệ thống phân loại. c. Tiêu thức phân loại (dấu hiệu phân loại) Tiêu thức phân loại hàng hóa là những đặc trưng của hàng hóa được chọn làm căn cứ để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác trong cùng một bậc, chia tập hợp hàng hóa thành những bộ phận, những tập hợp tương ứng. Trong phân loại hàng hóa, việc lựa chọn tiêu thức đóng vai trò quan trọng nhất. Vì khi chọn các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ dẫn đến các kết quả phân loại khác nhau. Do đó cần căn cứ vào mục đích phân loại cụ thể để lựa chọn các tiêu thức phân loại thích hợp. Trong thực tế có một số phức tiêu thức phân loại phổ biến: - Tiêu thức công dụng của sản phẩm: tất cả các sản phẩm hàng hóa đều có công dụng được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như tổng quát hay cụ thể. Nếu biểu hiện dưới dạng tổng quát được dùng thì là tiêu thức phân biệt ở bậc cao, nếu biểu hiện ở dưới dạng cụ thể được dùng làm tiêu thức phân loại ở bậc thấp. Đây là dấu hiệu phân loại được sử dụng khá phổ biến nó có thể được áp dụng ở nhiều bậc khác nhau trong cùng một hệ thống phân loại. Tuy nhiên, nếu phân loại theo công dụng cho cả một hệ thống phân loại cũng hay gặp những khó khăn nhất định trong quá trình sử dụng hệ thống phân loại; vì một loại hàng hóa có thể có nhiều công dụng, khó có thể phân biệt chức năng chính và chức năng bổ trợ. 11
  12. - Tiêu thức nguyên vật liệu: tất cả các hàng hóa đều được làm từ các nguyên vật liệu nhất định. Hàng hóa được làm từ các nguyên vật liệu khác nhau sẽ có các tính chất khác nhau. Cho nên trong thực tế, dấu hiệu này thường được sử dụng làm tiêu thức phân loại ở cả bậc phân loại cao và thấp. Ví dụ như hàng công nghiệp tiêu dùng, theo tiêu thức nguyên vật liệu được chia thành nhóm hàng dệt may, nhóm hàng đồ gỗ, nhóm hàng kim loại, nhóm hàng silicat, nhóm hàng hóa học... Theo tiêu thức nguyên vật liệu, hàng áo sơ mi nam được chia thành nhóm sơ mi nam bằng sợi bông, sợi tơ tằm, sợi tổng hợp... Việc phân loại bằng tiêu thức nguyên vật liệu cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng hệ thống phân loại và thực tế. Vì một hàng hóa thường không được làm từ một loại nguyên vật liệu phần khiết nhất, mà từ hỗn hợp nhiều loại nguyên vật liệu và thành phần các nguyên vật liệu lại thường xuyên thay đổi. - Tiêu thức công nghệ sản xuất và trang trí sản phẩm: được sử dụng ở bậc trung và bậc thấp. Ví dụ: phân loại đồ gốm theo công nghệ trang trí có trang trí trên men và trang trí dưới men - Tiêu thức đối tượng sử dụng hàng hóa: tiêu thức này thường được sử dụng cho những nhóm sản phẩm trang bị và phục vụ trực tiếp cá nhân con người như quần áo, giày dép... Phân loại theo đối tượng thường căn cứ trên một số dấu hiệu sau: căn cứ vào giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp hay lĩnh vực sử dụng. - Tiêu thức các thông số và kích thước cơ bản đây là tiêu thức thường được sử dụng phân loại ở bậc thấp nhằm cụ thể hóa các tập hợp hàng hóa Ví dụ: máy sản xuất đường theo công suất được phân thành máy sản xuất đường có công suất đến 100 tấn mía một ngày và công suất trên 100 tấn mía một ngày d. Bậc phân loại hàng hóa Bậc phân loại là điểm dừng trong hệ thống phân loại khi chuyển từ dấu hiệu này sang dấu hiệu phân loại khác kế tiếp. Số bậc nhiều hay ít phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: - Mức độ phức tạp của tập hợp cần phân loại - Yêu cầu về mức độ chi tiết của hệ thống cần phân loại Trong các bậc phân loại ta cần phải quan tâm đến bậc phân loại cơ sở, đây là bậc phân loại có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ hệ thống. Tại bậc phân loại này, đối 12
  13. tượng phân loại đã được nhận diện tương đối cụ thể; thể hiện được những đặc trưng cơ bản nhất của mình; có tên gọi riêng để phân biệt với các sản phẩm tương tự cùng bậc. Trên bậc cơ sở, hàng hóa sẽ nằm ở dạng tập hợp nào và dưới bậc cơ sở, hàng hóa được mô tả chi tiết hơn qua những dấu hiệu cá biệt. Một hệ thống phân loại chỉ được coi là hoàn chỉnh khi đã đến bậc cơ sở. Ở dưới bậc cơ sở ở vẫn có thể tiếp tục phân loại tùy theo mục đích phân loại để chi tiết hóa các tập hợp hàng hóa. Ví dụ: trong phân loại hàng dệt may áo sơ mi được xem là bậc cơ sở của hệ thống phân loại. Một hệ thống phân loại không nên ít bậc quá vì như vậy không chi tiết được các tập hợp hàng hóa, nhưng cũng không nên nhiều bậc quá vì như vậy sẽ làm cho hệ thống phân loại trở thành phức tạp. Trong thực tế hệ thống phân loại thường từ 5 đến 7 bậc và mỗi bậc độ đặt tên: ngành, phân ngành, nhóm, phân nhóm, dạng, phân dạng. e. Mã hóa hàng hóa * Mã hóa Mã hóa hàng hóa là bước tiếp theo trong quá trình phân loại làm cho hệ thống phân loại trở thành trực quan hơn dễ kiểm soát hơn. Về mặt nguyên tắc người ta có thể sử dụng các phương pháp mã hóa: - Mã hóa bằng số: sử dụng các chữ số từ 0 đến 9; đây là phương pháp mã hóa phổ biến nhất - Mã hóa bằng chữ cái: sử dụng các chữ cái từ a đến z. Tuy nhiên trên thực tế việc mã hóa bằng chữ cái ít được sử dụng. - Mã hóa kết hợp giữa hệ thống chữ và số * Mã vạch Mã vạch sử dụng các vạch và các khoảng trống song song mã vạch chỉ có thiết bị máy móc mới nhận diện được Mỗi tập hợp hàng hóa mang một mã cá biệt duy nhất cho riêng mình phản ánh mối quan hệ dọc (theo bậc) và quan hệ ngang theo cùng một bậc. Việc mã hóa hàng hóa phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải bao quát được thế giới hàng hóa đồng thời phải có chỗ dự trữ để bổ sung các hàng hóa mới trong tương lai - Hệ thống mã phải đơn giản để mọi người tuân theo 13
  14. - Mỗi hàng hóa chỉ được phép mã hóa một lần hay còn gọi là tính duy nhất của hệ thống mã - Hệ thống mã phải có cấu trúc cơ sở giống nhau 1.2. Hệ thống mã số, mã vạch Mã số, mã vạch hàng hóa có nhiều ứng dụng trong thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh. Tổ chức quốc tế về mã số mã vạch vật phẩm được thành lập năm 1977 trên cơ sở của Hội mã số vật phẩm châu Âu (EAN), Việt Nam cũng là thành viên của tổ chức này. Qua hơn 20 năm hoạt động ảnh tổ chức này đã xây dựng và phổ biến áp dụng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật EAN trên toàn thế giới gồm các phần sau: - Mã vật phẩm: EAN 13, EAN 8,EAN 14 - Mã vạch: EAN 13,ITF14,128 và một số mã khác - Mã địa điểm EAN, mã container và seri vận chuyển EAN và mã cho tài sản vận chuyển , nhãn thùng EAN, bộ tiêu chuẩn trao đổi thông tin EAN COM 1.2.1. Mã số Mã số là một dãy con số dùng để phân định hàng hóa này với hàng hóa khác Mã số hàng hóa là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hóa. Mỗi loại hàng hóa được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hóa. Mã số hàng hóa là thẻ căn cước của hàng hóa giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hóa khác nhau. Mã số EAN là mã số tiêu chuẩn do tổ chức mã số mã vạch quốc tế quy định, được áp dụng phổ biến trên toàn cầu hiện nay. Mã số thương phẩm toàn cầu GTIN là mã số vật phẩm sản phẩm hàng hóa được cấu tạo từ mã doanh nghiệp bao gồm các loại mã số 13 chữ số viết tắt là EAN13, mã số mười bốn chữ số viết tắt là EAN 14, mã số rút gọn 8 chữ số, EAN 8 a. Cấu tạo Mã EAN13 - Mã quốc gia: gồm 3 số đầu tiên. Mã số quốc gia do tổ chức mã số quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức. Việt Nam là thành viên của tổ chức mã số mã vạch quốc tế cũng được cấp 3 số là 893 - Mã doanh nghiệp: bao gồm 5 số tiếp theo. Mã số doanh nghiệp do tổ chức mã số quốc gia cấp cho các doanh nghiệp là thành viên của tổ chức - Mã mặt hàng bao: gồm 4 số. Mã mặt hàng do doanh nghiệp tự lập mã nhưng phải thông báo cho tổ chức mã số quốc gia để thuận tiện cho hoạt động quản lý 14
  15. - Số cuối cùng là số kiểm tra, nhằm kiểm tra xem việc lập mã các con số có đúng không? b. Cấu tạo Mã EAN8 (mã số rút gọn), là dãy số có 8 chữ số dùng để mã cho hàng hóa có kích thước nhỏ không đủ vị trí để mã 13 số - Tính từ trái qua phải 3 số đầu tiên gọi là mã quốc gia - 4 số sau là mã mặt hàng do tổ chức mã số quốc gia cấp cho mặt hàng của các doanh nghiệp - Số cuối cùng là số kiểm tra c. Cách tính số kiểm tra Bước 1: từ phải sang trang trái cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ trừ số kiểm tra C Bước 2: nhân kết quả bước 1 với 3 Bước 3: Cộng giá trị các con số còn lại Bước 4: cộng kết quả bước 2 với bước 3 Bước 5: lấy bộ số của 10 lớn hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ kết quả bước 4, kết quả là số kiểm tra C d. Đặc điểm mã số - Mã số chỉ dùng để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác. Tuân thủ tính duy nhất, đã là hàng hóa khác nhau thì mã số khác nhau. Sau tính duy nhất có tính toàn cầu, điều này làm cho mã số mã vạch được sử dụng rộng rãi trên thế giới. - Mã số không phải là mã phân loại; mã số không phản ánh đặc điểm tính chất và chất lượng hàng hóa. 1.2.2. Mã vạch Mã vạch là thể hiện mã số dưới dạng các vạch và khoảng trống song song đặt xem kẽ với nhau. Như vậy bản chất của mã vạch chính là mã số nhưng được thể hiện dưới dạng vạch và khoảng trống song song để máy quét có thể đọc được. Mã EAN có cấu tạo như sau: - Kể từ bên trái khu vực để trống không ghi ký hiệu nào, ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc, sau đó là khoảng trống bên phải. 15
  16. Toàn Bộ khu vực mã vạch EAN 13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93 mm . Mã vạch EAN8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73 mm và chiều cao là 21,31 mm Độ phóng đại của mã vạch EAN13, EAN8 nằm trong khoảng từ 0,8 đến 2,0. Thông thường trên các sản phẩm bán lẻ (các đơn vị tiêu thụ) người ta dùng mã có độ phóng đại 0,9 và 1,0; còn trên đơn vị gửi đi mã có độ phóng đại từ 1,5 đến 2,0. Tác dụng: - Phục vụ tốt cho phương thức bán hàng theo phương thức tự chọn: thông qua hệ thống máy quét có thể dễ dàng nhận dạng hàng hóa giá cả để thanh toán, làm hóa đơn phục vụ khách hàng và quản lý hoạt động bán hàng; tiết kiệm nhân lực, thời gian; thuận tiện và đảm bảo độ chính xác cao; nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. - Phục vụ cho công tác kiểm điểm thống kê bán hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác thông qua hệ thống máy quét. - Thông qua mã số và mã vạch có thể hỗ trợ biết được nguồn gốc hàng hóa. 1.3. Mặt hàng và cơ cấu mặt hàng 1.3.1. Mặt hàng 1.3.1.1. Khái niệm Mặt hàng là một tập hợp hàng hóa được xác lập theo một dấu hiệu nào đó, trong đó luôn bao gồm nhiều tên hàng cụ thể khác nhau tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của tập hợp hàng hóa trong mặt hàng. Thông thường khi xem xét phân tích một mặt hàng nào đó người ta thường xét một số đặc trưng sau đây: - Độ rộng của mặt hàng: là số lượng các nhóm hàng có trong mặt hàng, đây là đặc trưng quan trọng phản ánh quy mô của mặt hàng. - Độ dài của mặt hàng: là số lượng các tên hàng có trong một nhóm hàng đặc trưng phản ánh mức độ phức tạp của mỗi nhóm hàng. - Độ sâu của mặt hàng: là biểu thị số lượng các biến thể có trong mỗi tên hàng , đặc trưng phản ánh quy mô mức độ phức tạp của mỗi đơn hàng và của cả mặt hàng. 1.3.1.2. Phân loại mặt hàng a, Căn cứ vào nơi tạo ra mặt hàng: - Mặt hàng sản xuất là mặt hàng do một đơn vị sản xuất tạo ra - Mặt hàng thương mại là tập hợp các hàng hóa của đơn vị thương mại 16
  17. b, Căn cứ vào mức độ quan trọng của mặt hàng: - Mặt hàng thiết yếu: là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh. - Mặt hàng thông thường là hàng hóa có cầu tăng khi thu nhập tăng. c, Căn cứ và xuất xứ của hàng hóa: - Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa được sản xuất từ một nước khác và nhập qua cửa khẩu Việt Nam, có xuất xứ từ nước ngoài. - Hàng sản xuất trong nước là hàng hóa được sản xuất từ nhà máy ở trong nước d, Căn cứ vào mục đích sử dụng: - Mặt hàng là nguyên vật liệu dùng cho đầu vào của quá trình sản xuất - Mặt hàng tiêu dùng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, gia đình trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra còn một số cách phân loại mặt hàng khác: như căn cứ vào tần suất tiêu dùng của mặt hàng: mặt hàng mùa vụ và mặt hàng thường nhật, căn cứ vào đặc điểm hình thức tổ chức kinh doanh: mặt hàng chuyên doanh và mặt hàng tổng hợp. 1.3.2. Cơ cấu mặt hàng 1.3.2.1. Khái niệm Cơ cấu mặt hàng là tổ chức nội tại của mặt hàng về mặt định tính và định lượng. Nó chỉ ra trong mặt hàng đó có bao nhiêu chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ và tương quan tỉ lệ giữa các tập hợp đó. Vấn đề luôn được đặt ra là làm sao để trong sản xuất kinh doanh có được một cơ cấu mặt hàng hợp lý đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng vừa thừa vừa thiếu hàng. Cơ cấu mặt hàng hợp lý là phải đáp ứng được một số yêu cầu sau: - Phải đảm bảo được cơ cấu phong phú đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, kích cỡ... - Phải có một tương quan tỷ lệ thích hợp giữa các tập hợp về mặt chủng loại, kiểu dáng và kích cỡ... - Các sản phẩm trong mặt hàng đó phải đảm bảo một mức chất lượng nhất định, có nhiều mức chất lượng khác nhau. Sẽ có hai trường hợp xảy ra: 17
  18. + Đối với những sản phẩm hàng hóa thiết yếu mang tính chiến lược trong nền kinh tế có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng thì mức chất lượng phải được quy định cụ thể trong các văn bản nhà nước. Ví dụ các sản phẩm về thực phẩm phải có quy định cụ thể của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. + Đối với các sản phẩm hàng hóa thông thường thì mức chất lượng do thị trường quy định. 1.3.2.2. Cơ sở để hình thành cơ cấu mặt hàng hợp lý - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường Xuất phát từ lý do sản xuất để phục vụ cho tiêu dùng nên các sản phẩm làm ra phải nhằm mục đích quả mãn được nhu cầu của thị trường. Từ đó cơ sở để hình thành nên cơ cấu mặt hàng hợp lý cũng phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Nhu cầu thị trường được nói đến ở đây là nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường, nó sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập của người dân trong kinh tế. Vì thu nhập là không đồng đều nên nhu cầu của thị trường về các loại mặt hàng cũng sẽ không đồng đều và cơ cấu mặt hàng sẽ khác nhau. Nhu cầu của thị trường được đề cập ở đây phải hợp pháp và phù hợp với đạo lý và truyền thống của dân tộc. - Căn cứ vào trình độ tiêu chuẩn hàng hóa Đây là hoạt động tạo ra cơ sở khoa học cho việc hình thành nên một mặt hàng hợp lý về mặt kích thước và cỡ sản phẩm. Đây là một đặc trưng quan trọng đối với người tiêu dùng. Nhóm sản phẩm có liên quan trực tiếp đến kích thước con người trong tiêu dùng ví dụ như quần áo giày dép. Loại sản phẩm này lại được chia thành hai nhóm: + Nhóm sản phẩm sản xuất đơn chiếc: cơ sở để tạo ra kích thước và cỡ sản phẩm sẽ là căn cứ kích thước cụ thể của từng đối tượng, ví dụ như quần áo may đo... + Nhóm sản phẩm sản xuất hàng loạt: kích thước sản phẩm phải căn cứ vào số liệu thống kê về nhân trắc học. + Nhóm sản phẩm liên quan gián tiếp đến người sử dụng ví dụ như tivi đèn... cơ sở để tạo ra kích thước sản phẩm cơ bản dựa vào dãy số ưu tiên để tạo ra kích thước và cỡ sản phẩm. Hoạt động tiêu chuẩn hóa tạo ra cơ sở pháp lý để sản phẩm hàng hóa luôn đảm bảo một mức chất lượng nhất định bằng các quy định cụ thể trong các văn bản tiêu chuẩn về chất lượng. 18
  19. - Căn cứ vào khả năng của nền sản xuất và các điều kiện khai thác tập trung nguồn hàng Khi sản xuất phát triển sẽ tạo điều kiện và cơ sở để tạo ra cơ cấu mặt hàng hợp lý, phong phú, đa dạng. Nền sản xuất ở đây bao gồm cả sản xuất trong nước và sản xuất nước ngoài. Khai thác tập trung nguồn hàng là một động thái tất yếu của quá trình tái sản xuất xã hội nhằm mục đích liên kết khâu sản xuất và tiêu dùng. Do đó việc khai thác nguồn hàng có ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mặt hàng. Việc khai thác nguồn hàng cũng bị chi phối bởi một số yếu tố sau: + Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải liên quan đến điều kiện vận chuyển hàng hóa. + Thông tin về thị trường và xử lý thông tin + Các chính sách điều hành nền kinh tế của nhà nước, đặc biệt là các chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. + Xu thế phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội Khi nền kinh tế phát càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao thì sức mua của thị trường cũng sẽ tăng lên cả về chất lượng và số lượng. Từ đó đòi hỏi sản phẩm hàng hóa phải đa dạng hơn, phong phú hơn về chủng loại và kiểu dáng, kích thước... Đồng thời khi nền kinh tế càng phát triển, tập quán tiêu dùng cũng sẽ thay đổi dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu mặt hàng. Việc nắm vững xu thế phát triển của xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp có được các biện pháp hữu hiệu để có thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh thích hợp trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. 1.4. Nhãn hàng hóa 1.4.1. Khái niệm Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm khắc trực tiếp lên trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hóa Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhắn gốc của hàng hóa đó còn thiếu. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản cần thiết về hàng hóa, nên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết làm căn cứ lựa chọn tiêu thụ và sử dụng; để nhà 19
  20. sản xuất kinh doanh quảng bá sản phẩm hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra kiểm soát. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của nghị định 89/2006/NĐCP của chính phủ ngày 30 tháng 8 năm 2006, ngoại trừ một số trường hợp: - Hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn - Hàng thực phẩm tươi sống thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng - Hàng nguyên liệu nhiên liệu như nông sản, thủy sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp theo thỏa thuận của người tiêu dùng. - Các đơn vị xuất nhập khẩu của Việt Nam ghi nhãn hàng theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về các nội dung được ghi trên nhãn mác hàng hóa đó và không làm sai lệch bản chất của hàng hóa, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu. - Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ; hàng hóa được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không; hàng hóa do cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá thanh lý có quy định về ghi nhãn riêng. 1.4.2. Các quy định về ghi nhãn hàng hóa 1.4.2.1. Nội dung ghi trên nhãn hàng hóa Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện 3 nội dung - Tên hàng hóa - Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa - Xuất xứ hàng hóa Ngoài ba nội dung trên, tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa sẽ có thêm một số nội dung quy định bắt buộc bổ sung cụ thể: - Hàng lương thực + Định lượng + Ngày sản xuất + Hạn sử dụng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2