intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kinh tế môi trường: Phần 2

Chia sẻ: An An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

82
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 giáo trình cung cấp cho người học các kiến thức: Phân tích chi phí - lợi ích, công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, một số công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế môi trường: Phần 2

Chương 6 PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỌI ÍCH 6.1. Đ ịn h nghĩa, nội dung và các bước tiến hành phân tích 6.1.1. Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích Phân tích chi phí - lợi ích (CP-LI) là một kỹ thuật giúp cho việc đưa ra những quyết định hợp lý vê sử dụng lâu bển các nguồn tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kê hoạch phát triển kinh tê - xã hội. Phân tích chi phí - lợi ích được áp dụng vào việc đánh giá hệ thống tự nhiên và đánh giá chất lượng môi trường, là một bộ phận hữu cơ của quá trình ra quyết định ở mọi cấp: địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế. Phân tích CP-LI là một phương pháp phân tích kinh tế. Trên cơ sở sử dụng các kết quả phân tích, đánh giá tác động môi trường, so sánh những lợi ích thu được do thực hiện các hoạt dộng phát triển đem lại với những chi phí và tổn thất do chúng gây ra. Chi phí và lợi ích ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồin cả chi phí và lợi ích về tài nguyên và môi trường, cho nên có thể gọi phân tích CP-LI là phân tích CP-LI mở rộng. Phân tích CP-LI là phương pháp thích hợp với điêu kiện của các nước đang phát triển, bởi vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là biện pháp quan trọng và phố biến đế phát triển kinh tê - xã hội tại các nước này. Các phương pháp phân tích chi phí - lợi ích thường dùng: 130 a) Phường pháp phân tích CP-LI của chương trình môi trường Liên nộp quốc (ƯNEP). b) Phương pháp phân tích CP-LI để đánh giá các hệ thống tự nhiên do Viện Môi trường và Chính sách thuộc Trung tâm Đông - Tây đề xu.it. 6.1.2. Nội dung của phương pháp phân tích chi phí - lợi ích a) Mọi hoạt động phát triển đều được thực hiện trong các hệ thống tự nhiên (bao gồm tài nguyên thiên nhiên và các yếu tổ’ môi trường). Vì vậy, trong quy hoạch phát triển và đánh giá tác động môi trường của các quy hoạch và dự án phát triển, cần phải có những hiểu biết vê các hệ thông tự nhiên. b) Sử dụng phương pháp phân tích CP-LI để xem xét một cách toàn diện những thay đổi trực tiếp, nội tại và cả những thay đổi gián tiếp, bên ngoài phạm vi dự án. c) Cơ sở đê tiến hành phân tích CP-LI là những kiến thức chuyên môn thuộc các lĩnh vực hoạt động phát triển, những kiến thức về kinh tế - tài chính và những kiến thức về sinh thái học, những kiến íhức cơ bản vê sự trao đổi vật chất và năng lượng, về diễn thê của các hệ sinh thái; vê các chu trình sinh địa hóa như chu trình cacbcn, nitơ, photpho, nước; về các hệ sinh thái tự nhiên, các hệ sinh thái CƯỢC điêu khiển bơi con người; về hệ sinh thái nhân văn và sinh thái xã hội có quan hệ trực tiếp đến mục tiêu phát triển. d) Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, cần quan tâm trước hết đến các vân đề bảo vệ rừng, bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên nước Igọt, nước lợ, các hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển, vấn đê chông ô nhiễm không khí, nước, đất, vấn đề bảo vệ danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa - lịch sử. 6.1.3. Trình tự tiến hành phân tích chi phí - lợi ích a) Bước 1: Xác định tất cả các hoạt động tiêu thụ hoặc làm suy giảm tài nguyên. Liệt kê những khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, những khía cạnh có lợi cho tài nguyên nhưng chưa được xét đín trong các dự án. 131 b) Bưóc 2: Liệt kê tất cả các tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn được dùng cho hoạt động phát triển. Liệt kê t ất cả các |ả n phẩm thu được, kể cả các phế thải có giá trị hoàn nguyên, các yếu tố môi trường bị tác động. c) Bước 3: Định lượng các dạng tài nguyên sử dụng, các sản phẩm được tạo ra và mức độ suy giảm chất lường môi trường để qua đó xác định lợi ích và chi phí của dự án. d) Bước 4: Diễn đạt kết quả phân tích vào báo cáo tổng hợp, so sánh chi phí - lợi ích thường dùng trong tính toán kinh tế, đánh giá hiệu quả kinh tê và môi trường của dự án. 6.2. Phân tích tài chính, phân tích kinh tế 6.2.1. Phân tích tài chính và phân tích kinh tế Phân tích kinh tê và tài chính thường được sử dụng trong đánh giá các dự án phát triển. a) Phân tích tài chính (financial anlysis): tập trung chủ yêu vào việc phân tích giá thị trường và các dòng lưu thông tiền tệ. b) Phân tích kinh tê bao gồm phân tích chi phí và lợi ích do các dự án phát triển tác động đến môi trường, dù nó có thể không dược phản ánh trên thị trường. Phân tích kinh tế không những đề cập đến các dòng lưu thông tiền tệ mà cả những lợi ích và tổn thất đôi vối xã hội, đôi với tài nguyên và môi trường do hoạt động phát triển gây ra. 6.2.2. ứ n g dụng thực tiễn Phân tích CP-LI mở rộng được tiến hành trên cơ sở cộng tác nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều khó khăn khăn nhất ỏ đây là quyết định chọn những tác động nào đến tài nguyên và môi trường đế đưa vào phân tích và bằng cách nào có thể định lượng cũng như định giá những tác động đó. Trong phân tích, cần chú ý đến mấy điểm sau đây: 132 a) Bắt đầu từ những ảnh hưởng đến môi trường dễ nhận biết và dỗ đánh giá nhất. b) Tính đôi xứng của clhi phí và lợi ích: một lợi ích bị bỏ qua chính là chi phí và ngước lại. tránh được một chi phí chính là một lợi ích. Do đó, phải luôn luôn chú ý tới khía cạnh lợi ích và chi phí của bất. cứ hành động nào. c) Phân tích kinh tế cần được tiến hành với cả hai trường hợp: có dự án và không có dự án. d) Mọi giả thiết phải đưa ra một cách thật rõ ràng. e) Khi không thê sử dụng trực tiếp được giá cả thị trường thì có thế sử dụng giá bóng (shadow price). 6.2.3. Trục thời gian và chiết khâu a) Chọn biến thời gian thích hợp Về mặt lý thuyết, phân tích kinh tê các dự án phải xét khoảng thời gian đủ để có thể bao hàm hết mọi lợi ích và chi phí của dự án. Trong việc lựa chọn biến thời gian thích hợp, cần lưu ý đến hai nhân tô quan trọng sau đây: - Thời gian tồn tại hữu ích dự kiến (expected useful life) của dự án đô tạo ra các sản phẩm đầu ra và các lợi ích kinh tê chủ yếu mà dựa vào đó dự án được thiết kế. - Hệ sô chiết khấu dược sử dụng trong phân tích kinh tê của dự án. Đôi với hệ sô chiết khâu, nếu giá trị chọn lựa càng lớn, thì thòi gian thu lợi sẽ càng ngắn, bởi vì nó làm giảm đi giá trị lợi ích hiện tại của dự án theo thời gian trong tương lai. Quy luật chung là biến thời gian thích hợp cho một dự án sẽ "ngắn hơn" so với thời gian hữu ích dự kiến của dự án hoặc so với thời gian hiệu dụng kinh tế của dự án khi tính đến chiết khấu. b) Chiết khấu Chiết khấu là một cơ chế mà nhờ nó ta có thể so sánh lợi nhuận và chi phí có các điểm khác nhau trên trục thời gian. Đây là một khái niệm thường dễ bị nhẩm lẫn nhất trong phân tích kinh tế. 133 Trong việc sử dụng chiết khấu, cần bảo đảm hai điểu kiện tiên quyết: - Mọi biến sô’ đưa vào tính toán chiết khâu được quy vê cùng một hệ đơn vị. Để thuận tiệm, trong tính toán người ta thường dùng đơn vị đô la làm dơn vị tiềm tệ. Củng có thể sử dụng các đồng tiền chuyển đôi khác. - Phải thừa nhận giả định cho rằng giá trị một dơn vị chi phí hoặc lợi nhuận hiện tại là lớn hơn một đơn vị chi phí hoặc lợi nhuận trong tương lai. Khi đưa các nhân tô" môi trường vào quá trình phân tích, sẽ gặp khó khăn đối với việc đảm bảo điều kiện tiên quyết này. Tronị.; thực tế, có rất nhiều yếu tô chất lượng môi trường không thê định lượng cũng như ấn định giá trị bằng tiền. Như đã nói ở trên, khi phân tích kinh tế các dự án, thường sử dụng giá trị ổn định của đồng đô la, chứ không phải giá trị đã bị thay đổi do lạm phát, vì vậy chỉ có thể sử dụng giá trị tương đối do sự thay đổi. Ví dụ, một dự án dự kiến sản xuất gỗ tròn nhiệt đới. Do nhu cầu vê loại gỗ này trên thế giới tăng, nên giá của nó sẽ tăng lên nhanh hơn mức giá chung. Trong phân tích kinh tê của dự án, có thể đưa vào nhân tố hiệu chỉnh sự tăng giá thực sự của gỗ được sản xuất ra (ví dụ 2%/năm) trong khi tất cả các giá khác (lợi nhuận cũng như chi phí) vẫn giữ ở mức không đổi, giá của gỗ tăng lên khoảng 50% trong hai mươi năm, do đó ngày càng làm tăng mức độ hấp dẫn của dụ án. c) Hệ sô chiết khẩu thích hợp Thế nào là một hệ số chiết khâu thích hợp được sử dụng trong phân tích kinh tế? Đây là một vấn đề không đơn giản. Cần chú ý đến một số điều kiện sau đây: - Trong phép phân tích kinh tế, chỉ được sử dụng một hệ sô chiết khâu, mặc dù khi phân tích có thể thực hiện lặp đi lặp lại với nhiêu giá trị khác nhau của hệ sô chiết khấu. - Hệ sô" chiết khấu không phản ánh lạm phát, mọi giá cii sử dụng trong phân tích là thực. 134

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2