Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2
lượt xem 7
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình Kinh tế phát triển trình bày các nội dung: Các nguồn lực phát triển kinh tế, nghèo đói và bất bình đẳng trong quá trình phát triển, toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2
- Chu ưng 3 CÁC NGUÒN L ự c PHÁT TRIỂN KINH TẾ 3.1. Nguồn vốn vói phát triển kinh tế 3.1.1. Vốn sản xuất và vốn đầu tư Vốn là một bộ phận tài sản (của cải) được sử dụng trong quá ứình sản xuất kinh doanh, v ố n gồm hai hình thức là: v ố n tài chính (tiền, chúng khoán); vốn vật chất (các yếu tố vật chất trong quá trình sàn xuất như máy móc, nhà xưởng...). * Vốn sản xuất Trên phạm vi quốc gia, tổng tài sản tích luỹ được theo thời gian gọi là tổng tài sản quốc gia, gồm: - Công xưởng, nhà máy - Các trụ sở cơ quan - Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải - Tồn kho của tất cả các hàng hoá - Cơ sở hạ tầng - Tài nguyên đã khai thác - Các công trình công cộng - Các công trình kiến trúc quốc gia - Nhà ở của dân cư 104
- - Các căn cứ quân sự Xét theo chức năng sản xuất thì tổng số tài sản quốc gia được chia làm 2 nhóm: là tổng số tài sản sản xuất (còn gọi là vốn sàn xuất: K) và tổng số tài sản phi sản xuất (V). Như vậy, quy mô vốn sản xuất là một bộ phận của tài sản quốc gia tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và được tích luỹ từ những tu liệu sản xuất. Vốn sàn xuất chỉ bao gồm những loại tài sản từ 1 - 6. Nếu gọi w là tổng số tài sản quốc gia, ta có: Công thức: w=K+V Tổng số tài sản quốc gia được tích luỹ bằng hoạt động đầu tư, hay quy mô vốn sản xuất cũng được hình thành từ hoạt động đầu tư, thông qua việc tích luỹ tư liệu sản xuất. Nguyên nhân thiểu vốn sản xuất ở các nước DPT, tức quy mô vốn sản xuất nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu và do thiếu khả năng để sản xuất ra các tư liệu sán xuất và thiếu cơ hội để đổi lấy các phương tiện sản xuất trên thị trường thế giới. Khả năng sản xuất ra các tư liệu sản xuất lại liên quan trực tiếp đến khả năng đầu tư và tích luỹ. Như vậy, khả năng đầu tư lại phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra các tư liệu sản xuất, tức phụ thuộc vào các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất sẽ ưở thành các sản phẩm đầu tư trong nước. Từ quan điểm chính sách, chúng ta có thể tổng kết phân tích nói trên rằng sự tăng trường về các nguồn đầu tư quốc gia phụ thuộc vào khả năng của đất nước trong việc phân bổ các yếu tố sản xuất cùa đất nước như các tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, lao động vào các ngành có khả năng sản xuất ra các tư liệu sản xuất. Như vậy, khó khăn nằm ngay trong sự bất lực của các nước DPT là thiếu khả năng sản xuất ra các tư liệu sản xuất. Do đó, các nước DPT phải tìm kiếm các nguồn tư liệu sản xuất trên thị trường thế giới. 105
- Với nền kinh tế mở, luôn tạo khả năng để chuyển đổi các sản phẩm được tiết kiệm trong nước thành các tư liệu sản xuất trên thị trường quốc tế, tức là thông qua biện pháp nhập khẩu tư liệu sàn xuất từ nước ngoài, hoặc thu hút các tư liệu sản xuất từ các nguồn đi thuê mướn tư liệu sàn xuất của nước ngoài hay thông qua chuyển giao tư liệu sản xuất thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Từ những phân tích ứên, nhân tố làm tăng tích luỹ vốn sản xuất phụ thuộc vào 3 nguồn chủ yếu: - Khả năng gia tăng sản xuất các tư liệu sản xuất trong nước. - Khả nàng nhập khẩu các tư liệu sàn xuất trên thị trường quốc tế. - Khả năng thuê mướn tư liệu sản xuất nước ngoài hay khả năng được chuyền giao tư liệu sản xuất từ chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Trong quá trình phát triển kinh tế các nước DPT nên cố gắng xây dựng các ngành sản xuất các tư liệu sản xuất ngay khi đạt đuợc mức độ công nghệ đủ đề sản xuất các tư liệu sản xuất, khi chưa đạt được trình độ phát triển công nghệ cần tăng nhập khẩu các tư liệu sản xuất và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Tăng cường thuê mưởn tư liệu sản xuất hoặc tranh thu để được chuyển giao tư liệu sản xuất từ nước ngoài. Như vậy, sự hoạt động của ngànli ngoại thương có liên quan đến các biện pháp làm tăng các nguồn vốn đầu tư, nguồn tích luỹ vốn sản xuất. * Von đầu lư và các hình thức đầu tư Quá trình sừ dụng tài sản quốc gia sẽ bị hao mòn qua thời gian, cho nên cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp nâng cấp sửa chữa hao mòn tài sản và do nhu cầu phải ngày càng tăng thêm khối lượng tài sản mới nên phải thường xuyên bổ sung thêm tài sản mới. Quá trình này được tiến hành bằng hoạt động đầu tư. 106
- Hoạt động đầu tư phụ thuộc vào khả năng cung ứng nguồn đầu tư. Vì hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sờ phải có vốn, vốn dùng trong các hoạt động đầu tu gọi là vốn đầu tư. Vậy vốn đầu tu được hiểu nhu là phần thêm vào cho sự tích tụ tài sản để làm tăng quy mô sản xuất và tài sàn phi sản xuất. Hoạt động đầu tư thường được tiến hành dưới hai hình thức, đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Neu như đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư người bỏ vốn và người sử dụng vốn cùng là một chù thể, thì hình thức đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư người bỏ vốn và người sử dụng vốn không cùng một chủ thể. Hiện nay trong lĩnh vực xây dựng cơ sờ hạ tầng ở Việt Nam còn có 3 hỉnh thức đầu tư mới: BOT: Xây dựng - hoạt động - chuyển giao BT: Xây dựng - chuyển giao BTO: Xây dựng - chuyển giao - hoạt động 3.1.2. Vai trò của vốn đầu tư đoi với tăng trưỏng và phát triển kỉnh tế Qua 11IÔ hình tăng trưởng kinh té Ilarrod-Domar đã cho thấy rằng, một quốc gia muốn duy tri tăng trưởng kinh tế vững chắc, ổn định thì đòi hỏi phải bổ sung vốn đầu tư để đạt được những mục tiêu tăng truởng mong muốn. Như vậy, sự thiếu vốn đầu tư sẽ là một cản trở lớn đối với việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong trirờng hợp này cần phải thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để bổ sung vào khoản thiếu hụt. Nhưng lượng vốn sản xuất tích luỹ được mới là chìa khoá của sự phát triển, vì việc bổ sung vốn đầu tư chỉ là phần vốn bỏ thêm vào để làm gia tăng quy mô sàn xuất. Quốc gia nào có khả năng sản xuất ra tư liệu sản xuất thì sẽ làm tăng khả năng tích luỹ vốn sản xuất. Khi quy 107
- mô vốn sản xuất tăng, có nghĩa là các tài sàn sản xuất gia tăng làm tăng năng lực sản xuất của quốc gia, do đó làm tăng sản lượng quốc gia. Để có tốc độ phát triền cao, nền kinh tế phải có đủ vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong nước và vốn vay nước ngoài. Nguồn vốn vay nước ngoài là cần thiết và không thể thiếu, nhưng đã vay thì phải trả cả vốn lẫn lãi, nợ càng lâu thì số tiền lãi phải trả càng nhiều, gánh nặng nợ càng lớn. vốn trong nước bao gồm các nguồn tiết kiệm của Chính phủ, các doanh nghiệp và của các tầng lóp dân cư... do hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính huy động, tập trung lại để đầu tư cho các ngành kinh tế quốc dân. Vốn là một trong bốn nguồn lực cơ bàn để tăng trưởng kinh tế. Vốn quan ttọng đối với mọi quốc gia. Với các nước đang phát triển, vốn rất quan trọng vì lý do sau: - Vốn là nhân tố quan trọng ứong phát triển kiiih tế. Đối với các nước đang phát triển thì đây là điều kiện quan trọng nhất vì lao động, đất đai, tài nguyên... thường có sẵn. - Đối với các nước đang phát triển thi vai ữò của vốn gia tăng với tăng trường kinh tế lớn hơn ở các nước phát triển vì quy luật hiệu suất biên giảm dàn. - Vốn có thể khắc phục sự thiếu hụt các nguồn lực khác bời ứong cơ chế thị trường tất cả các nguồn lực đều là hàng hoá. - Các nước đang phát triển có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn các nuớc phát triển. Đây là cơ sở để các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển (di chuyển vốn quốc tế hay xuất khẩu tư bản). 3.1.3. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư Cầu đầu tư là dự định (kế hoạch) đầu tư của chủ đầu tư nhằm thay thế và tăng thêm giá ứị tài sản cố định hay dự trữ tài sản lưu 108
- động. Giá trị những tài sản này là để đáp ứng yêu cầu của sản xuất hoặc tiêu thụ trong tương lai. Cầu đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào nhịp độ tăng nhu cầu sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Nhìn chung không có mối liên hệ chặt giữa khối lượng sản xuất hiện thời với sự biến đổi nhu cầu và sản xuất sản phẩm được dự báo trong tương lai. Nhiều khi khối lượng sản xuất lớn làm tăng nhu cầu sản phẩm, và ngược lại cũng có khi khối lượng sản xuất lớn làm giảm nhu cầu sản phẩm cùa doanh nghiệp. Giải thích điều này xuất phát từ việc phân tích đường tổng cầu khi tính tới đầu tư cho thấy, tại mỗi thời điểm xác định nhu cầu đầu tư là một lượng cố định, không phụ thuộc vào khối lượng sản xuất hay thu nhập. Chúng ta có thể xem mô hình đơn giản về tổng cầu mô tả trong hình sau. Toàn bộ khối lượng cầu vốn đầu tư gồm vốn đầu tư tăng tài sản cố định và vốn đầu tư tăng tài sản lưu động. Vậy những yếu tố nào xác định độ lớn của cầu vốn đầu tư? Có hai loại nhân tố ảnh hường đến cầu vốn đầu tư, đó là nhân tố lãi suất tiền vay (giá cả của vốn đầu tư) và các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay. Có thể mô tả tác động của các nhân tố này như sau: Đồ thị 3.1. fìồ thị hàm tổng cầu 109
- Đường tổng cầu mô tá tổng chi tiêu dự định cua các hộ gia đình và chi tiêu cho đầu tư cùa các doanh nghiệp. Bởi vì cầu đầu lư là cố định, còn tiêu dùng của các hộ gia đình tăng lên cùng với mức tăng thu nhập, cộng thêm cầu đầu tư cổ định vào hàm tiêu dùng c la sẽ xác định hàm lổng cầu AD = c + I a. Lãi suất tiền vay Lãi suất là nhân tố chi phí của đầu tu, lượng vốn đầu tư tăng, giảm phụ thuộc vào lãi suất. Yêu cầu của sản xuất đòi hỏi cần tăng thêm máy móc, thiết bị, phương tiện... nhằm mở rộng năng lực sán xuất, cho phép hạ thấp chi phí sàn xuất. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, cần phải có sự so sánh giữa lợi ích mang lại do sử dụng máy móc, phương tiện mới, thể hiện qua phần lợi nhuận tăng thêm, với khoản chi phí cho đầu tư. v ấn đề là ở chỗ, lợi ích chi thực sự có được trong tương lai, trong khi vốn đầu tu lại phải bỏ ra ngay tại thời điểm hiện tại. Do đó phải ữả lời được câu hỏi liệu lợi nhuận do đầu tư đem lại có cao hơn so với mức lãi suất phải trả khi chủ đầu tư vay vốn đầu tư hay không? Chủ đầu tư chỉ đầu tư khi và chi khi lợi nhuận thực dự báo trong tương lai cao hơn hoặc ít nhất bằng với mức lãi suất tiền vay phải trả. Đương nhiên, khi lãi suất tiền vay càng tăng thì thu nhập cận biên của đầu tư sẽ càng giảm, nhu cầu đầu tư giảm và ngược lại. Vào cùng một thời điểm, có thể có rất nhiều dự án đầu tư. số lượng dự án đầu tư phụ thuộc vào mức lãi suất tiền vay. Khi mức lãi suất tiền vay càng cao thì số dự án thoả mãn được yêu cầu trên càng ít và ngược lại, khi mức lãi suất tiền vay thấp, sẽ có nhiều dự án đầu tư hơn làm cầu về vốn đầu tư tăng. 110
- Đồ thị 3.2. chỉ rõ đường cầu vốn đầu tư Di thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa lãi suất tiền vay và nhu cầu vốn đầu tư ở mỗi mức lãi suất cụ thể. Neu mức lãi suất tăng từ io lên i] cầu đầu tu giảm, nói cách khác lượng vốn đầu tư giảm từ lo xuống Ij. (A I= Io-I,) Đồ thị 3.2. Hàm cầu đầu tư Tại mỗi mức giá, tài sàn đầu tư và mức lợi nhuận kỳ vọng xác định, thì sự thay đổi của mức lãi suất tiền vay sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư. Neu lãi suất tiền vay tăng lừ i0 lên ij thì nhu cầu đầu tư sẽ giám từ ¡0 xuống 1¡. Lãi suất tiền vay lù btén nột Sính cùa hàm cầu đầu tư. b. Các nhân tố ngoài lãi suất tiền vay * Chu kỳ kinh doanh Một sự đầu tư sẽ đem lại thu nhập nếu đầu tư dẫn đến tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn hay tạo ra chi phí sản xuất thấp hơn. Do đó yếu tố quan trọng quyết định đầu tư là mức sản lượng sản xuất ra (đầu ra). Nhiều nhà kinh tế cho rằng, mức sản lượng 111
- này chịu ảnh hưởng bởi chu kỷ kinh doanh, chu kỳ kinh doanh sẽ phản ánh các mức cầu đầu tư tại các thời điểm khác nhau. Chu kỳ kinh doanh vận động theo hình sin, ở thời kỳ đi lên làm tăng nhu cầu đầu tư, đẩy đường cầu đầu tư DI sang phái, vào vị ứí DI' nói cách khác, với mức lãi suất tiền vay xác định i0 nhu cầu vốn đầu tư giảm. Thuế thu nhập doanh nghiệp và môi trường đầu tư cũng có tác động tương tự. Khi chu kỳ kinh doanh ờ vào thời kỳ đi lên, quy mô sản xuất của nền kinh tế mờ rộng, đầu tư gia tăng, thể hiện ở việc dịch chuyển đường cầu đầu tư sang phải, từ DI sang DI' (đồ thị 3.3). Ngược lại, khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời kỳ đi xuống, quy mô sàn xuất của nền kinh tế bị thu hẹp lại, sẽ kéo đường cầu đầu tư DI dịch chuyển sang trái, tương ứng với mỗi mức lãi suất tiền vay cụ thể. Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh đến đường cầu đầu tir * Thuế thu nhập doanh nghiệp Cùng với lãi suất, các quy định về thuế của Chính phù cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của đầu tư, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu Chính phủ đánh thuế thu nhập cao sẽ làm tăng chi phí 112
- đầu tư và làm cho thu nhập của các doanh nghiệp giảm, làm nản lòng các nhà đầu tư, lượng vốn đầu tư sẽ giảm. Ngược lại, Chính phủ cũng có thể kích thích đầu tư bằng hình thức miễn giảm thuế đối với các khoản lợi nhuận dùng để tái đầu tư. Qua đồ thị 3.3, có thể mô tả tác động của thuế thu nhập đến cầu đầu tư giống như tác động cùa chu kỳ kinh doanh. Khi mức thuế cùa Chính phủ giảm sẽ làm cho đường cầu đầu tư dịch chuyển sang phải, do lợi nhuận tăng, các nhà đầu tư sẽ tích cực đầu tư nhiều hơn đề kiếm lời. * Môi Inrờng đầu tư Đầu tư thường được ví như một canh bạc. Các nhà đầu tư đặt cược một số tiền lớn trong điều kiện hiện tại và hy vọng thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Do vậy, đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường thích hợp, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hiệu quả của các dự án đầu tu. Chẳng hạn như vị trí địa lý, địa hình, thực trạng của cơ sở hạ tầng; những quy định về luật đầu tư, nhất là những quy định có liên quan đến lợi ích tài chính (thuế, giá nhân công...)) uhc độ đất đai (quy chế lliuc mướn, chuyển nhượng, thẻ chấp, giá cả...); các loại thủ tục hành chính, tình hình chính t r ị - x ã hội... Nếu những yếu tố trên thuận lợi sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. Trong việc tạo lập môi trường đầu tư, Chính phủ giữ một vai trò quan trọng, Chính phủ thường quan tâm đến việc đưa ra các chính sách nhằm tăng được lòng tin trong đầu tư và kinh doanh. Cách thức tác động của môi trường đầu tư đến cầu đầu tư có thể được mô tả như trường hợp tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tác động của chu kỳ kinh doanh (đồ thị 3.3). 113
- 3.1.4. Nguồn hình thành vốn đầu tư Khi doanh nghiệp quyết định đầu tư mua sắm, lắp đặt tài sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất tức là doanh nghiệp đã tham gia vào thị trường hàng hoá và dịch vụ. Nhưng thị trường vốn đầu tư sẽ diễn ra ở đâu và cái gì là đối tượng lưu thông ữên thị trường này? Vấn đề đơn giản là ở chỗ, khi doanh nghiệp quyết định đầu tư hay mua sắm tư liệu sản xuất, rất ít khi doanh nghiệp sừ dụng tiền mặt để trang trải cho các khoản đầu tư, mà doanh nghiệp sẽ thông qua các tổ chức tài chính, như ngân hàng, để mượn khoản chi phí đầu tư và tất nhiên doanh nghiệp phải trả cho tổ chức tài chính khoản lãi suất tiền vay. Như vậy, lúc này doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đầu tư. Nguồn vốn này chính là lượng tiền mặt mà ngân hàng đã huy động tiết kiệm từ các nguồn khác nhau. Ngân hàng hay tổ chức tài chính là nhưng tổ chức trung gian thực hiện nhiệm vụ chuyển số tiền tiết kiệm ứong các hộ gia đình sang cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư và hường phần chênh lệch giữa mức lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay. Khối lượng tiết kiệm của các hộ gia đình phụ thuộc vào mức thu nhập và mức lãi suất tiền gửi. Xu hướng chung là khi nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ tiết kiệm càng tăng. Hay nói cách khác là các hộ gia đình sẵn sàng gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất thay vì mua các hàng hóa, tài sản để cất trữ. Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có thu nhập thấp thì quy mô và tỷ lệ tiết kiệm đều thấp trong khi yêu cầu về phát triển kinh tế ngày càng tăng, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Điều đó đặt ra sự cần thiết phải có nguồn hỗ trợ từ nước ngoài. Mặt khác, trong sự giao lưu quốc tế hiện nay, ngay đối với các nước công nghiệp phát triển vẫn cần có sự kết hợp nguồn vổn đầu 114
- tư trong nước và ngoài nước phục vụ cho sự phát triền kinh tế. Như vậy, đối với một quốc gia tiết kiệm có được là tổng số của tiết kiệm trong nước và tiết kiệm ngoài nước. s = s d + Sf Trong đó, s là tổng số tiết kiệm của một quốc gia, Sd là tiết kiệm trong nước, Sf là tiết kiệm ngoài nước. a. Nguồn tiết kiệm trong nước Nguồn vốn tiết kiệm trong nước được hình thành từ 3 nguồn: Tiết kiệm từ ngân sách Nhà nước, tiết kiệm từ các doanh nghiệp và tiết kiệm từ các hộ gia đinh * Tiết kiệm từ ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở lấy tổng thu NSNN trừ đi tổng chi NSNN. * Tiết kiệm từ các doanh nghiệp được xác định trên cơ sở lấy thu nhập sau thuế cộng với quỳ khấu hao. Riêng đối với các doanh nghiệp cổ phần, tiết kiệm của doanh nghiệp sẽ bằng phần lợi nhuận không chia cộng với quỳ khấu hao. * Tiết kiệm từ các hộ gia đình xác định bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi tống chi tiêu. b. Nguồn tiết kiệm ngoài mrởc Nguồn vốn từ bên ngoài đưa vào các nước đang và chậm phát triển được thực hiện qua nhiều hình thức: - Tài ượ phát triển chính thức (ODF- Official Development Finance): Là nguồn tài trợ chính thức cùa chính phũ cho mục tiêu phát triển. Nguồn vốn này bao gồm ODA và các hỉnh thức ODF khác; ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ODF. 115
- - Tín dụng thương mại từ các ngân hàng (Commercial Credit by Bank) là nguồn vốn chủ yếu nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, xuất nhập k h ẩu ... - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Dừect Investment) là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn tự thiết lập cơ sờ sản xuất kinh doanh cho riêng mình, tự đứng ra làm chủ sở hữu, tự quản lý hoặc thuê người quản lý cơ sở này (đầu tư 100% vốn), hoặc góp vốn cùng với một hay nhiều xí nghiệp của nước sở tại thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh, rồi cùng các đối tác của minh cùng làm chủ sở hữu và cùng quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này (xí nghiệp liên doanh). - Viện trợ cho không của các tổ chức phi chính phù (NGO- Nongovemmental Organisation). - Tín dụng tư nhân: Loại vốn này có ưu điểm là hầu như không gắn với các ràng buộc chính trị - xã hội, song các điều kiện cho vay khắt khe (thời hạn hoàn trà vốn ngắn và lãi suất cao), vốn được sử dụng chủ yếu để đáp ứng các yêu cầu xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn. v ố n này cũng được dùng để đầu tư phát triển và mang tính dài hạn. Tỷ ứọng vốn dài hạn trong tổng số có thể tăng lên đáng kể nếu triển vọng tăng trưởng lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là khả quan. * Viện trợ phát triển chỉnh thức (ODA) ODA là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của một nước hay một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội. 116
- ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện frợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức phi chinh phủ, các tổ chức thuộc hệ thống LHQ, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển ODA là nguồn vốn cực kỳ quan trọng cho công cuộc phát ữiền kinh tế cùa các nước đang phát triển. Thông qua các dự án ODA, cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của nước tiếp nhận được nâng lên một bước. Nếu sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả, vốn ODA sẽ là nhân tố tích cực giúp các nước đang phát triển tăng trưởng kinh tế. Thông qua các dự án ODA về giáo dục, đào tạo, y tế... sẽ giúp cho trỉnh độ dân trí, chất luợng lao động được nâng lên. * Đầu lư trực tiếp nước ngoài (FDI) FDI là loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ đầu tư nuớc ngoài (tư nhân) dành toàn bộ hoặc phần đủ lớn vốn đầu tư vào các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước sở tại để thu lợi nhuận. FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thúc chủ yếu là hợp đồng họp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đối với các nước tiếp nhận đầu tư (chủ yếu là đối với các nước đang phát triền), nguồn vốn FDI có những tác dụng như: Giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn cho phát triển kinh tế xã hội do tích lũy nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật ừong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh. Các nước NICs trong gần 30 năm qua, nhờ nhận được trên 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài cùng với chính sách kinh tế năng động, hiệu quả đã trở thành những 117
- con rồng châu Á. Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc từ nước khác cho nước tiếp nhận đầu tư, do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại (trên thực tế có một số công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đon thuần), những kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing, đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về mọi mặt. Bên cạnh đó, FDI còn làm cho các hoạt động đầu tư ừong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước, tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Một điều quan trọng là nguồn FDI có khả năng giúp các nước đang phát triển giảm được gánh nặng nợ nước ngoài. Thông qua hợp tác với các công ty nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giói. Như vậy các nước có khả năng tốt hơn trong việc huy động tài chính cho các dự án plĩát triển. Tuy nhiên khi thu hút nguồn vốn FDI còn có một số hạn chế như: (1) Sự xuất hiện của các FDI là nguy cơ đối với các doanh nghiệp ưong nước bời sự cạnh tranh và cơ hội phát triển; (2) FDI sẽ đem đến nước chủ nhà một lối sống và một cách tiẽu dùng mới, làm giảm khả năng tiết kiệm của quốc gia; (3) Các nước đang phát triển dễ bị biến thành thị trường tiêu thụ công nghệ lạc hậu; (4) FDI sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ ngược - xuôi ứong nền kinh tế (đầu vào - đầu ra); Các FDI thường không tái đầu tư phần lợi nhuận tạo ra mà chủ yếu chuyển thành thu nhập gửi về nước, làm ảnh hường đến quá trình tái sản xuất mở rộng. * Nguồn vốn cùa các lổ chức phi chỉnh phủ (NGO) NGO thường là nguồn viện ừợ không hoàn lại, chủ yếu mang tính chất nhân đạo, quy mô của nguồn vốn nhỏ được hình thành tiên 118
- cơ sở quyên góp hoặc sự tài trợ của Chính phủ. NGO có một số đặc điểm như: Phương thức viện ữợ đa dạng (tiền hoặc hiện vật); hình thức viện trợ đơn giản, nhanh, đáp ứng kịp thòi những yêu cầu khẩn cấp (thiên tai, bệnh dịch, chiến tranh). Hạn chế của nguồn NGO ở chỗ: Nguồn cung cấp viện trợ không ổn định; Ngoài mục đích nhân đạo, trong một số trường hợp còn mang màu sắc tôn giáo, chính trị. * Nguồn vốn tin dụng thương mại Tín dụng thương mại là nguồn vốn mà các nước nhận vốn vay sau một thời gian phái hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho nước cho vay. Các mrớc cho vay thu lợi nhuận thông qua lãi suất tiền vay. Nguồn vốn này có một số đặc điểm như: Đối tượng đi vay thường là các doanh nghiệp. Độ rủi ro cao đối với các chủ đầu tư khi các doanh nghiệp vay vốn hoạt động không hiệu quả, làm ăn thua lỗ, phá sản; Vốn vay dirới dạng tiền tệ và các doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng vốn; chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận thông qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay, độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, có quyền sử dụng những tài sản đã thế chấp hoặc yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán khoản vay ưong trường hợp bên vay không có khả năng thanh toán. Các ngân hàng cung cấp vốn tuy không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp, nhưng trước khi nguồn vốn được giải ngân thi họ đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro. Khi sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại, các nước tiếp nhận vốn không phải chịu bất cứ một ràng buộc nào về chính trị, xã hội, có toàn quyền sử dụng vốn. Tuy nhiên, do đây là nguồn vốn cho vay với lãi suất thương mại nên nếu các nước tiếp nhận không sử dụng hiệu quả nguồn vốn này thì nguy cơ dẫn đến tình trang mất khả năng chi trả, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. 119
- 3.2. Tài nguyên thiên nhiên vói phát triển kinh tế 3.2.1. Tài nguyên thiên nhiên là một nguồn lực quan trọng Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất. Xét ừên phạm vi toàn thế giới, nếu không có tài nguyên thì sẽ không có sản xuất, cũng không có sự tồn tại của loài người. Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chi là điều kiện cần chứ chưa đủ. Trên thực tế, nếu công nghệ là cố định thì lưu lượng cùa tài nguyên thiên nhiên sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sàn xuất vật chất trong những ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như thép, nhôm... Tài nguyên thiên nhiên chi trờ thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Thực tế đã cho thấy, nhiều quốc gia mặc dù có trữ lượng tài nguyên phong phú, đa dạng, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng vẫn là nước nghèo và kém phát triển như Cô Oét, Arập Xêut, Vênêzuêla, Chilê. Ngược lại, nhiều quốc gia có ít tài nguyên khoáng sản nhưng lại trở thành những nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Anh, Pháp, Italia... Có thẻ nói, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sán xuất phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn đầu phát triền, các nước đang phát triển thường quan tâm nhiều đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ tinh, sành sứ... 120
- 3.2.2. Tài nguyên thiên nhiên là cơ sờ tạo tích luỹ vốn và phát triển ổn định Đối với hầu hết các mrớc, việc tích luỹ vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn ĐTNN. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút ngắn quá trinh tích luỹ vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hoá nền kinh tế, tạo nguồn tích luỹ vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp đất nước. Nguồn tài nguyên thường là cơ sở đề phát fríen một số ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúp cho một quốc gia ít bị lệ thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trường một cách ổn định, độc lập khi thị trường tài nguyên thế giới rơi vào ừạng thái bất ổn. 3.2.3. “Căn bệnh Hà L a n ” - M ột bài học trong khai thác tài nguyên Váo nhưng nám 60 cùa thế ký trước, thường có quan diẻm cho rằng tài nguyên là yếu tố cơ bản để đạt được tăng trưởng kinh tế cao. Nhưng thực tế cho thấy rằng, vào thời gian 1973 - 1982, khi giá dầu mỏ tăng lên, tất cả những khoản tiền khổng lồ thu được nhờ vào những khoản thu nhập về thuế đều làm cho các nước xuất khẩu tài nguyên có tốc độ tăng trường kinh tế cao. Thu nhập từ dầu mỏ đã làm tăng thu nhập thực tế bình quân đầu người, tạo thêm cơ hội việc làm và tăng các phuơng án lựa chọn chính sách. Nhưng nó cũng làm thay đổi những động lực kinh tế, bóp 121
- méo và làm mất ổn định sản lượng đầu ra của một số ngành không phải là dầu mò, thường là trong sản lượng nông nghiệp. Điển hình là trường hợp của Hà Lan, thường được gọi là "căn bệnh Hà Lan". Trong suốt tliời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1975, Hà Lan đạt được sự thành công đáng kể trong hầu hết các lĩnh vực, lạm phát ít khi vượt quá 3%/năm. Tốc độ tăng GNP thường trên 5% và nạn thấp nghiệp dao động xung quanh tỷ lệ 1%. Bí quyết của những thành công này là ờ chỗ khu vực xuất khấu truyền thống của nước này có sức cạnh tranh mạnh so với những đối thủ của mình ứên toàn thế giới, như sản phẩm nông nghiệp và hàng điện tà. Vào đầu những năm 70, Hà Lan tìm thấy một số lượng dự trữ đáng kể khí đốt tự nhiên. Từ năm 1973 - 1978 Hà Lan xuất khẩu một lượng khí đốt lớn làm tăng 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng 4% GNP. Đồng thời tỷ giá hối đoái cũng tăng lên và để mất đi gần 30% bạn hàng truyền thống. Kết quả là các cơ sờ xuất khẩu truyền thống đã phải đương đầu với tai hoạ: chi phí sản xuất trong nước tăng lên, đồng đôla trên thị trường trong nước bị sụt giá. Những điều này làm cho tỷ lệ lạm phát tăng từ 2% năm 1970 lên 10% năm 1975 và tốc độ tăng GNP giảm từ 5% xuống còn 1%. 3.2.4. Khai thác tài nguyên với phát triển bền vững * Những hạn chế trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên - Đối với môi trường Sau Chiến tranh thế giói lần thứ hai, "tăng trưởng" được coi là đầu tầu để thúc đẩy nền kinh tế của các nước đang phát triển. Tiếp đó 122
- quan điểm "phát triển" đã khuyến cáo các nước về vai ứò của con người trong hoạt động kinh tế. Mặc dù dưới những giác ngộ khác nhau, những xu hướng này đều có điểm chung là nhấn mạnh lợi ích kinh tế và bò qua lợi ích của giới tự nhiên. Do đó, việc khai thác các nguồn tài nguyên để phục vụ lợi ích kinh tế của con người đã dẫn đến tình trạng báo động về môi trường sống trên toàn thế giới. Thiếu sự kiểm soát môi trường, cùng với mức tăng trưởng kinh tế là mức tăng hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường như C 0 2, CO, S 0 2, N 0 2... do đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, ô nhiễm nhiệt, chất thải của phản ứng hạt nhân và nhũng chất thải tan được trong công nghiệp, nông nghiệp và tốc độ đô thị hoá, đã đe doạ nghiêm trọng bầu khí quyển và nguồn nước có hạn của chúng ta. Có thề nói rằng, đi đôi với tăng trưởng và phát triển kinh tế là tình trạng môi trường sinh thái bị huỷ hoại nghiêm ừọng. Nhìn lại 100 năm cùa thế kỷ XX cho thấy, 50% diện tích rừng bị cháy, diện tích đất canh tác bị thu hẹp tới 75%, quá trình độ thị hoá tăng tốc: nếu như năm 1950 dân thành thị mới chiếm 29% dân số thế giới thì năm 1995 đã lên 45%, tức là khoảng 2,3 tỷ người, làm nảy sinh biết bao vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường cực kỳ nan giải. Các hiện tượng "hiệu ứng nhà kính", Trái đất nóng lên 0,5 độ ưong vòng 1 thế kỷ, quá trìnli "sa mạc hoá", thiên tai như lũ lụt, hạn hán xảy ra liên tiếp cướp đi sinh mạng cùa khoảng 10 triệu người cùng với những thiệt hại về vật chất, để lại nhiều hậu quả nghiêm ưọng và lâu dài. - Entropy và quá trình kinh tế Entropy là số đo về năng lượng không có sẵn trong nhiệt động học. Năng lượng có thề là năng lượng tự do mà chúng ta có thể chi phối và sử dụng hoàn toàn, hoặc cũng có thể là năng lượng chúng ta 123
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kinh tế phát triển - Chương 2
26 p | 1078 | 427
-
Giáo trình kinh tế phát triển - Chương 3
77 p | 1065 | 377
-
Giáo trình kinh tế phát triển - Chương 9
50 p | 491 | 273
-
Giáo trình kinh tế phát triển
138 p | 702 | 267
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1
88 p | 992 | 154
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2
100 p | 377 | 103
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh
62 p | 58 | 11
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - Lê Mỹ Linh Thanh
46 p | 54 | 9
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1
105 p | 16 | 7
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1 - TS. Đinh Văn Hải
200 p | 17 | 6
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1
83 p | 19 | 6
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
67 p | 24 | 6
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2
62 p | 13 | 5
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 1
240 p | 13 | 5
-
Giáo trình Kinh tế phát triển (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
37 p | 19 | 4
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2
188 p | 12 | 4
-
Giáo trình Kinh tế phát triển: Phần 2 - TS. Đinh Văn Hải
212 p | 14 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn