intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Tổng quan về kinh tế học; Cung – Cầu; Lý thuyết hành vi người tiêu dùng; Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp; Cấu trúc thị trường; Thị trường yếu tố sản xuất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế vi mô (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT tr của Hiệu TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KINH TẾ VI MÔ NGHỀ: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-CĐCG ngày … tháng.... năm…… của Trường cao đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) Trang 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Cùng với Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô được coi là một trong những môn học quan trọng nhất cung cấp các kiến thức nền tảng cho những ai muốn hiểu về sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Khác với Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể, Kinh tế vi mô tập trung vào việc phân tích các hành vi của các chủ thể kinh tế như người sản xuất, người tiêu dùng, thậm chí là chính phủ trên từng thị trường riêng biệt. Những tương tác khác nhau của các chủ thể này tạo ra những kết cục chung trên các thị trường cũng như xu hướng biến động của chúng. Hiểu được cách mà một thị trường hoạt động như thế nào và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thị trường, trên thực tế là cơ sở để hiểu được sự vận hành của cả nền kinh tế, cắt nghĩa được các hiện tượng kinh tế xảy ra trong đời sống thực. Đây là điểm xuất phát cực kỳ quan trọng để để mỗi cá nhân, tổ chức cũng như chính phủ có thể dựa vào để đưa ra những ứng xử thích hợp nhằm thích nghi và cải thiện tình trạng kinh tế. Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế dần sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Kinh tế vi mô đã được đưa vào giảng dạy ở Khoa Kinh tế. Ban đầu nó tồn tại như một học phần trong môn học chung là Kinh tế học, sau đó được tách ra như một môn học riêng biệt. Điều này thể hiện sự hoàn thiện dần của kết cấu chương trình cũng như tầm quan trọng của việc nghiên cứu các chủ đề kinh tế học trong hành trang kiến thức của sinh viên ngành kinh tế. Giáo trình này là giáo trình Kinh tế vi mô cơ sở được dành phục vụ cho những sinh viên nhóm ngành kinh tế lần đầu tiên được nghiên cứu Kinh tế học. Là một cuốn sách giáo khoa có tính chất nhập môn, giáo trình này trình bày những nguyên lý cơ bản của môn Kinh tế vi mô và được biên soạn thành 6 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về kinh tế học - Chương 2: Cung – Cầu - Chương 3: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng - Chương 4: Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp - Chương 5: Cấu trúc thị trường - Chương 6: Thị trường yếu tố sản xuất Các nhà kinh tế thường tiếp cận các vấn đề trong nền kinh tế thông qua phân tích cung cầu: bằng cách nghĩ về người mua và bán là các lực lượng cầu thành thị trường; mục tiêu và những ràng buộc để phát triển các mô hình; mô tả các điều kiện cho cân bằng thị trường; và giải pháp xác định cân bằng cũng như các thay đổi cân Trang 3
  4. bằng thị trường khi có sự tác động chính phủ vào thị trường. Với cách tiếp cận này, bạn đọc có thể dể dàng hiểu được sự vận hành và tương tác của các lực lượng cấu thành thị trường, cơ chế giá cả và cách thức phân bổ nguồn lực đối với các đặc tính thị trường khác nhau. Với bạn đọc khi bắt đầu nghiên cứu kinh tế vi mô, không ai nói rằng đây là môn học dể, nhiều bạn đọc thậm chí cho rằng đây là môn học khó khăn nhất. Mặc dù như vậy, nhưng hầu hết các bạn có thể kiểm soát việc học tập của mình và chúng tôi đảm bảo rằng bạn có thể thành công. Nhưng để nghiên cứu tốt môn học này đòi hỏi người học phải cam kết và kiên trì với một kế hoạch học tập thích hợp; đọc tài liệu và nắm yêu cầu học tập trước khi đến lớp; đọc thêm các tài liệu liên quan và tin tức kinh tế; liên kết nội dung bài học với các sự kiện kinh tế; đặt câu hỏi phân tích và suy luận vấn đề. Dù khá cẩn trọng và cố gắng để giáo trình ít khiếm khuyết nhất ở mức có thể, song cuốn sách này chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về những sai sót nếu có này và sẵn sàng đón nhận mọi góp ý của mọi người để ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Đoàn Thị Vy Sa Chủ biên 2. ………….............. 3. ……….............…. Trang 4
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC 1. Nền kinh tế 17 1.1. Các chủ thể nền kinh tế 20 1.2. Các yếu tố sản xuất 20 1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản 21 1.4. Các mô hình kinh tế 23 1.5. Sơ đồ hoạt động của nền kinh tế 28 2. Kinh tế học 29 2.1. Khái niệm 29 2.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học 33 3. Lựa chọn kinh tế tối ưu 34 3.1. Lý thuyết lựa chọn 34 3.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất 35 3.3. Ảnh hưởng của các quy luật kinh tế đối với 39 sự lựa chọn kinh tế tối ưu 4. Thực hành 42 CÂU HỎI ÔN TẬP - BÀI TẬP 43 Chương 2 CUNG – CẦU 1. Cầu 47 1.1. Khái niệm 47 1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường 48 1.3. Luật cầu 49 1.4. Các yếu tố hình thành cầu 52 1.5. Sự thay đổi của lượng cầu và của cầu 52 2. Cung 53 2.1. Khái niệm 53 2.2. Cung cá nhân và cung thị trường 53 2.3. Luật cung 55 Trang 5
  6. 2.4. Các yếu tố hình thành cung 55 2.5.Sự thay đổi của lượng cung và của cung 56 3. Mối quan hệ cung – cầu 57 3.1. Trạng thái cân bằng 57 3.2. Dư thừa và thiếu hụt 58 3.3. Sự thay đổi trạng thái cân bằng và kiểm soát giá 59 4. Sự co giãn của cung – cầu 62 4.1. Co giãn của cầu 62 4.2. Sự co giãn của cung theo giá 64 5. Thực hành 65 CÂU HỎI ÔN TẬP - BÀI TẬP 66 Chương 3 LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 1. Lý thuyết về lợi ích 70 1.1. Một số khái niệm 70 1.2. Quy luật của lợi ích cận biên giảm dần 73 1.3. Lợi ích cận biên và đường cầu 74 2. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu 75 2.1. Sở thích của người tiêu dùng 75 2.2. Đường bàng quang 76 2.3. Đường ngân sách 80 2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng 83 2.5. Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn tối ưu 85 3. Thực hành 87 CÂU HỎI ÔN TẬP - BÀI TẬP 88 Chương 4 LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP 1. Lý thuyết về sản xuất 91 1.1. Hàm sản xuất 91 1.2. Sản xuất trong ngắn hạn 92 1.3. Sản xuất trong dài hạn 94 2. Lý thuyết về chi phí 98 2.1. Chi phí sản xuất 98 2.2. Chi phí ngắn hạn 103 Trang 6
  7. 2.3. Chi phí dài hạn 105 3. Lý thuyết về doanh thu và lợi nhuận 108 3.1. Doanh thu 108 3.2. Lợi nhuận 110 4. Thực hành 113 CÂU HỎI ÔN TẬP - BÀI TẬP 114 Chương 5 CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG 1. Cạnh tranh hoàn hảo 117 1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệ trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo 117 1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn 118 1.3. Đường cung trong ngắn hạn 121 1.4. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn 123 2. Độc quyền 128 2.1. Độc quyền bán 128 2.2. Độc quyền mua 136 3. Cạnh tranh độc quyền 138 3.1. Khái niệm và đặc điểm 138 3.2. Đường cầu và doanh thu cận biên 138 3.3. Lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp 139 3.4. Cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn 140 3.5. Phân biệt giá của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền 142 4. Độc quyền tập đoàn 143 4.1. Khái niệm và đặc điểm 143 4.2. Đường cầu và doanh thu cận biên 144 4.3. Lựa chọn của doanh nghiệp 145 4.4. Cân bằng trong độc quyền tập đoàn 146 5. Thực hành 149 CÂU HỎI ÔN TẬP - BÀI TẬP 150 Chương 6 THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT 1.Thị trường lao động 154 Trang 7
  8. 1.1. Cầu về lao động 154 1.2. Cung về lao động 159 1.3. Cân bằng về cung cầu lao động 165 2. Thị trường vốn 169 2.1. Gía của tài sản và quyết định đầu tư 170 2.2. Cầu về vốn 173 2.3. Cung về vốn 174 2.4. Cân bằng cung cầu về vốn 175 3. Thị trường đất đai 175 3.1. Cung cầu về đất đai 176 3.2. Cân bằng trên thị trường đất đai 177 4. Thực hành 181 CÂU HỎI ÔN TẬP - BÀI TẬP 182 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 184 Trang 8
  9. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KINH TẾ VI MÔ Mã môn học: MH 11 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 40 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 17 giờ; KT: 3h) Vị trí, tính chất, vai trò ý nghĩa của môn học: - Vị trí: Kinh tế học vi mô là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ sở của nghề kế toán doanh nghiệp, môn học này được bố trí giảng dạy sau môn kinh tế chính trị và trước các môn cơ sở khác của nghề. - Tính chất: Kinh tế học vi mô là môn học bắt buộc nghiên cứu cách thức ra quyết định của các chủ thể kinh tế cũng như sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể, là cơ sở để học các môn chuyên môn của nghề. -Vai trò, ý nghĩa: Kinh tế vi mô bao gồm các nội dung về các vấn đề nhỏ hẹp, mang tính quyết định của các cá nhân, từ đó rút ra những quy luật về cung, cầu, khả năng tiêu dùng, khả năng cung ứng.... của các cá nhân này trong nền kinh tế. Dưới góc độ quản lý, kinh tế vi mô là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách quyết định áp dụng những biện pháp phù hợp với nền kinh tế. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: A1. Trình bày được các vấn đề kinh tế cơ bản của các chủ thể trong nền kinh tế; A2. Trình bày được các nội dung cung - cầu và sự hình thành giá cả hàng hóa trên thị trường; A3. Trình bày được các yếu tố sản xuất; A4. Hiểu được các nội dung cạnh tranh và độc quyền. - Kỹ năng: B1. Phân tích được các vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp; B2. Xác định được cung cầu, giá cả hàng hóa; B3. Giải thích được hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp; B4. So sánh được thị truờng cạnh tranh và độc quyền; B5. Xác định được thị trường các yếu tố sản xuất; Trang 9
  10. - Năng lực tự chủ trách nhiệm: C1. Chủ động, tích cực trong việc học tập, nghiên cứu môn học; C2. Tiếp cận và giải quyết các vấn đề kinh tế hiện đại phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. 1. Chương trình khung nghề kế toán doanh nghiệp Thời gian đào tạo (giờ) Mã Số Trong đó MH, Tên môn học, mô đun tín Tổng Lý Thực hành MĐ chỉ số Kiểm thuyế /thực tập /bài tra t tập Các môn học chung/đại 18 435 157 255 23 I cương MH 01 Chính trị 3 75 41 29 5 MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2 MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4 Giáo dục quốc phòng – An 3 75 36 35 4 MH 04 ninh MH 05 Tin học 3 75 15 58 2 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6 II Các môn học, mô đun đào 107 2365 886 1361 118 tạo nghề MH 07 Kinh tế chính trị 3 60 40 16 4 MH 08 Luật kinh tế 2 30 20 8 2 MH 09 Soạn thảo văn bản 2 45 27 15 3 MH 10 Anh văn chuyên ngành 3 60 40 16 4 MH 11 Kinh tế vi mô 3 60 40 17 3 MH 12 Nguyên lý thống kê 3 45 30 13 2 Trang 10
  11. MH 13 Lý thuyết tài chính tiền tệ 3 45 31 11 3 MH 14 Lý thuyết kế toán 4 75 50 20 5 MH 15 Quản trị doanh nghiệp 3 60 40 17 3 MH 16 Thống kê doanh nghiệp 3 60 30 26 4 MH 17 Thuế 3 60 30 26 4 MH 18 Tài chính doanh nghiệp 6 120 70 42 8 MĐ 19 Kế toán doanh nghiệp 1 6 120 55 57 8 MĐ 20 Kế toán doanh nghiệp 2 7 150 70 72 8 MĐ 21 Thực hành kế toán trong 3 85 0 77 8 doanh nghiệp thương mại MĐ 22 Thực hành kế toán trong 5 150 0 140 10 doanh nghiệp sản xuất MH 23 Phân tích hoạt động kinh 3 60 30 26 4 doanh MH 24 Kế toán quản trị 3 60 30 26 4 MH 25 Kế toán hành chính sự 4 75 30 40 5 nghiệp MH 26 Kiểm toán 3 60 30 26 4 MĐ 27 Tin học kế toán 2 60 13 45 2 MĐ 28 Thực tập nghề nghiệp 7 200 0 200 0 MĐ 29 Thực tập tốt nghiệp 10 310 0 310 0 MH 30 Toán kinh tế 4 75 49 22 4 MH 31 Kinh tế vĩ mô 3 45 30 12 3 MH 32 Kinh tế phát triển 2 45 25 17 3 MH 33 Quản lý ngân sách 2 45 25 17 3 MH 34 Kế toán thương mại dịch vụ 3 60 26 30 4 Trang 11
  12. MH 35 Quản trị văn phòng 2 45 25 17 3 Tổng cộng 125 2800 1043 1616 141 2. Chương trình chi tiết môn học SỐ THỜI GIAN (GIỜ) TÊN CÁC CHƯƠNG TRONG MÔN HỌC TT LT TH BT KT TỔNG 1 Tổng quan về kinh tế học 5 1 6 2 Cung - cầu 12 5 1 18 3 Lý thuyết hành vi người tiêu dung 4 2 6 4 Lý thuyết hành vi của doanh nghiệp 6 3 1 10 5 Cấu trúc thị trường 9 4 1 14 6 Thị trường yếu tố sản xuất 4 2 6 TỔNG CỘNG 40 17 3 60 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, biểu đồ, bài giảng điện tử,.. 3.4. Các điều kiện khác: Người học đã học xong môn kinh tế chính trị. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. Trang 12
  13. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Thường xuyên Vấn đáp Tự luận/ A1, B1, C1 1 Sau 6 giờ. Trắc nghiệm Định kỳ Viết Tự luận/ A1, A2, A3, B2, 3 Sau 24 giờ B2, B3, C1, C2 Trắc nghiệm Kết thúc môn Viết Tự luận/ A1, A2, A3, A4, B1, 1 Sau 60 giờ học B2, B3, B4, B5, C1, Trắc nghiệm C2 4.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Trang 13
  14. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng kế toán doanh nghiệp 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn, phân tích và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng giáo án điện tử, sơ đồ kinh tế để minh họa các bài tập ứng dụng. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. Trang 14
  15. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc mô đun. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 6. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Lê Bảo Lâm (chủ biên), Kinh Tế Vi Mô, NXB Thống Kê, Tp. HCM, 2005. 2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Kinh Tế Học Vi Mô, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005. 3. Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ, và Nguyễn Hoàng Bảo, Câu Hỏi và Bài Tập Kinh Tế Vi Mô, NXB Thống Kê, 2005. 4. TS. Đồng Thị Vân Hồng, CN. Phùng Xuân Hội, CN. Phạm Thanh Luận, Kinh Tế Vi Mô, NXB Lao Động, 2010 Trang 15
  16. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC Mã chương: MH11-01 Giới thiệu: Chương này nhằm giới thiệu với người đọc cái nhìn tổng quan về kinh tế học, mà kinh tế học vi mô là một phân nhánh quan trọng của nó. Để làm điều này, trước tiên chúng ta hãy làm quen với một số khái niệm kinh tế đơn giản như nền kinh tế, các chủ thể kinh tế, các yếu tố sản xuấ, ba vấn đề kinh tế cơ bản, mô hình kinh tế... nhằm hiểu được những vấn đề kinh tế cơ bản mà mọi xã hội đều phải đương đầu giải quyết. Đây cũng là cơ sở để chúng ta hiểu giới hạn, phạm vi nghiên cứu của kinh tế học, phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô như là những cách thức tiếp cận khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ bước đầu làm quen với một số công cụ mà các nhà kinh tế thường sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng trong đời sống kinh tế. Những công cụ này sẽ được trở đi, trở lại nhiều lần trong toàn bộ môn học với mục đích giúp chúng ta có thể tư duy như một nhà kinh tế. Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh, sinh viên có khả năng: - Trình bày được khái niệm, phân loại, phương pháp nghiên cứu kinh tế học và lý thuyết lựa chọn kinh tế tối ưu. - Thực hiện được các bài tập tình huống, phân biệt chính xác kinh tế vi mô và vĩ mô. - Nghiêm túc, chủ động, tích cực trong quá trình nghiên cứu, học tập Phương pháp giảng dạy và học tập chương 1: - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học nhớ các giá trị đại lượng, đơn vị của các đại lượng. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học Điều kiện thực hiện bài học: - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết chuyên môn - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác Trang 16
  17. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: vấn đáp)  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Nền kinh tế. Nền kinh tế là một hệ thống các hoạt động sản xuất và tiêu dùng liên quan đến nhau, giúp xác định cách phân bổ những nguyên liệu khan hiếm. Sản xuất và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của những người sống và hoạt động trong nền kinh tế, còn được gọi là một hệ thống kinh tế. Một nền kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất, tiêu thụ và thương mại hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực. Một nền kinh tế áp dụng cho tất cả mọi người, từ các cá nhân đến các thực thể như các tập đoàn và chính phủ. Nền kinh tế của một khu vực hoặc quốc gia cụ thể được điều chỉnh bởi văn hóa, luật pháp, lịch sử và địa lí của nó. Do vậy, không có hai nền kinh tế giống hệt nhau nào tồn tại. Trong cuộc sống của mình, con người thực hiện vô vàn các dạng hoạt động khác nhau: ăn uống, học tập, lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí … Các lĩnh vực hoạt Trang 17
  18. động của con người cũng được phân chia một cách ước lệ thành kinh tế, thể thao, chính trị, văn hóa… Thật ra, trên thực tế, sự phân chia như vậy chỉ có ý nghĩa tương đối. Chúng ta thường nghe nói, ngày nay bóng đá không chỉ là môn thể thao hấp dẫn hàng tỷ người trên thế giới mà nó còn là một ngành công nghiệp khổng lồ tạo ra hàng triệu việc làm, với nhiều tỷ đô la lợi nhuận. Vậy thì kinh doanh bóng đá có phải là một hoạt động kinh tế? Khi các nhà kinh tế học xem quốc phòng như một hàng hóa công cộng mà nhà nước phải cung cấp, thì phải chăng chi tiêu cho quốc phòng như thế nào là hiệu quả không phải là một vấn đề kinh tế? Rõ ràng, trong các hoạt động của mình, con người luôn luôn phải đối diện với những vấn đề kinh tế. Chúng ta có thể dễ dàng xem việc sản xuất lúa gạo, lắp ráp ô tô, hay quá trình tổ chức bán hàng ở các siêu thị là những hoạt động kinh tế song các hoạt động khác (trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, chính trị, tôn giáo v.v...) dù không trực tiếp biểu hiện ra như là các hoạt động kinh tế thì chúng ít nhiều cũng liên quan đến các vấn đề kinh tế. Trong các hoạt động này, khi ra quyết định người ta vẫn luôn luôn phải lựa chọn giữa các phương án sử dụng nguồn lực khác nhau để đạt được một mục đích nào đó. Khi làm như vậy, thực chất người ta đã tiếp cận, xử lý các vấn đề kinh tế. Như vậy, hoạt động kinh tế với tư cách là một hoạt động sử dụng nguồn lực của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm (hữu hình hay vô hình) thỏa mãn nhu cầu khác nhau của con người cho đến nay vẫn là hoạt động chủ yếu, đóng vai trò nền tảng trong đời sống xã hội loài người. Đối với mỗi quốc gia, thành công trong lĩnh vực phát triển kinh tế luôn là cơ sở quan trọng để tạo dựng những thành tựu trong các lĩnh vực khác. Nói đến hoạt động kinh tế, người ta trước tiên thường nghĩ đến các hoạt động sản xuất. Đó là việc tổ chức, sử dụng theo một cách thức nào đó các nguồn lực (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, lao động, nguyên vật liệu) nhằm tạo ra những vật phẩm hay dịch vụ (các dòng lợi ích mà người ta thu được trong một thời kỳ, phát sinh từ các vật phẩm hữu hình hay từ các hoạt động của con người) thỏa mãn nhu cầu của con người. Các vật phẩm hay dịch vụ với tư cách là kết quả đầu ra của quá trình sản xuất thường được các nhà kinh tế học gọi là hàng hóa. Các nguồn lực hay bất cứ cái gì dùng để sản xuất ra các hàng hóa được gọi là các yếu tố đầu vào (hay các yếu tố sản xuất). Ớ thời nguyên thủy, khi sản xuất con người chủ yếu lợi dụng chính những yếu tố đầu vào sẵn có của tự nhiên. Càng phát triển, con người càng ngày càng tạo ra những đầu vào nhân tạo cho phép họ sản xuất ra các đầu ra với hiệu suất cao hơn. Nếu sản xuất là quá trình biến đổi các đầu vào thành các đầu ra thích hợp với nhu cầu của con người (theo nghĩa này, sản xuất bao gồm cả sự dịch chuyển các vật phẩm trong không gian và thời gian), thì tiêu dùng chính là mục đích của sản xuất. Xã hội chỉ sản xuất ra những hàng hóa mà nó có nhu cầu tiêu dùng. Quyết định tiêu dùng của các cá nhân có ảnh hưởng to lớn đến các quyết định sản xuất. Khi thực hiện quyết định của mình, những người tiêu dùng lựa chọn các hàng hóa theo một cách nào đó, phù hợp với sở thích, nguồn thu nhập của mình và giá cả hàng hóa. Vì đối tượng lựa Trang 18
  19. chọn của hành vi tiêu dùng là hàng hóa nên tiêu dùng cũng là một hoạt động kinh tế quan trọng. Trao đổi hàng hóa cũng là một hoạt động kinh tế cơ bản của các xã hội hiện đại. Thông qua trao đổi, các cá nhân khác nhau có thể nhận được những hàng hóa mà mình cần chứ không phải trực tiếp sản xuất ra tất cả các loại hàng hóa. Nhờ trao đổi, quá trình sản xuất xã hội trở nên có hiệu quả hơn. Xã hội không chỉ sản xuất ra các hàng hóa mà còn phải phân phối chúng giữa các thành viên khác nhau. Việc phân phối các hàng hóa đầu ra tùy thuộc nhiều vào việc phân phối các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Người nào nắm giữ được nhiều đầu vào hơn, người đó có nhiều khả năng chiếm giữ được phần lớn hơn trong số các đầu ra mà xã hội tạo ra. Cách thức phân phối thường gắn chặt với cách thức sản xuất. Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng là những khâu khác nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau của quá trình kinh tế. Sở dĩ chúng là những hoạt động kinh tế vì ở đây người ta luôn phải đương đầu với sự lựa chọn khi ra các quyết định. Khi chúng ta phải cân nhắc sản xuất nhiều lúa gạo hơn hay lắp ráp nhiều ô tô hơn, điều đó tự nó đã hàm ý rằng chúng ta không thể cùng một lúc có cả hai thứ nhiều hơn. Chúng ta đang đứng trước một sự đánh đổi: được cái này thì buộc phải hy sinh thứ khác. Sự đánh đổi này khiến cho chúng ta phải lựa chọn để có thể đưa ra được những quyết định khôn ngoan, hợp lý hay nói cách khác, những quyết định có tính kinh tế. Lựa chọn - đó chính là thực chất của các quyết định kinh tế. Tại sao người ta thường phải lựa chọn khi ra các quyết định? Nguồn gốc của mọi vấn đề kinh tế nằm ở mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu có tính vô hạn của con người với một bên là các nguồn lực có tính khan hiếm. Vấn đề kinh tế phát sinh chính là do sức ép của việc giải quyết mâu thuẫn này. Trong cuộc sống, con người luôn có các nhu cầu cần thỏa mãn. Nhu cầu về thức ăn, quần áo, chỗ ở, phương tiện đi lại. dường như liên quan đến nhu cầu cơ bản, có tính sinh tồn của con người. Bên cạnh chúng, con người còn có nhiều nhu cầu “cao cấp” hơn: học tập, đi du lịch, thưởng thức âm nhạc, xem phim, xem hay chơi thể thao. Khi còn ở trạng thái nghèo đói, người ta có xu hướng coi các nhu cầu “cao cấp” trên là xa xỉ, và tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu sinh tồn. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, nhu cầu con người luôn luôn không có điểm dừng. Một khi một nhu cầu được thỏa mãn, người ta lại nảy sinh những nhu cầu mới, cao hơn. Sự mở rộng và nâng cấp liên tục các nhu cầu nằm trong bản chất của con người. Để thỏa mãn các nhu cầu của mình, con người cần có các sản phẩm và dịch vụ. Nhưng các nguồn lực để sản xuất các hàng hóa này lại có tính khan hiếm. Về cơ bản, các nguồn lực trong xã hội đều không phải là vô hạn, người ta không thể cung cấp chúng một cách miễn phí mà không rơi vào trạng thái số lượng nguồn lực được yêu cầu vượt quá số lượng cung cấp sẵn có. Không chỉ lao động, đất đai, vốn là khan hiếm, mà thời gian để người ta sản xuất và tiêu dùng cũng khan hiếm. Tính khan hiếm Trang 19
  20. này không cho phép con người có thể sản xuất mọi hàng hóa, với bất kỳ số lượng nào mà nó mong muốn. Với số lượng nguồn lực có hạn, khi xã hội sản xuất quá nhiều lương thực, nó buộc phải hy sinh các sản phẩm khác. Tính khan hiếm của nguồn lực khiến cho phần lớn các sản phẩm mà chúng ta thấy cũng mang tính khan hiếm. Người ta không thể có chúng mà không phải hy sinh hay từ bỏ một cái gì khác. Vì thế: Lựa chọn sản xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu v.v.... để có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của mình chính là bài toán kinh tế mà cho đến nay, loài người vẫn phải đương đầu. Điều đó làm nên các hoạt động kinh tế đa dạng của xã hội. Nghiên cứu về kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế được gọi là kinh tế học. Kinh tế có thể được chia thành hai lĩnh vực trọng tâm, kinh tế học vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế học vi mô nghiên cứu những quyết định của các cá nhân (người tiêu dùng và người sản xuất) trên từng loại thị trường, từ đó, rút ra những vấn đề mang tính quy luật kinh tế. Ví dụ: khi giá của thịt heo tăng lên, người tiêu dùng sẽ giảm số lượng thịt heo mà người đó sẽ tiêu dùng, nhưng người sản xuất lại muốn sản xuất thêm thịt heo. Như vậy, đã có một sự mâu thuẫn ở đây, và kinh tế học vi mô sẽ giúp chứng ta đi tìm mức sản lượng tối ưu là mức sản lượng mà tại đó, người sản xuất có thể đạt được mục tiêu của mình là lợi nhuận tối đa. Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu nền kinh tế như là một tổng thể thống nhất. Cụ thể là kinh tế vĩ mô nghiên cứu những chỉ tiêu tổng thể của một nền kinh tế (như: giá trị tổng sản lượng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp,...) và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này, từ đó, nghiên cứu và đề xuất các chính sách kinh tế để điều tiết nền kinh tế hay thúc đầy tăng trưởng kinh tế. Ví dụ: kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các chỉ tiêu: tổng sản phẩm nội địa, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và xác định khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, tốc độ tăng của tổng sản phẩm nội địa sẽ giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Từ đó đề xuất chính sách thích hợp để khắc phục tình trạng này. 1.1. Các chủ thể kinh tế. Trong một nền kinh tế có 3 nhóm chủ thể ra quyết định về việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó là: hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ. + Hộ gia đình: là người tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. + Doanh nghiệp: là người sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho nền kinh tế. + Chính phủ: là người ban hành các quy định và luật lệ phù hợp, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho sự hoạt động của các chủ thể kinh tế khác trên thị trường. 1.2. Các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất là những yếu tố cần thiết, cung ứng đầu vào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng hay nền kinh tế nói chung. Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2