Giáo trình Kỹ thuật chụp không dùng thuốc cản quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Giáo trình "Kỹ thuật chụp không dùng thuốc cản quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về kỹ thuật chụp X quang không dùng thuốc cản quang tại đơn vị trong ngành y tế. Học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về kỹ thuật chụp đã học vào hoạt động nghề nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật chụp không dùng thuốc cản quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KỸ THUẬT CHỤP KHÔNG DÙNG THUỐC CẢN QUANG NGÀNH: KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:549 /QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2021
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng kỹ thuật chụp không dùng thuốc cản quang được các giảng viên Bộ môn chẩn đoán hình ảnh biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng kỹ thuật hình ảnh dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học kỹ thuật chụp không dùng thuốc cản quang giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về kỹ thuật chụp X quang không dùng thuốc cản quang tại đơn vị trong ngành y tế. Môn học “kỹ thuật chụp không dùng thuốc cản quang” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về kỹ thuật chụp đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Ths. BS Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths. BS Lê Viết Dũng 3. Ths. BS Bùi Khắc Tuân 4. CN Nguyễn Quốc Hải
- 4 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 3 2. Bài 1: Kỹ thuật chụp X quang xương đùi 6 3. Bài 2: Kỹ thuật chụp X quang khớp gối, cẳng chân 18 4. Bài 3: Kỹ thuật chụp X quang khớp háng 35 5. Bài 4: Kỹ thuật chụp X quang khung chậu 48 6. Bài 5: Kỹ thuật chụp X quang khớp cổ chân, bàn chân 58 7. Bài 6: Kỹ thuật chụp X quang tim phổi 77 8. Bài 7: Kỹ thuật chụp X quang xương sườn 91 9. Bài 8: Kỹ thuật chụp X quang xương đòn, khớp ức đòn 103 10. Bài 9: Kỹ thuật chụp X quang khớp vai 116 11. Bài 10: Kỹ thuật chụp X quang hệ tiết niệu không chuẩn bị 130 12. Bài 11: Kỹ thuật chụp X quang ổ bụng không chuẩn bị 140 13. Bài 12: Kỹ thuật chụp X quang cột sống cổ 153 14. Bài 13: Kỹ thuật chụp X quang cột sống ngực 169 15. Bài 14: Kỹ thuật chụp X quang cột sống thắt lưng 182 16. Bài 15: Kỹ thuật chụp X quang khớp khuỷu tay 195 17. Bài 16: Kỹ thuật chụp X quang xương cẳng tay 210 18. Bài 17: Kỹ thuật chụp X quang xương cánh tay 220 19. Bài 18: Kỹ thuật chụp X quang xương cổ tay, bàn tay 232 20. Bài 19: Đại cương về chụp sọ mặt 257 21. Bài 20: Kỹ thuật chụp X quang xương sọ 260 22. Bài 21: Kỹ thuật chụp X quang xoang tư thế Hirtz 277 23. Bài 22: Kỹ thuật chụp X quang xoang tư thế Blondeau 292 24. Bài 23: Kỹ thuật chụp X quang xoang chũm tư thế Schuller 304
- 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC KỸ THUẬT CHỤP KHÔNG DÙNG THUỐC CẢN QUANG Tên môn học: Kỹ thuật chụp không dùng thuốc cản quang Mã môn học: MH 29 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học “Kỹ thuật chụp không dùng thuốc cản quang” là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, học sau môn học giải phẫu X quang - Tính chất: + Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật chụp X quang không dùng thuốc cản quang. + Làm thành thạo các thao tác kỹ thuật chụp trên hệ thống máy X quang thường quy và máy X quang kỹ thuật số. + Sinh viên phải biết nhận biết được các tiêu chuẩn để đánh giá một phim chụp X quang không dùng thuốc cản quang đạt yêu cầu. + Làm môn học bổ trợ cho các môn học chuyên ngành tiếp theo. - Ý nghĩa và vai trò của môn học : + Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tia X, từ đó giúp sinh viên hiểu rõ về những ứng dụng của tia X trong đời sống cũng như những tác hại của tia X. Mục tiêu của môn học: 1. Kiến thức - Trình bày được các chi tiết giải phẫu hình ảnh trên phim chụp X quang không dùng thuốc cản quang. - Trình bày được các bước tiến hành kỹ thuật chụp X quang không dùng thuốc cản quang. - Nêu được các tiêu chuẩn đánh giá một phim chụp X quang không dùng thuốc cản quang đạt yêu cầu, từ đó phân tích và khắc phục được các lỗi thường gặp trong quá trình thực hiện kỹ thuật. - Nêu được cách bảo quản, bảo dưỡng máy X quang theo đúng quy trình. 2. Kỹ năng - Làm thành thạo các kỹ thuật chụp X quang không dùng thuốc cản quang. - Nhận định và phân tích được các tiêu chuẩn đánh giá một phim X quang không dùng thuốc cản quang đạt yêu cầu. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp theo nhóm. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc. Tự giác, tích cực và phát huy tính sáng tạo trong quá trình học tập. - Có ý thức bảo quản, bảo dưỡng máy móc trang thiết bị trong quá trình vận hành và sử dụng máy X quang. Nội dung của môn học :
- 6 Bài 1: KỸ THUẬT CHỤP X QUANG XƯƠNG ĐÙI (Thời gian: 2 giờ) Giới thiệu: kỹ thuật chụp xquang xương đùi là kỹ thuật đầu tay trong đánh giá các bệnh lý và chấn thương liên quan đến xương đùi PHẦN LÝ THUYẾT Mục tiêu: 1. Nêu được các chỉ định chụp xương đùi 2. Trình bày được kỹ thuật chụp xương đùi thẳng, nghiêng Nội dung chính: 1. Giải phẫu xương đùi Là xương dài nhất của bộ xương, gồm có một thân và 2 đầu. Thân xương gồm 3 mặt (sau ngoài, sau trong và trước) và 3 bờ (ngoài, trong và sau). Đầu trên xương đùi gồm có cổ và chỏm xương. Chỏm xương tiếp khớp với ổ cối xương chậu tạo thành khớp háng. Hai mấu chuyển lớn và bé, giữa hai mấu chuyển là đường liên mấu. Đầu dưới xương đùi hơi cong và ra sau. Lồi cầu trong và ngoài tiếp khớp với mâm chày tương ứng. Diện khớp ròng rọc ở trước tiếp khớp với xương bánh chè. 2. Các chỉ định chụp 2.1. Chấn thương 2.1.1. Gẫy thân xương đùi Xương đùi nằm trong khối cơ lớn được nhiều mạch máu nuôi dưỡng nên liền nhanh nhưng trái lại gẫy xương đùi thường chảy nhiều máu có thể gây sốc mất máu. Các cơ mông khỏe bám vào mấu chuyển lớn làm đầu trên dạng, cơ thắt lưng chậu bám vào mấu chuyển bé làm đầu trên gấp ra trước. Điều này giải thích gẫy xương đùi rất hay di lệch. Khi chụp X quang phải hết sức nhẹ nhàng, tránh thô bạo. Tư thế chụp xương đùi thẳng là cần thiết, không đặt vấn đề chụp nghiêng nếu như thấy tình trạng lâm sàng không cho phép. 2.1.2. Gẫy trên lồi cầu xương đùi Gẫy trên lồi cầu xương đùi thường do tai nạn ô tô, do ngã cao, đây là tổn thương ít gặp. Khi thăm khám cần phát hiện dấu hiệu thương tổn thần kinh hông kheo và tổn thương mạch máu. Thăm khám X quang cũng chụp hai tư thế thẳng và nghiêng để xác định ổ gãy và mức độ bị lệch. 2.2. Chụp xương đùi phục vụ cho điều trị Gãy xương đùi có chỉ định điều trị đóng đinh nội tủy: Vai trò của Xquang lúc này là xác định vùng tủy rộng hay hẹp để chọn đinh nội tủy phù hợp. ❖ Đánh giá tình trạng liền xương sau điều trị: - Phương pháp điều trị đóng đinh nội tủy ngược dòng cho kết quả tốt. Sau một thời gian (2 - 3 tuần), chụp X quang xương đùi đánh giá tình trạng liền xương để có hướng điều trị thích hợp. - Nếu như gãy xương đùi không có chỉ định phẫu thuật, chỉ bó bột sau khi đã đủ thời gian (khoảng 6 tuần). Trước khi tháo bột tiến hành chụp lại xương đùi, nhận định sơ bộ về sự liền xương, can xương ổ gẫy. 2.3. Các tổn thương khác
- 7 Chẩn đoán viêm xương, u xương, loãng xương... Mặc dù đã được thay thế chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vi tính nhưng Xquang thường qui vẫn còn nguyên giá trị vì rẻ tiền, dễ thực hiện, vừa giúp chẩn đoán và theo dõi trong quá trình điều trị. Trong những trường hợp này, thăm khám X quang không bao giờ chụp ở một tư thế, bắt buộc phải 2 tư thế: thẳng và nghiêng. 3. Kỹ thuật chụp xương đùi 3.1. Chuẩn bị dụng cụ - Máy Xquang cả sóng, kiểm tra tình trạng máy. - Phim 24x30 đối với trẻ em, 30x40 đối với người lớn. - Họ tên bệnh nhân, dấu phải trái, ngày tháng năm chụp. - Lá chắn chì, gối đệm, lưới chồng mờ (nếu cần) 3.2. Chuẩn bị bệnh nhân - Gọi bệnh nhân vào phòng chụp. Đối chiếu đúng bệnh nhân với chỉ định chụp: Tên, tuổi, giới tính... - Tiếp xúc, giúp đỡ, an ủi bệnh nhân, bộc lộ vùng cần chụp. 3.3. Kỹ thuật chụp xương đùi thẳng - Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn X quang. Chân bên cần chụp duỗi thẳng, bàn chân xoay nhẹ vào trong (nếu gẫy không hoàn toàn). - Phim 30x40cm, đặt dọc dưới đùi, chỉnh điểm giữa xương đùi vào giữa phim, khu trú chùm tia hoặc che lá chắn chì theo chiều dọc. - Tia trung tâm: chiếu vuông góc từ trên xuống qua điểm giữa đùi vào trung tâm phim. Hằng số chụp: 60-65 kV, 40 mAs, khoảng cách 1mét. ❖ Lưu ý: - Nếu bệnh nhân to béo hoặc bó bột thì phải dùng lưới chống mờ và tăng hằng số chụp (kV, mAs). - Trong trường hợp gãy xương đùi được điều trị bằng đóng đinh nội tủy, cần đánh giá kích thước thật của ống tủy, thì phải đặt phim sát vào đùi, bóng X quang để khoảng cách xa từ 1,5 đến 2m. - Phải lấy được một đoạn gãy hoặc một khớp gần nhất nếu chụp khu trú.
- 8 Hình 1: Kỹ thuật chụp xương đùi thẳng 3.4. Kỹ thuật chụp xương đùi nghiêng 3.4.1. Kỹ thuật chụp nghiêng ngoài - Bệnh nhân nằm nghiêng hoàn toàn trên bàn X quang, về phía bên cần chụp. Chân bên không chụp co lên đưa ra trước hoặc đưa ra sau tối đa. Cổ chân kê gối đệm mục đích để xương đùi sát phim. Chân bên chụp gập lại dạng ra mặt ngoài đùi sát phim. - Cũng có thể bệnh nhân nằm nghiêng không hoàn toàn, xương đùi cần chụp gập nhẹ và xoay ra ngoài sao cho mặt ngoài áp vào phim. Chân bên đối diện gập gối đặt bàn chân thẳng góc xuống bàn làm điểm tì cố định cho tư thế. - Phim 30x40cm, đặt dọc dưới đùi, chỉnh điểm giữa xương đùi vào giữa phim, khu trú chùm tia hoặc che lá chắn chì theo chiều dọc. - Tia trung tâm: chiếu vuông góc từ trên xuống qua điểm giữa đùi vào trung tâm phim. - Hằng số chụp: 60 kV, 40 mAs, khoảng cách 1 mét, có thể dùng lưới lọc chống mờ.
- 9 A B Hình 2: Kỹ thuật chụp xương đùi, tư thế nghiêng ngoài hoàn toàn (A) và không hoàn toàn (B) 3.4.2. Kỹ thuật chụp nghiêng trong (đọc thêm) - Được áp dụng trong những trường hợp chấn thương nặng. - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng (hoặc chân không đau co hết sức lên bóng). Đùi bên cần chụp được kê cao bằng gối đệm. - Phim 30x40, đặt thẳng đứng dọc được cố định bởi kẹp giữa hai đùi ( hoặc cố định bằng bao cát nếu chân bên không chụp co ). Bóng Xquang chiếu ngang, chỉnh điểm giữa xương đùi vào giữa phim, khu trú chùm tia hoặc che lá chắn chì theo chiều dọc. - Tia trung tâm: đi ngang và vuông góc qua điểm giữa xương đùi vào trung tâm phim.
- 10 - Hằng số chụp: 60 kV, 40 mAs, khoảng cách 1m, có thể dùng lưới lọc chống mờ. Lưu ý: Tư thế chụp này chỉ thấy được 2/3 dưới xương đùi. Hình 3: Kỹ thuật chụp xương đùi, tư thế nghiêng trong 4. Đánh giá một phim chụp đạt yêu cầu - Lấy được bộ phận cần chụp vào trung tâm phim. - Lấy được cả hai khớp trên và dưới hoặc ít nhất là một khớp gần nơi bị tổn thương. - Phim có độ nét, độ tương phản. - Phim có tên tuổi bệnh nhân, dấu phải trái, ngày tháng năm chụp. PHẦN THỰC HÀNH Mục tiêu: 1. Thực hiện được kỹ thuật chụp phim Xquang xương đùi đúng quy trình. 2. Nêu được các tiêu chuẩn để đánh giá một phim Xquang xương đùi đạt yêu cầu kỹ thuật. 3. Rèn luyện được tính tích cực, chủ động trong học tập; ân cần, nhẹ nhàng khi giao tiếp với người bệnh, thực hiện kỹ thuật an toàn và chính xác. Nội dung chính: 1. Giải phẫu xương đùi . Là xương dài nhất của bộ xương, gồm có một thân và 2 đầu. Thân xương gồm 3 mặt (sau ngoài, sau trong và trước) và 3 bờ (ngoài, trong và sau). Đầu trên xương đùi gồm có cổ và chỏm xương. Chỏm xương tiếp khớp với ổ cối xương chậu tạo thành khớp háng. Hai mấu chuyển lớn và bé, giữa hai mấu chuyển là đường liên mấu. Đầu dưới xương đùi hơi cong và ra sau. Lồi cầu trong và ngoài tiếp khớp với mâm chày tương ứng. Diện khớp ròng rọc ở trước tiếp khớp với xương bánh chè.
- 11 1. Chỏm xương đùi 2. Cổ xương đùi 3. Mấu chuyển lớn 4. Ổ cối 5. Mấu chuyển nhỏ 6. Lỗ bịt 7. Thân xương đùi 8. Xương bánh chè 9. Lồi cầu ngoài xương đùi Hình 4: Giải phẫu X quang phim chụp xương đùi 2. Các chỉ định chụp. 2.1. Chấn thương. 2.1.1. Gẫy thân xương đùi. Xương đùi nằm trong khối cơ lớn được nhiều mạch máu nuôi dưỡng nên liền nhanh nhưng trái lại gẫy xương đùi thường chảy nhiều máu có thể gây sốc mất máu. 2.1.2. Gẫy trên lồi cầu xương đùi Gẫy trên lồi cầu xương đùi thường do tai nạn ô tô, do ngã cao, đây là tổn
- 12 thương ít gặp. Khi thăm khám cần phát hiện dấu hiệu thương tổn thần kinh hông kheo và tổn thương mạch máu. Thăm khám X quang cũng chụp hai tư thế thẳng và nghiêng để xác định ổ gãy và mức độ bị lệch. 2.2. Chụp xương đùi phục vụ cho điều trị Gãy xương đùi có chỉ định điều trị đóng đinh nội tủy: Vai trò của Xquang lúc này là xác định vùng tủy rộng hay hẹp để chọn đinh nội tủy phù hợp. 2.3. Các tổn thương khác Chẩn đoán viêm xương, u xương, loãng xương... 3. Kỹ thuật chụp: 3.1.Chuẩn bị hệ thống máy Xquang - Bật máy Xquang DR - Bật máy in phim - Bật máy tính - Kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy 3.2Chuẩn bị bệnh nhân Gọi bệnh nhân vào phòng chụp. Đối chiếu đúng bệnh nhân với chỉ định chụp: Tên, tuổi, giới tính...Tiếp xúc, giúp đỡ, an ủi bệnh nhân, bộc lộ vùng cần chụp.Tháo vật dụng cản quang (như vòng cổ, kẹp tóc), nếu cần bệnh nhân búi tóc lên cao đầu. 3.3 Các bước kỹ thuật chụp - Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn X quang. Chân bên cần chụp duỗi thẳng, bàn chân xoay nhẹ vào trong (nếu gẫy không hoàn toàn). - Phim 30x40cm, đặt dọc dưới đùi, chỉnh điểm giữa xương đùi vào giữa phim, khu trú chùm tia hoặc che lá chắn chì theo chiều dọc. - Tia trung tâm: chiếu vuông góc từ trên xuống qua điểm giữa đùi vào trung tâm phim. - Hằng số chụp: 60-65 kV, 40 mAs, khoảng cách 1mét. Hình 5: Kỹ thuật chụp xương đùi thẳng
- 13 3.4. Kỹ thuật chụp xương đùi nghiêng - Bệnh nhân nằm nghiêng hoàn toàn trên bàn X quang, về phía bên cần chụp. Chân bên không chụp co lên đưa ra trước hoặc đưa ra sau tối đa. Cổ chân kê gối đệm mục đích để xương đùi sát phim. Chân bên chụp gập lại dạng ra mặt ngoài đùi sát phim. - Cũng có thể bệnh nhân nằm nghiêng không hoàn toàn, xương đùi cần chụp gập nhẹ và xoay ra ngoài sao cho mặt ngoài áp vào phim. Chân bên đối diện gập gối đặt bàn chân thẳng góc xuống bàn làm điểm tì cố định cho tư thế. - Phim 30x40cm, đặt dọc dưới đùi, chỉnh điểm giữa xương đùi vào giữa phim, khu trú chùm tia hoặc che lá chắn chì theo chiều dọc. - Tia trung tâm: chiếu vuông góc từ trên xuống qua điểm giữa đùi vào trung tâm phim. - Hằng số chụp: 60 kV, 40 mAs, khoảng cách 1 mét, có thể dùng lưới lọc chống mờ. Hình 6: Kỹ thuật chụp xương đùi, tư thế nghiêng 4. Đánh giá một phim chụp đạt yêu cầu: - Lấy được bộ phận cần chụp vào trung tâm phim. - Phim phải có dấu F,T rõ ràng. - Phim có độ nét, độ tương phản. - Phim có tên tuổi bệnh nhân, dấu phải trái, ngày tháng năm chụp.
- 14 BẢNG KIỂM CÁC BƯỚC KỸ THUẬT CÁC BƯỚC TIÊU CHUẨN TT Ý NGHĨA THỰC HIỆN ĐẠT 1 Chuẩn bị người kỹ thuật viên Mặc trang phục y tế Theo dõi liều Trang phục đầy đủ, gọn Đeo liều kế bức xạ định kì gàng. 2 Chuẩn bị hệ thống chụp Xquang Bật máy xquang DR Khởi động máy, Máy hiện được thông số chọn thông số bình thường trên bảng điều khiển, khới động được đèn và các nút chức năng trên đầu bóng chụp Bật máy in phim Khởi động máy, Máy hiện số lượng phim, kiểm tra số không báo lỗi lượng phim Bật máy tính Khởi động máy Kết nối được hai hệ để kết nối hệ thống máy chụp và máy thống in Kiểm tra tình trạng hoạt Máy có hoạt Bàn chụp và giá chụp di động của các máy động bình chuyển bình thường, thường hay phát thử tia bình thường không Bật điều hòa Giữ nhiệt độ Nhiệt độ phòng mức 25- của máy ở mức 28 độ C cho phép Chuẩn bị áo chắn chì Che chắn cho Áo chắn chì không bị
- 15 bệnh nhân hư hở 3 Chuẩn bị người bệnh Nhận định người bệnh Biết được tình Họ tên, tuổi, quê quán. trạng hiện tại Sự vận động đi lại của của người bệnh người bệnh để có hướng tư Có người nhà đi cùng vấn và giải hay không thích Thông báo, giải thích cho Giải thích cho Bệnh nhân hiểu được lý người bệnh/ người nhà về người bệnh bộc do cần bộc lộ vùng chụp kỹ thuật. Bộc lộ vùng cần lộ vùng cần và hợp tác chụp chụp 4 Tiến hành kỹ thuật Kiểm tra giấy chỉ định và Tránh nhầm lẫn Đúng người bệnh, đúng thông tin trên máy của kỹ thuật cần chụp bệnh nhân Phim và lưới chống mờ Phim Xquang Bệnh nhân phải nằm trên bàn X quang (phim sau khi chụp ngửa hoàn toàn. đặt ngang). Hoặc đặt không bị mờ. phim nằm ngay dưới bàn Để đánh giá X quang. chính xác cấu Bệnh nhân nằm ngửa 2 trúc giải phẫu X chân duỗi thẳng, hai tay quang xương xuôi dọc theo cơ thể. đùi. Bệnh nhân nằm ngửa trên Để đánh giá Bệnh nhân hai chân duỗi bàn X quang. Chân bên chính xác cổ thẳng, hai ngón chân cần chụp duỗi thẳng, bàn xương đùi. chạm vào nhau.
- 16 chân xoay nhẹ vào trong (nếu gẫy không hoàn toàn). Tia trung tâm: Bóng X Tia trung tâm Tia trung tâm đi vuông quang chiếu thẳng từ trên chuẩn phim sẽ góc trên khớp mu xuống dưới, vuông góc cân đối và khoảng 4cm. với phim, khu trú vào lượng tia x sẽ điểm trên xương đùi được phần bổ đều ở các bộ phận cần chụp Hằng số chụp: Thông số Lấy hằng số Lấy đúng hằng số khi gợi ý (60-70KV; 0,08s; chuẩn giúp phim hiện lên không 160mA) tùy loại máy, tùy phim có được căng tia cũng không non loại phim, tùy theo thể độ tương phản tia quá trạng bệnh nhân gầy béo, và độ nét tốt tùy theo bệnh của bệnh nhất để có việc nhân mà ta lấy hằng số đọc phim chính chụp khác nhau. xác 5 Tiêu chuẩn của phim xquang xương đùi. Ý nghĩa - Lấy được bộ phận cần chụp vào trung tâm Đạt được đúng và đủ các phim. tiêu chuẩn của phim - Phim phải có dấu F,T xquang sẽ hạn chế được việc làm lu mờ hoặc mất - Phim có độ nét, độ tương phản. tổn thương trên phim - Phim có tên tuổi bệnh nhân, dấu phải trái, giúp bác sĩ có thể chẩn ngày tháng năm chụp đoán và định hướng một cách chính xác nhất có thể
- 17 Ghi nhớ: 1. Nêu các chỉ định và trình bày kỹ thuật chụp xương đùi thẳng? 2. Trình bày kỹ thuật chụp xương đùi nghiêng ngoài? Lượng giá: 1. Sử dụng cỡ phim … cho trẻ em và … cho người lớn. A. 13x18/ 24x30. B. 18x24/ 30x40. C. 24x30/ 30x40. 2. Chụp xương đùi thẳng. A. Bệnh nhân nằm nghiêng trên bàn chụp, chân bên chụp duỗi thẳng. B. Bàn chân xoay nhẹ ra ngoài. C. Phim đặt dọc dưới đùi, chỉnh điểm giữa xương đùi vào giữa phim. D. Tia trung tâm chiếu ngang qua điểm giữa đùi vào trung tâm phim. E. Hằng số chụp cố định cho mọi bệnh nhân là: 60-65 kV, 40 mAs, khoảng cách 1mét. 3. Chụp xương đùi thẳng, Tia trung tâm chiếu ngang vào mặt ngoài đùi. A. Đúng B. Sai 4. Kỹ thuật chụp xương đùi nghiêng trong. Phim 30x40, đặt thẳng đứng dọc được cố định ... A. Giữa hai đùi. B. Mặt sau đùi bên cần chụp. C. Dưới đùi bên cần chụp. 5. Chụp xương đùi thẳng. A. Chụp xương đùi bó bột phải giảm hằng số chụp( kv, mAs). B. Chụp xương đùi bó bột phải giảm tiêu chuẩn, phải dùng lưới. C. Chụp xương đùi đóng đinh nội tủy, khoảng cách bóng phim 1,5 - 2m. D. Chụp thẳng để bàn chân xoay ra ngoài. E. Chụp xương đùi so sánh bệnh nhân nằm nghiêng. 6. Nếu bệnh nhân to béo hoặc bó bột thì phải dùng lưới chống mờ và tăng hằng số chụp. A. Đúng B. Sai Tài liệu tham khảo: [1] Bài giảng Kỹ thuật chụp X quang thông thường: Nguyễn Doãn Cường: NXB Y học Hà Nội - 2008. [2] Bài giảng Kỹ thuật chụp X quang: Phạm Minh Thông : NXB Y học – 2012 [3] Bài giảng Kỹ thuật chụp X quang thường quy: Trường Đại học kỹ thuật Y Hải Dương
- 18 Bài 2: KỸ THUẬT CHỤP X QUANG KHỚP GỐI, CẲNG CHÂN (Thời gian: 2 giờ) PHẦN LÝ THUYẾT Giới thiệu: Kỹ thuật chụp xquang khớp gối và cẳng chân là kỹ thuật đầu tay trong đánh giá các bệnh lý và chấn thương liên quan đến khớp gối và cẳng chân Mục tiêu: 1. Nêu được các chỉ định và trình bày được kỹ thuật chụp X quang khớp gối 2. Nêu được các chỉ định và trình bày được kỹ thuật chụp xương cẳng chân Nội dung chính: 1. Kỹ thuật chụp khớp gối thẳng, nghiêng 1.1. Giải phẫu khớp gối - Khớp gối là khớp phức hợp của cơ thể gồm 2 khớp. - Khớp giữa xương đùi và xương chầy thuộc loại khớp lồi cầu. - Khớp giữa xương đùi và xương bánh chè thuộc loại khớp phẳng. - Phương tiện nối khớp gồm bao khớp và dây chằng. - Bao khớp gối mỏng, về phía xương đùi bao khớp bám trên diện ròng rọc trên hai lồi cầu và hố gian lồi cầu về phía xương chầy, bao khớp bám ở phía dưới hai diện khớp. - Là các dây chằng (khớp gối có 4 hệ thống dây chằng): dây chằng trước, dây chằng sau, dây chằng bên và dây chằng chéo. Như vậy khớp gối được coi như hai khớp lồi cầu của xương đùi, một diện khớp của xương chầy. Khớp được giữ cho khỏi trật sang bên bởi dây chằng bên và khỏi trật ra trước bởi dây chằng chéo. Trong một số bệnh lý khớp gối: ngoài việc chẩn đoán bằng chụp X quang thường qui và chụp CLVT, người ta còn chụp CHT, ngoài ra có thể làm siêu âm nếu nghi ngờ tràn dịch khớp gối. 1.2. Các chỉ định chụp khớp gối 1.2.1. Chấn thương khớp gối Khớp gối lớn nhất do đó dễ bị chạm thương. Chụp khớp gối không khó nhưng đòi hỏi kỹ thuật tỷ mỉ để xác định có tổn thương hay không. Mọi chấn thương vùng xương đùi gần hay xa khớp gối cũng hay gặp tràn dịch khớp gối ảnh hưởng tới cơ năng. 1.2.2. Bệnh lý khớp gối Bệnh lý khớp gối nằm trong bệnh lý chung của xương khớp. Các tổn thương như viêm xương, lao xương, u sụn đầu xương biểu hiện ở khớp khác thì khớp gối cũng có thể gặp. Vì vậy ngoài các xét nghiệm sinh hoá, huyết học và đặc biệt có 3 kỹ thuật là nội soi khớp, chụp CLVT và CHT, nhưng X quang thường qui không thể bỏ qua bởi vì đây là một thăm khám đi trước. 1.2.3. Tràn dịch khớp gối Tràn dịch khớp gối là hậu quả của các bệnh lý khớp như chấn thương khớp gối, viêm khớp nhiễm trùng. Chẩn đoán tràn dịch khớp ngoài thăm khám lâm sàng, không thể không nói đến kỹ thuật siêu âm, siêu âm khớp nói chung và khớp gối nói riêng rất đặc hiệu trong bệnh lý tràn dịch khớp. Vai trò X quang thường qui là không phải để chẩn đoán tràn dịch khớp mà định hướng tìm nguyên nhân
- 19 tràn dịch. Mặt khác chụp X quang giúp theo dõi và đánh giá sau điều trị. 1.3. Kỹ thuật chụp khớp gối 1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ - Máy Xquang cả sóng, kiểm tra tình trạng máy. - Phim 18x24 đối với trẻ em, 24x30 đối với người lớn. - Họ tên bệnh nhân, dấu phải trái, ngày tháng năm chụp. - Lá chắn chì, bút mực mờ hoặc bút chì, gối đệm, lưới chống mờ. 1.3.2. Chuẩn bị bệnh nhân - Gọi bệnh nhân vào phòng chụp. Đối chiếu đúng bệnh nhân với chỉ định chụp: Tên, tuổi, giới tính... - Tiếp xúc, giúp đỡ, an ủi bệnh nhân, bộc lộ vùng cần chụp. Muốn chụp đúng kỹ thuật, trước hết phải đánh dấu mốc khe khớp: - Để đầu gối hơi gập nhẹ. Nắn từ phía ụ trong xương chầy lên phía trên thấy một rãnh nhỏ hơi lõm (khe khớp). Đánh dấu bằng bút mực mờ trên da. - Trong thực tế khe khớp ngang với bờ dưới xương bánh chè. 1.3.3. Kỹ thuật chụp khớp gối thẳng 1.3.3.1. Tư thế ngửa - Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi trên bàn X quang, chân bên cần chụp duỗi thẳng và bàn chân xoay nhẹ vào trong. - Phim 24x30cm đặt dưới kheo, điều chỉnh khớp vào trung tâm phim. - Tia trung tâm: chiếu thẳng góc với phim vào khe khớp đã đánh dấu hoặc bờ dưới xương bánh chè, tia ra trung tâm phim. - Hằng số: 50 kv, 25mAs, 1m, không lưới. Lưu ý: nếu cần chụp khớp gối để so sánh thì đặt cả hai khớp gối trên cùng một phim. Hình 4: Kỹ thuật chụp khớp gối thẳng 1.3.3.2. Tư thế sấp - Bệnh nhân nằm sấp trên bàn X quang, cẳng chân co lên và được tỳ cố định vào gối đệm sao cho trục của cẳng chân tạo với mặt bàn một góc 35-400.
- 20 - Phim 24x30cm đặt dưới gối, điều chỉnh khe khớp vào trung tâm phim. - Tia trung tâm: chếch xuống phía chân một góc 40 0 so với phương thẳng đứng, qua vùng khe khớp đã được đánh dấu, và vào trung tâm phim. - Hằng số: 50 kv, 25mAs, 1m, không lưới. 1.3.4. Kỹ thuật chụp khớp gối nghiêng Thường áp dụng kỹ thuật chụp khớp gối nghiêng ngoài. - Bệnh nhân nằm nghiêng về bên tổn thương. Đầu gối bên cần chụp gập nhẹ, hoặc để theo tư thế cơ năng nếu bệnh nhân đau hoặc cứng khớp. Muốn để cho khớp gối thật nghiêng, đặt gờ xương chầy song song với mặt bàn, cổ chân được kê bằng gối đệm. Chân bên không chụp duỗi thẳng ra sau hoặc ra trước. - Phim 24x30cm đặt dưới mặt ngoài khớp gối, điều chỉnh khớp gối vào trung tâm phim. - Tia trung tâm: chiếu vào đường khe khớp đã đánh dấu sau gân bánh chè 1cm nhưng chếch nhẹ về phía đầu 5 o (vì lồi cầu trong thấp hơn lồi cầu ngoài, như vậy phim sẽ cho hình 2 lồi cầu xương đùi chồng lên nhau). - Hằng số: 50 kv, 25mAs, 1m, không lưới. Lưu ý: Đối với bệnh nhân chấn thương nặng hoặc bó bột không nằm nghiêng được thì có thể chụp tư thế nghiêng trong. Bệnh nhân nằm ngửa, đặt phim phía trong và nâng cao đầu gối lên, tia trung tâm đi ngang từ ngoài vào. Hình 5: Kỹ thuật chụp khớp gối nghiêng 1.3.5. Đánh giá một phim chụp đạt yêu cầu: - Lấy được toàn bộ khớp gối vào trung tâm phim. - Phim có độ nét, độ tương phản. - Phim có tên tuổi bệnh nhân, dấu phải trái, ngày tháng năm chụp. 2. Kỹ thuật chụp cẳng chân thẳng, nghiêng 2.1. Các chỉ định chụp cẳng chân - Phát hiện những tổn thương gãy xương cẳng chân. - Theo dõi đánh giá liền xương sau bó bột hoặc phẫu thuật. - Tìm những tổn thương bệnh lý: viêm, u xương. 2.2. Kỹ thuật chụp xương cẳng chân 2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Lịch sử Siêu âm tim : PGS.TS Phạm Nguyễn Vinh
45 p | 510 | 153
-
Cộng hưởng từ - MRI
7 p | 476 | 118
-
KỸ THUẬT CHỤP CT BỤNGDẨN NHẬP
14 p | 406 | 56
-
Bài giảng kỹ thuật thăm khám và hình ảnh của hệ tiết niệu part 1
7 p | 205 | 52
-
Bệnh học nội tiết part 3
40 p | 149 | 50
-
Bài giảng triệu chứng học hình ảnh hệ tiết niệu part 2
5 p | 179 | 33
-
Hướng dẫn đọc XQ
13 p | 191 | 27
-
VAI TRÒ CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH MẠCH MÁU THẦN KINH
9 p | 131 | 19
-
Bài giảng kỹ thuật thăm khám và hình ảnh của hệ tiết niệu part 10
6 p | 86 | 16
-
XẠ HÌNH HẠT NHÂN TIM
9 p | 103 | 10
-
*Giáo trình Kỹ thuật chụp không dùng thuốc cản quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
311 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn