intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản (Nghề: Điện công nghiệp và dân dụng - Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12

Chia sẻ: Nguyễn Trung Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

46
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản với mong muốn người đọc biết được các kiến thức cơ bản về hệ thống điện dân dụng, rèn luyện kỹ năng lắp đặt, sửa chữa các mạch điện thông dụng; nắm vững các kiến thức an toàn điện… nhằm phục vụ cho quá trình dạy, học tập và làm việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản (Nghề: Điện công nghiệp và dân dụng - Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12

  1. SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT QUẬN 12 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LẮP ĐẶT ĐIỆN CƠ BẢN NGÀNH: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCKTKTQ12 ngày….tháng….năm... TP Hồ Chí Minh, năm 20…
  2. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo nghề và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Lưu hành nội bộ Trang 1
  3. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và đào tạo theo nhu cầu xã hội. Thực hiện theo kế hoạch của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quận 12 về biên soạn tài liệu giảng dạy trình độ Trung cấp. Hợp tác với Viện hợp tác phát triển châu Âu (IECD) xây dựng chương trình đào tạo đánh giá theo năng lực nhằm giúp cho học sinh tiếp cận với chương trình học tiên tiến. Với mục đích tăng thời lượng thực hành, giảm thời lượng lý thuyết, đồng thời giúp học sinh tiếp cận được với các trang thiết bị hiện đại. Tôi biên soạn giáo trình Lắp đặt điện cơ bản này với mong muốn người đọc biết được các kiến thức cơ bản về hệ thống điện dân dụng, rèn luyện kỹ năng lắp đặt, sửa chữa các mạch điện thông dụng; nắm vững các kiến thức an toàn điện… nhằm phục vụ cho quá trình dạy, học tập và làm việc Tài liệu phục vụ giảng dạy môn học Lắp đặt điện cơ bản thuộc học phần chuyên môn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.  Tên môn học: LẮP ĐẶT ĐIỆN CƠ BẢN  Mã môn học: ĐCN-MHB07K08  Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; Tổng số Lý thuyết Thực hành, thí nghiệm, thảo luận và bài Kiểm tra (giờ) (giờ) tập (giờ) (giờ) 75 15 51 9  Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được phân bổ trong học kì 1 năm học thứ nhất và sau khi đã học xong các môn học: An toàn điện, Điện kỹ thuật, Điện tử ứng dụng. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành thuộc các môn học đào tạo nghề bắt buộc.  Mục tiêu môn học - Về kiến thức: Môn học này nhằm mục tiêu giúp học sinh thu được kiến thức về lĩnh vực lắp đặt điện ở các mức độ tương ứng như sau: + Biết được tổng quan về hệ thống cung cấp điện, cấu tạo và nguyên lý hoạt động các thiết bị điện dân dụng. Lưu hành nội bộ Trang 2
  4. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh + Nêu được các tiêu chuẩn về lắp đặt điện dân dụng. + Trình bày được quy trình lắp đặt các mạch điện cơ bản. + Trình bày được quy trình sửa chữa mạch điện, thiết bị điện dân dụng. - Về kĩ năng: Môn học này nhằm mục tiêu giúp học sinh phát triển các kĩ năng về lĩnh vực lắp đặt điện như sau: + Lắp đặt hệ thống dây dẫn dựa trên thông số kĩ thuật của thiết bị. + Kiểm tra hoạt động của vật tư, thiết bị cần lắp đặt. + Kiểm tra hoạt động của hệ thống vừa lắp đặt. + Kiểm tra cấp điện cho hệ thống vừa lắp đặt. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Thể hiện tính chặt chẽ và chính xác.  Thể hiện tính tỉ mỉ.  Thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo.  Tuân thủ yêu cầu và mệnh lệnh cấp trên.  Nội dung môn học: - Bài 7.1: Tổng quan về hệ thống điện dân dụng - Bài 7.2: Các tiêu chuẩn về lắp đặt điện - Bài 7.3: Kĩ thuật lắp đặt hệ thống điện dân dụng - Bài 7.4: Kĩ thuật sửa chữa hệ thống điện dân dụng Trong quá trình biên soạn, tài liệu được chọn lọc từ những kiến thức cơ bản, bổ ích nhất, có chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh bậc Trung cấp chuyên nghiệp tại trường. Tuy nhiên, quá trình thực hiện không thể tránh những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy, cô đồng nghiệp và các em học sinh để hiệu chỉnh tài liệu giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn. Trân trọng cảm ơn. …………, ngày ……tháng …. năm 20… Tham gia biên soạn Chủ biên: Nguyễn Trung Nhân Lưu hành nội bộ Trang 3
  5. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh MỤC LỤC Tuyên bố bản quyền .............................................................................................. 1 Lời giới thiệu ........................................................................................................... 2 Mục lục .................................................................................................................... 4 BÀI 7.1: Tổng quan về hệ thống điện dân dụng .................................................. 5 7.1.1. Hệ thống chiếu sáng dân dụng ............................................................. 6 7.1.2. Hệ thống điều hòa dân dụng .............................................................. 10 7.1.3. Các thiết bị sử dụng điện khác........................................................... 11 7.1.4. Các mạch điện thông dụng ................................................................ 20 BÀI 7.2: Các tiêu chuẩn về lắp đặt điện ............................................................. 22 7.2.1. Các tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống điện dân dụng ................................. 22 7.2.2. Các tiêu chuẩn an toàn trong hệ thống điện dân dụng ....................... 26 BÀI 7.3: Kĩ thuật lắp đặt hệ thống điện dân dụng ............................................ 34 7.3.1. Cách sử dụng các dụng cụ cầm tay.................................................... 34 7.3.2. Cách sử dụng các dụng cụ đo ............................................................ 41 7.3.3. Phương pháp nối dây ......................................................................... 49 7.3.4. Phương pháp bấm cosses cosse ........................................................ 54 7.3.5. Phương pháp hàn chì ......................................................................... 54 7.3.6. Phương pháp đi ống ........................................................................... 57 7.3.7. Phương pháp lắp các mạch điện dân dụng ....................................... 60 BÀI 7.4: Kĩ thuật sửa chữa hệ thống điện dân dụng. ........................................ 85 7.4.1. Các hư hỏng thường gặp .................................................................... 85 7.4.2. Phương pháp xác định các hư hỏng trên hệ thống điện dân dụng ..... 87 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 93 Lưu hành nội bộ Trang 4
  6. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Bài 7.1: Tổng quan về hệ thống điện dân dụng Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được tổng quan về hệ thống điện dân dụng - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện thông dụng. - Lựa chọn được các thiết bị điện phù hợp với nhu cầu sử dụng. - Chủ động tìm kiếm thông tin sản phẩm trên mạng internet. - Giải thích được nguyên lý hoạt động của các mạch điện - Nêu được ứng dụng của các mạch điện trong từng trường hợp - Phát triển các mạch điện cơ bản sang các mạch điện phức tạp hơn TỔNG QUAN SƠ ĐỒ CUNG CẤP ĐIỆN Hình 1: Sơ đồ cung cấp điện Một hệ thống cung cấp điện thông thường được hình thành từ nhiều hệ thống có chức năng riêng biệt: Lưu hành nội bộ Trang 5
  7. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh - Hệ thống nhà máy phát điện: nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện, nhà máy phong điện, nhà máy điện hạt nhân… - Hệ thống truyền tải: bao gồm các trạm biến áp tăng – giảm điện áp cùng hệ thống dây dẫn truyền tải điện năng - Hệ thống phân phối: bao gồm các trạm biến áp phân phối , biến đổi điện áp phù hợp cung cấp cho khách hàng. - Hệ thống hộ tiêu thụ điện: bao gồm các khu công nghiệp và hộ gia đình. 7.1.1. Hệ thống chiếu sáng dân dụng 1. Đèn huỳnh quang Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp gồm điện cực (vonfram) và vỏ đèn phủ một lớp bột huỳnh quang (hợp chất chủ yếu là Phốtpho). Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon...) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu. Hình 2: Cấu tạo đèn huỳnh quang Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại (tia cực tím). Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Ngoài ra, để giúp cho hiện tượng phóng điện xảy ra, người ta phải lắp thêm chấn lưu (tăng phô) và tắc- te (chuột). Hình 3: Tắc- te (chuột) và Chấn lưu (Tăng phô, Ballast) đèn huỳnh quang Lưu hành nội bộ Trang 6
  8. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Do ít tỏa nhiệt ra môi trường nên đèn huỳnh quang sẽ cho hiệu suất phát sáng cao hơn nhiều so với đèn sợi đốt và lại có tuổi thọ cao hơn. Bình quân, dùng đèn huỳnh quang tiết kiệm hơn đèn sợi đốt 8 đến 10 lần. Hình 4: Sơ đồ nối dây đèn huỳnh quang Bảng 1: Thông số kỹ thuật các dòng sản phẩm bóng đèn huỳnh quang Philips BrightBoost 2. Đèn sợi đốt Đèn sợi đốt, còn gọi là đèn dây tóc, hay bóng đèn Edison là một loại bóng đèn dùng để chiếu sáng khi bị đốt nóng, dây tóc là bộ phận chính để phát ra ánh sáng, thông qua vỏ thủy tinh trong suốt. Các dây tóc - bộ phận phát sáng chính của đèn được bảo vệ bên ngoài bằng một lớp thủy tinh trong suốt hoặc mờ đã được rút hết không khí và bơm vào các khí trơ. Hình 5: Một số bóng đèn sợi đốt thường gặp Lưu hành nội bộ Trang 7
  9. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Kích cỡ bóng phải đủ lớn để không bị hơi nóng của nhiệt tỏa ra làm nổ. Hầu hết bóng đèn đều được lắp vào trong đui đèn, dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc làm nó nóng lên và đến mức phát ra ánh sáng. Đèn sợi đốt thường ít được dùng hơn vì công suất quá lớn (thường là 60W), hiệu suất phát quang rất thấp (chỉ khoảng 5% điện năng được biến thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên bóng đèn khi sờ vào có cảm giác nóng và có thể bị bỏng). Hình 6: Sơ đồ nối dây đèn sợi đốt 3. Đèn COMPACT Đèn compact thực chất là loại đèn huỳnh quang công suất nhỏ có ống thuỷ tinh bé uốn gấp hình chữ U, 2U, 3U hoặc ống xoắn thu gọn kích thước gần bằng với bóng sợi đốt thông thường. Hình 7: Một số kiểu đèn Compact thông dụng Cấu tạo bên trong của đèn là ống thủy tinh được phủ một lớp bột huỳnh quang loại mới, tốt hơn loại dùng trong bóng huỳnh quang trước đây, nên phát ra nhiều ánh sáng hơn và phù hợp với cảm nhận của mắt người. Đèn sử dụng chấn lưu điện tử để khởi động và duy trì phát sáng ổn định, tạo dòng điện dao động hàng chục ngàn lần trong một giây nên không gây hiện tượng ánh sáng nhấp nháy, làm mỏi mắt như đèn huỳnh quang thông thường. Lưu hành nội bộ Trang 8
  10. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Đèn compact phát ra lượng ánh sáng nhiều gấp 5 lần đèn sợi đốt có cùng công suất. Do vậy, thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact sẽ tiết kiệm được khoảng 80% điện tiêu thụ. Cách đấu dây cho đèn compact cũng tương tự như đèn sợi đốt. Bảng 2: Thông số kỹ thuật bóng đèn compact xoắn Philips 4. Đèn led Đèn led có tuổi thọ và hiệu suất lớn hơn nhiều lần đèn sợi đốt và hiệu quả hơn so với hầu hết các loại đèn huỳnh quang. Một số chip có khả năng phát ra hơn 300 lumen/watt. Năm 2014, thị trường LED đạt 2 tỷ USD và dự kiến có thể đạt mức 25 tỷ USD vào năm 2023. Theo thống kế trong năm 2016, các thiết bị chiếu sáng ứng dụng công nghệ led mới chỉ chiếm 10% thị phần so với các công nghệ chiếu sáng khác. Hình 8: Một số loại đèn LED thường gặp Không giống như hầu hết các bóng đèn huỳnh quang (huỳnh quang compact hoặc đèn CFL), LED phát sáng hoàn toàn mà không cần thời gian khởi động. Do vậy tuổi thọ của chúng cao hơn đèn huỳnh quang. Chi phí ban đầu để mua đèn led thường cao hơn loại sợi đốt hay huỳnh quang, tuy nhiên xét về mức độ tiết kiệm điện năng và tuổi thọ thì chúng được đánh giá tiết kiệm chi phí hơn. Lưu hành nội bộ Trang 9
  11. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh 7.1.2. Hệ thống điều hòa dân dụng Máy điều hòa không khí (hay thường gọi tắt là máy điều hòa, máy lạnh) là một thiết bị gia dụng, hệ thống hoặc cỗ máy được thiết kế nhằm thay đổi các tính chất của không khí (thường là nhiệt độ và độ ẩm) đến mức độ mong muốn trong một diện tích cho trước như một căn nhà hoặc bên trong một chiếc ô tô. Theo nghĩa thông thường, máy điều hòa là máy làm giảm nhiệt độ không khí. Bảng 3: Thông số máy lạnh Daikin 1HP FTE25MV1V Việc làm lạnh được thực hiện theo chu trình làm lạnh, nhưng đôi khi chu trình bay hơi hoặc làm mát tự do hoặc chất làm khô cũng được sử dụng. Lưu hành nội bộ Trang 10
  12. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Hình 9: Sơ đồ nguyên lý máy điều hoà không khí 7.1.3. Các thiết bị sử dụng điện khác 1. Quạt điện Quạt điện hay Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Hình 10: Một số loại quạt điện thường gặp Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lý hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuốc bin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện. Lưu hành nội bộ Trang 11
  13. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Hình 11: Sơ đồ nối dây quạt bàn Bảng 4: Thông số quạt bàn Asia Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm... Lưu hành nội bộ Trang 12
  14. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Hình 12: Sơ đồ nối dây quạt trần 2. Bàn ủi Bàn là hay bàn ủi là dụng cụ gồm một miếng kim khí được làm nóng dùng để làm thẳng các nếp nhăn của vải. Khi các phân tử trong polymer của sớ vải bị nung nóng, sẽ không kết cấu chặt vào nhau và bị nới ra, sức nặng của bàn là và sức ép của thợ ủi qua đó làm thay đổi hình dạng của sớ vải. Hình 13: Cấu tạo của một chiếc bàn ủi Lưu hành nội bộ Trang 13
  15. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Bảng 5: Thông số bàn ủi hơi nước EUROHOME ESI 130 3. Nồi cơm điện Nồi cơm điện là một thiết bị gia dụng tự động được thiết kế để nấu cơm bằng cách hấp hơi gạo. Nó có một nguồn nhiệt, một nồi nấu, và một thiết bị cảm ứng nhiệt. Thiết bị cảm ứng này đo nhiệt độ của nồi nấu và kiểm soát nhiệt lượng. Nồi cơm điện phức tạp có thể có nhiều cảm biến hơn và các thành phần khác, và có thể nấu đa chức năng. Hình 14: Sơ đồ nguyên lý nồi cơm điện thông dụng 4. Lò nướng Lò nướng là một thiết bị làm nóng các vật mà chịu tác động từ nó và được kế thừa từ những chiếc lò nguyên thủy sơ khai của đất nước Ai Cập cổ xưa phát minh. Lò nướng tạo ra được sức nóng của nhờ hai yếu tố: thứ nhất là vật dụng tạo ra lửa để nung nóng (Cách này đều được áp dụng và sử dụng rộng rãi từ thời xa xưa). Yếu tố thứ hai được tạo nên nhờ những dòng điện từ trường đốt nóng và dẫn nhiệt. Hiện nay, dựa vào yếu tố thứ Lưu hành nội bộ Trang 14
  16. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh hai mà các nhà sáng chế đã tạo ra chiếc lò nướng cải tiến hiện đại và ngày càng được hoàn thiện phù hợp nhất đối với nhu cầu sử dụng của con người. Hiện nay có hai loại lò nướng phổ biến nhất đó là lò nướng để bàn và lò nướng âm tủ. Tuy nhiên chúng đều có chung cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống nhau. Hình 15: Lò nướng âm tủ Hình 16: Lò nướng để bàn Cấu tạo lò nướng gồm: - Bề mặt khoang lò: Được thiết kế với các chất liệu chịu nhiệt cao, bền và không gỉ sét, giữ và cách nhiệt tốt giúp người sử dụng được an toàn và dễ dàng lau chùi. - Thanh tản nhiệt: Phía trong lò nướng có cấu tạo một số thanh nhiệt (heating element) gắn ở phía trên đỉnh lò và phía dưới sát sàn lò nhằm tạo nhiệt. Bộ phận này có dạng thẳng hoặc được uốn cong. Người dùng có thể tùy chọn chỉ đốt nóng thanh nhiệt phía trên hoặc phía dưới hoặc cả 2 thanh nhiệt. - Cánh Quạt đối lưu: Có tác dụng phân phối lượng nhiệt trong khoang lò, giúp thức ăn chín đều hơn và nhanh hơn. - Bảng điều khiển: Bộ phận này rất quan trọng giúp điều khiển các hoạt động của chiếc lò nướng như các chế độ nướng, tăng giảm nhiệt độ, sức nóng và quạt tản nhiệt giúp cho thực phẩm được nướng chín đều. 5. Lò VIBA Lưu hành nội bộ Trang 15
  17. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Lò vi ba là một thiết bị ứng dụng vi sóng để làm nóng hoặc nấu chín thức ăn. Lò vi sóng thường có các bộ phận sau: - Magnetron (nguồn phát sóng) - Mạch điện tử điều khiển - Ống dẫn sóng - Ngăn nấu Vi ba được sinh ra từ nguồn magnetron, được dẫn theo ống dẫn sóng vào ngăn nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường của ngăn nấu và bị hấp thụ bởi thức ăn. Sóng vi ba trong lò vi sóng là các dao động của trường điện từ với tần số thường ở 2450 MHz (bước sóng cực ngắn cỡ 12,24 cm). Các phân tử thức ăn (nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác) thường ở dạng lưỡng cực điện (có một đầu tích điện âm và đầu kia tích điện dương). Những lưỡng cực điện này có xu hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường ngoài. Khi điện trường dao động, các phân tử bị quay nhanh qua lại. Dao động quay được chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va chạm phân tử, làm nóng thức ăn. Hình 17: Cấu tạo một chiếc lò vi ba Lưu hành nội bộ Trang 16
  18. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Nhìn chung, tuy cấu tạo của lò vi sóng có thể khác nhau về hình dạng, kích thước hoặc mục đích sử dụng, nhưng hầu như chúng có chung nguyên lý hoạt động cơ bản. Sơ đồ nguyên lý lò vi sóng thông thường có thể hiểu như sau: - Máy phát sóng cao tần (magnetron): Hoạt động như một loại đèn điện tử 3 cực làm khuyếch đại tia vi sóng – được tạo ra từ một bộ dao động điện từ. - Các tia sóng vi ba: Từ magnetron này sẽ chuyển động thành dòng trong các ống dẫn sóng (waveguide) đi đến quạt phát tán. Bộ phận quạt phát tán ngày thường được lắp đặt phía trên nóc lò, để có thể phát tán các tia vi sóng đến mọi phía. - Các tia vi sóng: Liên tục phản xạ qua lại trong buồng nấu. - Độ ẩm có trong các loại thức ăn được đưa vào buồng nấu sẽ được đốt nóng: Hơi nóng của nước này sẽ truyền nhiệt vào toàn bộ phần còn lại của thức ăn, hoặc thực phẩm chứa trong lò. 6. Máy giặt Máy giặt là một cái máy được thiết kế có lập trình phần mềm để giặt như: cho nước, ngâm, giặt, xả nước (giũ), vắt khô. Một số loại máy hiện đại hơn có thể bao gồm cả tính năng sấy và là quần áo. Nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho máy giặt là điện năng. Hiện nay thường có hai loại máy giặt chủ yếu là máy giặt lồng đứng và máy giặt lồng ngang. Hình 18: Máy giặt lồng đứng và máy giặt lồng ngang Lưu hành nội bộ Trang 17
  19. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh Bảng 6: Thông số kỹ thuật máy giặt cửa trên Panasonic NA – FS14G3 Một chiếc máy giặt thường có các phần sau: - Bảng điều khiển: gồm (các) vi mạch có chức năng điều khiển các thiết bị của máy giặt. - Động cơ máy giặt: có chức năng làm mâm/lồng giặt quay khi giặt, có hai loại là động cơ inverter và động cơ thường. - Bộ truyền động: truyền chuyển động quay từ động cơ đến mâm/lồng giặt. - Van cấp nước: cấp nước cho máy giặt. - Lồng giặt: là nơi chứa đồ giặt và cũng là nơi xảy ra các hoạt động giặt. Lưu hành nội bộ Trang 18
  20. Giáo trình Lắp đặt điện cơ bản Khoa Công nghệ Điện – Điện lạnh - Thùng chứa: Chứa lồng giặt và chống rò nước khi giặt. - Mâm giặt (chỉ có ở máy giặt cửa trên): khi giặt, nó sẽ quay làm cho đồ giặt quay, xoắn lộn theo. - Van xả: xả nước trong lồng giặt ra ngoài khi cần thiết. - Ngoài ra máy giặt có thể có khóa cửa để đảm bảo an toàn trong khi giặt. 7. Ổn áp Ổn áp hay voltage regulator là hệ thống được thiết kế để tự động duy trì việc cấp ra một mức điện áp ra không đổi. Về tổng quát thì Ổn áp áp dụng cho cả dòng một chiều DC và dòng xoay chiều AC, cấp ra nguồn điện áp ổn định. Hình 19: Các loại ổn áp thông dụng Hình 20: Sơ đồ nguyên lý một máy ổn áp thông dụng Lưu hành nội bộ Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2