Giáo trình Lắp đặt thiết bị bảo vệ (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
lượt xem 5
download
Giáo trình Lắp đặt thiết bị bảo vệ được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Lắp đặt cầu chảy; Lắp đặt thiết bị bảo vệ ngắn mạch và quá tải (áp tô mát); Lắp đặt thiết bị bảo vệ nhiệt; Lắp đặt thiết bị so lệch dòng (RCD); Lắp đặt rơ le dòng điện; Lắp đặt rơ le điện áp; Lắp đặt thiết bị bảo vệ tốc độ( rơ le tốc độ); Lắp đặt kháng điện. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt thiết bị bảo vệ (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
- TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ BẢO VỆ NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số:187/QĐ-CĐDK ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2020 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 1
- LỜI GIỚI THIỆU Đất nước Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nềnkinh tế đang trên đà phát triển. Yêu cầu sử dụng điện và thiết bị điện ngày càng tăng. Việc trang bị kiến thức về hệ thống điện nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người, cung cấp điện năng cho các thiết bị của khu vực kinh thế, các khu chế xuất, các xí nghiệp là rất cần thiết. Với một vai trò quan trọng như vậy và xuất phát từ yêu cầu, kế hoạch đào tạo, chương trình môn học của Trường Cao Đẳng Dầu Khí. Chúng tôi đã biên soạn cuốn giáo trình Lắp đặt thiết bị bảo vệ gồm 8 bài với những nội dung cơ bản sau: Bài 1: Lắp đặt cầu chảy Bài 2: Lắp đặt thiết bị bảo vệ ngắn mạch và quá tải (áp tô mát) Bài 3: Lắp đặt thiết bị bảo vệ nhiệt Bài 4: Lắp đặt thiết bị so lệch dòng ( RCD) Bài 5: Lắp đặt rơ le dòng điện Bài 6: Lắp đặt rơ le điện áp Bài 7: Lắp đặt thiết bị bảo vệ tốc độ( rơ le tốc độ) Bài 8: Lắp đặt kháng điện Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Phạm Văn Cấp 2. Ninh Trọng Tuấn 3. Nguyễn Xuân Thịnh 4. Trang 2
- MỤC LỤC CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ BẢO VỆ ......................................... 5 BÀI 1: LẮP ĐẶT CẦU CHẢY ...................................................................................... 10 1.1. Cấu tạo của cầu chì: ............................................................................................. 11 1.2. Nguyên lý làm việc của cầu chì: ........................................................................... 12 1.3. Phân loại cầu chì theo chức năng: ........................................................................ 14 1.4. Quy trình lắp đặt cầu chì: ...................................................................................... 17 BÀI 2: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ BẢO VỆ NGẮN MẠCH VÀ QUÁ TẢI ( ÁP TÔ MÁT) .. 19 2.1. KHÁI NIỆM: ....................................................................................................... 20 2.2. PHÂN LOẠI APTOMAT: ................................................................................... 20 2.3. CẤU TẠO APTOMAT: ....................................................................................... 22 2.4. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA APTOMAT: ................................................ 23 2.5. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA APTOMAT: .............................................. 24 2.6. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ÁP TÔ MÁT: ............................................................. 27 2.6.1. Lắp đặt Aptomat tép 1 pha 1 cực: ...................................................................... 27 2.6.2. Lắp đặt Aptomat 1 pha 2 cực: ............................................................................ 28 2.6.3. Các bước lắp đặt Aptomat tép an toàn: .............................................................. 29 BÀI 3: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ BẢO VỆ NHIỆT (RƠ LE NHIỆT) ................................... 31 3.1. Cấu tạo rơ le nhiệt: ............................................................................................... 32 3.2. Nguyên lý làm việc của Rơ le nhiệt: ..................................................................... 34 3.3. Ứng dụng của Rơ le nhiệt:.................................................................................... 34 3.4. Lựa chọn Rơ le nhiệt: ........................................................................................... 35 3.5. Quy trình lắp đặt Rơ le nhiệt: ............................................................................... 38 BÀI 4: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ SO LỆCH DÒNG ( RCD) ................................................. 41 4.1. Cấu tạo:................................................................................................................ 43 4.2. Nguyên lý hoạt động RCD: .................................................................................. 43 4.3. Ứng dụng của RCD: ............................................................................................. 44 4.4. Một số loại RCD: ................................................................................................. 46 4.5. Quy trình lắp đặt RCD: ........................................................................................ 54 BÀI 5: LẮP ĐẶT RƠ LE DÒNG ĐIỆN ......................................................................... 57 Trang 3
- 5.1. Hiện tượng quá dòng: ........................................................................................... 58 5.2. Cấu tạo Rơ le bảo vệ quá dòng: ............................................................................ 58 5.3. Nguyên lý hoạt động của Relay (Rơ-le) bảo vệ quá dòng: .................................... 59 5.4. Công dụng của Relay bảo vệ quá dòng: ................................................................ 60 5.5. Một số loại relay bảo vệ quá dòng: ....................................................................... 61 5.6. Quy trình lắp đặt Rơ le bảo vệ quá dòng: ............................................................. 62 BÀI 6: LẮP ĐẶT RƠ LE ĐIỆN ÁP ........................................................................... 65 6.1. Khái niệm rơ le bảo vệ cao thấp áp:..................................................................... 66 6.2. Nguyên lý hoạt động: ........................................................................................... 66 6.3. Chức năng của rơ le bảo vệ cao thấp áp:............................................................... 66 6.4. Quy trình lắp đặt Rơ le bảo vệ điện áp: ................................................................ 67 BÀI 7: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ BẢO VỆ TỐC ĐỘ (RƠ LE TỐC ĐỘ) .............................. 73 7.1. Cấu tạo:................................................................................................................ 74 7.2. Nguyên lý hoạt động: ........................................................................................... 74 7.3. Ứng dụng: ............................................................................................................ 75 7.4. Sơ đồ đấu nối: ...................................................................................................... 75 7.5. Quy trình lắp đặt: ................................................................................................. 75 BÀI 8: LẮP ĐẶT KHÁNG ĐIỆN .................................................................................. 77 8.1. Cấu tạo cuộn kháng điện: ..................................................................................... 78 8.2. Nguyên lí hoạt động cuộn kháng: ......................................................................... 78 8.3. Chức năng nổi bật của cuộn kháng: ...................................................................... 79 8.4. Phân loại cuộn kháng: .......................................................................................... 80 8.5. Cách chọn cuộn kháng sử dụng cho tụ bù:............................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 88 Trang 4
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ BẢO VỆ 1. Tên mô đun: Lắp đặt thiết bị bảo vệ 2. Mã mô đun: KTĐ19MĐ26 Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) Số tín chỉ: 03 3. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn đo lường điện, trang bị điện 1, trang bị điện 2, máy điện cơ sở, lắp đặt dây điện trong nhầ, lắp đặt thiết bị chiếu sáng. - Tính chất: thuộc nhóm các môn học, mô đun chuyên môn nghề. 4. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc các thiết bị bảo vệ như: Cầu chảy, rơ le bảo vệ dòng, rơ le bảo vệ áp, thiết bị bảo vệ động cơ, thiết bị so lệch dòng. - Về kỹ năng: + Kiểm tra được chất lượng các thiết bị và lắp đặt thiết bị khống chế, tự động điều khiển đúng quy trình, đạt yêu câu kỹ thuật, đảo bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình lắp đặt, vận hành - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn trọng, chuẩn xác trong học tập và thực hiện công việc, tự giác chấp hành quy tắc an toàn điện, kỷ luật lao động, bảo quản tốt thiết bị dụng cụ đo lường điện. 5. Nội dung mô đun: 5.1. Chương trình khung: Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực hành/ Kiểm tra Mã Tên môn học, mô đun tín Tổng thực tập/ MH/MĐ/HP Lý chỉ số thí nghiệm/ thuyết LT TH bài tập/ thảo luận Các môn học chung/đại I 21 435 157 255 15 8 cương MHCB19MH02 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 0 MHCB19MH04 Pháp luật 2 30 18 10 2 0 Trang 5
- Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực hành/ Kiểm tra Mã Tên môn học, mô đun tín Tổng thực tập/ MH/MĐ/HP Lý chỉ số thí nghiệm/ thuyết LT TH bài tập/ thảo luận MHCB19MH06 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4 Giáo dục quốc phòng và MHCB19MH08 4 75 36 35 2 2 An ninh MHCB19MH10 Tin học 3 75 15 58 0 2 TA19MH02 Tiếng Anh 6 120 42 72 6 0 Các môn học, mô đun II 65 1590 444 1068 31 47 chuyên môn ngành, nghề II.1 Môn học, mô đun cơ sở 16 300 163 121 12 4 ATMT19MH01 An toàn vệ sinh lao động 2 30 23 5 2 0 KTĐ19MH32 Mạch điện cơ bản 2 30 28 0 2 0 KTĐ19MH1 An toàn điện 2 30 28 0 2 0 KTĐ19MĐ31 Mạch điện 3 60 28 29 2 1 KTĐ19MĐ66 Vẽ điện chuyên ngành 2 45 14 29 1 1 KTĐ19MH64 Vật liệu điện 2 30 28 0 2 0 KTĐ19MĐ15 Khí cụ điện 3 75 14 58 1 2 Môn học, mô đun II.2 chuyên môn ngành, 49 1290 281 947 19 43 nghề KTĐ19MĐ50 Thực tập điện cơ bản 1 3 75 14 58 1 2 KTĐ19MĐ14 Đo lường điện 3 75 14 58 1 2 KTĐ19MĐ57 Trang bị điện 1 5 120 28 87 2 3 KTĐ19MĐ58 Trang bị điện 2 2 45 14 29 1 1 KTĐ19MĐ35 Máy điện cơ sở 3 60 28 29 2 1 TĐH19MĐ16 PLC 3 75 14 58 1 2 KTĐ19MĐ24 Lắp đặt dây điện trong nhà 4 90 28 58 2 2 Lắp đặt thiết bị điện chiếu KTĐ19MĐ27 4 90 28 58 2 2 sáng Lắp đặt thiết bị đo lường KTĐ19MĐ29 4 90 28 58 2 2 điện KTĐ19MĐ26 Lắp đặt thiết bị bảo vệ 3 75 14 58 1 2 Lắp đặt thiết bị điện dân KTĐ19MĐ28 4 90 28 54 2 6 dụng Lắp đặt hệ thống điều hòa KTĐ19MĐ25 4 90 28 58 2 2 không khí KTĐ19MĐ55 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10 Trang 6
- Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực hành/ Kiểm tra Mã Tên môn học, mô đun tín Tổng thực tập/ MH/MĐ/HP Lý chỉ số thí nghiệm/ thuyết LT TH bài tập/ thảo luận KTĐ19MĐ21 Khóa luận tốt nghiệp 3 135 0 129 0 6 Tổng cộng 86 2025 601 1323 46 55 5.2. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian (giờ) Số Thực hành, Nội dung tổng quát Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm tra TT số thuyết thảo luận, bài tập LT TH 1 Bài 1: Lắp đặt cầu chảy 5 1 4 0 0 Bài 2: Lắp đặt thiết bị bảo vệ 2 10 2 8 0 0 ngắn mạch và quá tải (áp tô mát) Bài 3: Lắp đặt thiết bị bảo vệ 3 8 1 7 0 0 nhiệt Bài 4: Lắp đặt thiết bị so lệch 4 10 1 8 1 0 dòng ( RCD) 5 Bài 5: Lắp đặt rơ le dòng điện 12 2 9 0 1 6 Bài 6: Lắp đặt rơ le điện áp 8 2 6 0 0 Bài 7: Lắp đặt thiết bị bảo vệ 7 12 2 9 0 1 tốc độ( rơ le tốc độ) 8 Bài 8: Lắp đặt kháng điện 10 3 7 0 0 Cộng 75 14 58 1 2 6. Điều kiện thực hiện mô đun: 6.1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: - Phòng thực hành lắp đặt điện 6.2. Trang thiết bị máy móc: Trang 7
- - Máy tính, máy chiếu - Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, bút viết bảng/phấn trắng và màu, giẻ lau - Bộ lắp đặt điện 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, giáo án - Phiếu thực hành, phiếu học tập (nếu có) 6.4. Các điều kiện khác: - Projector, overhead. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Về kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc các thiết bị bảo vệ như: Cầu chảy, rơ le bảo vệ dòng, rơ le bảo vệ áp, thiết bị bảo vệ động cơ, thiết bị so lệch dòng. - Về kỹ năng: + Kiểm tra được chất lượng các thiết bị và lắp đặt thiết bị khống chế, tự động điều khiển đúng quy trình, đạt yêu câu kỹ thuật, đảo bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình lắp đặt, vận hành - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn trọng, chuẩn xác trong học tập và thực hiện công việc, tự giác chấp hành quy tắc an toàn điện, kỷ luật lao động, bảo quản tốt thiết bị dụng cụ đo lường điện. 7.2. Phương pháp đánh giá kết thúc mô đun theo một trong các hình thức sau: + Kiểm tra định kỳ: Thiết kế đề kiểm tra thực hành kèm đáp án theo đúng biểu mẫu và nội dung môn học ở mục III với tổng số lượng 04 bài, trong đó: Stt Bài kiểm tra Hình thức kiểm tra Nội dung kiến thức Thời gian 1. Bài kiểm tra số 1 Lý thuyết Bài 1, bài 2, bài 3, 45 phút bài 4 2. Bài kiểm tra số 2 Thực hành Bài 5, bài 6 60 phút 3. Bài kiểm tra số 3 Thực hành Bài 7, bài 8 60 phút + Thi kết thúc môn học: Thực hành 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun 8.1. Phạm vi áp dụng mô đun: - Chương trình mô đun này được áp dụng cho nghề Lắp đặt thiết bị điện hệ Cao đẳng. 8.2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun: Trang 8
- - Đối với giáo viên, giảng viên: - Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết hoặc tích hợp hoặc thực hành phù hợp với bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy. - Tổ chức giảng dạy: (mô tả chia ca, nhóm...). - Thiết kế các phiếu học tập (nếu có). - Đối với người học: - Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ - Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng. - Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập. - Tuân thủ qui định an toàn, giờ giấc. 8.3. Những trọng tâm cần chú ý: 9. Tài liệu tham khảo: [1] Phan Đăng Khải, Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục, 2002 [2] Trần Thế Sang, Nguyễn Trọng Thắng - Hướng dẫn thiết kế lắp đặt mạng điện công nghiệp - NXB Đà Nẵng, 2001. [3] Trần Duy Phụng – Lắp đặt điện công nghiệp- Nhà xuất bản Đà Nẵng 1999 [4] Xuân Hùng, Thực hành lắp đặt điện dân dụng, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2002 [5] Võ Trí An – Điều khiển các thiết bị điện- điển tử - NXB Khoa học và kỹ thuật 2006. Trang 9
- BÀI 1: LẮP ĐẶT CẦU CHẢY GIỚI THIỆU BÀI 1: Bài 1 là bài trình bày và hướng dẫn về phương pháp lắp đặt các loại cầu chảy để người học có được kiến thức và kỹ năng nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học liên quan. MỤC TIÊU CỦA BÀI 1 LÀ: Về kiến thức: Trình bày được công dụng, cấu tạo của các loại cầu chảy Về kỹ năng: Nhận dạng, kiểm tra và lắp đặt được các loại cầu chảy đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho ngườivà thiết bị Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và an toàn trong công việc PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1: - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1: - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng trang bị điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1: - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra Trang 10
- Kiểm tra định kỳ thực hành: không có NỘI DUNG BÀI 1: Cầu chì là khí cụ điện dùng để bảo vệ thiết bị và lưới điện tránh sự cố ngắn mạch, hạn chế tình trạng cháy, nổ. Cụ thể hơn, cầu chì là thiết bị dùng để bảo vệ đường dây dẫn, thiết bị điện và mạch điện trong điều kiện mạch hoặc cường độ dòng điện quá tải. Hình 1.0.1. Ký hiệu cầu chì trong mạch điện Cầu chì (fuse) được lắp trên hệ thống điện. Chúng được nối trực tiếp vào giữa dây dẫn điện và các thiết bị điện. Dụng cụ này có cấu tạo đơn giản, kích thước bé, giá rẻ nên được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điện. Xem thêm: Ý nghĩa các ký hiệu cầu chì trên xe ô tô. Cách kiểm tra cầu chì xe ô tô 1.1. Cấu tạo của cầu chì: Như đã nói, cấu tạo cầu chì khá đơn giản. Bộ phận quan trọng nhất của cầu chì là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Các thành phần còn lại gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì,.... Cụ thể, cấu tạo của cầu chì như sau: Phần tử ngắt mạch: Phần tử ngắt mạch là bộ phận chính của cầu chì, có giá trị điện trở suất rất bé. Chúng có chức năng cảm nhận giá trị dòng điện đi qua nó. Phần tử này thường được làm bằng bạc, đồng,... có thể ở dạng dây (tiết diện tròn) hoặc dạng băng mỏng. Trang 11
- Hình 1.0.2. Cấu tạo của cầu chì Thân của cầu chì: Thân cầu chì cần đảm bảo hai yếu tố: có độ bền cơ khí và độ bền về điều kiện dẫn nhiệt, chịu đựng được sự thay đổi đột ngột mà không hỏng. Do đó, thân của cầu chì thường được làm bằng thủy tinh, ceramic (sứ gốm) hoặc các vật liệu có tính chất tương đương. Vật liệu lấp đầy: Vật liệu lấp đầu dùng để bao quanh phần tử ngắn mạch trong thân cầu chì. Vật liệu này có khả năng hấp thụ năng lượng do hồ quang sinh ra. Đồng thời, chúng phải đảm bảo tính cách điện khi xảy ra tình trạng ngắn mạch. Do đó, vật liệu lấp đầy của cầu chì thường được làm bằng silicat ở dạng hạt. Các đầu nối: Đầu nối có tác dụng cố định cầu chì trên các thiết bị đóng ngắt mạch, đảm bảo tiếp xúc điện tốt. 1.2. Nguyên lý làm việc của cầu chì: Bên cạnh khái niệm cầu chì là gì, bài viết này còn cung cấp thông tin về nguyên lý làm việc của cầu chì. Cầu chì hoạt động theo nguyên lý tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng phân tích nguyên lý làm việc của cầu chì trong 2 trường hợp: khi hoạt động với dòng định mức và khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Trang 12
- Hình 1.0.3. Nguyên lý làm việc của cầu chì Khi mạch làm việc bình thường: Khi bình thường, một dòng điện định mức chạy qua cầu chì. Nhiệt lượng sinh ra không gây nên sự nóng chảy. Sự cân bằng nhiệt được thiết lập mà không gây ra sự già hóa hay phá hỏng bất cứ phần tử nào của cầu chì. Khi xảy ra sự cố ngắn mạch: Lúc này, điện ngắn mạch lớn hơn dòng điện định mức. Sự cân bằng trên cầu chì bị phá hủy. Nhiệt năng tăng cao, làm nóng chảy phần tử ngắn mạch của cầu chì, từ đó làm hở mạch hai đầu cầu chì. Công dụng của cầu chì: Cầu chì dùng để làm gì? Ở trong phần khái niệm cầu chì là gì, ta đã biết được tác dụng của cầu chì. Thiết bị này dùng để bảo vệ cho đường dây dẫn, máy biến áp, động cơ điện, thiết bị điện, mạch điện điều khiển, mạch điện thắp sáng. Vậy cầu chì có tác dụng gì trong mạch điện? Trong một mạng điện thì cầu chì là thành phần quan trọng để bảo vệ hệ thống điện khỏi những sự cố chập cháy. Từ đó bảo vệ an toàn cho người sử dụng cũng như tài sản xung quanh hệ thống điện. Trang 13
- Hình 1.0.4.Cầu chì được dùng nhiều trong các mạch điện gia dụng Cầu chì được dùng nhiều trong các mạch điện gia dụng, các đường dây tải điện. Cầu chì dùng một lần thì thường được lắp trong các thiết bị điện gia dụng như: máy sấy, máy pha cà phê,… Tuy nhiên, hiện nay cầu chì được thay thế bằng aptomat với nhiều đặc điểm ưu việt hơn. 1.3. Phân loại cầu chì theo chức năng: Cầu chì là thiết bị điện có nhiều loại khác nhau. Người ta thường phân loại cầu chì theo chức năng, cụ thể như sau: Phân loại theo môi trường hoạt động: Cầu chì cao áp, cầu chì hạ áp, cầu chì nhiệt,... Phân loại theo cấu tạo: Cầu chì loại hở, loại vặn, loại hộp, loại ống,... Phân loại theo đặc điểm trực quan: Cầu chì sứ, cầu chì ống, hộp, cầu chì nổ, cầu chì tự rơi,... Phân loại theo phạm vi sử dụng. Bao gồm: cầu chì trên các thiết bị điện từ, điện dân dụng, động cơ…, theo khối lượng và điện áp định mức. Trang 14
- Các loại cầu chì phổ biến hiện nay: - Cầu chì điện 1 chiều: Cầu chì điện 1 chiều là gì? Đây là loại cầu chì có kích thước nhỏ, làm việc rất ổn định. Do dòng một chiều có trị số không đổi lớn hơn 0 nên rất khó ngắt mạch và có hồ quang điện giữa các dây dẫn nóng chảy. Vì vậy các điện cực của cầu chì phải có khoảng khách lớn. Hình 1.5. Cầu chì điện 1 chiều Cầu chì 1 pha kích thước lớn có vỏ đựng Cầu chì 1 chiều DC có khả năng bảo vệ tối đa cho các mô đun Pin và bộ Pin. Đồng thời cung cấp khả năng xóa các dòng lỗi DC một cách hiệu quả. Loại cầu chì này đã được thiết kế và thử nghiệm trên cách thiết bị sử dụng dòng điện một chiều DC Trang 15
- - Cầu chì điện 3 pha (Cầu chì xoay chiều): Cầu chì điện xoay chiều có kích thước nhỏ, dao động từ 50-60 lần mỗi giây từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất. Cho nên khi không có hồ qua điện hình thành giữa các dây dẫn nóng chảy. Chúng chuyên dùng cho điện 3 pha như hạ thế. Cầu chì 3 pha - Cầu chì cách ly: Đây là loại cầu chì đáp ứng tiêu chuẩn IEC 947.3. Chúng có tác dụng bảo vệ quá tải và ngắn mạch, được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp. Trang 16
- Cầu chì cách ly 1.4. Quy trình lắp đặt cầu chì: - Bước 1: Tắt nguồn điện Trường hợp này áp dụng khi cầu chỉ đã bị nổ, cầu giao sẽ tự động ngắt. Nhưng để chắc chắn bạn cần kiểm tra lại và nên ngắt nguồn điện. - Bước 2:Kiểm tra ổ cắm điện Khi thấy mất điện bạn nhanh chóng kiểm tra lại các ở điện xem mất do nổ một phích cắm hoặc do nổ hộp cầu chì, bạn tháo bỏ hết rắc cắm điện và kiểm tra xem chúng còn điện hay không để tránh nổ cầu chì thêm lần nữa. - Bước 3:Tìm vị trí dây cầu chì bị cháy Bạn có thể dùng đèn pin để tìm vị trí hộp cầu chì, hộp cầu chì thường nằm ở gần công tơ điện. Nếu có quá nhiều dây cầu chì, bạn nên tách từng dây một và kiểm tra xem dây có bị đứt không. - Bước 4:Lựa chọn dây cầu chì Bạn phải thay thế dây cầu chì bằng một sợi dây có cùng cường độ dòng điện. Còn máy thắp sáng cần dây có cường độ dòng điện là 5 Ampe. Mạch thiết bị đun nóng cần dây có cường độ dòng điện là từ 15 – 20 Ampe. Ổ cắm từ và mạch dùng cho nấu ăn cần dây có cường độ dòng điện là 30 Ampe. Chú ý: Không bao giờ được thay thế một dây có cường độ dòng điện cao hơn dây yêu cầu vì như thế có thể gây ra đám cháy. - Bước 5:Thay thế dây của cầu chì Trước tiên bạn tháo các ốc vít ở cả hai đầu của cầu chì ra. Bỏ đi dây cầu chì bị hỏng và cẩn thận cho sợi dây mới khi qua phần xứ ở giữa cầu chì. Cuộn dây xung quanh chỗ ốc vít đầu tiên. Sau đó đến chỗ ốc vít thứ hai và dùng tuốc nơ vít xoáy chặt lại, cắt bỏ hết sợi dây dư thừa. - Bước 6:Lắp cầu chì trong hộp Bước cuối cùng là bạn đặt cầu chì vào trong hộp chì và tiến hành bật cầu giao tổng. Như vậy là qua những bước đơn giản bạn đã có thể tự thay thế hay lắp cầu chì khi cầu chì bị cháy, nổ. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 1: 1.1. Khái niệm, công dụng của cầu chì Trang 17
- 1.2. Cấu tạo của cầu chì 1.3. Nguyên lý hoạt động của cầu chì 1.4. Quy trình lắp đặt cầu chì CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 1: Câu 1. Nêu cấu tạo của cầu chì Câu 2. Trình bày nguyên lý hoạt động của cầu chì Câu 3. Nêu quy trình lắp đặt cầu chì Trang 18
- BÀI 2: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ BẢO VỆ NGẮN MẠCH VÀ QUÁ TẢI ( ÁP TÔ MÁT) GIỚI THIỆU BÀI 2: Bài 2 là bài trình bày và hướng dẫn về phương pháp lắp đặt thiết bị bảo vệ ngắn mạch và quá tải để người học có được kiến thức và kỹ năng nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học liên quan. MỤC TIÊU CỦA BÀI 2 LÀ: Về kiến thức: Trình bày được công dụng, cấu tạo của các thiết bị bảo vệ ngắn mạch và quá tải Về kỹ năng: Nhận dạng, kiểm tra và lắp đặt được các loại (áp tô mát) đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và an toàn trong công việc PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2: - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2: - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng trang bị điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2: - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Trang 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị vệ sinh (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
43 p | 27 | 12
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường tự động hóa 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hóa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
288 p | 27 | 10
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị dùng nước (Nghề: Cấp thoát nước - CĐ/TC): Phần 1 - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
54 p | 27 | 10
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường tự động hóa 2 (Nghề: Sửa chữa thiết bị tự động hoá - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
288 p | 19 | 9
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị vệ sinh (Nghề Kỹ thuật xây dựng - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
45 p | 29 | 8
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị dùng nước (Nghề: Điện nước - Trung cấp nghề): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
60 p | 35 | 8
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị dùng nước (Nghề: Điện nước - Trung cấp nghề): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
43 p | 28 | 8
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị dùng nước (Nghề: Cấp thoát nước - CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
54 p | 18 | 8
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị điện dân dụng (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
81 p | 47 | 6
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường điện (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)
61 p | 17 | 6
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị điện dân dụng (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
80 p | 22 | 6
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
62 p | 24 | 5
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường điện (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
61 p | 20 | 5
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường điện (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
62 p | 18 | 5
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường điện (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
62 p | 14 | 4
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị bảo vệ (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
89 p | 18 | 4
-
Giáo trình Lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
62 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn