intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường điện (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường điện được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo điện áp, đo dòng điện, đo tần số, đo công suất; phân biện được các loại dụng cụ đo thông dụng: am-pe mét, vôn mét, oát mét, VOM, công tơ 1 pha, công tơ 3 pha loại trực tiếp và gián tiếp, TI,TU..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt thiết bị đo lường điện (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG ĐIỆN NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:205/QĐ-CĐDK ngày 1 tháng 3 năm 2022 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa -Vũng Tàu, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng được biên soạn nhằm phục vụ đào tạo cho học sinh, sinh viên nghề Lắp đặt thiết bị điện. Sau khi học giáo trình này người học có thể lắp đặt được hệ thống điện chiếu sáng với các loại đèn khác nhau. Giáo trình này bao gồm 13 bài: Bài 1: Lắp đặt máy biến dòng điện (TI) Bài 2: Lắp đặt máy biến điện áp (TU) Bài 3: Lắp đặt thiết bị đo điện áp Bài 4: Lắp đặt thiết bị đo dòng điện Bài 5: Lắp đặt thiết bị đo tần số Bài 6: Lắp đặt thiết bị đo công suất tác dụng Bài 7: Lắp đặt thiết bị đo điện năng một pha Bài 8: Lắp đặt thiết bị đo điện năng ba pha trực tiếp Bài 9: Lắp đặt thiết bị đo điện năng 3 pha gián tiếp Bài 10: Lắp đặt thiết bị đo công suất phản kháng Bài 11: Lắp đặt thiết bị đo hệ số công suất Bài 12: Lắp đặt thiết bị đo các đại lượng không điện Bài 13: Lắp đặt tủ đo lường và phân phối (tủ tổng) Giáo trình này được biên soạn dự trên sự đóng góp của quý đồng nghiệp trong Tổ bộ môn Điện đã có những đóng góp to lớn trong công tác biên soạn giáo trình. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của độc giả để giáo trình hoàn thiện thêm. Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 6 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Thị Thu Hường 2. Ninh Trọng Tuấn 3. Nguyễn Xuân Thịnh 4.
  4. MỤC LỤC BÀI 1: LẮP ĐẶT MÁY BIẾN DÒNG (TI) ..................................................................... 1 1. KHÁI NIỆM ......................................................................................................... 2 2. PHÂN LOẠI ......................................................................................................... 3 3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ............................................................................... 3 4. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ....................................................................................... 4 BÀI 2: LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP (TU) ............................................................... 6 1. KHÁI NIỆM ......................................................................................................... 7 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ....................................................... 7 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 10 BÀI 3: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN ÁP .................................................................. 11 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 12 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ......................................................... 15 BÀI 4: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO DÒNG ĐIỆN ........................................................... 18 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 19 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT ...................................................................................... 19 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 19 BÀI 5: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO TẦN SỐ ................................................................... 21 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 22 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ......................................................... 22 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 22 BÀI 6: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO CÔNG SUẤT ........................................................... 23 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 24 2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC .................................................................................. 24 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 25 BÀI 7: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN NĂNG MỘT PHA ......................................... 26 1. KHÁI NIỆM, CÔNG DỤNG, CẤU TẠO ........................................................... 27 2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ............................................................................. 27 3. SƠ ĐỒ NỐI DÂY ............................................................................................... 29 4. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 29 BÀI 8: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN NĂNG 3 PHA TRỰC TIẾP ........................... 30 1. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG TƠ 3 PHA 3 PHẦN TỬ ........ 31 2. SƠ ĐỒ NỐI DÂY CÔNG TƠ 3 PHA 3 PHẦN TỬ............................................. 31 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 32 BÀI 9: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN NĂNG 3 PHA GIÁN TIẾP ............................ 33 1. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CÔNG TƠ 3 PHA GIÁN TIẾP QUA TI 34 2. SƠ ĐỒ NỐI DÂY CÔNG TƠ 3 PHA GIÁN TIẾP QUA TI ................................ 34 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 36 BÀI 10: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG .............................. 37 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 38
  5. 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ......................................................... 38 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 38 BÀI 11: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO HỆ SỐ CÔNG SUẤT ............................................. 40 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 41 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ......................................................... 41 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 43 BÀI 12: LẮP ĐẶT CÁC ĐẠI LƯỢNG KHÔNG ĐIỆN ............................................... 44 1. ĐO VẬN TỐC VÀ GIA TỐC ............................................................................. 45 2. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 45 BÀI 13: LẮP ĐẶT TỦ ĐO LƯỜNG VÀ PHÂN PHỐI ................................................ 47 1. GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA MẠCH ĐIỆN TỦ PHÂN PHỐI........ 48 2. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA MẠCH ĐIỆN ............................. 49 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 51
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG ĐIỆN 1. Tên mô đun: Lắp đặt thiết bị đo lường điện 2. Mã số mô đun: ELEC55130 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 87 giờ; kiểm tra 5 giờ) Số tín chỉ: 05 3. Vị trí, tính chất của mô đun: - Mô đun được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn đo lường điện, trang bị điện 1, trang bị điện 2, máy điện cơ sở; trước các mô đun lắp đặt thiết bị bảo vệ. - Tính chất: thuộc nhóm các môn học, mô đun chuyên môn nghề. 4. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức:  Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo điện áp, đo dòng điện, đo tần số, đo công suất.  Phân biện được các loại dụng cụ đo thông dụng: am-pe mét, vôn mét, oát mét, VOM, công tơ 1 pha, công tơ 3 pha loại trực tiếp và gián tiếp, TI,TU.. - Về kỹ năng  Lắp đặt được máy biến dòng, máy biến áp, các thiết bị đo điện áp, đo dòng điện, đo tần số, đo công suất, đo điện năng đúng yêu cầu kỹ thuật;  Sử dụng các dụng cụ đo để đo các đại lượng về điện: điện áp, cường độ dòng điện, điện trở, công suất, điện năng, tủ điện phân phối ( tủ tổng). - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm  Rèn luyện thái độ nghiêm túc, cẩn trọng, chuẩn xác trong học tập và thực hiện công việc, tự giác chấp hành quy tắc an toàn điện, kỷ luật lao động, bảo quản tốt thiết bị dụng cụ đo lường điện. 5. Nội dung mô đun: 5.1. Chương trình khung Thời gian đào tạo (giờ) Thực Kiểm tra Tín hành, TT Mã MH/MĐ Tên môn học, mô đun chỉ Tổng Lý thí nghiệ số thuyết m, thảo luận, bài LT TH tập Các môn học I 14 285 120 150 10 5 chung/đại cương 1 COMP52001 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2 0
  7. 2 COMP51003 Pháp luật 1 15 9 5 1 0 3 COMP51007 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 0 2 Giáo dục quốc phòng 4 COMP52009 2 45 21 21 1 2 và An ninh 5 COMP52005 Tin học 2 45 15 29 0 1 6 FORL54002 Tiếng Anh 4 90 30 56 4 0 An toàn vệ sinh lao 7 SAEN52001 2 30 26 2 2 0 động Các môn học, mô đun II 51 1260 323 880 22 35 đào tạo nghề bắt buộc Các môn học, mô đun II.1 12 240 112 116 8 4 kỹ thuật cơ sở 8 ELET5201 An toàn điện 2 30 28 0 2 0 9 ELEI52033 Mạch điện cơ bản 2 30 28 0 2 0 10 ELEI53132 Mạch điện 3 60 28 29 2 1 11 ELEC52166 Vẽ điện chuyên ngành 2 45 14 29 1 1 12 ELEI53117 Khí cụ điện 3 75 14 58 1 2 Các môn học, mô đun II.2 39 1020 211 764 14 31 chuyên môn nghề 13 ELEI53115 Đo lường điện 3 75 14 58 1 2 14 ELET55157 Trang bị điện 1 5 120 28 87 2 3 15 ELEI53150 Thực tập điện cơ bản 1 3 75 14 58 1 2 Lắp đặt dây điện trong 16 ELEC54125 4 90 28 58 2 2 nhà Lắp đặt thiết bị đo 17 ELEC55130 5 120 28 87 2 3 lường điện Lắp đặt thiết bị điện 18 ELEC55128 5 120 28 87 2 3 chiếu sáng Lắp đặt thiết bị điện 19 ELEC55129 5 120 28 87 2 3 dân dụng Lắp đặt hệ thống điều 20 ELEC55126 5 120 28 87 2 3 hòa không khí
  8. 21 ELEC54255 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10 Tổng cộng: 65 1545 443 1030 32 40 5.2. Chương trình chi tiết môn học: Thời gian (giờ) Số Thực hành, Nội dung tổng quát Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm tra TT số thuyết thảo luận, bài tập LT TH Bài 1: Lắp đặt máy biến dòng 1 4 1 3 0 0 điện (TI) Bài 2: Lắp đặt máy biến điện áp 2 4 1 3 0 0 (TU) Bài 3: Lắp đặt thiết bị đo điện 3 4 1 3 0 0 áp Bài 4: Lắp đặt thiết bị đo dòng 4 4 1 3 0 0 điện 5 Bài 5: Lắp đặt thiết bị đo tần số 7 1 6 0 0 Bài 6: Lắp đặt thiết bị đo công 6 13 3 9 1 0 suất tác dụng Bài 7: Lắp đặt thiết bị đo điện 7 7 3 3 0 1 năng một pha Bài 8: Lắp đặt thiết bị đo điện 8 12 3 9 0 năng ba pha trực tiếp Bài 9: Lắp đặt thiết bị đo điện 9 13 3 10 0 0 năng 3 pha gián tiếp Bài 10: Lắp đặt thiết bị đo công 10 14 3 10 0 1 suất phản kháng Bài 11: Lắp đặt thiết bị đo hệ số 11 7 2 5 0 0 công suất Bài 12: Lắp đặt thiết bị đo các 12 11 3 8 0 0 đại lượng không điện Bài 13: Lắp đặt tủ đo lường và 13 20 3 15 1 1 phân phối ( tủ tổng) Cộng 120 28 87 2 3 6. Điều kiện thực hiện mô đun:
  9. 6.1. Phòng học chuyên môn hóa/ phòng xưởng: - Phòng học Xưởng lắp đặt điện 6.2. Trang thiết bị máy móc: - Máy vi tính, máy chiếu - Đồng hồ VOM - Bộ đồ nghề lắp đặt điện - Thiết bị đóng cắt bảo vệ (Cầu chì, CB…) 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, giáo án, tài liệu liên quan 6.4. Các điều kiện khác: 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Về kiến thức: Bài 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 - Về kỹ năng: Bài 1,2,3,4,5,6,7,8, 9,10,11,12,13 - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nghiêm túc trong học tập. + Rèn luyện tính kiên nhẫn, chính xác tỉ mỉ trong công việc . 7.2. Phương pháp đánh giá kết thúc mô đun theo một trong các hình thức sau: - Kiểm tra thường xuyên + Số lượng bài: 02 + Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập. - Kiểm tra định kỳ: 5 bài kiểm tra, được đánh giá bằng hình thức tự luận/trắc nghiệm; + Số lượng bài: 05 + Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện theo theo số giờ kiểm tra được quy định trong chương trình môn học ở mục III có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập. Giáo viên biên soạn đề kiểm tra lý thuyết kèm đáp án và đề kiểm tra thực hành kèm biểu mẫu đánh giá thực hành theo đúng biểu mẫu qui định, trong đó: Stt Bài kiểm tra Hình thức kiểm tra Nội dung kiến thức Thời gian 1. Bài kiểm tra số 1 Lý thuyết Bài 1, bài 2, bài 3 45 ÷ 60 phút 2. Bài kiểm tra số2 Lý thuyết Bài 4, bài 5, bài6 45 ÷ 60 phút 3. Bài kiểm tra số 3 Thực hành Bài 7, bài 8, bài 9 60 phút
  10. 4. Bài kiểm tra số 4 Thực hành bài 10, bài 11, bài 60 phút 12 và bài 13 5. Bài kiểm tra số 5 Thực hành bài 10, bài 11, bài 60 phút 12 và bài 13 - Thi kết thúc môn học: Thi thực hành  Hình thức thi: tự luận  Thời gian thi: 60 – 120 phút 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 8.1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy nghề Lắp đặt thiết bị điện hệ Cao đẳng. 8.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Đối với giáo viên, giảng viên: + Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết hoặc tích hợp hoặc thực hành phù hợp với bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy. + Tổ chức giảng dạy: (mô tả chia ca, nhóm...). + Thiết kế các phiếu học tập, phiếu thực hành. - Đối với người học: + Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ + Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng + Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập + Tuân thủ qui định an toàn, giờ giấc. 8.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Qui ước trình bày bản vẽ điện, khung tên và nội dung khung tên. - Các ký hiệu qui ước, đường nét qui ước đối với từng ký hiệu. - Nguyên tắc để thiết lập và chuyển đổi qua lại giữa các dạng sơ đồ. - Nguyên tắc đọc, phân tích bản vẽ. 8.4. Tài liệu cần tham khảo: [1] - Nguyễn Văn Hoà, Bùi Đăng Thảnh - Giáo trình đo lường điện và cảm biến đo lường - NXB Giáo dục năm 2009. [2] - Nguyễn Văn Hoà, Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề - Giáo trình Đo lường các đại lượng điện và không điện - NXB Giáo Dục, 2002. [3] -Vũ Xuân Giáp – Giáo trình đo lường điện tử - NXB hà nội năm 2009. [4] - Bùi Văn Yên - Đo điện thực hành - NXB Hải Phòng năm 2004
  11. BÀI 1: LẮP ĐẶT MÁY BIẾN DÒNG (TI)  GIỚI THIỆU BÀI 1: Bài 1 là bài giới thiệu về máy biến dòng và cách lắp đặt máy biến dòng  MỤC TIÊU BÀI 1: - Trình bày được nguyên lý cấu tạo của máy biến dòng. - Nhận dạng, kiểm tra, lắp đặt được máy biến dòng vào các mạch đo theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Xác định được kết quả đo của đại lượng đo. - Hình thành thói quen tuân thủ các quy tắc an toàn điện, bảo quản tốt thiết bị dụng cụ.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, làm mẫu, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: xưởng lắp đặt điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. Bài 1: Lắp đặt máy biến dòng Trang 1
  12. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có  NỘI DUNG BÀI 1 1. KHÁI NIỆM a. Khái niệm: Biến dòng còn được gọi là máy biến dòng có tên Tiếng Anh là Current Transformer (ký hiệu là CT). Đây là một thiết bị không thể thiếu trong hệ thống giám sát, đo lường điện năng. Biến dòng là loại thiết bị biến đổi dòng điện thường được sử dụng để biến đổi dòng điện lớn qua tải (vài chục đến hàng nghìn A) thành dòng điện tỷ lệ nhỏ hơn ở đầu ra biến dòng (thường là 5A) để sử dụng làm tín hiệu đầu vào cho các thiết bị đo lường, điều khiển. Ví dụ: Chúng ta hay thấy các loại biến dòng có tỷ số biến đổi 50/5A, 100/5A, đến 5000/5A,… Những thông số này có nghĩa là khi cho dây dẫn có dòng điện 100A hay 5000A chạy qua lỗ biến dòng thì ta thu được dòng 5A ở đầu ra K-L của biến dòng. 5A là dòng điện đầu vào tối đa cho phép của các thiết bị như đồng hồ đo Ampe, Công tơ điện, Bộ điều khiển tụ bù,... Một số thiết bị điều khiển chỉ cho phép sử dụng đầu vào ở mức 0-20mA như Biến tần, PLC thì cần phải sử dụng thêm bộ chuyển đổi tín hiệu. b. Cấu tạo Bài 1: Lắp đặt máy biến dòng Trang 2
  13. Biến dòng bao gồm các thành phần chính sau: - Primary current: Dòng điện sơ cấp. - Secondary Winding: Cuộn dây thứ cấp. - Ammeter: Đồng hồ đo dòng. - Hollow Core: Lõi rỗng. 2. PHÂN LOẠI a. Biến dòng bảo vệ Biến dòng bảo vệ là một thiết bị đo lường cho các thiết bị relay bảo vệ quá dòng (OC), chạm đất (EF) hoặc các dạng relay combine OC-EF. b. Biến dòng thứ tự không ZCT 3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG Biến dòng hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi dòng điện xoay chiều chạy qua 1 dây dẫn, xung quanh nó sẽ xuất hiện một điện trường, điện trường này cảm ứng lên cuộn dây và sẽ xuất hiện một dòng điện trong đó. Tỷ lệ dòng điện này được căn cứ vào số vòng dây được cuốn trong cuộn dây biến dòng. Bài 1: Lắp đặt máy biến dòng Trang 3
  14. Biến dòng có 2 chế độ làm việc cơ bản: Chế độ hở mạch và chế độ ngắn mạch. Chế độ hở mạch thứ cấp: Khi thứ cấp hở mạch, phía thứ cấp sẽ có điện áp cảm ứng với biên độ rất cao gây nguy hiểm cho người và các thiết bị thứ cấp. Để chống được hiện bão hòa trong mạch từ,người ta còn chế tạo ra biến dòng tuyến tính hay còn gọi là biến dòng có khe hở không khí. Chế độ ngắn mạch của dòng sơ cấp: Thứ cấp có phụ tải Z2: Tỷ số giữa dòng ngắn mạch sơ cấp trên dòng định mức gọi là bội số dòng của máy biến dòng. Khi bội số này lớn, sai số CT tăng và sai số này còn phụ thuộc vào dòng thứ cấp hoặc tải. Thường với mạch bảo vệ, bội số dòng điện của CT dòng phải đạt giá trị sao cho sai số của nó dưới 10%. Biến dòng có tỷ số dòng điện tỷ lệ nghịch với số vòng dây quấn nên có thể thay đổi tỷ số biến dòng bằng cách thay đổi số vòng dây quấn phía sơ cấp hoặc thứ cấp. 4. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT Biến dòng không có sự tham gia của các nguồn nuôi. Chỉ cần dùng 2 dây điện bình thường đấu song song từ 2 chân của con CT đo dòng điện với 2 chân của đồng hồ ampe kế rồi luồn dòng tải vào lỗ ở giữa cảm biến dòng điện CT là được. Bước 1: Chọn và kiểm tra Chọn TI Kiểm tra: Dùng VOM đo điện trở và xác định cuộn sơ cấp và thứ cấp Bước 2: Cố định TI Đặt đúng chiều, thuận tiện cho việc đấu dây Bài 1: Lắp đặt máy biến dòng Trang 4
  15. Chắc chắn, vuông góc với mặt phẳng lắp đặt Bước 3: Đấu dây Hai đầu cuộn thứ cấp đấu vào ampe kế (cuộn dòng công tơ điện, cuộn dòng oát kế, …) dây cần đo được luồn vào trong biến dòng (nếu biến dòng có cuộn sơ cấp thì được đấu nối tiếp với tải). Vặn chặt các vít đấu dây để tiếp xúc tốt. Cuộn thứ cấp TI phải được nối với đất Bước 4: Kiểm tra mạch điện, cấp nguồn thử - Kiểm tra: Dùng VOM kiểm tra thông mạch - Cấp nguồn thử: Quan sát ampe kế và đọc giá trị đo của ampe kế rồi tính giá trị dòng điện đo.  TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 1 1.1. Khái niệm 1.2. Phân loại 1.3. Nguyên lý hoạt động 1.4. Quy trình lắp đặt  CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 1 1. Trình bày khái niệm máy biến dòng? 2. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy biến dòng? 3. Trình bày phương pháp lắp đặt máy biến dòng? Bài 1: Lắp đặt máy biến dòng Trang 5
  16. BÀI 2: LẮP ĐẶT MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP (TU)  GIỚI THIỆU BÀI 2: Bài 2 là bài giới thiệu về máy biến điện áp và quy trình lắp đặt máy biến áp.  MỤC TIÊU BÀI 2: - Trình bày được nguyên lý cấu tạo của máy biến điện áp - Lắp đặt được máy biến điện áp vào các mạch đo theo đúng kỹ thuật. - Xác định được kết quả đo của đại lượng đo - Rèn luyện thói quen tuân thủ các quy tắc an toàn điện, biết bảo quản thiết bị dụng cụ trong quá trình thi công lắp đặt.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, làm mẫu, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: xưởng lắp đặt điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. Bài 2: Lắp đặt máy biến điện áp Trang 6
  17. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có  NỘI DUNG BÀI 2 1. KHÁI NIỆM Máy biến điện áp trong tiếng Anh được gọi là voltage transformer (VT) hoặc potential transformer (PT) hay còn được gọi là máy biến áp. máy biến thế.…Đây là thiết bị điện từ tĩnh, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi hệ thống điện áp với tần số không đổi. Việc biến đổi điện áp này chỉ thực hiện được khi dòng điện là xoay chiều hoặc dòng điện biến đổi xung. Máy biến áp được sử dụng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng, ngoài ra máy biến áp cũng được dùng cho một số yêu cầu khác như nối mạch chỉnh lưu, làm nguồn cấp điện cho lò điện, máy hàn, máy thử nghiệm,… Máy biến áp có hai hay nhiều dây quấn đặt chung trên một mạch từ, các dây quấn có thể nối điện hoặc không nối điện với nhau, khi chúng nối điện với nhau ta gọi là máy biến áp tự ngẫu. 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 2.1. Cấu tạo: Gồm 3 thành phần chính: lõi thép, dây quấn và vỏ máy. a. Lõi thép (mạch từ) Lõi thép dùng để dẫn từ thông, được chế tạo từ các vật liệu dẫn từ tốt. Được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện thành mạch vòng khép kín, các lá thép mỏng mặt ngoài có sơn cách điện với bề dày từ 0,3-0,5mm. Lõi thép gồm 2 phần gồm Trụ và Công, trong đó Trụ là phần để đặt dây quấn còn Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành mạch từ kín. Bài 2: Lắp đặt máy biến điện áp Trang 7
  18. b. Dây quấn Dây quấn có nhiệm vụ nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra. Dây quấn thường được làm bằng dây nhôm hoặc đồng, tiết diện hình tròn hoặc chữ nhật, bên ngoài có bọc cách điện. Dây quấn gồm nhiều vòng dây và lồng vào trụ thép mà giữa các vòng dây, giữa các dây quấn và giữa dây quấn với lõi ép đều có cách điện. Máy biến áp thường có hai hoặc nhiều dây quấn và số vòng dây của các cuộn là khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ của máy biến áp. Dây quấn gồm 2 loại: sơ cấp và thứ cấp, trong đó:  Dây quấn sơ cấp là dây quấn nhận năng lượng từ lưới.  Dây quấn thứ cấp là dây quấn cung cấp năng lượng cho phụ tải. Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là khác nhau. Máy biến điện áp hạ thế có số vòng dây cuộn sơ cấp nhiều hơn số vòng dây cuộn thứ cấp còn máy biến áp tăng thế thì có số vòng dây cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây cuộn thứ cấp. Ở phương diện khác, dây quấn có thể được phân biệt là dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp, trong đó:  Dây quấn cao áp là dây quấn có điện áp cao.  Dây quấn hạ áp là dây quấn có điện áp thấp hơn. Xét về mặt cấu tạo, dây quấn được chia thành 2 loại: dây quấn đồng tâm và dây quấn xen kẽ:  Dây quấn đồng tâm: có tiết diện ngang là những vòng tròn đồng tâm, với những kiểu dây quấn chính: - Dây quấn hình trụ, dùng cho cả dây quấn hạ áp và cao áp. - Dây quấn hình xoắn, dùng cho dây quấn hạ áp có nhiều sợi chập. Bài 2: Lắp đặt máy biến điện áp Trang 8
  19.  Dây quấn xen kẽ: các bánh dây cao áp và hạ áp lần lượt xen kẽ nhau dọc theo trụ ghép. c. Vỏ máy Tùy vào từng loại máy biến điện áp mà vỏ máy biến áp được làm bằng các chất liệu khác nhau. Chúng thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong nó là nắp thùng và thùng. Nắp thùng là bộ phận được dùng để đậy trên thùng và trên đó có các bộ phận quan trọng:  Bình dãn dầu (bình dầu phụ) có ống thủy tinh để xem mức dầu.  Sứ ra (cách điện) của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp.  Lỗ nhỏ đặt nhiệt kế.  Bộ truyền động cầu dao đổi nối các đầu điều chỉnh điện áp của dây quấn cao áp.  Ống bảo hiểm làm bằng thép, hình trụ nghiêng, một đầu nối với thùng, một đầu bịt bằng một đĩa thủy tinh. Nếu áp suất trong thùng tăng lên đột ngột, đĩa thủy tinh sẽ vỡ, dầu theo đó thoát ra ngoài để máy biến áp không bị hỏng.  Rơ le hơi dùng để bảo vệ máy biến áp. 2.2. Nguyên lý làm việc Máy biến áp hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:  Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường.  Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra một hiệu điện thế cảm ứng, còn gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Bài 2: Lắp đặt máy biến điện áp Trang 9
  20. Cuộn dây N1 và cuộn dây N2 được quấn trên lõi thép khép kín. Đặt một điện áp xoay chiều U1 vào cuộn dây N1, trên cuộn dây này sẽ xuất hiện dòng điện I1 chạy trong dây dẫn, đồng thời trong dây dẫn sẽ xuất hiện từ thông móc vòng cho cả hai cuộn N1 và N2. Cuộn dây N2 được nối với tải thì trên cuộn N2 sẽ xuất hiện dòng điện I2 với điện áp U2. Như vậy, năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được chuyển từ dây quấn 1 sang dây quấn 2. 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT Bước 1: Kiểm tra khi lắp MBA Bước 2: Xác định vị trí lắp Bước 3: Kiểm tra trước khi đóng điện  TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 2 1.1. Khái niệm 1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 1.3. Quy trình lắp đặt  CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 2 1. Trình bày khái niệm về máy biến điện áp? 2. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến điện áp? 3. Trình bày quy trình lắp đặt máy biến điện áp? Bài 2: Lắp đặt máy biến điện áp Trang 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0